1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán Kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bibomart

75 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANHTRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số lý luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1,1,1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế hội nhập, với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế hiện nay,

để doanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh và tìm được chỗ đứng vững chắc chomình nên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải luôn năng động, thích ứng tốt vớimọi sự thay đổi thị trường kinh doanh, không ngừng sánng tạo và phải chịu tráchnhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn nguồn vốn kinh doanh Vìmục đích hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh có lãi và tối đa hoá lợinhuận nên việc xác định đứng đắn kết quả kinh doanh là vô cùng quan trọng.Doang nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để doanh nghiệp cóthể tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường sôi nổi

và cạnh tranh quyết liệt

Bên cạnh đó, nhu cầu nắm bắt chính xác tình hình hoạt động thực tế tại đơn vịthông qua các thông tin kế toán thực sự cần thiết đối với người sử dụng thông tin vàcác nhà quản trị Điều đó đòi hỏi công tác kế toán cũng như kế toán kết quả kinhdoanh tại các đơn vị nói chung và tại Công ty Cổ phần Bibomart nói riêng cần hoànthiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế Xuất phát tùe thực

tế đó, em lựa chọn đề tài : “ Kế toán Kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phầnBibomart” để nghiên cứu

Nội dung của bài khoá luận này là việc đi sâu nghiên cứu lý luận về kế toánkết quả kinh doanh, sau đó vận dụng giữa lý luận vào thực tiễn hoạt động kế toánkết quả kinh doanh tại Công ty CP Bibomart về việc vận dụng chứng từ, tài khoản,phương pháp hạch toán và tổ chức sổ kế toán mà công ty đang áp dụng Từ đó đánhgiá thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty, nêu ra những kết quả đạt được

và hạn chế còn tồn tại trong việc vận dụng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toánhiện hành Cũng như tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó Dựa vào những hạnchế còn tồn tại, em mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồntại để hoàn thiện hơn công tác kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CP Bibomart.Với mong muốn có thể làm cơ sở tham khảo cho công ty trong việc nâng cao hiệuquả kinh doanh, tăng lợi nhuận

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thương Mại đã tận tìnhdạy bảo, truyền đạt những kiến thức quan trọng và cần thiết đặc biệt là về công tác

kế toán trong suốt thời gian qua em học tập tại trường

Trong quá trình thực tập nói chung và làm khóa luận nói riêng, em đã gặpkhông ít khó khăn Nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô và hơn hết là sựgiúp đỡ của thầy TS Nguyễn Thành Hưng đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện bàikhóa luận này Thầy đã cung cấp những kiến thức bổ ích để em có phương hướng

và cách thức thực hiện bài khóa luận này, thầy đã góp ý và sửa bài giúp em hoànthành bài khóa luận một cách tốt đẹp

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty CP Bibomart đã tạođiều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt bài khóa luận này Đặc biệt là sự cảm ơnsâu sắc đến các anh chị phòng kế toán tại công ty đã quan tâm, chỉ bảo tận tình cho

em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty

Mặc dù bài khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành nhưng do hạn chế về kiến thức

và kinh nghiệm thực tế cũng như hạn chế về thời gian nên không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của các thầy

cô giáo để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2018

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Bích Liên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới hiện nay đặc biệtkhi Việt nam gia nhập WTO đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưngcũng không ít thách thức, khó khăn Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanhnghiệp phải không ngừng đổi mới, cải thiện công cụ quản lý kinh tế, mở rộng thịphần, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận của công ty Đê có thểvượt qua các đối thủ cạnh tranh, thành công trên thương trường thì tổ chức kế toán

là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp Nó quyết định tới sựtồn tại, phát triển và suy thoái của doanh nghiệp Chính vì vậy, để công tác kế toán

có thể thực hiện đầy đủ chức năng, đem lại hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp cầnphải quản lý và tạo điều kiện cho kế toán hoạt động có hiệu quả và phát triển phùhợp với doanh nghiệp mình

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Kê toán kết quả kinh doanh

là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh thực trạng của quá trình sản xuất kinhdoanh Đồng thời, nó còn là một công cụ tài chính phục vụ đắc lực cho công tácquản trị Việc xác định kết quả kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanhnghiệp thấy được ưu và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân để từ

đó đưa ra các phương án khác phục, các chiến lược kinh doanh phù hợp trong ngắnhạn và dài hạn

Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Bibomart, cũng như qua các thông tincác anh chị phòng ban kế toán cung cấp cùng các tài liệu tham khảo, các phiếu điềutra sơ bộ em nhận thấy công tác kế toán kết quả kinh doanh về cơ bản đã thực hiệntheo đúng chế độ kế toán hiện hành Phương pháp kế toán, hệ thống tài khoản, sổsách chứng từ sử dụng tại công ty là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạtđộng kinh doanh của đơn vị Dù vậy, trong quá trình thực hiện công tác kế toán tạicông ty vẫn còn những hạn chế tồn tại nhất định gây khó khăn với kế toán xác địnhKQKD tại công ty Thứ nhất, kế toán chỉ ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vào sổ

Trang 7

cái các tài khoản 511, 632 mà không mở sổ chi tiết để tiện cho công tác quản lý.Thứ hai, công ty kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là thời trang nhưng lại không dựphòng giảm giá hàng tồn kho dẫn tới những hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới việcphân tích, đánh giá tình hình kế toán xác định kết quả kinh doanh Như vậy nhữngtồn tại kể trên đã phần nào gây khó khăn cho công tác kế toán trong quá trình thựchiện và làm cho con số kết quả kinh doanh đưa ra còn chưa thực sự chính xác vàhợp lý Chính vì vậy em chọn đề tài “ Kế toán Kết quả kinh doanh tại Công ty Cổphần Bibomart” để tìm hiểu và nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về kế toán kết quả kinh doanh của doanhnghiệp theo các chuẩn mực kế toán hiện hành và chế độ kế toán ban hành theoThông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 và các quy định tài chính liên quanlàm nền tảng cho việc nghiên cứu thực tiễn

Khảo sát thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CP Bibomart Đánh giá và phân tích thực trạng, chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế còntồn tại trong kế toán kết quả kinh doanh tại công ty

Đề xuất một số giải pháp phù hợp để hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanhcủa công ty

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu

Đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới công tác kế toán Kếtquả kinh doanh tại Công ty CP Bibomart

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại Công ty CP Bibomart

Địa chỉ: A4, Số 235 Đường Lạc Long Quân, P Nghĩa Đô, Q Cầu Giấy, Hà Nội

- Về thời gian: Số liệu kết quả kinh doanh của công ty năm 2017

Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu được lấy từ sổ sách kế toán và các Báo cáo tài

chính của công ty 2 năm từ 2016 đến 2017

4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu trong đề tài được thu thập bằng phương pháp: quan sát, nghiên cứu tàiliệu, điều tra – phỏng vấn

Trang 8

Quan sát: Thông tin được thu thập thông qua quan sát trực tiếp trong quá trìnhthực tập tại Công ty CP Bibomart về các nội dung: việc tổ chức bộ máy quản lýtrong công ty, việc phân công công việc và thực hiện kế toán của cán bộ, nhân viên

kế toán của công ty, theo dõi quá trình từ khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng từ,tới khâu nhập dữ liệu vào máy, lên bảng cân đối tài khoản, lập Báo cáo tài chính.Những thông tin này giúp đánh giá được phần nào quy trình thực hiện các côngviệc Mặt khác, những thông tin này không phụ thuộc vào câu trả lời hay trí nhớ củanhân viên kế toán, nhờ đó kết quả thu được sẽ khách quan và chính xác hơn, làmtăng độ tin cậy của thông tin

Nghiên cứu tài liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các chứng từ,

sổ sách sổ tổng hợp, sổ chi tiết , các BCTC của công ty Ngoài ra, việc tham khảocác tài liệu liên quan từ bên ngoài như các chuẩn mực kế toán số 01, 02, 14, 17, cácsách chuyên ngành kế toán, các luận văn của khóa trước cũng giúp ích rất nhiều choviệc nghiên cứu Qua đây, cũng giúp có được những thông tin cụ thể hơn về vấn đềnghiên cứu như: doanh thu, giá vốn, các khoản chi phí, tình hình nhập xuất tồn hàngtồn kho của doanh nghiệp… Các thông tin thu thập được góp phần bổ sung và kiểmnghiệm các thông tin thu được từ các phương pháp khác, đồng thời giúp tìm ra ưunhược điểm của kế toán kết quả kinh doanh tại công ty

Điều tra – Phỏng vấn: Thu thập số liệu bằng việc hỏi trực tiếp các nhân viên

kế toán và nhà quản trị công ty, trong đó tập trung nhiều vào phỏng vấn anh BùiVăn Hậu – kế toán trưởng của công ty Các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước.Thời gian và địa điểm phỏng vấn được thỏa thuận trước Việc phỏng vấn được tiếnhành theo phương thức gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp Địa điểm phỏng vấn là tạiphòng kế toán của công ty Những người được phỏng vấn đã trả lời các câu hỏi vớithái độ nhiệt tình, cởi mở

Nội dung của các cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về công tác tổ chứccác phòng ban trong công ty, tình hình kinh doanh, công tác kế toán nói chung và kếtoán kết quả kinh doanh nói riêng tại đơn vị Kết quả thu được là khá khả quan, sốlượng thông tin thu được nhiều, việc trao đổi trực tiếp giúp làm sáng tỏ kịp thờinhững vấn đề còn khúc mắc về số liệu kế toán trên các chứng từ sổ sách của công

ty Mặt khác, việc kết hợp giữa hỏi đáp và quan sát quá trình vào số liệu kế toán trên

Trang 9

các chứng từ, sổ sách kế toán tại đơn vị giúp em có thể hiểu được quy trình cũngnhư hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng con số trên sổ sách kế toán.

Phương pháp phân tích số liệu

Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết,

có giá trị cho khóa luận của mình em còn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu Đó là

các phép biện chứng và lịch sử như các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu Kết

hợp với những phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn

Tất cả các thông tin thu thập được sau các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩnthận, sau đó được hoàn thiện và sắp xếp lại một cách có hệ thống Các thông tin thuđược từ các phương pháp trên được tập hợp lại, phân loại, chọn lọc ra các thông tin

có thể sử dụng được Tất cả các thông tin sau khi được xử lý được dùng làm cơ sởcho việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty và thực trạngcông tác kế toán kết quả kinh doanh Thông qua các kết luận đó cùng với việc xemxét những thành công trong quá khứ và các định hướng trong tương lai của công ty

để đưa ra những kiến nghị mang tính khả thi cao

5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp

Kết cấu khoá luận tốt nghiệp gồm:

Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệpChương này khóa luận tập trung làm rõ những quy định về chuẩn mực, chế độ

kế toán hiện hành về kế toán kết quả kinh doanh, những khái niệm và nội dung cầnthiết để phục vụ cho vấn đề cần nghiên cứu của đề tài

Chương II: Thực trạng về kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CP BibomartChương này giới thiệu tổng quan về Công ty CP Bibomart về cơ cấu tổ chức,

bộ máy kế toán, chính sách kế toán mà công ty áp dụng và đánh giá thực trạng kếtoán kết quả kinh doanh của công ty

Chương III: Các kết luận và đề xuất để hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanhtại Công ty CP Bibomart

Nội dung của chương này là đưa ra các kết luận và các phát hiện trong quátrình nghiên cứu đề tài trong công ty đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện kếtoán kết quả kinh doanh trong Công ty CP Bibomart

Trang 10

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số lý luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1,1,1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh

Theo kế toán tài chính: kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt

động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, được xác định trên cơ sởtổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp Kế toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ

kế toán (tháng, quý, năm là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanhthu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong kỳ kế toán đó.Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chiphí thì doanh nghiệp bị lỗ

Theo kế toán quản trị: Kết quả kinh doanh là phần còn lại của doanh thu sau

khi đã trừ các khoản chi phí tương xứng để tạo nên doanh thu Trong đó, chi phí gắnliền với việc tạo nên doanh thu được phân loại và tính theo 2 phương pháp làphương pháp chi phí toàn bộ và phương pháp chi phí trực tiếp

Như vậy, kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trịđều được biểu hiện bằng phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phínhưng do đối tượng và tính chất cung cấp thông tin khác nhau nên có sự khácnhau cơ bản Trong kế toán quản trị, kết quả kinh doanh thường là kết quả kinhdoanh trước thuế, còn trong kế toán tài chính là kết quả kinh doanh sau thuế Kếtquả kinh doanh trong kế toán tài chính gồm có kết quả hoạt động kinh doanh vàkết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính

Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các

khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu không

Trang 11

mang tính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khảnăng xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại.

1.1.1.2 Khái niệm về doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 14): Doanh thu là tổng giá trị các lợiích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất,kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Doanh thu là luồng thu nhập gộp của các lợiích kinh tế trong kì, phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường, làm tăng vốnchủ sở hữu chứ không phải phần đóng góp của những người tham gia góp vốn cổphần Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba

Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng về cơ bản, khái niệm doanh thutheo chuẩn mực kế toán Việt Nam khá thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế vềbản chất và nội dung của doanh thu Doanh thu là các lợi ích mà công ty sẽ thuđược trong một kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động thông thường và làm tăng vốnchủ sở hữu của công ty

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ

thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thuthêm ngoài giá bán

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: được tính bằng tổng doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ (-) các khoản giảm trừ như: chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

Doanh thu hoạt động tài chính: là toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động

đầu tư tài chính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

 Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

+ Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn

+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

+ Trị giá hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêuthụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

Trang 12

Thu nhập khác: là những khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt

động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như: thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ,thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng…

Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, lãi từ tiềngửi, chênh lệch tỷ giá…

1.1.1.3 Khái niệm về chi phí

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01): Chi phí là tổng giá trị các khoảnlàm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, cáckhoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sởhữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: Chi phí của doanhnghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và cácchi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinhdoanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kì nhất định

Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, mức độ khái quát nhưngđều thể hiện bản chất của chi phí là những hao phí phải bỏ ra trong quá trình tiếnhành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đổi lấy sự thu về lượng sảnphẩm được tạo ra hoặc dịch vụ được phục vụ

Giá vốn hàng bán: là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm gồm cả chi phí

mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kì (đối với doanh nghiệp thươngmại) hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã được xác định làtiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanhtrong kì

Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động

sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêuthụ hàng hóa, dịch vụ

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí

về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quátrình quản lý doanh nghiệp

Trang 13

Chi phí tài chính: là các chi phí, các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư

tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượngcác khoản đầu tư

Chi phí khác: là các khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự

kiện hoặc các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệpmang lại Ngoài ra, còn bao gồm các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót từ nhữngnăm trước nay phát hiện ghi bổ sung

 Thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh ngiệp:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 17): Thuế TNDN bao gồm toàn bộ

số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhậnđược từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà ViệtNam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần Thuế TNDN bao gồm các loạithuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nướcngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanhtoán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổtức, lợi nhuận (nếu có) hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch

vụ nước ngoài theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 17): Chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại(hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xácđịnh lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ

Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc

thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệpcủa năm hiện hành

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong năm tương

lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai

tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ chuyểnsang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng và giá trị được khấu trừchuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

Trang 14

1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định KQKD trong DN

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh

và kết quả hoạt động khác Cuối mỗi kỳ kinh doanh, kế toán phải tổng hợp kết quảcủa tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp

 Kết quả kinh doanh trước thuế

Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinhdoanh và kết quả hoạt động khác

+ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo côngthức:

- Các khoảngiảm trừdoanh thu

-Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuấtkhẩu, thuế GTGTnộp theo PP trựctiếp

+

Doanh thuhoạt độngtài chính -

Chi phí hoạtđộng tài

-Chi phíbán hàng,chi phíQLDN

+ Kết quả hoạt động khác

Kết quả khác là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên hoặcdoanh nghiệp không dự kiến trước được như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nhập

từ phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, tài sản tổn thất…

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác - Chi phí hoạt động khác

Kết quả kế toán trước

thuế = Kết quả hoạt động kinhdoanh + Kết quả hoạt động khác

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập chịu thuếTNDN trong kỳ x Thuế suất thuế TNDNphải nộp

Trang 15

Thu nhập chịu

thuế TNDN

trong kỳ =

Doanh thu để tínhthu nhập chịu thuế

-Chi phí hợp lýtrong kỳ + thuế khác trongThu nhập chịu

kỳ

Trong đó

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ là tất cả các khoản tiền bánhàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ cấp, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinhdoanh được hưởng mà không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa thu được tiền + Đối với các DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu đểtính thuế TNDN được tính theo giá bán hàng hóa, dịch vụ của công ty chưa có thuếGTGT

+ Đối với các DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu để tínhthuế TNDN được tính theo giá bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT

Chi phí hợp lý trong kỳ là các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanhthu, thu nhập trong kỳ kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lươngphải trả cho người lao động, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động KD, chi phítiền vay, chi phí quản lý, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của Nhànước… Các khoản chi phí này phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định củapháp luật

Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ là các khoản chi không được trừ khi xácđịnh thu nhập chịu thuế bao gồm: khoản tiền phạt do vi phạm hành chính, phần chiphí quản lý do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Namvượt trên mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định…

Trang 16

1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh

1.1.3.1 Yêu cầu quản lý kế toán kết quả kinh doanh

Qua nghiên cứu các nội dung trên có thể thấy kết quả kinh doanh là một chỉtiêu kinh tế vô cùng quan trọng Chính điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chứccông tác quản lý kết quả kinh doanh sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tếcao nhất Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh đòi hỏi kế toán phải tham gia tổ chứcquản lý một cách chặt chẽ và khoa học Muốn công tác quản lý kết quả kinh doanhđạt hiệu quả cao, trước hết doanh nghiệp phải quản lý tốt doanh thu và chi phí.Quản lý tốt các khoản doanh thu và thu nhập khác đòi hỏi kế toán phải thườngxuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liênquan đến doanh thu bằng cách tổ chức theo dõi, hạch toán trên sổ sách một cáchhợp lý và khoa học Kế toán phản ánh đích thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ

đó giúp các nhà quản lý nắm bắt được từng bản chất của các nghiệp vụ kinh tế.Quản lý tốt chi phí phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêu cầu cầnthiết Hiện nay, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc làm thế nào để hạ thấp tỷsuất chi phí để làm tăng kết quả kinh doanh Vai trò của kế toán không chỉ dừng lại

ở việc cung cấp thông tin mà kế toán còn phải giúp doanh nghiệp trong việc quản lýchi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp Kế toán cần phát hiện và ngănchặn việc phát sinh những chi phí bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ralãng phí cho doanh nghiệp Các chi phí cần được phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thờivào sổ sách, chứng từ kế toán tránh tình trạng thâm hụt, chi tiêu không có cơ sở

Để quản lý tốt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không thể không nói đếncông tác quản lý chi phí và thu nhập ở từng đơn vị bộ phận trong doanh nghiệp.Trong từng bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán cùng với bộphận quản lý phải lập phương án quản lý tốt chi phí và thu nhập của bộ phận mìnhgóp phần thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh phải được xác định một cách đúng đắn cho mỗi hoạt độngcủa doanh nghiệp theo đúng quy định tài chính, kế toán hiện hành

Trang 17

1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh

Trong các doanh nghiệp thương mại, bộ phận kế toán có chức năng giám sáttoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sảncủa doanh nghiệp Từ chức năng đó, kế toán xác định kết quả kinh doanh phải thựchiện các nhiệm vụ sau:

Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng đắn các khoản doanh thu, thu nhập,chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp

Tính toán, xác định chính xác chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Cung cấp thông tin phục vụ lập BCTC và phân tích kinh tế trong doanhnghiệp

1.2 Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành

1.2.1 Kế toán kết quả kinh doanh theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

Một số chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến kế toán kết quả kinh

doanh Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung được ban hành và công bố theo QĐ

số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng BTC) Phản ánh cácnguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố của BCTC

Doanh nghiệp cần tôn trọng một số quy định đó khi kế toán kết quả kinhdoanh:

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh

nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chiphí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểmthực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền

Nguyên tắc này nhấn mạnh vào việc ghi nhận các sự kiện phát sinh khôngcăn cứ vào việc thu chi hay thực tế thu, thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Vìvậy, việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến việc xác địnhkết quả kinh doanh cuối kỳ và ảnh hưởng đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệptrong một kỳ kế toán Cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếuđối với việc xác định kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận

Trang 18

theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, từ đó BCTC nóichung và báo cáo KQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ cácgiao dịch kinh tế trong kỳ và từ đó cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của doanhnghiệp được phản ánh một cách đầy đủ, hợp lý Hơn nữa, do không có sự trùng hợpgiữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghinhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theodõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau như: nợ phải thu, nợ phải trả, khấuhao, dự phòng…

Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với

nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồmchi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trảnhưng liên quan đến doanh thu của kỳ gốc

Theo nguyên tắc này, sự phù hợp ở đây có thể được hiểu theo hai hướng: phùhợp về lượng và phù hợp về thời gian Phù hợp về lượng là khi doanh thu được ghinhận tại thời điểm khách hàng chấp nhận thanh toán cho một lượng hàng nhất địnhthì chi phí xác định được phải tương ứng với lượng hàng đó Còn sự phù hợp vềthời gian được hiểu là khi doanh thu hay chi phí phát sinh cho nhiều kỳ thì cần phân

bổ cho nhiều kỳ, chỉ đưa vào doanh thu, chi phí phần giá trị phát sinh tương ứng với

kỳ hạch toán Vì vậy, khi doanh thu và chi phí được xác định một cách phù hợp vớinhau sẽ đảm bảo sự chính xác, tương xứng, từ đó giúp cho việc xác định kết quảkinh doanh dễ dàng và nhanh chóng hơn

Nguyên tắc thận trọng trong kế toán đòi hỏi:

a) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

b) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

c) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

d) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năngthu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khảnăng phát sinh chi phí

Nguyên tắc này đòi hỏi việc tính giá các đối tượng kế toán phải mang tính bảothủ, có nghĩa là người kế toán luôn phải đứng về phía bảo thủ Trên nguyên tắc đó,nếu có hai phương án để lựa chọn thì phương án nào tạo ra thu nhập ít hơn hay giá

Trang 19

trị tài sản ít hơn sẽ được lựa chọn sử dụng Như vậy, mức độ đảm bảo cho tài sảnhay thu nhập sẽ tin cậy hơn.

Các nguyên tắc trong này giúp kế toán phản ánh từng khoản doanh thu, chi phíđúng đắn vào đúng thời điểm phát sinh giúp cho công việc kế toán kết quả kinhdoanh chính xác và phản ánh đúng cho người sử dụng thông tin Làm cho công tác

kế toán có sự thống nhất từ đầu kỳ cho tới hết năm tài chính, kế toán phải thận trọngtập hợp các chi phí, doanh thu hợp lý tránh có sự trùng lặp và việc áp dụng mộtphương pháp thống nhất qua các năm sẽ cho phép kế toán kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp mới có ý nghĩa thực chất mang tính so sánh

Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác được ban hành theo QĐ số

149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC), các nội dung liên quanđến xác định kết quả kinh doanh

Điều kiện ghi nhận doanh thu:

 Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau :

 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

 Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

 Doanh thu cunh cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau

 Doanh thu được xác định tương đối là chắc chắn

 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

 Xác định phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán

 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịchcung cấp dịch vụ đó

 Thu nhập khác: quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạtđộng không thường xuyên, ngoài hoạt động tạo ra doanh thu:

 Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ

 Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng

 Thu tiền bảo hiểm bồi thường

 Thu từ các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước

 Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập

 Các khoản thu khác

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Trang 20

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp.Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từngloại doanh thu Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết cho từng khoản doanhthu, nhằm phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý và lậpBCTC của DN.

Chuẩn mực hướng dẫn về các quy định ghi nhận doanh thu, thu nhập, kế toántìm hiểu và thực hiện ghi nhận doanh thu theo nguyên tắc và điều kiện ghi nhậngiúp cho việc tập hợp đúng, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanhthu kịp thời để kết quả kinh doanh đảm bảo thu đủ và kịp thời Các khoản thu đượcquy định rõ trong chuẩn mực giúp cho công việc kế toán nhanh hơn, các nghiệp vụphát sinh được định khoản dễ dàng Từ đó, việc kế toán kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp được thực hiện đúng, cung cấp các thông tin cho nhà lãnh đạo về tìnhhình thực tế của doanh nghiệp Giúp cho nhà lãnh đạo có cái nhìn chiến lược và đề

ra kế hoạch trong tương lai

Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành theo QĐ

12/2005/QĐ-BTC ngày 31/12/2005 của Bộ trưởng BTC) Chuẩn mực quy định vàhướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN Các nội dung cơbản của chuẩn mực liên quan đến kế toán xác định KQKD

Cơ sở tính thuế thu nhập: Là giá trị tính cho tài sản hay nợ phải trả cho mục

đích xác định thuế TNDN Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phíthuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại Thu nhập thuế thu nhậpdoanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhậphoãn lại

Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp:

Hàng quý kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý.Thuế TNDN tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hànhcủa quý đó

Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN thực tế phảinộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDNhiện hành Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuếTNDN hiện hành trong báo cáo kết quả kinh doanh của năm đó

Trang 21

Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn sốthuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn sốthuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào sốthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Trong chuẩn mực 17 chỉ ra rằng thuế TNDN đựơc hạch toán là một khoản chiphí khi xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính Chiphí thuế thu nhập hiện hành được hạch toán để xác định kết quả kinh doanh khiquyết toán năm nhưng trong năm doanh nghiệp vẫn phải tạm tính và nộp thuế ngânsách Nhà nước Đây là một khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp để xác định kếtquả kinh doanh trong kỳ Thuế TNDN được xác định đúng thì lợi nhuận cũng tínhchính xác Bởi lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nếu như kết quả hoạt động không chính xác nó sẽ kéo theo hàng loạt nhữnghậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn tới các tổ chức

cá nhân có lợi ích liên quan trực tiếp với công ty như: ngân hàng, nhà cung cấp…Bởi vậy kế toán cần phải thực hiện đúng các quy định trong chuẩn mực 17 này cónhư vậy mới giúp cho công tác kế toán kết quả kinh doanh chính xác và hiệu quả.Như vậy, các Chuẩn mực kế toán trên có một số nội dung liên quan tới kế toánkết quả kinh doanh và là nền tảng cho quá trình thực hiện công tác xác định kết quảkinh doanh tại doanh nghiệp

1.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán (theo thông tư

133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 )

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán là các chứng từ bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế đã phátsinh và thực sự hoàn thành, là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toánđồng thời là cơ sở xác minh trách nhiệm vật chất Vì vậy, chứng từ kế toán phảiđược ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định, không được sửa chữa, tẩy xóa Kế toánkết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu những chứng từ sau:

 Chứng từ phản ánh việc kết chuyển doanh thu, chi phí

- Hợp đồng mua bán

- Hoá đơn GTGT

- Biên bản giao nhận, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho

- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có…

Trang 22

 Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác

 Tờ khai tạm tính thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNDN

 Bảng xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

 Các chứng từ khác có liên quan

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán : Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vịlập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đếu phải tập chung vào bộ phận kế toán doanhnghiệp Bộ phận kế toán kiểm tra chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xácminh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.Trình tự luân chuyển kế chứng từ kế toán gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trìnhGiám đốc doanh nghiệp ký duyệt

- Phân loại, sắp xếp chứng từu kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán kết quả kinh doanh các tài khoản sử dụng không nhiều nhưng nộidung hạch toán lại phức tạp, tài khoản sử dụng: TK 511, TK 515, TK 632, TK642,

TK 635, TK 711,TK 811, TK911, TK 421 và một số tài khoản liên quan khác

 TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh:

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vàcác hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán năm

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911:

Trang 23

Bên nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 911 không có số dư cuối kỳ

 TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp trong một kỳ kế toán Tài khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ có 4 tài khoản cấp 2

TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá

- Các khoản thuế giảm thu phải nộp

- Các khoản giảm trừ doanh thu

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Bên có :

Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụdoanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

TK 511 không có số dư cuối kỳ

 TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính:

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợinhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 515

Trang 24

Bên nợ :

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp ( Nếu có)

- Kết chuyển doanh thu từ hoạt động tài chính sang TK 911 – Xác định kết quả kinhdoanh

Bên có :

Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ

 TK 632 – Giá vốn hàng bán:

Tài khoản này phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, BĐS đầu

tư Đồng thời, phản ánh các chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh BĐS đầu tưnhư: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa,…

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 632

 Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thườngxuyên

Bên nợ

- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh :

+ Trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá

+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chiphí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.+ Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ phần bồi thường

do trách nhiệm cá nhân gây ra

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Chênh lệch giữa số dự phònggiảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trướcnhưng chưa sử dụng hết

- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư phản ánh :

+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ

+Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vàonguyên giá BĐS đầu tư

+ Chí phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đàu tư trong kỳBên có :

- Kết chuyển giá vốn cúa sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh

- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định

Trang 25

kết quả kinh doanh.

- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính

- Trị giá hàng bán bị trả lại

- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ

- Số điều chỉnh tăng nguyên giá BĐS đầu tư nắm giữ chờ tăng giá khi có bằng chứngchắc chắn cho thấy BĐS đầu tư có dấu hiệu tăng giá trở lại

- Các khoản thuế nhập khảu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vàogiá trị hàng mua, nếu như bán hàng hoá mà các khoản thuế đó được hoàn lại

TK 632 không có số dư cuối kỳ

 Trường hợp doanh nghiệp bán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

- Đối với doanh nghiệp thương mại

Bên nợ :

+ Trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong kỳ

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã xuất bán

- Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ

Bên nợ :

+Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho đầu kỳ

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Chênh lệch giữa số dự phòngphải lập năm nay lớn hơn số lặp năm trước chưa sử dụng hết)

+ Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoànthành

Bên có :

+ Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho cuối kỳ vào bên nợ TK

511 – “Thành phẩm”, TK 154 – “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch

Trang 26

giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết)+ Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành đượcxác định là đã bán trong kỳ vào bên nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh “.

TK 632 không có số dư cuối kỳ

 TK 635 – Chi phí tài chính:

Bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tưtài chính, chi phí cho vay và vay vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứngkhoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán Dự phòng giảm giá đầu tưchứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 635

Bên nợ :

- Câc khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ

- Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh , dự phòng tổn thấtđầu tư vào đơn vị ( chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dựphòng đã lập kỳ trước)

Bên có :

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh , dự phòng tổn thất đầu tưvào đơn vị khác ( chênh lệch giữ số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng

đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết )

- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ đê xác địnhkết quả hoạt động kinh doanh

TK 635 không có số dư cuối kỳ

 TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý chung của doanhnghiệp như chi phí về lương nhân viên bộ phận văn phòng, chi phí quản lý doanhnghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm… Tài khoản 642 có 2 tài khoản cấp 2 :

TK 6421 – Chi phí bán hàng

TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 642

Trang 27

Bên nợ :

- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả ( chênh lệch giữa số phải lập trong

kỳ này nhỏ hơn số đã lập dự phòng kỳ trước chưa sử dụng hết )

Bên có :

- Các khoản được ghi giảm chi phí kinh doanh

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả

- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh

TK 642 không có số dư cuối kỳ

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK

911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

Bên có : Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ

TK 711 không có số dư cuối kỳ

 TK 811 – Chi phí khác:

Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiệnhay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp Kết cấu và nội dung phản ánh TK 811

Bên nợ : Các khoản chi phí khác phát sinh

Bên có : Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳsang TK 911 – “ Xác định kết quả kinh doanh”

TK 811 không có số dư cuối kỳ

 TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Phản ánh chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm làm căn cứ để xác định kếtquả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành

Trang 28

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 821

Bên nợ :

- Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm

- Thuế TNDN của cá năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại

TK 821 không có số dư cuối kỳ

 TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

Phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phânphối lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp

Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2 :

TK 4211 – “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”

TK 4212 – “ Lợi nhuận chưa phân phối năm nay”

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 421

Bên nợ

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;

- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;

- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu

Bên có :

- Số lợi nhuận thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;

- Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh

Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có

Trang 29

Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.

Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng

1.2.2.3 Trình tự hạch toán

- Trình tự hạch toán :

Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vàotài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ,chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấuhao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượngbán bất động sản đầu tư, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản ý kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thunhập khác, ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phíkhác, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 811 - Chi phí khác

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Trang 30

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phátsinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:

 Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì sốchênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

 Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kếtchuyển số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

1.2.2.4 Sổ kế toán sử dụng

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh

tế đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến DN.Các sổ phải lập dựa trên cơ sở các chứng từ hợp lệ theo quy định của BTC Để phảnánh tình hình KQKD trong kỳ của DN, kế toán mở sổ theo dõi tùy theo hình thức

DN áp dụng

Trang 31

 Hình thức kế toán Nhật ký chung

Hàng ngày, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổNhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế củanghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái các tàikhoản theo từng nghiệp vụ phát sinh Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm cácloại sổ chủ yếu:

- Sổ quỹ, sổ chi tiết các tài khoản: TK 911, TK 421, TK 511, TK 632,

- Sổ cái các tài khoản: TK 911, TK 421, TK 511, TK 632,

 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Nếu thực hiện trên máy vi tính, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm kếtoán khác nhau phù hợp với điều kiện và đặc điểm hoạt động của công ty Phầnmềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hìnhthức kế toán đó Nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ ghi bằng tay

Hàng ngày, kế toán căn cứ và chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ

kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ để nhập dữ liệuvào máy vi tính Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, lập báo cáo tài

Trang 32

chính Sử dụng phần mềm kế toán luôn đảm bảo được tính chính xác, trung thựchợp lý theo thông tin đã được nhập vào trong kỳ.

1.2.2.5 Trình bày thông tin kết quả kinh doanh trên BCTC

 Nội dung và kết cấu báo cáo

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính

và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp

Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp vàđơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệpphải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giaodịch nội bộ

 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sảnđầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanhnghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản

511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo

Các khoản giảm trừ doanh thu(Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanhthu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phátsinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư,doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiếtkhấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn

cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mã số 10 = Mã số 01 – Mã

số 02

Giá vốn hàng bán(Mã số 11)

Trang 33

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sảnxuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đãcung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong

kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tàikhoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh”

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá,thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong

kỳ báo cáo Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

 Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳbáo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên

Nợ của Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911

“Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo

 Chi phí tài chính (Mã số 22)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phíbản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanhnghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chiphí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳbáo cáo

 Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳbáo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tàikhoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo

 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong

kỳ báo cáo Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22)– Mã số 24

 Thu nhập khác (Mã số 31):

Trang 34

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của Tàikhoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kếtquả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu đểghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bánTSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý

 Chi phí khác (Mã số 32):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tàikhoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quảkinh doanh” trong kỳ báo cáo

Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu đểghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bánTSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý

 Lợi nhuận khác (Mã số 40):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuếGTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳbáo cáo Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáocủa doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt độngkinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo Mã số 50 = Mã số 30 + Mã

số 40

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51):

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinhtrong năm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phátsinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đốiứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK

8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911trong kỳ báo cáo

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52):

Trang 35

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thunhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêunày được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinhdoanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK

8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu đượcghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kếtoán chi tiết TK 8212)

 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạtđộng của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinhtrong năm báo cáo Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52)

Trang 36

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBOMART

2.1 Tổng quan về Công ty CP Bibomart và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kết quả kinh doanh của công ty

2.1.1 Tổng quan về Công ty CP Bibomart

2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty CP Bibomart

 Tên đấy đủ : Công ty Cổ phần Bibomart

 Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần

 Lĩnh vực kinh doanh : Kinh doanh đồ cho mẹ và bé

 Ngành nghề kinh doanh : Thương mại, dịch vụ

 Trụ sở chính : A4 sổ 235 đường Lạc Long Quân, P Nghĩa Đô, Q.CầuGiấy, Hà Nội

 Tên giám đốc : Trịnh Thu Trang

 Email : info@bibomart.com.vn

 Webside : https://bibomart.com.vn

 Quy mô :

Vốn điều lệ : 6.000.000.000 đồng ( Sáu tỷ đồng Việt Nam )

Nhân viên : hơn 1000 nhân viên

Cửa hàng : Hiện công ty đã có hơn 140 cửa hàng bán lẻ trên khắp các tỉnh thành chiếm được lòng tin của hơn 80.000 mẹ bầu

Sản phẩm : Với hơn 20.000 mặt hàng đa dạng về chủng loại và số lượng, 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty CP Bibomart được cấp giấy phép kinh doanh ngày 06/12/2013 Từ khithành lập tới nay, tên tuổi và uy tín của công ty không chỉ được khẳng định qua sựtín nhiệm và ủng hộ của các khách hàng và các đối tác trong suốt thời gian qua màcòn thể hiện ở sự phát triển và mở rộng quy mô không ngừng của công ty Từ sốlượng ban đầu chỉ gồm hơn 30 nhân viên đến nay công ty đã phát triển lên con sốhàng nghìn nhân viên tại hai trụ sở chính ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và hệ thống

140 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.Nguồn lực nhân viên với tay nghề và chuyênmôn nghiệp vụ cao, từ bộ phận kinh doanh, kế toán đến kỹ thuật luôn tạo cho kháchhàng những ấn tượng tốt nhất

Trang 37

Hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé Bibo Mart thuộc quyền quản lý của Công ty cổphần Bibo Mart, chuyên cung cấp các sản phẩm dành cho các mẹ (trong giai đoạnthai kỳ và giai đoạn hậu sản) và các bé (trong độ tuổi từ 0~6 tuổi).

Chỉ sau 5 năm đi vào hoạt động chuỗi bán lẻ mẹ và bé Bibo Mart đã vươn lêntrở thành thương hiệu uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay Tại Hà Nội, các cửa hàngcủa Bibo Mart đã có mặt tại tất cả các Quận trung tâm của thành phố Tại TP HồChí Minh, Bibo Mart đang tiếp tục mở rộng Hệ thống Năm 2016, Bibo Mart hợptác với Quỹ đầu tư ACA Investment và được định giá hơn 140 triệu USD

Ngoài hệ thống cửa hàng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Bibo Mart còn pháttriển Hệ thống bán hàng trực tuyến hiện đại tại địa chỉ https://bibomart.com.vn Siêuthị trực tuyến của Hệ thống Bibomart đang đón nhận hàng trăm ngàn lượt kháchhàng truy cập tra cứu thông tin sản phẩm và mua sắm mỗi ngày Các khách hàngmua hàng online không chỉ đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, QuảngNinh, Vũng Tàu mà còn vươn ra khắp cả nước

2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty Cổ phần Bibomart là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và căn

cứ vào chức năng, ngành nghề đã được ra quyết định Giấy phép hoạt động trên địabàn cả nước, Công ty đã xác định chức năng cho mình như sau:

- BiboMart cung cấp các sản phẩm vô cùng đa dạng đáp ứng tất cả các nhu cầu cho

Mẹ và Bé trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi Các sản phẩm của các thương hiệu uy tíntrên thế giới như: Combi, Chicco, Fisher-price, Farlin, Hipp, DrBrown đều đượckiểm tra và chứng nhận an toàn cho sức khỏe của Mẹ & Bé

- Tổ chức các hoạt động hướng tới sức khỏe của mẹ và bé

Bên cạnh những chức năng được đặt ra kể từ khi thành lập, Công ty Cổ phầnBibomart còn có các nhiệm vụ sau :

- Tổ chức kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đúng mục đích thành lập doanhnghiệp

- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý thực hiện quá trìnhkinh doanh và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạnhàng trong và ngoài nước

Ngày đăng: 19/03/2020, 22:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w