1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập nhóm Thương mại quốc tế

4 212 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 16,52 KB

Nội dung

Người bán Italia và người mua Đức ký hợp đồng mua bán giầy theo các chỉ tiêu phẩm chất thông thường. Nhiều lô hàng đã được giao trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2001, và trong đó có nhiều giầy bị lỗi. Từ tháng 72001, người mua bắt đầu nhận được các khiếu nại từ khách hàng của mình về chất lượng giầy. Vì vậy, người mua thông báo với người bán về 36 đôi giầy sai hỏng. Ngày 12122001, người mua thông báo cho người bán về việc hủy hợp đồng và trả hàng hóa lại cho người bán. Người bán kiện người mua, yêu cầu thanh toán toàn bộ số tiền của hợp đồng. Vì hai bên của hợp đồng có trụ sở tại các quốc gia thành viên của CISG nên tòa đã áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. Tòa sơ thẩm ra phán quyết có lợi cho người bán. Tòa cho rằng người bán có quyền được thanh toán toàn bộ tiền hàng, người mua không có quyền hủy hợp đồng theo điều 49 CISG vì chỉ có 36 đôi sai hỏng trong tổng số 319 đôi được giao. Phần làm bài: Đầu tiên là nhận định về vi phạm cơ bản Tòa phúc thẩm đã hủy bỏ quyết định của Tòa sơ thẩm. Tòa phúc thẩm cho rằng, dù là chỉ một phần hàng hóa bị sai hỏng, nhưng đó là một vi phạm cơ bản theo nghĩa của điều 25 CISG. Điều 25 Công ước viên 1980 quy định: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.” Trong tranh chấp này, hàng hóa đã được sản xuất với nguyên liệu kém và việc sản xuất cũng đã mắc phải những lỗi nghiêm trọng. Theo tòa án nhận định, chất keo trong giày bắt đầu tan ra, da bị nứt, đường may và đế bị lỏng một phần và chất liệu da thì quá ngắn. Những yếu tố này cấu thành nên sự hư hỏng nghiêm trọng của hàng hóa, và một người lẽ ra với cùng một mức giá DM 79.00 đến DM 89.00 có thể được hưởng chất lượng sản phẩm tốt hơn. Khách hàng của cửa hàng có những phàn nàn về sản phẩm nhiều lần. Vì vậy, nếu suy đoán một cách chủ quan, người mua sợ rằng những sản phẩm giày còn lại được sản xuất bởi bên bán rất có thể cũng sẽ có những hư hỏng như đối với 36 đôi giày đã được giao hàng, và những lời phàn này có thể ảnh hưởng tới uy tín của bên bán hàng dẫn tới giảm doanh số bán hàng và quan trọng nhất là niềm tin vào sản phẩm của cửa hàng. Sự phàn nàn của khách hàng được thể hiện tương đối cụ thể qua bức thư đã được nộp tại Tòa án: “ Chiếc giày bên phải bị sờn, không có đủ da”, “Chiếc giày bên trái bị phồng da phía trước khi dùng để đi bộ”, “Đỉnh của chiếc giày xuất hiện những đường may lỏng lẻo” Người mua điều hành một cửa hàng giày nhỏ và mặc dù hàng hóa bị lỗi chỉ là 36 đôi giày trong phạm vi của cửa hàng nhưng có thể có những tổn thất rất lớn cho cửa hàng. Người bán biết rằng hàng hóa đã được mua bởi người mua sẽ được giao cho khách hàng, Và người bán không thể từ chối quyền làm hài lòng khách hàng của mình, việc giao hàng dẫn đến những phàn nàn được coi là vi phạm cơ bản của hợp đồng. Qua những phân tích trên, việc Tòa án nhận định đây là vi phạm cơ bản hợp đồng là chính xác. Vì người mua không thể đạt được mục đích của mình khi kí kết hợp đồng là có những hàng hóa tốt và phải đảm bảo về mặt chất lượng. Hơn nữa có thể dẫn tới những thiệt hại đáng kể hơn về sau này là sự mất uy tín của hãng giày đối với khách hàng về sản phẩm của mình có thể tiềm tàng những nguy cơ về sự suy giảm doanh số trong tương lai. Thứ hai là về quyền khiếu nại của người mua Tòa án cho rằng người mua không mất quyền khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa vì anh ta đã thông báo kịp thời về sự không phù hợp trong một thời hạn hợp lý sau khi phát hiện ra sự không phù hợp đó Các khiếu nại đầu tiên của khách hàng đã được bên mua nhận được vào tháng 7 năm 2001. Nhiều khiếu nại đã được nhận thường xuyên hơn vào tháng 9 và tháng 10, số lượng khiếu nại tăng lên đáng kể, và giày được gửi lại từ khách hàng vào ngày 27 tháng 9 năm 2001, ngày 29 tháng 9 năm 2001, ngày 9 tháng 10 năm 2001, ngày 19 tháng 10 năm 2001 và ngày 26 tháng 10 năm 2001. Đến ngày 26 tháng 10 năm 2001, 25 đôi giày đã được gửi lại. Từ những tình tiết này, Tòa án cho rằng tuyên bố của bên mua gửi cho bên bán vào ngày 12 tháng 12 năm 2001 đã được đưa ra trong một thời gian hợp lý. Vậy đây không thể coi là việc chậm thông báo được quy định tại Điều 39 Công ước viên 1980: Ðiều 39: “1. Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó. 2. Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.” Và bên mua cũng ngay lập tức thông báo về ý định hủy hợp đồng theo khoản 2 điều 49 công ước viên: Ðiều 49: “2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng. a. Khi người mua giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện . b. Ðối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý: Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó. Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó, hoặc: Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.” Cuối cùng, tòa án bác bỏ lập luận của người bán rằng đáng lẽ người mua phải gia hạn cho người bán một thời hạn bổ sung để thực hiện nghĩa vụ trước khi tuyên bố hủy hợp đồng theo điều 47 CISG vì theo tòa, việc gia hạn một thời hạn bổ sung này là không cần thiết trong trường hợp vi phạm cơ bản hợp đồng như đã trình bày ở trên. Án lệ qua vụ tranh chấp đã giải thích vi phạm cơ bản theo điều Điều 25 Công ước viên 1980, qua đó các chủ thể trên thực tiễn có thể rút kinh nghiệm và tránh khỏi những sai lầm pháp lý khi thực hiện theo Công ước viên 1980.

Người bán Italia người mua Đức ký hợp đồng mua bán giầy theo tiêu phẩm chất thông thường Nhiều lô hàng giao thời gian từ tháng đến tháng năm 2001, có nhiều giầy bị lỗi Từ tháng 7/2001, người mua bắt đầu nhận khiếu nại từ khách hàng chất lượng giầy Vì vậy, người mua thông báo với người bán 36 đôi giầy sai hỏng Ngày 12/12/2001, người mua thông báo cho người bán việc hủy hợp đồng trả hàng hóa lại cho người bán Người bán kiện người mua, yêu cầu tốn tồn số tiền hợp đồng Vì hai bên hợp đồng có trụ sở quốc gia thành viên CISG nên tòa áp dụng CISG để giải tranh chấp Tòa sơ thẩm phán có lợi cho người bán Tòa cho người bán có quyền tốn tồn tiền hàng, người mua khơng có quyền hủy hợp đồng theo điều 49 CISG có 36 đơi sai hỏng tổng số 319 đôi giao Phần làm bài: - Đầu tiên nhận định vi phạm Tòa phúc thẩm hủy bỏ định Tòa sơ thẩm Tòa phúc thẩm cho rằng, dù phần hàng hóa bị sai hỏng, vi phạm theo nghĩa điều 25 CISG Điều 25 Công ước viên 1980 quy định: “Một vi phạm hợp đồng bên gây vi phạm vi phạm làm cho bên bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, chừng mực đáng kể bị mà họ có quyền chờ đợi sở hợp đồng, bên vi phạm khơng tiên liệu hậu người có lý trí minh mẫn khơng tiên liệu họ vào hoàn cảnh tương tự.” Trong tranh chấp này, hàng hóa sản xuất với nguyên liệu việc sản xuất mắc phải lỗi nghiêm trọng Theo tòa án nhận định, chất keo giày bắt đầu tan ra, da bị nứt, đường may đế bị lỏng phần chất liệu da ngắn Những yếu tố cấu thành nên hư hỏng nghiêm trọng hàng hóa, người lẽ với mức giá DM 79.00 đến DM 89.00 hưởng chất lượng sản phẩm tốt Khách hàng cửa hàng có phàn nàn sản phẩm nhiều lần Vì vậy, suy đốn cách chủ quan, người mua sợ sản phẩm giày lại sản xuất bên bán có hư hỏng 36 đơi giày giao hàng, lời phàn ảnh hưởng tới uy tín bên bán hàng dẫn tới giảm doanh số bán hàng quan trọng niềm tin vào sản phẩm cửa hàng Sự phàn nàn khách hàng thể tương đối cụ thể qua thư nộp Tòa án: “ Chiếc giày bên phải bị sờn, khơng có đủ da”, “Chiếc giày bên trái bị phồng da phía trước dùng để bộ”, “Đỉnh giày xuất đường may lỏng lẻo” Người mua điều hành cửa hàng giày nhỏ hàng hóa bị lỗi 36 đơi giày phạm vi cửa hàng có tổn thất lớn cho cửa hàng Người bán biết hàng hóa mua người mua giao cho khách hàng, Và người bán từ chối quyền làm hài lòng khách hàng mình, việc giao hàng dẫn đến phàn nàn coi vi phạm hợp đồng Qua phân tích trên, việc Tòa án nhận định vi phạm hợp đồng xác Vì người mua khơng thể đạt mục đích kí kết hợp đồng có hàng hóa tốt phải đảm bảo mặt chất lượng Hơn dẫn tới thiệt hại đáng kể sau uy tín hãng giày khách hàng sản phẩm tiềm tàng nguy suy giảm doanh số tương lai - Thứ hai quyền khiếu nại người mua Tòa án cho người mua không quyền khiếu nại khơng phù hợp hàng hóa thông báo kịp thời không phù hợp thời hạn hợp lý sau phát khơng phù hợp Các khiếu nại khách hàng bên mua nhận vào tháng năm 2001 Nhiều khiếu nại nhận thường xuyên vào tháng tháng 10, số lượng khiếu nại tăng lên đáng kể, giày gửi lại từ khách hàng vào ngày 27 tháng năm 2001, ngày 29 tháng năm 2001, ngày tháng 10 năm 2001, ngày 19 tháng 10 năm 2001 ngày 26 tháng 10 năm 2001 Đến ngày 26 tháng 10 năm 2001, 25 đôi giày gửi lại Từ tình tiết này, Tòa án cho tuyên bố bên mua gửi cho bên bán vào ngày 12 tháng 12 năm 2001 đưa thời gian hợp lý Vậy coi việc chậm thông báo quy định Điều 39 Công ước viên 1980: Ðiều 39: “1 Người mua bị quyền khiếu nại việc hàng hóa khơng phù hợp hợp đồng người mua không thông báo cho người bán tin tức việc khơng phù hợp thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua phát khơng phù hợp Trong trường hợp, người mua bị quyền khiếu nại việc hàng không phù hợp với hợp đồng họ không thông báo cho người bán biết việc chậm thời hạn năm kể từ ngày hàng hóa thực giao cho người mua thời hạn trái ngược với thời hạn bảo hành quy định hợp đồng.” Và bên mua thông báo ý định hủy hợp đồng theo khoản điều 49 công ước viên: Ðiều 49: “2 Tuy nhiên trường hợp người bán giao hàng người mua quyền hủy hợp đồng người mua không tuyên bố hủy hợp đồng a Khi người mua giao hàng chậm thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua biết việc giao hàng thực b Ðối với trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, thời hạn hợp lý: Kể từ lúc người mua biết hay phải biết vi phạm Sau hết thời hạn mà người mua gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản điều 47 sau người bán tuyên bố rằng, họ khơng thực nghĩa vụ thời hạn gia hạn thêm đó, hoặc: Sau hết thời hạn bổ sung mà người bán yêu cầu chiếu theo khoản điều 48 hay sau người mua tuyên bố họ không chấp nhận cho người bán thực nghĩa vụ.” Cuối cùng, tòa án bác bỏ lập luận người bán người mua phải gia hạn cho người bán thời hạn bổ sung để thực nghĩa vụ trước tuyên bố hủy hợp đồng theo điều 47 CISG theo tòa, việc gia hạn thời hạn bổ sung không cần thiết trường hợp vi phạm hợp đồng trình bày Án lệ qua vụ tranh chấp giải thích vi phạm theo điều Điều 25 Cơng ước viên 1980, qua chủ thể thực tiễn rút kinh nghiệm tránh khỏi sai lầm pháp lý thực theo Công ước viên 1980

Ngày đăng: 26/05/2020, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w