Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
191 KB
Nội dung
Môn: Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 10.11 bài: Người mẹ ( sgk/ 29 ) Thời gian: 80 I, Mục đích yêu cầu A, Tập đọc: 1/ Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật 2/ Hiểu các từ mới và nội dung truyện: người mẹ rất yêu con vì con người mẹ có thể làm tất cả. B, Kể chuyện - Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện bằng cách phân vai, giọng điệu phù hợp. III, Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại truyện “ Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” và trả lời câu hỏi về nội dung truyện. B, Dạy bài mới Tập đọc (1,5 tiết) 1. Giới thiệu bài. (ghi bảng) 2. Luyện đọc a, Giáo viên đọc mẫu toàn bài b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc nối tiếp câu + luyện đọc từ dễ phát âm sai. * Đọc nối tiếp đoạn (4 đoạn) - Luyện đọc câu dài + giải nghĩa từ mới. * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Các nhóm thi đọc: 4 học sinh đại diện 4 nhóm tiếp nối thi đọc. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Đọc thầm đoạn 1, kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1. - Gọi 1 học sinh đọc to đoạn 2, trả lời: GV: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? HS: Để bụi gai chỉ đường cho mình, người mẹ đã ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá. - Đọc thầm đoạn 3, trả lời: GV: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? HS: Để hồ nước chỉ đường cho mình, người mẹ đã khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ hoá thành 2 viên ngọc. - Gọi 1 học sinh đọc to đoạn 4, trả lời: GV: Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ? HS: Thần Chết ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở. GV: Người mẹ trả lời như thế nào? HS: Người mẹ trả lời Thần Chết vì bà là mẹ, người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi thần chết trả con cho mình. - Học sinh đọc thầm toàn bài, trao đổi tìm ý đúng nhất cho nội dung bài (giáo viên chốt ý 3) 4. Luyện đọc lại - Giáo viên đọc mẫu đoạn4 - Hướng dẫn đọc đoạn 4, chú ý những chỗ nghỉ hơi, những từ cần nhấn giọng - Gọi 6 em tự phân vai đọc lại truyện -> nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. Kể chuyện (0,5 tiết) 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Các em sẽ kể chuyện bằng cách dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (không cần sách đọc) 2. Hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo vai - Giáo viên nhắc: Nói lời nhân vật mình sắm vai theo trí nhớ, không nhìn sách có thể kèm với cử chỉ, điệu bộ như 1 màn kịch nhỏ. - Học sinh tự lập nhóm và phân vai - Học sinh thi dựng lại câu chuyện theo vai. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chon nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất. * Củng cố dặn dò: GV: Qua câu chuyện này em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? - Dặn: về tập kể chuyện ** Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . Môn: Chính tả (nghe viết) Tiết: 7 bài: Người mẹ ( sgk/ 30 ) Thời gian: 35 I, Mục đích yêu cầu - Nghe – viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “ Người mẹ”. Biết viết hoa tên riêng… - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc vần dễ lẫn: gi/r, ân, âng. II/ Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết bảng: ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng… 2. Dạy bài mới a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn nghe – viết. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Gọi 2 học sinh đọc đoạn văn sẽ viết chính tả GV: Đoạn văn có mấy câu? HS: Đoạn văn có 4 câu. GV: Tìm tên riêng trong bài chính tả ? GV: Các tên riêng được viết như thế nào? (viết hoa) GV: Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn? - Học sinh đọc thầm đoạn văn, tự viết ra nháp những chữ mình dễ sai. * Học sinh đọc cho học sinh viết bài. * Chấm – chữa bài. c, Hướng dẫn làm bài tập * Bài tập 2 (lựa chọn): chọn bài 2a - Hs đọc đề bài nêu yêu cầu: Điền d/r vào chỗ trống và giải đố. - Gọi 4 em làm trên băng giấy, còn lại làm vào vở bài tập. - Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. * Bài tập 3: (lựa chọn) - Học sinh đọc đề, nắm yêu cầu của đề bài. - Gọi 4 học sinh thi viết nhanh từ tìm được lên bảng - Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. a/ ru – dịu dàng – giải thưởng b/ thân thể – vâng lời – cái cân. 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học- Nhắc học sinh viết sai chính tả về sửa lỗi. ** Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . Môn: Tập đọc Tiết: 12 bài: Ông ngoại ( sgk/ 34 ) Thời gian: 40 I, Mục đích yêu cầu - Chú ý các từ ngữ có phụ âm đầu n/l và đọc đúng các kiểu câu. - Hiểu nghĩa và biết dùng từ mới. + Hiểu nội dung bài: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, chấu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. III, Các hoạt động dạy học A, Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 số học sinh đọc, kể chuyện bài “ Người mẹ”- Trả lời câu hỏi về nội dung bài. B, Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc. a, Giáo viên đọc chậm rãi, nhẹ nhàng toàn bài. b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc nối tiếp câu. - Luyện đọc từ: cơm nóng, luồng khí, lặng lẽ, vắng lặng. * Đọc nối tiếp đoạn (4 đoạn) - Tìm hiểu nghĩa từ mới * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Đọc đồng thanh cả lớp bài văn. 3. Tìm hiểu bài. - Đọc thầm đoạn 1, trả lời: GV: Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? HS: Thành phố vào thu không khí mát dịu… trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây. - Đọc to đoạn 2, trả lời: GV: Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào? HS: Ông dẫn bạn đi mua vở… dạy những chữ cái đầu tiên. - Đọc thầm đoạn 3, trả lời: GV: Tìm 1 hình ảnh đẹp em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường? - Gọi 1 học sinh đọc câu cuối trả lời: GV: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên? HS: Bạn nhỏ gọi ông là người thầy đầu tiên vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên. - Giáo viên chốt lại ý chính 4. Luyện đọc lại - Giáo viên chọn đọc diễn cảm đoạn 4 -> đọc mẫu. - Luyện đọc theo nhóm đoạn 4.- Thi đọc diễn cảm đoạn 4. 5. Củng cố dặn dò. GV: Em thấy tình cảm của 2 ông cháu trong bài văn như thế nào? - Nhận xét tiết học, dặn dò. ** Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . Môn: Tập viết Tiết: 4 bài: Ôn chữ hoa: C ( sgk/ 34 ) Thời gian: 40 I, Mục tiêu Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng “Cửu Long” bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ca dao bằng chữ cỡ nhỏ. III, Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh - Yêu cầu học sinh viết bảng: Bố Hạ, Bầu ơi. B, Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết trên bảng con: a, Luyện viết chữ hoa. - Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: C, L, T, S, N. - Giáo viên viết mẫu kết hợp nêu cách viết từng chữ. - Học sinh tập viết chữ C, S, N trên bảng con b, Luyện viết từ ứng dụng - Gọi 1 số học sinh đọc từ ứng dụng: Cửu Long - Học sinh tập viết bảng con: Cửu Long. c, Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Giáo viên nêu yêu cầu: + Viết chữ C : 1 dòng + Viết chữ L, N: 1 dòng + Viết tên riêng: 2 dòng + Câu ca dao : 2 lần. - Học sinh tập viết vào vở, gv quan sát giúp đỡ học sinh yếu -> thu chấm. 3. Củng cố dặn dò - Biểu dương những bài viết đúng, đẹp.- Giao bài về nhà. ** Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . Môn: Luyện từ và câu Tiết: 4 bài: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập kiểu câu: Ai – là gì? ( sgk/ 33 ) Thời gian: 40 I, Mục đích yêu cầu - Mở rộng vốn từ về gia đình. - Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) – là gì? III, Các hoạt động dạy học A, Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra miệng 2 học sinh làm bài 1, 3. - Nhận xét cho điểm B, Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập a, Bài tập 1: - Học sinh đọc bài nêu yêu cầu: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. - Giáo viên hướng dẫn mẫu: ông bà, chú cháu… - Giáo viên hướng dẫn: những từ ngữ chỉ gộp -> chỉ 2 người. - Học sinh trao đổi theo cặp - Gọi học sinh phát biểu, -> cả lớp nhận xét bổ sung. * Đáp án: Ông bà, cha ông, cha chú, chú bác, chú dì, chú thím, cô chú, cậu mợ, anh em, chị em… b, Bài 2: - Gọi 2 học sinh đọc đề bài nêu yêu cầu. - Hướng dẫn làm bài mẫu: xếp câu a vào ô 2. - Học sinh tự làm bài sau đó phát biểu -> chữa bài. (gọi học sinh nêu cả cách hiểu câu tục ngữ, thành ngữ) c, Bài tập 3: - Gọi 2 học sinh đọc đề, nêu yêu cầu: Đặt câu theo mẫu “Ai – là gì?” để nói về 4 nhân vật trong các bài tập đọc tuần 3, tuần4. - Gọi 1 học sinh làm mẫu: nói về bạn Tuấn trong bài “ Chiếc áo len”. VD: Tuấn là anh của Lan. Tuấn là người anh biết nhường nhịn… - Học sinh trao đổi theo bàn (3 phút) Yêu cầu: Mỗi em đặt ít nhất 1 câu với mỗi trường hợp - Gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung. - Giáo viên chữa bài. Ví dụ: b/ Bạn nhỏ là người cháu ngoan ngoãn. c/ Bà mẹ là người sẵn sàng hi sinh tính mạng mình để bảo vệ đứa con. d/ Chim sẻ là người bạn tốt của bé Thơ. 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên chốt nội dung, nhận xét tiết học. - Giao bài tập về nhà. ** Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . Môn: Chính tả ( nghe viết) Tiết: 8 bài: Ông ngoại ( sgk/ 34 ) Thời gian: 40 I, Mục đích yêu cầu - Nghe- viết trình bày đúng đoạn văn trong bài “Ông ngoại”. - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó, âm đầu dễ lẫn. III, Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ:Cả lớp viết bảng: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết a, Hướng dẫn chuẩn bị - Gọi 2 - 3 học sinh đọc đoạn văn GV: Đoạn văn gồm mấy câu? (3 câu) GV: Những chữ nào trong bài viết hoa? HS: Những chữ đầu câu, đầu đoạn cần phải viết hoa. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn, viết nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn. b, Giáo viên đọc cho học sinh viết bài -> soát lỗi. c, Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả a, Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu của bài: Tìm 3 tiếng có vần “oay” - Học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh làm trên bảng - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. VD: nước xoáy, khoáy, ngoáy tai, ngúng ngoảy, hí hoáy. b, Bài tập 3: - Gọi 2 học sinh đọc đề, nêu yêu cầu - Học sinh trao đổi theo cặp (2 phút) - Yêu cầu 4 học sinh làm vào bảng phụ rồi dán lên bảng. - Học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận. 3a: giúp, dữ, ra. 3b: sân, nâng, chuyên cần (cần cù) 4. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh có cố gắng - Giao bài về nhà. ** Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . Môn: Tập làm văn Tiết: 4 bài: Nghe–kể “ Dại gì mà đổi” Điền vào giấy tờ in sẵn ( sgk/ 36 ) Thời gian: 40 I, Mục đích yêu cầu - Rèn kĩ năng nói: Nghe kể chuyện “ Dại gì mà đổi”, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên. - Rèn kĩ năng viết: Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. III, Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ.Gọi 2 học sinh làm lại bài 1-2 (tuần 3) B, Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập a, Bài 1: Nghe – kể “Dại gì mà đổi” - Gọi 2 học sinh đọc đề, 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc thầm gợi ý. - Giáo viên kể chuyện lần 1, hỏi: GV: Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? HS: Mẹ doạ đổi cậu bé vì cậu rất nghịch. GV: Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? HS: Cậu bé đã trả lời “mẹ sẽ chẳng đổi được đâu”. GV: Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? HS: Cậu nghĩ rằng: không ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm. - Giáo viên kể lần 2 - Học sinh nhìn bảng đã chép các gợi ý, tập kể lại. + Lần 1: Một học sinh khá giỏi kể -> giáo viên nhận xét. + Lần 2: 5 - 6 học sinh thi kể Giáo viên hỏi học sinh vừa kể: ? Truyện buồn cười ở điểm nào? (cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch.) - Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay. b, Bài 2: Yêu cầu điền vào nội dung điện báo. - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và mẫu nội dung điện báo. GV: Tình huống cần viết điện báo là gì? HS: Em được đi chơi xa……đến nơi gửi điện báo tin cho gia đình yên tâm. GV: Yêu cầu của bài là gì? HS: Dựa vào mẫu điện báo, em chỉ viết vào vở bài tập họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điền đúng nội dung - Học sinh nhìn mẫu điện báo SGK, làm miệng.- giáo viên nhận xét, bổ sung. - Cả lớp viết vào vở theo yêu cầu bài tập 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn: Kể lại câu chuyện “ Dại gì mà đổi” cho các bạn nghe. ** Rút kinh nghiệm: . . [...]... nhớ 1 lần ) các số có 3 chữ số 1 1 1 1 + Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( , , , ) 2 3 4 5 + Giải toán II, Đề bài 1 Đặt tính rồi tính: 327 + 41 6 561 – 244 46 2 + 3 54 728 – 45 6 1 2 Khoanh vào số bông hoa 3 3 Mỗi hộp có 4 cái cốc Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc? 4 Tính độ dài đường gấp khúc ABCD B 25cm C 35cm 40 cm A Đường gấp khúc ABCD có độ dài mấy mét? III, Cách cho điểm Bài 1 ( 4) : Mỗi phép... đường gấp khúc ABCD B 25cm C 35cm 40 cm A Đường gấp khúc ABCD có độ dài mấy mét? III, Cách cho điểm Bài 1 ( 4) : Mỗi phép tính đúng 1 điểm 327 561 46 2 728 _-_ + + 41 6 244 3 54 456 743 317 816 272 1 Bài 2 ( 1): Khoanh đúng mỗi câu được điểm 2 Bài 3 (2, 5) Bài 4 (2, 5) IV, Học sinh làm bài, giáo viên chấm điểm V, Củng cố dặn dò ** Rút kinh nghiệm: ... bằng 1 2) 2 Bài 2: - Học sinh đọc đề nêu yêu cầu: Tính - Hướng dẫn học sinh nêu cách làm (nhân trước, cộng trừ sau) VD: 6 x 9 + 6 = 54 + 6 = 60 3 Bài 3: - Cho học sinh tự đọc bài toán, tóm tắt rồi giải - Gọi 1 học sinh lên bảng -> nhận xét, chữa bài * Tóm tắt: Mỗi học sinh: 6 quyển vở 4 học sinh:….quyển vở? * Giải: Số quyển vở cả 4 học sinh mua là: 6 x 4 = 24 (quyển v ) Đáp số 24 quyển vở 4 Bài 4: - Học... hàng thẳng cột với nhau + Cộng (tr ) theo thứ tự từ phải sang trái 41 5 + 41 5 2 34 + 43 2 830 126 666 728 _ - 652 245 48 3 526 b/ Bài 2: - Yêu cầu học sinh nắm được quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính để tìm x, chẳng hạn: c, Bài 3: - Học sinh tự tính và nêu cách giải - Giáo viên hướng dẫn chữa bài 9 x 5 + 27 = 45 + 27 80 : 2 – 13 = 40 – 13 = 72 = 27 d, Bài 4: - Học sinh đọc đề, tóm tắt trên bảng... nhân 6? (0 x 6 = 0 và 6 x 0 = 0) * Bài 2: - Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng - Học sinh tự nêu bài toán rồi giải Số lít dầu của 5 thùng là: 6 x 5 = 30 (l) Đáp số 30 l dầu * Bài 3: - Học sinh đọc đề nêu yêu cầu và làm bài vào vở - Giáo viên chữa bài, sau khi viết các số thích hợp vào ô trống sẽ có dãy số: 6, 12, 18, 24, 30, 36, 42 , 48 , 54, 60 3 Củng cố dặn dò - Học sinh... bài: a/ 12; 18; 24; 30; 36; 42 ; 48 b/ 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36 5 Bài 5: Học sinh xếp hình theo nhóm bàn c, Củng cố dặn dò: - Học sinh nhắc lại nội dung đã ôn tập.- Giao bài về nhà ** Rút kinh nghiệm: Thứ………ngày………tháng………năm 201…… Môn: Toán Tiết: 40 bài: Nhân số... màu cả 4 hộp có là: 12 x 4 = 48 (bút chì Đáp số 48 bút chì 3 Củng cố dặn dò - Gọi 2 học sinh nêu lại cách nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số - Giao bài tập về nhà ** Rút kinh nghiệm: Môn: Tự nhiên và xã hội Tiết: 8 bài: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn ( sgk/ 18 ) Thời... Toán Tiết: 16 bài: Luyện tập chung ( sgk/ 18 ) Thời gian: 40 I, Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học - Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau 1 số đơn v ) II, Các hoạt động dạy học 1 Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh chữa trên bảng bài 4, bài5 -> nhận xét chữa bài 2 Luyện tập a, Bài... Thứ………ngày………tháng………năm 201…… Môn: Toán Tiết: 40 bài: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nh ) ( sgk/ 21 ) Thời gian: 40 I, Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết đặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nh ) - Củng cố ý nghĩa của phép nhân II, Các hoạt động dạy học 1 Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân - Giáo viên viết bảng 12 x 3 = ? rồi... 6 ( sgk/ 19 ) Thời gian: 40 I, Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tự lập được và học thuộc bảng nhân 6 - Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải toán bằng phép nhân III, Các hoạt động dạy học 1 Nhận xét và trả bài kiểm tra 2 Bài mới: a, Lập bảng nhân 6 * Giáo viên lấy các tấm bìa có 6 chấm tròn, lần lượt nêu: - 6 chấm tròn được lấy 1 lần là mấy chấm tròn? (6 chấm tròn) 6 được lấy 1 lần bằng mấy? (= 6) viết 6 x 1 . tính đúng 1 điểm 327 561 46 2 728 41 6 244 3 54 456 743 317 816 272 Bài 2 ( 1): Khoanh đúng mỗi câu được 1 2 điểm Bài 3 (2, 5) Bài 4 (2, 5) IV, Học sinh làm bài,. , 1 4 , 1 5 ). + Giải toán. II, Đề bài. 1. Đặt tính rồi tính: 327 + 41 6 561 – 244 46 2 + 3 54 728 – 45 6. 2. Khoanh vào 1 3 số bông hoa. 3. Mỗi hộp có 4 cái