1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Công tác GVCN

8 375 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 97 KB

Nội dung

 Các văn bản liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học : thu, miễn giảm học phí, chế độ chính sách đối với con thương binh, quy chế khen thưởng kỷ luật học sinh, nội quy học sinh … 2/ Nắm

Trang 1

CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

I/ CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM (GVCN)

1/ Quản lý giáo dục toàn diện học sinh

- Chú ý quản lý giáo dục toàn diện

 Quản lý hành chính : tên tuổi, gia cảnh, trình độ học lực và hạnh kiểm

 Quản lý học tập và rèn luyện các mặt Đặc biệt quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức)

- Giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng văn hóa

 GVCN không chỉ đơn thuần là làm tốt công tác quản lý hành chính mà phải chú

ý quản lý giáo dục toàn diện

2/ Tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản

GVCN không có mặt xuyên suốt các ngày trong tuần Chính vì vậy, việc xây dựng, tổ chức tập thể học sinh tự quản là điều hết sức cần thiết, bắt buộc phải thực hiện

- Bồi dưỡng, hướng dẫn, rèn luyện năng lực tự quản cho học sinh

- Tổ chức đội ngũ tự quản hợp lý

- GVCN cần điều chỉnh các hoạt động của lớp, giúp các em tháo gỡ những khó khăn

- Tranh thủ, phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường

3/ Làm cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

- Truyền đạt, thông tin đầy đủ các quy định, nội dung hoạt động của Ban giám hiệu (BGH), Đoàn thể tới học sinh Chú ý :

 Thuyết phục

 Thái độ nghiêm túc để học sinh ý thức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ và

tự giác thực hiện

 Gợi ý những phương hướng, biện pháp thực hiện

- GVCN còn là đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh

 Phản ánh với BGH, giáo viên bộ môn (GVBM) những nguyện vọng chính đáng của học sinh, đề xuất giải pháp giải quyết phù hợp và có tác dụng giáo dục

 Trường hợp cá nhân học sinh hoặc tập thể làm cho người khác hiểu lầm do

vô ý hoặc do bộc phát, bồng bột  GVCN là người đứng ra điều phối mối quan hệ giữa học sinh với người bị học sinh làm cho hiểu lầm

- GVCN   Phụ huynh học sinh (PHHS)

 Giáo dục ở gia đình là nền tảng cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở học sinh

 Giáo dục trong nhà trường có vai trò định hướng, tác động đến học sinh giúp các em phát triển hoàn thiện về nhân cách

 GVCN tích cực liên hệ gia đình học sinh, làm cho PHHS nhận thức rõ trách nhiệm trong việc giáo dục con em

Trang 2

4/ Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của học sinh

- Tránh quan điểm quá khắt khe, định kiến với học sinh, nhất là những học sinh có đặc điểm về tâm sinh lý

- Khi đánh giá học sinh có thể dựa vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em

- Đánh giá phong trào hoạt động của lớp dựa trên yêu cầu, kế hoạch đề ra, có

so sánh với toàn khối, toàn trường

- Quá trình đánh giá cần lưu tâm đặc biệt đến những học sinh có những thiếu

sót, có “hoàn cảnh”  cân nhắc

- Đánh giá phải có chuẩn, thang đánh giá (đặc biệt khi đánh giá ý thức, thái

độ, hành vi đạo đức)

- Đánh giá có thể bằng nhiều hình thức :

 Tập thể tổ, lớp đánh giá

 Đánh giá có sự tham gia của cha mẹ học sinh

 Đánh giá có sự tham gia của GVBM

Để thực hiện tốt những chức năng cơ bản trên, GVCN cần thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể , những yêu cầu nhất định

II/ NHIỆM VỤ CỦA GVCN

1/ Nắm được mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường

- GVCN cần nắm được các văn bản liên quan đến mục tiêu của cấp học, của nhà trường

 Chương trình giảng dạy các môn

 Kế hoạch năm học của nhà trường

 Các văn bản liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học : thu, miễn giảm học phí, chế độ chính sách đối với con thương binh, quy chế khen thưởng

kỷ luật học sinh, nội quy học sinh …

2/ Nắm được cơ cấu tổ chức của nhà trường

- Tổ chức và phân công trong BGH

- Tổ chức Công đoàn, Đoàn, Đội

- Đội ngũ giáo viên, số GVBM dạy ở lớp chủ nhiệm  hiểu từng GVBM sẽ dạy ở lớp chủ nhiệm : hoàn cảnh, năng lực, tính cách … để xây dựng mối quan hệ phù hợp trong giáo dục học sinh

- Nắm được đội ngũ phụ trách từng mặt hoạt động khác như : TDTT, thiết bị, thư viện, y tế, bảo vệ … để phối hợp hoạt động

3/ Nghiên cứu, phân tích và nắm được mọi đặc điểm của các đối tượng trong lớp

Để giáo dục học sinh có kết quả tốt, giáo viên phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể để từ đó lựa chọn, kết hợp nhiều phương pháp ; đồng thời phối hợp nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nhanh chóng

hiểu được từng học sinh trong lớp Muốn giáo dục con người, phải hiểu con người về mọi mặt

3.1/ Nghiên cứu – Trao đổi trực tiếp, nắm thông tin

Trang 3

3.1.1/ Nghiên cứu :

Nghiên cứu lý lịch học sinh Về mặt này, GVCN cần lưu ý :

- Hoàn cảnh gia đình

- Nghề nghiệp cha mẹ, anh chị

- Số con trong gia đình

 Tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến học sinh Nếu nắm được rõ

ràng những yếu tố ấy, GVCN sẽ biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động tới học sinh

Nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề khác :

- Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh

 Hướng những em khỏe phát huy mặt mạnh

 Hướng sự quan tâm, giúp đỡ của cả lớp đối với những em có thể trạng không bình thường, giúp các em xóa bỏ mặc cảm về khuyết tật của mình

- Những đặc điểm về tâm lý

 Thông minh nhanh nhẹn hay bình thường

 Tác phong hoạt bát hay chậm chạp

 Thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư ; cẩn thận, chín chắn hay cẩu thả, bồng bột

 Tính hiền dịu hay nóng nảy

 Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh giúp GVCN lựa chọn, sử

dụng phương pháp giáo dục có hiệu quả

- Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của học sinh

 Chăm học hay lười học, trung thực hay giả dối, mạnh dạn hay nhút nhát, có

ý thức xây dựng tập thể hay là vô tổ chức kỷ luật , biết kính trên nhường dưới hay tùy tiện vô phép , thái độ cư xử đối với thầy cô giáo và bạn bè đúng hay chưa đúng chuẩn mực xã hội …

Nghiên cứu qua hồ sơ học sinh : học bạ, bản tự kiểm điểm …

3.1.2/ Trao đổi - nắm thông tin :

- Trao đổi với học sinh, nắm tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sở thích

- Trao đổi với GVCN, GVBM năm trước về tình hình của học sinh

- Trao đổi với các lực lượng giáo dục khác: BGH, CMHS,Phụ trách Đội …

- Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, ý thức hợp tác của những cá nhân học sinh mà GVCN có ý định tìm hiểu từ trước

 Nghiên cứu, tìm hiểu học sinh là việc làm htường xuyên, liên tục Tuy nhiên,

GVCN cần linh hoạt để làm sao thu thập được nhiều thông tin về học sinh một cách đầy đủ nhất, nhanh nhất, rõ ràng nhất nhằm đề ra được những tác động có hiệu quả đến học sinh

3.2/ Phân loại đối tượng học sinh

- Trên cơ sở đã tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng học sinh, GVCN phân loại đối tượng giáo dục theo ý định của mình  ghi vào sổ chủ nhiệm Từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục đối với lớp và với từng học sinh

Trang 4

- Trường hợp chưa rõ, GVCN nghiên cứu tiếp, thu thập thêm thông tin để có nhận định chính xác ; có thể trao đổi trực tiếp với học sinh, nhất là những học sinh có vấn đề

- Thực tế thì GVCN thường phân loại học sinh của lớp thành 3 nhóm :

 Nhóm 1 : những học sinh tích cực, ủng hộ các kế hoạch đề ra

 Nhóm 2 : những học sinh không có biểu hiện gì xấu nhưng cũng

không thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể

 Nhóm 3 : những học sinh có nhiều biểu hiện yếu kém trong học tập,

tư cách đạo đức  cần được quan tâm nhiều nhất

3.3/ Theo dõi, kiểm tra lại kết quả điều tra phân loại trên cơ sở thực tế

- Trao đổi với học sinh trong lớp, với GVCN cũ về đối tượng học sinh cần nghiên cứu, xem xét lại quan hệ bạn bè, cá tính, hoàn cảnh gia đình …

- Thăm gia đình học sinh

- Quan sát đối tượng giáo dục cần nghiên cứu thông qua các hoạt động tập thể như : lao động, vui chơi, sinh hoạt dưới cờ …

- Điều chỉnh lại sự phân loại đối tượng và bổ sung vào kế hoạch giáo dục biện pháp giáo dục cần thiết

3.4/ Tiếp tục hoàn chỉnh việc tìm hiểu học sinh

- Nghiên cứu kết quả học tập qua sổ điểm, sổ ghi đầu bài …

- Tìm hiểu định kỳ cuối mỗi tháng, học kỳ

4/ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện

Khác với GVBM, GVCN phải Tổ chức - Quản lý – Giáo dục học sinh trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, các buổi lao động, các hoạt động chung toàn trường

như sinh hoạt dưới cờ, kỷ niệm các ngày lễ …  Thông qua đó rèn luyện, hình

thành và phát triển kỹ năng cho học sinh, góp phần giáo dục đạo đức làm nền tảng

để thực hiện các nội dung giáo dục khác nhằm nâng cao kết quả học tập, lao động, vui chơi giải trí …

4.1/ Giáo dục đạo đức :

Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và

xã hội nói chung GVCN cần tổ chức các hoạt động chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức tư tưởng như :

- Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh, có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương khen thưởng cá nhân, tổ nhóm hàng tuần-tháng-học kỳ

- Hoạt động theo chủ đề tùy từng thời điểm và tình hình cụ thể của trường, lớp (liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) chọn chủ đề hoạt động phù hợp như : nhớ ơn thầy cô ; nét đẹp của lớp em, trường em ; trách nhiệm của thiếu niên trước các vấn đề ma túy, vệ sinh mội trường …

4.2/ Tổ chức các hoạt động học tập :

Cùng với giáo dục đạo đức, việc tổ chức có hiệu quả hoạt động học tập cũng

là nhiệm vụ hàng đầu của GVCN Kết quả hoạt động học tập phụ thuộc nhiều yếu

tố : khả năng nắm tri thức, năng lực hoạt động trí tuệ, ý thức của học sinh về nghĩa

Trang 5

vụ học tập, động cơ thái độ học tập, phương pháp học tập, điều kiện và phương tiện học tập … Bởi vậy :

- GVCN cần đề ra những yêu cầu học tập đối với học sinh

- Xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn

- Chỉ đạo đội ngũ tự quản tổ chức nhóm học tập trao đổi kinh nghiệm

- Đối với học sinh kém, GVCN cần biết rõ nguyên nhân để giúp đỡ

- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, GVCN tổ chức cho tập thể lớp giúp đỡ hoặc đề nghị gia đình tạo điều kiện

 Tóm lại, GVCN cần nắm rõ tình hình lớp nói chung, từng học sinh nói riêng

để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp

4.3/ Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp :

Căn cứ vào kế hoạch của trường, của Đoàn-Đội, GVCN xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục học sinh

- Cần quan tâm thường xuyên tới các loại hình lao động : vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp, lao động công ích làm sạch đẹp trường lớp …

4.4/ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT,vui chơi giải trí :

Đây là các hoạt động đáp ứng nhu cầu tất yếu của tuổi trẻ

- Phối hợp Đoàn-Đội tổ chức các hoạt động giúp học sinh sảng khoái tinh thần, góp phần hình thành các phẩm chất cơ bản như : tinh thần tập thể, các đức tính cá nhân …, giúp học sinh có điều kiện giao tiếp và hòa nhập

5/ Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

5.1/ GVCN phải tổ chức bộ máy tự quản - đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tín

và năng lực điều khiển tập thể lớp

- Lớp trưởng, các lớp phó, cán sự bộ môn, đội sao đỏ, tổ trưởng

- GVCN lựa chọn đội ngũ tự quản bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau tùy tình hình cụ thể từng lớp

5.2/ Tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp

- Tập hợp đội ngũ  giúp các em hiểu rõ tác dụng của việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh, về vai trò của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể

- Quy định rõ ràng nhiệm vụ của từng loại cán bộ lớp

- Hướng dẫn, yêu cầu các em ghi chép nội dung vào sổ công tác

- GVCN cùng trao đổi, định hướng các em vào công việc, giúp các em nắm được mục đích, nội dung, phương pháp thực hiện nhiệm vụ

5.3/ Tổ chức sinh hoạt cho toàn thể lớp về những nội dung xây dựng tập thể lớp tự quản

- Phải tiến hành xuyên suốt năm học

- Giúp tập thể lớp hiểu được thế nào là 1 tập thể lớp tự quản tốt

- Thông qua trước lớp vai trò của đội ngũ cán bộ lớp

- Tự quản giờ học vắng giáo viên

- Tự quản trong giờ học

- Tự quản giờ sinh hoạt tập thể chung

Trang 6

 Những nội dung này có thể đưa xen kẽ vào nội dung của giờ sinh hoạt lớp

để rèn luyện học sinh

5.4/ Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh rèn luyện kỹ năng tự quản

- Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp Qua đó, các em phải rút ra được kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo

- GVCN hướng dẫn, điều chỉnh, đánh giá kết quả cuối cùng

5.5/ Kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp, giúp các em khắc phục khó khăn, động viên, bảo vệ uy tín các em trước tập thể lớp, không

tạo ra sự đối lập giữa các em với các thành viên trong tập thể

6/ Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

6.1/ Kết hợp và tạo điều kiện cho Đoàn-Đội thực hiện các kế hoạch hoạt động

- Kết hợp Đội TNTPHCM, Đoàn TNCSHCM

- Giúp đỡ chi đội lớp trong việc thực hiện kế hoạch, công việc do Đoàn-Đội

đề ra

6.2/ Phối hợp GVBM để tạo ra được những tác động sư phạm đồng bộ tới học sinh

- Tránh hoạt động rời rạc, vô hiệu hóa tác động của nhau

- Theo dõi thường xuyên, nắm bắt kịp thời ý thức và kết quả học tập của từng học sinh đối với từng môn học

- Trao đổi với GVBM những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện như : hoàn cảnh gia đình, sức khỏe yếu, ý thức kỷ luật kém …

- Tiếp thu ý kiến của GVBM phản ánh để cùng hỗ trợ tác động tới học sinh

 Sự phối hợp 2 chiều

6.3/ Phối hợp với BGH

- GVCN là người thay mặt BGH, nhà trường để tổ chức, quản lý giáo dục học sinh một lớp

- GVCN cần dựa vào kế hoạch chung của trường và tình hình cụ thể của lớp

để xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp giáo dục học sinh

- Thường xuyên báo cáo tình hình cụ thể của lớp, kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với BGH

- Đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục, cùng phối hợp BGH tác động sư phạm tới cả lớp

6.4/ GVCN liên kết với gia đình

Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình rất sâu sắc và quan trọng với học sinh GVCN là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết với gia đình

- Giúp CMHS hiểu rõ kế hoạch, mục tiêu của trường và sự phấn đấu của lớp

Từ đó, thống nhất với gia đình nội dung, biện pháp giáo dục học sinh

- Đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện ở trường cũng như ở nhà

Trang 7

- Có kế hoạch định kỳ thông báo cho CMHS biết kết quả học tập, rèn luyện các mặt của học sinh Yêu cầu gia đình thông tin kịp thời với GVCN biết về tinh thần học tập, ứng xử, hành vi … của con em ở gia đình

- GVCN cùng gia đình phải thường xuyên hoàn thiện việc liên kết giáo dục

- Việc liên kết với CMHS có thể thực hiện bằng nhiều cách :

 Sổ liên lạc

 Họp PHHS định kỳ theo kế hoạch chung của trường

 Qua Ban đại diện CMHS

 Qua cán bộ lớp

 Qua việc thăm gia đình học sinh

 Mời CMHS đến trường trao đổi trực tiếp để bàn biện pháp giáo dục

con em (không nên quá lạm dụng hình thức này)

 Trao đổi qua điện thoại

7/ Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

- GVCN cần nắm rõ các nội dung : kế hoạch của trường, Đoàn-Đội, đặc điểm tình hình lớp, những mặt mạnh cũng như hạn chế của lớp, đặc điểm của gia đình học sinh (hoàn cảnh, kinh tế, mức độ quan tâm giáo dục con cái …)

- Tiến hành lập kế hoạch hoạt động : cơ cấu tổ chức lớp, đề ra mục tiêu phấn đấu trong công tác giáo dục toàn diện, biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu

- Thực hiện kế hoạch đề ra bằng kế hoạch hóa tuần, tháng

8/ Đánh giá kết quả giáo dục học sinh

Đây là một trong những nội dung công tác quan trọng của GVCN lớp bởi vì

nó phản ánh kết quả giáo dục học sinh đồng thời cho thấy nội dung, phương pháp của các lực lượng giáo dục nói chung và của GVCN nói riêng đạt hiệu quả đến mức độ nào

- Đánh giá kết qảu học tập theo quy định chung

- Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cần căn cứ vào chuẩn đánh giá

- Việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh phải được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ tùy theo nội dung công việc

 Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh :

 Xác định các chuẩn đánh giá Thảo luận để mỗi học sinh hiểu

và có trách nhiệm tham gia đánh giá và tự đánh giá

 GVCN có thể cho học sinh tự đánh giá theo các nội dung in sẵn trên phiếu, tự xếp loại đạo đức theo 4 mức : tốt, khá, trung bình, yếu

 Sau đó họp tổ để thông qua bản tự đánh giá của mỗi học sinh

Ý kiến của tổ sẽ là nguồn thông tin có giá trị để GVCN quyết định xếp loại học sinh

 GVCN quyết định và công bố kết quả xếp loại

Ngày đăng: 29/09/2013, 05:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w