Sẽ kiểm định chất lượng trung cấp chuyên nghiệp Mỗi trung học chuyên nghiệp sẽ tự đánh giá và được các đoàn chuyên gia đồng nghiệp đến thị sát, chấm điểm, để kiểm định vị trí và giải trình với xã hội về chất lượng đào tạo của mình. Kế hoạch do Trưởng phòng Kiểm định chất lượng, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra tại buổi giao ban với đại diện hơn 60 sở trực thuộc, ở TP HCM, hôm nay. Kế hoạch này được xây dựng khi hệ trung học chuyên nghiệp đang đứng trước những thách thức mới: số lượng trường tăng, các trường ngoài công lập ra đời, yêu cầu sử dụng lao động tay nghề của xã hội, xu thế quốc tế hoá và sự hội nhập toàn cầu ngày càng cao . "Kết quả tự đánh giá và được đánh giá trên là cơ sở để xét công nhận các trung cấp chuyên nghiệp đạt chuẩn đào tạo. Việc kiểm định nhằm xác định trường đang ở đâu, có lộ trình cải tiến chất lượng, giải trình quá trình đào tạo với xã hội", ông Thanh nói. Theo kế hoạch của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, tháng 8 sẽ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định và tháng 10 tiến hành kiểm định thí điểm 5 Trung cấp chuyên nghiệp. Tháng 6/2008, có thể tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và năm 2001, triển khai kiểm định các trường thuộc hệ này trên toàn quốc. Việt Nam hiện có 272 trung cấp chuyên nghiệp. Các trường phân bố không đồng đều theo vùng miền và địa phương. Các tỉnh, thành phố lớn và địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tập trung nhiều, miền núi vùng kinh tế khó khăn chỉ có từ 1-2 trường. Thanh Lương TCCN: Trường thuê, Thầy mướn, Trò mời (VietNamNet) - "Không thể để chất lượng các trường THCN như hiện nay, sắp tới sẽ phải đưa ra cái chuẩn về chất lượng đối với các trường THCN". Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp khẳng định tại Hội nghị Giao ban Giáo dục TCCN năm 2007. "Thực trạng chung của nhiều nơi đào tạo TCCN: trường phải đi thuê, giảng viên phải đi mướn và học trò phải đi mời", cô Bùi Thị Nguyệt Ánh - Hiệu trưởng trường TH Kinh tế - Kỹ thuật Vạn Tường bức xúc. Quản lý . loay hoay Một hệ thống trường trung cấp mà hai ngành quản lý (Bộ GD - ĐT và Sở LĐTB&XH) đã gây ra rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đình Anh, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Nghệ An chia sẻ: "Hai ngành có hai chủ trương, hai cơ chế khác nhau và cũng có hai chuẩn khác nhau để đánh giá. Chính vì thế, sẽ rất khó đo chất lượng giữa các trường. Thiết nghĩ, hệ thống quản lý nên giao về một mối để tránh những bất cập không đáng có". Ông Trần Văn Cảnh - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Hải Phòng cũng chung quan điểm: "Chúng ta đang loay hoay về quản lý. Hiện nay các trường đều đa dạng hoá đào tạo, đào tạo đa cấp. Nhưng chúng ta lại phân chia sự quản lý ở hai sở ngành. Mỗi sở ngành có một sự hướng dẫn riêng, những quy định riêng. Điều này làm cho các trường dẫm chân tại chỗ". Ông Cảnh đề nghị: "Bộ sớm nghiên cứu để thống nhất hoá. Tốt nhất là đưa hết về Bộ GD - ĐT quản lý". Bà Phạm Song Hà, đại diện Sở GD - ĐT Hà Nội cũng cho rằng công tác quản lý hiện nay đang ở thế bất cập. Chính vì thế cần thống nhất quản lý một hệ thống. Nếu duy trì cách quản lý như hiện nay, các trường sẽ khó phát triển được. Cũng chính vì có nhiều sự quản lý, ông Trần Văn Cảnh đã dẫn một thực tế của địa phương, có những nơi về địa phương liên kết đào tạo TCCN và sở cũng khó lòng giải quyết. Các hội nghiên cứu, hội khoa học . liên kết để đào tạo. Nhưng vì nhiều nơi quản lý nên không thể không đồng ý. Phân luồng để nâng cao chất lượng Ông Phạm Xuân Thanh, Trưởng phòng Kiểm định chất lượng, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cho biết: "Chúng ta đang hội nhập, và các trường có nhiệm vụ đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì thế, các trường phải cải tiến chất lượng đào tạo, và hơn ai hết, phải tự đánh giá lại sản phẩm đào tạo của mình". Khá nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến cho phân luồng ngay từ THCS. Nói như ông Nguyễn Đình Anh, tâm lý chung của phụ huynh và HS là muốn học phổ thông trung học, muốn vào ĐH. Chính vì thế, phải có sự phối hợp để giảm bớt tâm lý này. Cách mà ông Đình Anh đưa ra là "cần có chỉ tiêu thích hợp để tuyển HS vào THPT và vào các trường nghề, TCCN . Đối với những HS chưa tốt nghiệp THPT cũng có thể được vào học TCCN". Bà Phạm Song Hà đề nghị: đối với những HS chưa tốt nghiệp THPT, nên cho phép bảo lưu kết quả. Với những môn mà HS chưa đạt được, giao cho trường TCCN liên kết để đào tạo cho HS và cấp bằng tốt nghiệp khi đủ điều kiện. Ông Lữ Văn Nhựt, đại diện Sở GD - ĐT Kiên Giang phân tích tình hình địa phương: Năm nay tỉnh Kiên Giang có khoảng 10.000 HS học hết lớp 12, trong đó có khoảng 2.000 sẽ đậu vào các trường ĐH, CĐ. Hiện nay, ở cấp THCS, toàn tỉnh có khoảng 20% HS không tiếp tục vào lớp 10. Vậy những HS này sẽ đi đâu về đâu. Sao chúng ta không có một sự phân luồng ngay từ cấp THCS? Tuy nhiên, một thực tế mà hiện nay các trường TCCN phải đối đầu là khó tuyển sinh. Chính vì thế, đầu vào của nhiều trường khá thấp. Nói như cô Ánh, TCCN phải qua sàng, qua nia . rồi mới tới mình. Đoan Trúc Tháng 8: Kiểm định chất lượng các trường THCN Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long nhấn mạnh, đến năm 2010, các trường trung học chuyên nghiệp (THCN) sẽ được kiểm định chất lượng theo tiêu chí chung. Theo lộ trình, tháng 8/2007, sẽ trình Bộ trưởng ký ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở để triển khai việc kiểm định chất lượng các trường THCN. Đến tháng 10/2007, sẽ có 5 trường THCN được chọn để tổ chức tập huấn tự đánh giá. Đồng thời bắt đầu triển khai tự đánh giá tại 5 trường này. . đưa ra tại buổi giao ban với đại diện hơn 60 sở trực thuộc, ở TP HCM, hôm nay. Kế hoạch này được xây dựng khi hệ trung học chuyên nghiệp đang đứng trước. định nhằm xác định trường đang ở đâu, có lộ trình cải tiến chất lượng, giải trình quá trình đào tạo với xã hội", ông Thanh nói. Theo kế hoạch của