Lý do chọn đề tài Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có
Trang 1DANH SÁCH NHÓM THAM GIA
VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
Nhóm số : (Lớp thứ tiết )
Tên đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc trong việc thực hiện chính
sách Đại đoàn kết tôn giáo Việt Nam STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Tỷ lệ % hoàn thành
Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm : (SĐT: )
Nhận xét của giáo viên:
………
………
………
………
Ngày tháng 12 năm 2018
Trợ lý giảng dạy Giáo viên chấm điểm
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……… ………….1
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Mục tiêu nghiên cứu……….1
3 Phương pháp nghiên cứu……….1
PHẦN NỘI DUNG……….……… 2
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC…… …… 2
1.1 Cở sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc……… 2
1.1.1Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam……….2
1.1.2 Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại………3
1.1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng…… 4
1.1.4 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới……….4
1.1.5 Yếu tố chủ quan của Hồ Chí Minh……… 5
1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc………5
1.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng………6
1.2.2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng……… 7
1.2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân ……… … 8
1.2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng ……….9
1.2.5 Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh……… 10
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM ………11
2.1 Những vấn đề lí luận chung về tôn giáo……….11
2.1.1 Tôn giáo và bản chất của tôn giáo……… 11
2.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo……… …………12
2.1.3 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội……… 13
2.1.4 Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội……….14
Trang 32.2.1 Đặc điểm tình hình các tôn giáo ở Việt Nam……….16
2.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh khi giải quyết vấn đề tôn giáo 21
2.2.3 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo qua các thời kì ………24
2.2.4 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo hiện nay………25
2.2.5 Biện pháp để xây dựng khối đại đoàn kết tôn giáo ……… 27
PHẦN KẾT LUẬN……… ……….32
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thầnyêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp đươctất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững Chính
vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơbản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng Trong thời đại ngày càng pháttriển, vị trí tôn giáo đang ngày càng được nâng cao thì vấn đề đoàn kết giữa các tôn giáo vớinhau ngày càng trở nên quan trọng Điều đó càng được ý nghĩa hơn khi vận dụng Tư tưởngcủa Bác Hồ vào việc đoàn kết tôn giáo hiện nay.Vì vậy, nhóm em chọn đề tài “Vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc trong việc thực hiện chính sách Đại đoàn kết tôngiáo Việt Nam”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạiđoàn kết dân tộc
Nghiên cứu việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc trong việc đoànkết các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở đó tổng kết những thành tựu, nêu lên những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm
về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đoàn kết các tôn giáo ở Việt Nam, đồngthời đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện đoàn kếtcác tôn giáo
3 Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xétđánh giá
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn
Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh, gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cáchmạng Việt Nam, lý trí cách mạng với tình cảm cao đẹp
Phỏng vấn thực tế suy nghĩ của mọi người về vấn đề tôn giáo của nước ta hiện nay
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.1 Cở sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ bản củacách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa;
là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hìnhthành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc,tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác-Lêninphù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng
1.1.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam
Dân tộc ta hình thành, tồn tại và phát triển suốt bốn ngàn năm lịch sử, gắn liền với yếu tố
cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước
Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy cáccon sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước
Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng củanhững người cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng một tâm lý.Nghĩa là cố kết thành dân tộc Mặt khác, dân ta phải thường xuyên đương đầu với các thế lựcngoại bang hung bạo Để chiến thắng dân ta phải xiết chặt muôn người như một, chống xâmlược tạo nên truyền thống đoàn kết quý báo của dân tộc
Yêu nước, nhân nghĩa, trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với XH, lấydân làm gốc, coi trọng lòng khoan dung độ lượng, hòa hiếu, không gây thù oán, cố kết cộngđồng đã trở thành tình cảm tự nhiên của mỗi con người Việt Nam
Khái quát tình cảm tự nhiên, ca dao viết:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương”
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy là khác giống nhưng chung một giàn".
Trang 6Truyền thống đó được nhân lên thành triết lý nhân sinh:
"Một cây làm chẳng lên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”.
Chủ nghĩa yêu nước cố kết cộng đồng và triết lý nhân sinh, được khái quát thành tư duy
chính trị, phép ứng xử của con người trong tình làng nghĩa nước: "Nước mất thì nhà tan, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh".
Từ tư duy chính trị nâng thành phép trị nước: “Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ giữ nước” (Trần Hưng Đạo); “Tướng sĩ một lòng phụ tử” (Nguyễn Trãi).
Việt Nam xuất hiện khái niệm "đồng bào" Bác tổng kết: "Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước "
1.1.2 Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại.
Chẳng hạn thuyết Đại đồng và tư tưởng bình đẳng về tài sản của Nho giáo Theo Khổng
Tử, “thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều” Quan điểm "nước lấy dân làm gốc" (quốc dĩ dân vi bản) là của Nho giáo Bác gạn đục khơi trong,
tiếp thu tư tưởng đại đồng, nhân ái, thương người như thương mình, nhân, nghĩa, trong họcthuyết Nho giáo
Trong Phật giáo cũng có những điểm hay Ví dụ tư tưởng “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn”, “cầu đồng tồn dị” (tìm cái chung chế ngự cái khác biệt) mang sức mạnh đoàn kết Tiếp
thu tư tưởng lục hòa, cư xử hòa hợp giữa người với người, cá nhân với cộng đồng, con ngườivới môi trường tự nhiên của Phật giáo (năm điều cấm: nói dối, sát sinh, tà dâm, uống rượu,trộm cướp)
Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh khai thác ngay từ lúc còn học trên ghế TrườngQuốc học Sau này trong ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài Người đã chọn lọc những hạtnhân hợp lý trong Tuyên ngôn độc lập của cách mạng tư sản Mỹ trong Tuyên ngôn Nhânquyền và Dân quyền từ cách mạng, tư sản Pháp Người đã học được tư tưởng, phong cách dânchủ phương Tây, khai thác tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, chủ nghĩa nhân văn từ các triết gia
Trang 7tư sản trong Thế kỷ ánh sáng Giá trị văn hóa phương Tây đã góp phần làm giàu trí tuệ Hồ ChíMinh
Tiếp thu tư tưởng đoàn kết của Tôn Trung Sơn, nhất là Chủ nghĩa Tam dân, chủ trươngđoàn kết 400 dòng học người Trung Quốc, không phân biệt giàu nghèo, chống thực dân Anh,chủ trương liên Nga, dung Cộng, ủng hộ công nông
1.1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân làngười sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trởthành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng Lênincho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết sứccần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản ằng nếu không có sự đồng tình và ửng
hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cáchmạng vô sản không thể thực hiện được
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong
sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống,trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cáchmạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1.4 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới
Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát từthực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngòai của Hồ Chí Minh a/ Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình,
Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều
đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”
Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dàycủa lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài
Trang 8học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình
Năm 1858, thực dân háp tấn công bán đảo Sơn Trà, từ đó, các phong trào yêu nước, chốngpháp liên tục nổ ra, rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại
Hồ Chí Minh đã nhận ra được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của cácnhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giaiđọan này Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm từ Bến cảng Nhà ồng
ra đi tìm đường cứu nước
b/ Thực tiễn cách mạng thế giới
Từ 1911 đến 1941 Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục Cuộc khảo nghiệm thực
tiễn rộng lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực:“Các dân tộc thuộc địa tiềm
ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị
áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặtquyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân Từ chỗ chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểumột cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu
mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới Đặc biệt là bài học về
sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binh đông đảo để giành và giữchính quyền cách mạng
1.1.5 Yếu tố chủ quan của Hồ Chí Minh
Là người có lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, trọng dân, tin dân, kính dân, hiểu dân,trên cơ sở nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý
Người luôn chủ trương thực hiện dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ Vì vậy người đượcdân yêu, dân tin, dân kính phục
Đó chính là cơ sở của mọi tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng đạiđoàn kết của Người
1.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm, nguyêntắc, phương pháp giáo dục, tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ, nhằm phát huy đến mức
Trang 9cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc,dân chủ và chủ nghĩa xã hội Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộnglực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng conngười
1.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta Ngườicho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấymình bằng cách mạng vô sản
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chínhsách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưngđại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng
Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán,xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam – Đoàn kết quyết định thành công cách mạng Vìđoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công Muốn đưa cách mạng đến thắng lợiphải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thốngnhất
Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết định quymô,mức độ của thành công - Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cáchmạng Tại sao Đế quốc Pháp có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phảithua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bào Việt
Nam đã đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc Sự đồng tâm của đồng bào
ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”
Chính sức mạnh của lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng Tháng
Tám Như Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai thắng được lực
Trang 10lượng đó”
Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân
ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự
do
1.2.2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Hồ Chí Minh cho rằng: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầucủa đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc” Bởi vì, đại đoàn kết dân tộcchính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng Đảng có sứ mệnh thức tỉnh,tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập chodân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người có ý nghĩa chiến lược Đó là một tư tưởng cơbản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Điều này được thấy rõ qua tìnhhình lịch sử của nước ta ngay sau khi dành được độc lập dân tộc, khi đó trong ngân hàng nước
ta chỉ có 2 vạn đồng tiền rách, tình trạng dân số thì có đến 98% là mù chữ, các tổ chức cáchmạng thì mới bắt đầu được hình thành, 2,5 triệu dân chết đói, thực dân Anh thì nhăm nhe vàonước ta để giải rác vũ khí, Pháp quay lại xâm lược, Tưỏng vào giải rác vũ khí, Mỹ chống phá,Nhật chống phá, trong nước thì việt quốc, việt cách nổi dậy
Một chính phủ mới thành lập mà đã vấp phải nhiều khó khăn và đặc biệt là không được sựthừa nhận của thế giới., tình hình nước ta đang rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc Trướchoàn cảnh đó Hồ Chí Minh đã ký 2 hiệp ước quan trọng 14-9 và 6-3, với 2 hiệp ước này thì dântộc việt nam đã có được điều kiện để chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại được bớt được kẻ thù
là Mỹ, Anh và Tưởng Độc lập dân tộc là bất biến và tất cả những hiệp ước hay tạm ước chỉ lànhững sách lược để phục vụ cho một tư tưỏng cơ bản xuyên suốt đó là độc lập dân tộc và đạiđoàn kết toàn dân
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh cứ khi nào dân tộc Việt Nam đoàn kết thì ta dành độclập và khi nào nước ta đánh mất sự đoàn kết thì sẽ bị mất chủ quyền Hồ Quý Ly là một trongnhững ông vua giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là người lãnh đạo cuộc khángchiến thất bại nhanh nhất trong lịch sử Việt Nam khi quân Minh xâm lược, bởi ông đã không
Trang 11đoàn kết được toàn dân
Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc Tập hợp mọi lực lượng cóthể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻthù
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng Tuy nhiên trong từng thời kỳ,từng giai đoạn phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp với những đối tượng khácnhau Tức là đại đoàn kết dân tộc là chiến lược nhưng trong từng giai đoạn thì phải có cách
thức đoàn kết khác nhau Ví dụ như trứớc năm 1945 chúng ta có khẩu hiệu: “Đánh đổ thực dân, phong kiến dành độc lập dân tộc chia ruộng đất cho dân cày”, nhưng đến năm 1945 khi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Đánh đuổi thực dân dành độc lập cho dân tộc” ,vốn dĩ có sự khác biệt đó là vì khi này ta cần phải lôi kéo thêm tầng lớp phong kiến ủng
hộ cho cách mạng để vừa bớt kẻ thù đồng thời thu hút được của cải để có tiền để làm cáchmạng
Hồ Chí Minh đã nêu ra những luận điểm có tính chất chân lý về đoàn kết “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”.
Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng: Tư tưởng đạiđoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng TrongLời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay
mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc :”Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm
8 chữ là : “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc” Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ : Trước cách mạng Tháng Tám và trong khángchiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc Một làđoàn kết Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập Chỉ đơn giản thế thôi
1.2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân “đoàn kết toàn dân tộc”.Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo Không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa
số, người theo tín ngưỡng với người không theo tín ngưỡng… “ai có tài, có đức, có sức, cólòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Liên minh công nông laođộng trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân
Trang 12Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niêm dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng, ngườidùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân đất việt”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc
đa số, không phân biệt “già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”.Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai
đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc Người đã nhiều lần nói rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta cũng thật thà đoàn kết với họ
Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa
- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người Xác định khốiđại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợicủa dân Người cho rằng: liên minh công nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoànkết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mởrộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc
1.2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận
dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế độ xã hội mới có thêm lao động
trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng
Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích củatầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng
Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ hương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị”
Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt Đầu năm 1951, tại hội
nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc, Người vạch rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”
Người chỉ rõ: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị
Trang 13Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
Người còn nhấn mạnh: “Đoàn kết rộng rại, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới 10 tốt tươi Trong chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc” Cũng tại Đại hội
đó, Người chỉ rõ: “Tôi rất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc của Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt Lòng sung sướng ấy là của chung toàn dân, của cả Đại hội, nhưng riêng cho tôi là một sự sung sướng không thể tả, một người đã cùng các vị tranh đấu trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn dân Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão” Vì vậy cho nên lòng tôi sung sướng vô cùng.”
Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạn trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thốngnhất, mà còn là sự cần thiết phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin vào sự pháttriển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau Điều này được thể hiện trong toàn
bộ tiến trình cách mạng Việt Nam
1.2.5 Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh:
Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công Biết đoànkết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại
Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung Không đoàn kết một chiều,đoàn kết hình thức, nhất thời
Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh Đoàn kết cá nhân và đoànkết tổ chức không tách rời nhau
Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ.Đoàn kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân
Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai
Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của Đảng, là biện pháp phát huy sứcmạnh của Đảng, của toàn dân tộc
Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong Đảng.- Thực hiệnđồng bộ đoàn kết trong Đảng - đoàn kết toàn dân - đoàn kết quốc tế
Trang 14CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT TÔN
quốc gia, châu lục, trong đó có Việt Nam Rõ ràng tôn giáo không mất đi như nhiều người dựđoán, mà ngược lại có chiều hướng phát triển Tình hình diễn biến theo nhiều khuynh hướng,góc độ khác nhau, đang đặt ra những vấn đề cần được lý giải trên cơ sở khoa học Vì vậy, việc
làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn
giáo trong tình hình hiện nay là việc làm cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức, quan điểm, thái
độ cách nhìn nhận cho quần chúng và tìm cách giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo một cáchđúng đắn
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau đang tồn tại.Lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, vai trò xã hội cũng như tác động chính trị của cáctôn giáo ở nước ta cũng khác nhau Có tôn giáo đã góp phần nâng cao ý thức dân tộc Nhưngcũng có tôn giáo quá trình du nhập, hình thành và tồn tại đã bị các thế lực chính trị lợi dụng vìmục đích ngoài tôn giáo Chính vì vậy, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sángtạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào điều kiện cụ thể của cáchmạng Việt Nam, trên cơ sở đó Người đã đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo phùhợp với từng giai đoạn cách mạng
2.1 Các vấn đề chung về tôn giáo
2.1.1 Tôn giáo và bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử
xã hội xác định Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chất của tôn giáo trên cơ sởxem tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội, Ông viết, tất cả mọi tôn giáo chẳngqua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bênngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần
Trang 15thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.
Tôn giáo là sản phẩm của con ngựời, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xãhội xác định Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội Chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Tôn giáo được tạo thành bởi ba yêú tố cơ bản là ý thức tôn giáo (gồm tâm lý tôn giáo và hệ
tư tưởng tôn giáo), hệ thống nghi lễ tôn giáo (trong đó hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ bản), tổ chức tôn giáo (thường có hệ thống từ trung ương đến cơ sở) Vì vậy, tôn giáo là một lực lượng
xã hội trần thế, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội
2.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di sản vǎn hoá tinh thần quý báu của nhân loại, bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về vǎn hoá sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn giáo Người đã viết:
"Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân
Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy ".
Vì vậy, không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh - Người cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các tôn giáo một cách thành kính: Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi Khổng Tử dạy đạođức và nhân nghĩa
Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các học
thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người Đây là một đặc điểm lớn được
Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến
Trang 16Có thể nói, ở Hồ Chí Minh “tư tưởng và hành động của Người là sự dung hợp những giá trị tư tưởng nhân vǎn cao cả trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người” Trong sự dung hoà đó các giá trị nhân bản của
tôn giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, nâng cao trên cơ sở bổ sung những nội dung mới phù hợpvới từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thời đại
Bản chất của tôn giáo là khẳng định, nhấn mạnh vai trò của siêu nhiên như một giá trị xãhội cao nhất và đề ra một hệ thống chuẩn mực bình đẳng cho sự củng cố, giữ vững niềm tin ởsức mạnh của các thế lực siêu nhiên Dù tôn giáo có lý tưởng cứu khổ, giải phóng con ngườinhưng tôn giáo đã phủ định sức mạnh ở chính con người Với tôn giáo, con người chỉ là "concừu bé nhỏ", là "chúng sinh đau khổ", cần được "chǎn dắt", "cứu vớt", "giải thoát" Với Hồ ChíMinh, xuất phát từ sự tôn trọng, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của bản thân con người, Ngườicho rằng sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc phải dựa vào chính tiềm nǎng, sứcmạnh to lớn của con người, của dân tộc
2.1.3 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
a) Nguyên nhân nhận thức Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều hiện tượng tựnhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa thể lý giải được Do đó trước những sứcmạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngựđược đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng
Trang 17siêu nhiên
b) Nguyên nhân kinh tế Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên
c) Nguyên nhân tâm lý Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất,
đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ Vì vậy, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế-xã hội
mà nó phản ánh
d) Nguyên nhân chính trị-xã hội Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Giá trị đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng
e) Nguyên nhân văn hoá Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục
ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo
đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Song cũng cần nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế-xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới
2.1.4 Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội
Tôn giáo góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý ở mỗi cá nhân, gia đình
và xã hội, đồng thời khắc phục những hạn chế của 30 Nghiên cứu Tôn giáo
Tôn giáo là thực thể xã hội gắn liền với sự phát triển của các mặt đời sống xã hội, vì vậy,đạo đức tôn giáo là một bộ phận của đạo đức xã hội và gắn kết chặt chẽ với đạo đức xã hội.Đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội đều hướng con người tới cái thiện, loại trừ cái ác, đề caotính cộng đồng, bình đẳng giữa người với người
Các tôn giáo đã xây dựng được một hệ thống chuẩn mực đạo đức trong đó có nhiều điểm
Trang 18tương đồng với đạo đức của gia đình và xã hội, kể cả đạo đức Mác-xít Ngay cả các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng thừa nhận: “Trong lịch sử đạo Cơ Đốc sơ kỳ có nhữngđiểm giống đáng lưu ý so với phong trào công nhân hiện đại Cả đạo Cơ Đốc lẫn chủ nghĩa xãhội công nhân đều tuyên truyền sự giải phóng con người trong tương lai khỏi cảnh nô lệ vànghèo khổ” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết một cách sâu sắc giá trị đạo đức của các tôn giáolớn trên thế giới, với Kitô giáo là tinh thần bác ái, với Phật giáo là từ bi, với Khổng giáo lànhân nghĩa
Đạo đức tôn giáo hướng con người làm điều thiện, tránh điều ác, điều chỉnh hành vi đạođức của con người, xây dựng một trật tự tinh thần trong xã hội Thiện, Ác là hai phạm trù đốilập, cũng là hai phạm trù cơ bản trong đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội Nhưng hành viThiện, Ác trong đạo đức tôn giáo được khuyến khích và răn đe bằng sự thưởng, phạt công bằng
và nghiêm minh của các vị thần linh nên tính giáo dục và khả năng răn đe của nó đạt hiệu quảcao Tôn giáo quan niệm rằng những tín đồ tuân thủ và thường xuyên thực hành các giáo lý,giáo luật hay các quy tắc đạo đức của tôn giáo sẽ được lên Thiên đàng, về Tây Phương cực lạc,còn những kẻ làm điều ác sẽ phải xuống Địa ngục/Hỏa ngục Phật giáo, Công giáo, Islam giáoquan niệm Địa ngục là nơi dành cho những kẻ phạm nhiều điều ác
Giáo lý của đạo Cao Đài quy định tín đồ phải tu thân, kìm chế các ham muốn trái đạo đứctruyền thống; biết trân trọng sinh mạng của bản thân mình cũng như của người khác; khôngtham lam, buông thả, không vì lợi ích cá nhân mà mưu hại người khác
Phật giáo Hòa Hảo răn dạy tín đồ trau sửa thân tâm cho trở nên thiện mỹ, giải thoát khỏi sự
mê mờ của vô minh đau khổ, đồng thời cũng đào tạo một mẫu người hoàn hảo, khi còn sốngtrong cộng đồng xã hội Ở điều răn thứ 31 nhất trong 8 điều răn của Phật giáo Hòa Hảo chỉ rõ:không nên uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điếm, mà phải giữ tròn luân lý tam cương, ngũ thường Đạo đức tôn giáo cũng nhấn mạnh tính khoan dung, thương yêu con người.Khoan dung là thái độ nhân nhượng, hiếu hòa, tôn trọng những cái gì khác ta Theo Phật giáo,phẩm chất lớn nhất của con người là không định kiến
Đạo đức Công giáo đề cao việc mến Chúa, yêu người Nét nổi bật của lòng vị tha bác áitrong tôn giáo là không vụ lợi, khước từ sự trả ơn đáp nghĩa Giáo lý các tôn giáo còn đưa ranhững chuẩn mực đạo đức ràng buộc trong cuộc sống gia đình Ví dụ, không được ham muốnvợ/chồng người khác và phải thảo kính cha mẹ Ai thảo kính cha mẹ sẽ được phần thưởng sống
Trang 19lâu trên trần thế, ngược lại sẽ bị quạ mổ xác, kền kền xẻ thịt (Công giáo); Phải hiếu kính vớicha mẹ, cấm các hành vi tội lỗi trong quan hệ hôn nhân (Phật giáo); Không theo bóng sắc,không quan hệ tình dục ngoài hôn nhân (đạo Cao Đài), v.v
Bên cạnh đó, các tôn giáo còn tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóacủa dân tộc và nhân loại Do đó, tôn giáo có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng nếp sốngvăn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội Các tôn giáo, trong quá trình phát triển, không chỉchuyển tải niềm tin của con người, mà còn góp phần duy trì đạo đức xã hội trần thế Nó có ảnhhưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người Với tư cách một bộ phận của ý thức hệ,các tôn giáo đã đem lại cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi khu vực những biểu hiện độc đáothể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chấtcũng như tinh thần
Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống,phong tục, tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Mỗi tôn giáo chứađựng nhiều nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng đạo đức, văn hóa, nên nó có sức mạnh chiphối đến sự phát triển các lĩnh vực xã hội, chính trị Đóng góp của tôn giáo cho văn hóa nhânloại được thể hiện trên các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, lối sống,đạo đức dưới các dạng vật thể và phi vật thể
2.2 Các vấn đề về tôn giáo
2.2.1 Đặc điểm tình hình các tôn giáo ở Việt Nam qua các thời kì
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc Giáo hội các tôn giáo khi được Nhànước công nhận tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo thuận lợi để hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới và nhất là sau năm 1990 đến nay, sinh hoạt tín ngưỡng,tôn giáo ở Việt Nam sôi động và đang có chiều hướng gia tăng Lễ hội trong các loại hình tínngưỡng, tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô ngày một lớn và diễn ra khắp mọi miền của
Tổ quốc Lễ Nôen, lễ Phật đản và những buổi lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia Dịp đầu xuân,người dân náo nức đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ, thánh thất… dâng hương lễ bái, cầu lộc,cầu tài và những nhu cầu tâm linh khác Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầutâm linh của các tín đồ mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng Nhu cầu chính
Trang 20đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng, làm cho tín đồ, chức sắc cáctôn giáo an tâm, phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Đảng vàNhà nước ta Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi; các lớp bồi dưỡng,đào tạo, hoặc phong bổ, thuyên chuyển, cũng như in ấn, xuất bản các ấn phẩm tôn giáo, hoạtđộng đối ngoại tôn giáo đều gia tăng Tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở Việt Nam thểhiện những điểm sau đây:
Thực trạng tín đồ các tôn giáo: Đến năm 2007, tổng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam là 23
triệu Trong đó: Phật giáo gần 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Tin Lành gần 1 triệu; Hồi giáo 67nghìn; Cao Đài 3,2 triệu; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,4 triệu; Tịnh độ cư sĩ Phật Hội 1,4 triệu;
Tứ Ân Hiếu Nghĩa 78 nghìn, Ngũ Chi Minh Chân Đạo 10 nghìn Từ năm 2005 đến năm 2007
tín đồ tăng 2 triệu người Trong những năm qua, nhờ đổi mới về nhận thức và thực hiện đúng
đắn chính sách tôn giáo mà năng lực, sức sáng tạo của hàng chục triệu đồng bào có đạo đãđược phát huy
Từ trước đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín
ngưỡng, không và chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động tôn giáo bình thường của nhândân Đương nhiên, bất cứ tôn giáo nào cũng đều nằm trong cộng đồng dân tộc nhất định và chịu
sự quản lý của Nhà nước Do đó, những người hoạt động tôn giáo, bên cạnh việc hành đạo,phải tôn trọng luật pháp quốc gia Hầu hết đồng bào có tôn giáo chỉ mong sống “tốt đời, đẹpđạo”, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thực trạng cơ sở thờ tự của các tôn giáo: Những cơ sở thờ tự luôn được nhà nước bảo hộ
và cho phép tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới ngày càng khang trang, sạch đẹp Sau khi cóNghị quyết 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo, theo thống
kê chưa đầy đủ, trong 3 năm (2003 - 2005), số cơ sở thờ tự của tôn giáo được xây mới là 832,
tu bổ sửa chữa là 1.051 Đến năm 2007, cả nước có 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệmPhật đường; 6.000 nhà thờ Công giáo và 500 nhà thờ của đạo Tin Lành; 1.000 thánh thất của đạo Cao Đài; 200 chùa quán Hoà Hảo, 89 thánh đường của Hồi giáo; hàng vạn ngôi đình, đền, miếu, phủ và những cơ sở thờ tự khác của tín ngưỡng dân gian trải dài khắp cả nước Một sốchi hội Tin Lành ở Tây Nguyên mới thành lập được cấp đất xây dựng nhà thờ
Thực trạng cơ sở đào tạo của các tôn giáo: Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đào tạonhững người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, nên số lượng chức sắc ngày càng gia tăng