Việc tổ chức và quản lý hạch toán kế toán phục vụ nhu cầu nắm bắt, thu thập và xử lý các thông tin để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu tấtyếu, giúp các đơn vị ki
Trang 1TÓM LƯỢC
Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanhnghiệp theo đuổi Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợpnhịp nhàng giữa các khâu từ tổ chức quản lý đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụsản phẩm… Nhu cầu nắm bắt chính xác tình hình hoạt động thực tế tại đơn vị thôngqua các thông tin kế toán thực sự rất cần thiết đối với người sử dụng thông tin cũngnhư các nhà quản trị Điều đó đòi hỏi công tác kế toán, cũng như kế toán kết quảkinh doanh tại các đơn vị nói chung, công ty TNHH Dịch vụ Thương mại HoàngQuân nói riêng cần hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của nền
kinh tế Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề đặt ra em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Quân”
Nội dung của luận văn là việc nghiên cứu lý luận về kế toán kết quả kinh doanh.Đồng thời, khảo sát thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Dịch vụThương mại Hoàng Quân trong việc sử dụng và luân chuyển chứng từ, các tài khoản
và vận dụng tài khoản, sổ kế toán Thông qua đó đánh giá thực trạng kế toán tại công
ty nhằm làm rõ những ưu điểm và những tồn tại trong việc vận dụng chuẩn mực kếtoán và chế độ kế toán (Thông tư 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tàichính về Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa) cũng như nguyên nhân của các tồntại đó Dựa vào các hạn chế của công ty em đã mạnh dạn đề xuất một số giải phápkhắc phục những tồn tại trong kế toán kết quả kinh doanh trên các nội dung: vận dụngtài khoản, sổ sách kế toán và công tác kế toán quản trị Với mong muốn có thể làm cơ
sở tham khảo cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa để tồn tại
và phát triển trong tương lai
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thương Mại đã tận tìnhdạy bảo, truyền đạt những kiến thức quan trọng và cần thiết đặc biệt là về công tác kếtoán trong suốt thời gian qua em học tập tại trường
Trong quá trình thực tập nói chung và làm khóa luận nói riêng, em đã gặp không
ít khó khăn Nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô và hơn hết là sự giúp đỡcủa thầy PGS.TS Phạm Đức Hiếu đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện bài khóa luậnnày Thầy đã cung cấp những kiến thức bổ ích để có phương hướng và cách thức thựchiện bài khóa luận này, thầy đã góp ý và sửa bài giúp em hoàn thành bài khóa luận mộtcách tốt đẹp
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến công ty TNHH Dịch vụ Thươngmại Hoàng Quân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt bài khóa luận này.Đặc biệt là sự cảm ơn sâu sắc đến các anh chị phòng kế toán tại công ty đã quan tâm,chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty
Là sinh viên lần đầu tiếp cận với thực tế công tác kế toán, trước đề tài có tínhtổng hợp và thời gian hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rấtmong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo để bài khóa luậncủa em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 KQKD Kết quả kinh doanh
7 HĐKD Hoạt động kinh doanh
8 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
9 VCSH Vốn chủ sở hữu
10 SXKD Sản xuất kinh doanh
11 BCTC Báo cáo tài chính
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế của Việt Nam trong nhưngnăm gần đây đang không ngừng tưng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có một chỗ đứng vững chắctrên thị trường và không ngừng phát triển Do đó, muốn xác định được nhanh chóng vàchính xác lợi nhuận thực hiện trong kỳ, đòi hỏi công tác hạch toán kế toán phải đầy đủ
và kịp thời Vì vậy, Kế toán kết quả kinh doanh là một công việc rất quan trọng trong
hệ thống kế toán của doanh nghiệp Mọi hoạt động, mọi nghiệp vụ phát sinh trongdoanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến công việc cuối cùng là xác định kết quảkinh doanh
Việc tổ chức và quản lý hạch toán kế toán phục vụ nhu cầu nắm bắt, thu thập và
xử lý các thông tin để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu tấtyếu, giúp các đơn vị kinh tế thấy được quy mô, cách thức kinh doanh cũng như khảnăng phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định đúng đắn và kịpthời trong tương lai Hiện nay, thông tin về kết quả kinh doanh là rất quan trọng vì căn
cứ vào đó các nhà quản lý mới có thể biết được quá trình kinh doanh của doanh nghiệpmình có đạt được hiệu quả hay không và lãi lỗ như thế nào? Từ đó định hướng pháttriển trong tương lai
Đứng trước tình hình đó, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Quânhiểu rằng, bên cạnh việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc tổchức và quản lý hạch toán kế toán cũng là một yêu cầu thiết yêú, góp phần quan trọngvào việc quản lý kinh doanh và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Đặc biệt,thông tin về kết quả kinh doanh chiếm vai trò quan trọng trong thông tin kế toán,thông tin này luôn được doanh nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm Hơn bao giờ hết,hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh đang là vấn đề thường xuyên đặt ra đối với mỗidoanh nghiệp Việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh sẽ góp phần tăng tính cạnhtrạnh, nâng cao chất lượng các quyết định của doanh nghiệp, tăng sự minh bạch thôngtin tài chính
Quá trình thực tập tại công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại Hoàng Quân là cơhội cho em tiếp cận với thực tế công tác kế toán tại công ty Cùng với sự chỉ bảo,
Trang 7hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Phạm Đức Hiếu và các cán bộ kế toánPhòng Tài chính – Kế toán của công ty, em đã có thêm những hiểu biết nhất định vềcông ty và công tác kế toán tại công ty Ý thức được tầm quan trọng của công tác Kếtoán kết quả kinh doanh tại công ty nên sau quá trình thực tập tại công ty, em quyết
định chọn đề tài nghiên cứu để viết khóa luận tốt nghiệp của mình là “ Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Quân”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là hệ thống hóa những vấn đề lý luận liênquan về kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệpvừa và nhỏ ( ban hành theo TT 133/2016/TT - BTC) và chuẩn mực kế toán Việt Namhiện hành, tìm hiểu sâu về tổ chức công tác kế toán kết quả kinh doanh Từ đó đưa ranhững ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh ở Công
ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Quân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụThương Mại Hoàng Quân
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Dịch vụ Thương MạiHoàng Quân
+ Phạm vi số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu: Số liệu năm 2018
-Thời gian nghiên cứu: 3/9/2019- 3/12/2019
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các
giáo trình do các giảng viên biên soạn để giảng dạy; các sách ở thư viện và trung tâmhọc liệu để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng trong suốt quá trình thực tập, giúp em
giải đáp những thắc mắc của mình và hiểu rõ hơn về công tác kế toán kết quả kinhdoanh tại công ty, qua đó cũng giúp em tích lũy được những kinh nghiệm thực tế chobản thân
Trang 8- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Được áp dụng để thu thập số liệu thô
của công ty, sau đó toàn bộ số liệu thô được xử lý và chọn để đưa vào đề tài một cáchchính xác, khoa học, đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất
- Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích,
so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác sản xuấtkinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho công ty nói chung vàcho công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng
5 Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp:
Khóa luận được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch
vụ Thương mại Hoàng Quân.
Chương 3: Một số ý kiến nhận xét góp phần hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Quân.
Trang 9CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Những vấn đề chung về kế toán kết quả kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm cơ bản về kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh:
Theo Giáo trình kế toán tài chính trường Đại học Thương mại xuất bản năm 2010
- Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của
doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động kinh doanh nhất định Kết quả kinh doanh là lãinếu doanh thu lớn hơn chi phí, lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí Kết quả kinh doanhgồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả khác:
+ Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, cung
cấp dịch vụ hoạt động tài chính của doanh nghiệp Tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể củadoanh nghiệp mà nội dung cụ thể của kết quả kinh doanh có thể khác nhau.Ví dụ trongdoanh nghiệp thương mại là kết quả từ hoạt động bán hàng , trong doanh nghiệp sảnxuất là kết quả từ hoạt động bán hàng
+ Kết quả khác: là các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên hoặc doanh
nghiệp không dự kiến trước được như: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tài sảntổn thất,…
Nhóm khái niệm về doanh thu
- Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường, góp phần làm tăngVCSH, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được
từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cungcấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giábán (nếu có)
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của doanh thu sau
khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp theophương pháp trực tiếp) trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
Trang 10- Doanh thu hoạt động tài chính: là toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động đầu tư tài
chính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+) Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn
+) Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩmchất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
+) Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
- Thu nhập khác: là những khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như: thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiềnphạt khách hàng do vi phạm hợp đồng…
Nhóm khái niệm về chi phí
- Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình
thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫnđến làm giảm VCSH, không bao gồm khoản phân phối cổ đông cho chủ sở hữu
- Giá vốn hàng bán: là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm gồm cả chi phí mua
hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kì (đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc
là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ vàcác khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kì
- Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa,dịch vụ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trìnhquản lý doanh nghiệp
- Chi phí tài chính: là các chi phí, các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính,
cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng các khoảnđầu tư
- Chi phí khác: là các khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự kiện hoặc
các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp mang lại
Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu
thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trang 11hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuếhai lần Thuế TNDN bao gồm các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đốivới các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trútại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trênkhoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có) hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối
tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 17)
1.1.2 Đặc điểm kết quả kinh doanh :
- Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế
cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy cáchoạt động của doanh nghiệp
- Đồng thời, là căn cứ quan trọng để Nhà nước đánh giá khả năng hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, qua đó xây dựng và kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp Xác định kết quả kinh doanh giúp thúc đẩy sửdụng nguồn nhân lực và phân bổ các nguồn lực có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tếquốc dân nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng
Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh trước thuế.
Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh vàkết quả khác
+ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo công thức:Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ trong kỳ
-Các khoảngiảm trừdoanh thu
-Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất khẩu,thuế GTGT nộptheo PP trực tiếpLợi nhuận gộp về bán
hàng và CCDV =
Doanh thu thuần về bánhàng và CCDV - Trị giá vốn hàng bánKết quả hoạt = Lợi nhuận + Doanh thu - Chi phí - Chi phí bán
Trang 12Kết quả khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Trong đó:
- Thu nhập khác là khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt độngsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản
+ Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
+ Các khoản thuế được NSNN hoàn lại
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)
+ Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, tiền của các tổ chức, cá nhân tặngcho doanh nghiệp
- Chi phí khác: là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp
vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp, gồm:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý,nhượng bán (nếu có)
+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác
+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
Trang 13+ Bị phạt thuế, truy nộp thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào
phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thunhập của đơn vị Đây là công cụ để điều tiết, kích thích tiết kiệm, tăng đầu tư nhằmnâng cao năng lực, hiệu quả xã hội Theo VAS số 17 thì: chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuế hoãn lại được tính đến khi xác địnhlợi nhuận lãi, lỗ ròng của một kỳ
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp =
Thu nhập chịu thuếTNDN trong kỳ X
Thuế suất thuếTNDN phải nộpThu nhập chịu
thuế TNDN
trong kỳ
=
Doanh thu để tínhthu nhập chịu thuếtrong kỳ
- Chi phí hợp lý
trong kỳ +
Thu nhập chịuthuế khác trongkỳ
Trong đó:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ là tất cả các khoản tiền bán hànghóa, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ cấp, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanhđược hưởng mà không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
+ Đối với các DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu để tínhthuế TNDN được tính theo giá bán hàng hóa, dịch vụ của công ty chưa có thuế GTGT.+ Đối với các DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu để tính thuếTNDN được tính theo giá bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT
Trang 14- Chi phí hợp lý trong kỳ là các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu,thu nhập trong kỳ kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương phải trảcho người lao động, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động KD, chi phí tiền vay,chi phí quản lý, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của Nhà nước…Các khoản chi phí này phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ là các khoản chi không được trừ khi xác địnhthu nhập chịu thuế bao gồm: khoản tiền phạt do vi phạm hành chính, phần chi phí quản
lý do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt trênmức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định…
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế TNDN Việt Nam quy định là20%
Kết quả kinh doanh sau thuế
Cuối mỗi kỳ kinh doanh, kế toán phải tổng hợp kết quả của tất cả các hoạt độngtrong doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh
doanh sau
thuế TNDN =
Kết quả các hoạtđộng trước thuế
-Chi phí thuếTNDN hiệnhành
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh
Sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải xácđịnh kết quả của từng hoạt động Qua nghiên cứu các nội dung trên, ta có thể thấy kếtquả kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Đó là chìakhóa để giải quyết mọi vấn đề trong doanh nghiệp Chính điều đó đòi hỏi doanhnghiệp phải tổ chức công tác kế toán một cách hiệu quả, hợp lý sao cho mang lại hiệuquả kinh tế một cách tốt nhất Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh đòi hỏi kế toán viênphải tham gia tổ chức quản lý một cách có hiệu quả, chặt chẽ Muốn công tác kế toánkết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao thì kế toán phải quản lý tốt các khoản doanh thu,chi phí trong doanh nghiệp
- Quản lý tốt các khoản doanh thu và thu nhập khác đòi hỏi kế toán phải thườngxuyên theo dõi, kiểm tra và phản ánh một cách trung thực, chính xác, kịp thời cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu bằng cách tổ chức theo dõi, hạchtoán trên sổ sách một cách hợp lý và khoa học
Trang 15- Quản lý tốt các khoản chi phí trong doanh nghiệp cũng là một công việc cầnthiết Hiện nay, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc làm thế nào để tối thiểu hóachi phí sản xuất kinh doanh Vai trò của kế toán không chỉ là cung cấp thông tin màcòn giúp doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanhnghiệp Kế toán cần phát hiện, ngăn chặn kịp thời những khoản chi phí bất hợp lý,không cần thiết gây lãng phí cho doanh nghiệp Các chi phí đó cần phải được phản ánhmột cách chính xác, trung thực kịp thời để tránh tình trạng thâm hụt, chi tiêu không có
cơ sở
- Để quản lý tốt kết quả kinh doanh không thể không kể đến công tác quản lýdoanh thu, thu nhập và chi phí ở từng bộ phận trong doanh nghiệp Trong từng bộ phậnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán cùng với bộ phận quản lý phải lậpphương án quản lý tốt chi phí và thu nhập của bộ phận mình góp phần thực hiện mụctiêu chung của toàn doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh phải được xác định một cách đúng đắn cho mỗi hoạt động củadoanh nghiệp theo đúng quy định tài chính, kế toán hiện hành
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh:
Từ cơ sở yêu cầu quản lý, xác định nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh:
- Ghi chép đầy đủ, kịp thời doanh thu hàng bán ra trên thị trường, tính toán chính xác trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả kinh doanh
-Tính toán, xác định chính xác chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và giám sát tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
- Xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác theo đúng chính sách chế độ củanhà nước ban hành
- Cung cấp các thông tin chính xác, trung thực đầy đủ, kịp thời về doanh thu bán hàng,xác định kết quả kinh doanh phục vụ cho các báo cáo kế toán liên quan
1.1.5 Vai trò của kế toán kết quả kinh doanh
Trang 16- Kết quả kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối doanh nghiệp thươngmại Việc xác định chính xác kết quả kinh doanh là cơ sở xác định hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp.
- Tổ chức kế toán kết quả kinh doanh là công cụ quan trọng trong quản lý vàđiều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
- Thông tin kế toán kết quả kinh doanh được cung cấp giúp các nhà quản trịdoanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng; kiểm tra tình hình thựchiện các dự toán giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vàxác định kết quả kinh doanh của đơn vị Trên cở sở đó đưa ra những biện pháp địnhhướng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ tiếp theo, hoàn thiện hoạt động kinh doanh,hoạt động quản lý, tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu
- Thông tin kế toán kết quả kinh doanh cung cấp giúp các cơ quan Nhà nướckiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, từ đó đưa ra các chínhsách phù hợp nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân
- Thông tin kế toán kết quả kinh doanh cung cấp là mối quan tâm của nhữngngười có lợi ích trực tiếp liên quan đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như cácnhà đầu tư, nhà cung cấp, các chủ nợ, … Đó là cơ sở để các đối tượng này nắm bắtđược tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các quyết định kinh tếphù hợp
Trang 171.2 Nội dung của kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.2.1 Chứng từ sử dụng:
Chứng từ kế toán là các chứng từ bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh
và thực sự hoàn thành, là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toán đồng thời
là cơ sở xác minh trách nhiệm vật chất Vì vậy, chứng từ kế toán phải được ghi đầy đủcác yếu tố theo quy định, không được sửa chữa, tẩy xóa Kế toán xác định kết quả kinhdoanh sử dụng chủ yếu những chứng từ tự lập sau:
- Các chứng từ phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như: phiếu xuất kho, hóađơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngânhàng
- Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác
- Tờ khai tạm tính thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Bảng xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
1.2.2.1 Kế toán doanh thu và thu nhập khác:
*Điều kiện ghi nhận doanh thu(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Trang 18• Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: phản ánh doanh thu BH
và cung cấp DV của doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế toán, có 4 tài khoản cấp 2,
chi tiết như sau:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 511 không có số dư cuối kỳ
• TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”: phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanhnghiệp
TK 515 không có số dư cuối kỳ
• TK 711 – “Thu nhập khác”: phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp
TK 711 không có số dư cuối kỳ
1.2.2.2 Kế toán chi phí và chi phí khác
• TK 632 – “Giá vốn hàng bán”: phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm, hàng hóa, DV,bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp bán trong kỳ
TK 632 không có số dư cuối kỳ
• TK 635 – “Chi phí tài chính”: phản ánh khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm cáckhoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí chovay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, chi phí giao dịch bán chứng khoán…,chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ
Trang 19TK 635 không có số dư cuối kỳ.
• TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh
- TK 6421 – “Chi phí bán hàng”: phản ánh chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bánsản phẩm, hàng hóa, cung cấp DV, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sảnphẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá,chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển
TK 6421 không có số dư cuối kỳ
- TK 6422 – “Chi phí quản lý kinh doanh”: phản ánh các khoản chi phí chung củadoanh nghiệp như chi phí về lương nhân viên bộ phận, chi phí quản lý doanh nghiệp(tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, trích lậpquỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm…
TK 6422 không có số dư cuối kỳ
• TK 811 – “Chi phí khác”: phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện haycác nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp
TK 811 không có số dư cuối kỳ
• TK 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”: phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành
và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm
- Chi phí thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếucủa các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế TNDN vào bên tài khoản 911
TK 821 không có số dư cuối kỳ
1.2.2.3 Kế toán kết quả kinh doanh:
Trang 20• TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và cáchoạt động khác của công ty trong một kỳ kế toán năm, bao gồm: kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác
Kết cấu của TK 911:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã bán và dịch vụ đãcung cấp
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 911 không có số dư cuối kỳ
• TK 421 – “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: phản ánh kết quả kinh doanh (lợinhuận, lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanhnghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 4211 – “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”
- TK 4212 – “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay”
TK 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có
b) Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán kết quả kinh doanh trước thuế:
Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển doanh thu thuần bán hàng phát sinh trong
kỳ vào TK 911 - xác định KQKD, kế toán ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanhKết chuyển giá vốn của hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ
và các khoản chi phí khác được ghi trực tiếp vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bánCuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí BH, chi phí QLKD phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Trang 21Có TK 642 – Chi phí BH, chi phí QLKDCuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu tài chính
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanhCuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí tài chính ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chínhCuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành:
- Hàng quý, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp Nhà nước
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN phải nộp:
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toánphản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp Nhà nước+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp thì số chênhlệch kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp Nhà nước
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Kế toán kết quả kinh doanh sau thuế
- Kết chuyển số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ, kế toán ghi:
Trang 223334
511; 515; 711Kết chuyển doanh thu và thu nhập
Kết chuyển chi phí thuế TNDN 911
Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán
Kết chuyển lãi hoạt độngkinh doanh của kỳ kế toánđộng kinh doanh của kỳ kế toán
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Kết chuyển số lỗ phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ 1 Sơ đồ tài khoản chữ T – Xác định kết quả kinh doanh
1.2.3. Sổ kế toán.
Công tác tổ chức sổ kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệpđang áp dụng Nếu công tác tổ chức sổ kế toán và hình thức kế toán hợp lý sẽ phát huyđược chức năng giám đốc của kế toán, cung cấp đầy đủ chính xác và kịp thời các chỉtiêu cần thiết cho quản lý kinh doanh, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả củacông tác kế toán
Mỗi hình thức kế toán có số lượng và kết cấu các sổ khác nhau Hiện nay, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vận dụng một trong năm hình thức kế toán sau: hình
Trang 23thức kế toán Nhật ký chung, hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái, hình thức kế toánChứng từ ghi sổ, hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ và hình thức kế toán trên máy
Cuối kỳ căn cứ sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu số liệuvới sổ cái cộng số liệu trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh,bảng tổng hợp chi tiết lập các BCTC
- Tổng hợp: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 911 và TK 421
- Chi tiết: sổ hoặc thẻ chi tiết các TK 911, TK 511, TK 515, TK 632, TK 642, TK
635, TK 711, TK 811, TK 821, TK 421
Trang 24Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán đã được kiểm tra, lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái Các chứng từ sau khi làm căn cứ lập chứng
từ ghi sổ, được dùng để ghi vào sổ, thẻ chi tiết
Cuối tháng, căn cứ các sổ, thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết Đối chiếu giữabảng tổng hợp chi tiết với sổ cái Căn cứ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các tàikhoản, bảng tổng hợp chi tiết và lập các BCTC
Hình thức Nhật ký chứng từ (Phụ Lục 1.5)
Kế toán tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có củacác tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoảnđối ứng Nợ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình
tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tàikhoản) Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một
sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan
hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính
Hình thức kế toán trên máy vi tính (Phụ Lục 1.6)
Nếu thực hiện trên máy vi tính, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm kếtoán khác nhau phù hợp với điều kiện và đặc điểm hoạt động của công ty Phần mềm
kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán
đó Nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ ghi bằng tay
Hàng ngày, kế toán căn cứ và chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ để nhập dữ liệu vào máy
vi tính Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, lập báo cáo tài chính Sửdụng phần mềm kế toán luôn đảm bảo được tính chính xác, trung thực hợp lý theothông tin đã được nhập vào trong kỳ
1.2.4. Trình bày thông tin trên BCTC.
Các chỉ tiêu liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh được trình bày trên Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tài khoản
Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản
từ loại 5 đến loại 9
Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 25- Số liệu ghi vào cột “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêunày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm.
- Số liệu ghi vào cột “Năm trước” của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ởcột “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đãđiều chỉnh trong trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu của năm trước có ảnh hưởngđến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố
- Chi tiết phương pháp lập các chỉ tiêu cột “ Năm nay” như sau:
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
+ Là tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấpdịch vụ và doanh thu khác trong năm
+ Cơ sở lập = Tổng phát sinh Bên Có TK 511
+ Loại trừ các khoản sau: thuế gián thu: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thukhác
2 Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
+ Bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trảlại
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Nợ TK 511
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
+ Là tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấpdịch vụ và doanh thu khác trong năm sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu+ Công thức tính = Mã số 01 – Mã số 02
4 Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
+ Là tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, thành phẩm đã bán, khốilượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Nợ TK 632
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vu (Mã số 20)
+ Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụvới giá vốn hàng bán
+ Công thức tính = Mã số 10 – Mã số 11
+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn
Trang 266 Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
+ Là doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ gồm: lãi tiền chovay, lãi tiền gửi ngân hàng…
Chi phí lãi vay (Mã số 23):
+ Là chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ
+ Công thức tính = Căn cứ vào số liệu chi tiết về chi phí lãi vay trên TK 635
8 Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)
+ Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung: chi phí quảng cáo, tiếp thịsản phẩm, chi phí nhân viên, chi phí mua dịch vụ mua ngoài…
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Nợ TK 642
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
+ Là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
+ Công thức tính
LN thuần
từ HĐKĐ =
Lợi nhuậngộp về BH
và CCDV
+
Doanh thuhoạt độngtài chính
- Chi phí tài
chính
-Chi phíquản lýkinhdoanh
+ Nếu chỉ tiêu này âm thì ghi trong ngoặc đơn
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
+ Công thức tính:
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế =
Lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh +
Lợi nhuậnkhác
Trang 27Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
14 Chi phí thuế TNDN (Mã số 51)
+ Là chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm
+ Công thức tính = Nợ TK 821
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN (Mã số 60)
+ Là tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các hoạt động củadoanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm
+ Công thức tính
Lợi nhuận sau
Tổng lợi nhuận kếtoán trước thuế -
Chi phí thuếTNDN
Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51