I Lời mở đầu Báo chí thông qua ngôn ngữ để thông báo tin tức thời sự trong và ngoài nước, phản ánh dư luận, ý kiến nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, từ đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Để tạo ra một tác phẩm báo chí thành công không thể không nhắc đến yếu tố ngôn ngữ. Ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng riêng để phân biệt với ngôn ngữ của các thể loại khác. Khi viết, nhà báo phải sử dụng ngôn ngữ thỏa mãn các đặc trưng ấy thì bài viết mới thực sự hấp dẫn. Ngoài ra, nhà báo có thể đưa vào bài báo của mình những sáng tạo riêng để tạo nên phong cách và chiếm trọn tình yêu nơi độc giả. Nhà báo Hồ Quang Lợi nhà một nhà báo nổi tiếng với những bài bình luận sâu sắc, ấn tượng. Các bài viết của ông bàn về nhiều vấn đề thời sự trong xã hội nhưng không hề khô khan, khó đọc mà vô cùng dễ hiểu và lấy được sự đồng cảm của độc giả. Đó chính là sự thành công trong việc sử ngôn ngữ bậc thầy, thỏa mãn bốn đặc trưng ngôn ngữ báo chí trong mỗi bài viết. II Lý thuyết 1. Ngôn ngữ báo chí 1.1. Khái niệm Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những tín hiệu (từ ngữ, phi từ ngữ) mà nhà báo dùng để truyền tải thông tin trong tác phẩm báo chí. 1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện Ngôn ngữ sự kiện phản ánh nguyên trạng thực tế đang diễn ra (tấm gương phản chiếu những gì xảy ra), nhà báo, ngược lại,chỉ được quyền nói cái thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sống xung quanh họ. Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật. Đồng thời cái có thật mà mình phản ánh phải để nguyên dạng chứ không được thêm bớt hay tô vẽ. Sự thêm bớt hay tô vẽ vào cái thật của cuộc đời chỉ khiến tác phẩm của mình thiếu sức thuyết phục. Ngôn ngữ muốn phản ánh đúng sự kiện thì phải phản ánh đúng lát cắt của sự kiện ấy được gọi là sự kiện trung tâm (phản ánh lát cắt sự kiện), ngôn ngữ sự kiện vệ tinh (ngôn ngữ lý giải sự kiện). Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ Siêu ngôn ngữ là cách diễn đạt phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng. Nó là phương thức diễn đạt thường trực của nhà báo. Hay nói cách khác, ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí là siêu ngôn ngữ. Siêu ngôn ngữ giúp nhà báo phản ánh trung thực, chính xác và đảm bảo yêu cầu thông tin. Không phản ánh thẳng vào sự kiện, mà bằng cách gián tiếp nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói. Cho nên nhà báo không thể ” nghe sao nói vậy, thấy sao viết vậy được”. Một lời cảm ơn ở không gianthời gian cụ thể này thì mang ý nghĩa một sự liên kết chặt chẽ. Nhưng ở không gianthời gian khác thì chỉ có ý nghĩa của một ứng xử văn hóa… Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định
Trang 1I/ Lời mở đầu
Báo chí thông qua ngôn ngữ để thông báo tin tức thời sự trong và ngoài nước, phản ánh dư luận, ý kiến nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, từ đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
Để tạo ra một tác phẩm báo chí thành công không thể không nhắc đến yếu tố ngôn ngữ Ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng riêng để phân biệt với ngôn ngữ của các thể loại khác Khi viết, nhà báo phải sử dụng ngôn ngữ thỏa mãn các đặc trưng ấy thì bài viết mới thực sự hấp dẫn Ngoài ra, nhà báo có thể đưa vào bài báo của mình những sáng tạo riêng để tạo nên phong cách và chiếm trọn tình yêu nơi độc giả
Nhà báo Hồ Quang Lợi nhà một nhà báo nổi tiếng với những bài bình luận sâu sắc, ấn tượng Các bài viết của ông bàn về nhiều vấn đề thời sự trong
xã hội nhưng không hề khô khan, khó đọc mà vô cùng dễ hiểu và lấy được sự đồng cảm của độc giả Đó chính là sự thành công trong việc sử ngôn ngữ bậc thầy, thỏa mãn bốn đặc trưng ngôn ngữ báo chí trong mỗi bài viết
II/ Lý thuyết
1 Ngôn ngữ báo chí
1.1 Khái niệm
Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những tín hiệu (từ ngữ, phi từ ngữ)
mà nhà báo dùng để truyền tải thông tin trong tác phẩm báo chí
1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện
Ngôn ngữ sự kiện phản ánh nguyên trạng thực tế đang diễn ra (tấm gương phản chiếu những gì xảy ra), nhà báo, ngược lại,chỉ được quyền nói cái thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sống xung quanh họ Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật Đồng thời cái có thật mà mình phản ánh phải để nguyên dạng chứ không
Trang 2được thêm bớt hay tô vẽ Sự thêm bớt hay tô vẽ vào cái thật của cuộc đời chỉ khiến tác phẩm của mình thiếu sức thuyết phục Ngôn ngữ muốn phản ánh đúng sự kiện thì phải phản ánh đúng lát cắt của sự kiện ấy được gọi là sự kiện trung tâm (phản ánh lát cắt sự kiện), ngôn ngữ sự kiện vệ tinh (ngôn ngữ lý giải sự kiện)
- Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ
Siêu ngôn ngữ là cách diễn đạt phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng Nó là phương thức diễn đạt thường trực của nhà báo Hay nói cách khác, ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí là siêu ngôn ngữ Siêu ngôn ngữ giúp nhà báo phản ánh trung thực, chính xác và đảm bảo yêu cầu thông tin
Không phản ánh thẳng vào sự kiện, mà bằng cách gián tiếp nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói Cho nên nhà báo không thể ” nghe sao nói vậy, thấy sao viết vậy được” Một lời cảm ơn ở không gian-thời gian cụ thể này thì mang ý nghĩa một sự liên kết chặt chẽ Nhưng ở không gian-thời gian khác thì chỉ có ý nghĩa của một ứng xử văn hóa…
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định
Cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo
ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc,người xem Cách diễn đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc,người xem nhờ thế mà có
được” cái bất ngờ ” làm bùng nổ thông tin Cấu trúc mở, tạo cho tác phẩm báo
chí có sức sống vượt thời gian Ngôn ngữ của độ không xác định là sự đồng hành với cấu trúc mở Cơ sở của ngôn ngữ của độ không xác định là cách phản ánh sự kiện trong trạng thái vận động của nó Có thể xem quy trình vận động của sự kiện là điều kiện tiên quyết cho ngôn ngữ của độ không xác định
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng
Ngôn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện Chính lượng sự kiện sẽ khái quát hiện thực Ngôn ngữ sự kiện chỉ đượng khẳng định ở lượng sự kiện Tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện đều qua lượng sự kiện mà có Độ
Trang 3tin cậy của bài đều do lượng sự kiện ấn định Lượng sự kiện cấp cho nhà báo cách diễn đạt mới, độc đáo và đầy lượng thông tin, giúp cho nhà báo cách diễn đạt đắt giá nhất Nhà báo chỉ có thể làm việc trên cơ sở ngôn ngữ định lượng, những cách diễn đạt theo ngôn ngữ định tính không phù hợp với báo chí vì đó là ngôn ngữ của các nhà chính trị, các nhà tư tưởng sử dụng để khái quát vấn đề, phát biểu chủ đích của mình một cách trực tiếp
2 Nhà báo Hồ Quang Lợi
Nhà báo Hồ Quang Lợi sinh năm 1956 tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Ông nổi tiếng là cây bút chính luận, bình luận quốc tế sắc sảo
Năm 1979, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài, chuyên ngành Văn học Pháp, Đại học Tổng hợp Bucarest (Romania), ông nhập ngũ và trở thành phóng viên chiến trường Năm 1982, ông chính thức trở về công tác tại phòng thời sự quốc tế của Báo Quân đội Nhân dân
Trong suốt nhiều năm gắn bó với nghề, nhà báo Hồ Quang Lợi đã đảm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh quan trọng như Tổng biên tập báo Hà Nội Mới, Phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hiện tại ông đang giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khóa X (mới được bổ nhiệm vào cuối năm 2015) và Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2015 – 2020)
Tài năng của Hồ Quang Lợi thể hiện rõ rệt qua các tác phẩm của ông Ông đặc biệt thành công với thể loại báo chí bình luận Trải qua chặng đường hơn 30 năm cầm bút, ông đã cho ra đời nhiều cuốn sách hay, trong đó phải kể đến “Xung chấn kỷ nguyên đột biến”, “Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc”,
“Những chân trời cuộn sóng”, “Hà Nội – Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”, “Thế sự và mắt nhìn”
Trang 4Nhà báo Hồ Quang Lợi đã có 9 lần nhận giải Báo chí quốc gia, trong
đó có 5 giải A (các năm 1991, 1997, 1999, 2003, 2004, 2005, 2006, 2008, 2009)
III/ Khảo sát, phân tích tác phẩm
1 Tác phẩm “Nhân lên nội lực”
“Nhân lên nội lực” là một tác phẩm bình luận nổi tiếng của nhà báo Hồ Quang Lợi Bài viết đã tái hiện một cách tổng thể toàn bộ bức tranh của đất nước Việt Nam sau 16 thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo Đặc biệt là những thành tựu trong năm 2002 đã thắp lên niềm hy vọng về tương lại tươi sáng của dân tộc Bài viết đã thể hiện
rõ 4 đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Đặc trưng ngôn ngữ sự kiện được biểu hiện rõ ràng qua sự kiện mà tác giả nêu trong bài: Năm 2002, Đảng lãnh đạo nhân dân phát triển đất nước trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa Đây là sự kiện có thật và có ý nghĩa thời
sự khi nước ta đang trên đà hội nhập Tác giả đã phản ánh những điều mắt thấy, tai nghe, không hề xuyên tạc, bịa đặt
Ngôn ngữ sự kiện trung tâm phản ánh lát cắt của sự kiện: “Một khí sắc mới, rất sung sức và rạng rỡ, đang dâng lên từ mạch nguồn Đổi mới – Cuộc kiến tạo lớn do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong suốt 16 năm qua – từ sự tươi mới của những thành tựu quan trọng trong năm 2002 đầy cam go, thử thách”
Ngôn ngữ sự kiện vệ tinh lí giải những hành động, việc làm của Đảng
và Nhà nước để tận dụng sức mạnh của người Việt Nam cùng nhau dựng xây đất nước: “Những quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước đang từng bước giải phóng tiềm năng lao động sáng tạo sung mãn của con người Việt Nam, đang trở thành nguồn công năng lớn nhân lên nội lực Việt Nam”
Trang 5Ngôn ngữ sự kiện vệ tinh lí giải hành động thứ 2 của Đảng và Nhà nước để tận dụng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong công cuộc hội nhập khu vực và toàn cầu để nhân lên sức mạnh của nội lực sẵn có: “Trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu, chúng ta rất cần những nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng đất nước Nhưng ngoại lực không phải là “liều thuốc tiên” để phát triển Ngoại lực có tác dụng tiếp thêm cho nội lực và phải được chuyển hóa thành nội lực Đó cũng là cách để nhân lên nội lực”
Đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ trong các bài bình luận được thể hiện rất rõ nét qua những từ ngữ không phản ánh thẳng vào sự kiện mà bằng một cách gián tiếp nào đó nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói Vì bài bình luận là thể hiện những quan điểm cá nhân của tác giả về một sự kiện nào
đó, thông qua các luận điểm, luận cứ vì thế từ từ ngữ sử dụng phải được chọn lọc kĩ càng, tránh “đụng chạm” đến những vấn đề nhạy cảm nhất là vấn đề chính trị như bài viết “Nhân lên nội lực” của Hồ Quang Lợi
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến “một thế giới còn vật vã, chao đảo trong kỷ nguyên biến động” Chỉ cần thế thôi người đọc cũng tự mường tượng ra tình hình thế giới khó khăn trong những năm đầu của thế kỉ XX Cả thế giới trải qua một phen hoảng hồn vì đại dịch AIDS lan nhanh với tốc độ chóng mặt Nghèo đói và bệnh tật kìm hãm sự phát triển của rất nhiều quốc gia châu Á và châu Phi
Tác giả dùng “những kẻ xấu muốn đẩy một số vùng đất bình yên của
Tổ quốc vào rối loạn” để ngầm chỉ bọn phản động trong và ngoài nước đang tìm mọi thủ đoạn để gây rối, kìm hãm sự phát triển của đất nước
Tùy thuộc vào phong cách của từng nhà báo mà đặc trưng ngôn ngữ của độ không xác định được thể hiện một cách khác nhau Thể loại bình luận thường có dung lượng lớn để truyền đạt nhiều thông điệp nhưng câu từ đều rất cô đọng, hàm súc để người đọc dễ tiếp thu, dễ hiểu
Trang 6Cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo
ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc Cách diễn đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc nên thông tin về sau sẽ tạo sự bất ngờ khiến người đọc phải gật gù tán thưởng Tác giả viết “Bình yên nơi lòng người! Nét đẹp bình yên trong một thế giới bất ổn đã khiến Việt Nam trở thành thị trường đầu tư an toàn nhất châu Á” Vì sao Việt Nam bình yên lại là thị trường đầu tư an toàn nhất châu Á? Sự bình yên có quan hệ như thế nào đến lí do Việt Nam được chọn để đầu tư? Những câu hỏi thường trực cứ lặp
đi lặp lại nhưng người đọc không thể tự lí giải được cho đến khi đọc câu văn tiếp theo: “Dù đất nước còn nghèo, người dân còn phải sớm tối bươn chải, lo toan, nhưng nhịp sống khẩn trương, lành mạnh thường nhật và sự gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc xung quanh hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam đang thắp lên niềm hy vọng lớn về tương lai tươi sáng của dân tộc” Nhịp sống khẩn trương, lành mạnh thường nhật và sự gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc xung quanh hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam chính
là câu trả lời khó đoán cho những câu hỏi mà độc giả muốn được giải đáp
Cấu trúc mở trong bài viết này được thể hiện rõ qua tính thời sự vượt thời gian của tác phẩm Năm 2002 bây giờ hay về sau thì Đảng vẫn mãi là người anh cả đáng tin cậy dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi ghềnh thác để vươn cao, vươn xa hơn
Ngôn ngữ của độ không xác định đồng hành cùng cấu trúc mở Cùng là
từ “con tàu” nhưng khi đặt trong bài viết này nó lại có nghĩa là đất nước Việt Nam Cụm từ “Những bàn tay và khối óc Việt Nam” lại dùng để chỉ con người Việt Nam cần cù, sáng tạo
Đặc trưng ngôn ngữ định lượng đòi hỏi sự hợp lí (không thừa, không thiếu) của lượng sự kiện Chính lượng sự kiện này sẽ quyết định bản chất, khuynh hướng của sự kiện Một sự kiện chính và 2 sự kiện vệ tinh trong bài
Trang 7đã đề cập đến khuynh hướng chính trị nên khi diễn đạt cần sự nghiêm túc, chính xác tuyệt đối về mặt từ ngữ
Nhà báo chỉ có thể làm việc trên cơ sở ngôn ngữ định lượng Đó cũng
là đặc trưng của bài bình luận với những dẫn chứng bằng con số rõ ràng, chính xác: “Khí sắc Việt Nam hôm nay không chỉ biểu hiện ở tỷ lệ tăng trưởng 7,04% GDP, không chỉ là bộ mặt các khu công nghiệp, đô thị mới, các công trình lớn mà còn lắng sâu trong sự bình yên xã hội, yên ấm dưới những nếp nhà” Con số 7,04% GDP là một tín hiệu lạc quan cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Bằng những ngôn từ đẹp nhất, nhà báo Hồ Quang Lợi đã vẽ ra trước mắt chúng ta một đất nước Việt Nam đang tươi đẹp từng ngày Để có được đất nước đẹp tươi này, Đảng và nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân, dùng sức mạnh của chính con người Việt Nam để kiến thiết đất nước
2 Bài viết “Sứ mệnh – chân lí lịch sử”
Trước những luận điệu xuyên tạc, phản động của những thế lực thù địch muốn chống phá Đảng và Nhà nước ta, nhà báo Hồ Quang Lợi đã có một bài bình luận đặc sắc về sứ mệnh – chân lí lịch sử của thể chế chính trị ở Việt Nam
Đặc trưng ngôn ngữ sự kiện được thể hiện qua sự kiện được nêu lên trong bài Ngôn ngữ sự kiện trung tâm: “Các thế lực thù địch tìm mọi cách gieo dắt vào suy nghĩ của người Việt Nam một luận điệu xuyên tạc: “Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị ”
Sự kiện vệ tinh thứ nhất là: “Nhớ năm 2006, trong dịp diễn ra Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, một số kẻ tự xưng là “yêu nước”, là
“nhà hoạt động dân chủ” được sự trợ giúp của các thế lực từ bên ngoài, ra sức quảng cáo ồn ĩ cho điều mà họ gọi là “cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do ở
Trang 8Việt Nam” Trên một số trang mạng, họ rêu rao “một liên minh dân chủ” đã được thành lập ở một quán cà-phê nào đó, tuy trước mắt chỉ có… ba người tham dự nhưng “triển vọng” sẽ mời được một số “nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng” tham gia! Om sòm hơn cả là nhóm người tụ tập trong tổ chức
có tên gọi bằng bí số như kiểu điệp viên, rồi tung lên in-tơ-nét “thư ngỏ” nói
là gửi tới các nhà lãnh đạo APEC”
Sự kiện vệ tinh thứ hai là: “Năm 2015 - năm có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với dân tộc Việt Nam - các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị đang lặp lại giọng điệu cũ Chỉ có điều, với sự phát triển như vũ bão của in-tơ-nét và sự kết nối, tính tương tác của các mạng xã hội, tốc độ lan truyền của mấy luận điệu này có vẻ nhanh hơn, dễ gây náo động hơn”
Sự kiện vệ tinh thứ ba là: “Qua chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nước Mỹ đã tái khẳng định việc tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam - điều quan trọng này đã được xác định trong chuyến thăm Mỹ tháng 7-2014 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Chuyến thăm nước Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đồng thời cho thấy siêu cường số một thế giới thừa nhận tính chính danh và vai trò lãnh đạo đất nước của ĐCS Việt Nam”
Tác giả như một người ghi chép trung thành, đưa vào bài viết những điều mắt thấy, tai nghe, những sự kiện có thật trong lịch sử, có ý nghĩa to lớn với đất nước Từ việc các thế lực thù địch cố ý tung tin đồn nhảm về việc sẽ thành lập một “liên minh dân chủ” đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Việt Nam năm 2006 Đến năm 2015 khi internet phát triển, giọng điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch được phát tán với tốc độ nhanh hơn, nguy hiểm hơn càng trở thành mối lo ngại của Đảng và Nhà nước ta Sự kiện quan trọng khẳng định vai trò, uy tín ngày càng tăng cao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
là vào tháng 7 năm 2014 chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần đầu sang thăm Hoa Kì và hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện
Trang 9Đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ được biểu hiện qua từ: “các thế lực
từ bên ngoài” Tác giả không thể nói thẳng ra “thế lực ấy” là ai nhưng người đọc vẫn ngầm hiểu là bọn phản động trong nước và nước ngoài đang ngày đêm ra sức mua chuộc, xúi giục người dân Việt Nam chống phá Đảng, Nhà nước
Tác giả chỉ cần viết: “Năm có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với dân tộc Việt Nam” người đọc đã hiểu mốc lịch sử trọng đại ấy là kỉ niệm 70 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh mùng 2 tháng 9 Sau 30 năm đổi mới, nước đã
đã “thay da đổi thịt” và có những bước phát triển nhất định
Ngôn ngữ của độ không xác định thể hiện trong câu: “Điều đó cho thấy
họ đang cố tình bơi ngược trên dòng sông đất nước” Khi đọc xong câu văn này, từ hình tượng “dòng sông đất nước”, người đọc sẽ có nhiều liên tưởng đến tình hình đất nước, đến sự chảy trôi của thời gian, sự biến đổi, phát triển không ngừng của đất nước Tuy nhiên, chỉ đến khi đọc câu văn tiếp theo, người đọc mới thực sự lí giải được ý nghĩa sâu xa của câu văn phía trước:
“Bất chấp thực tế đất nước đã vượt qua muôn trùng thử thách và đang phát triển mạnh mẽ, được thế giới nể trọng, họ vẫn đeo cặp kính đen đầy thiên kiến, lệch lạc để phán xét tình hình Việt Nam, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS Việt Nam)”
Trong bài bình luận này, để làm rõ những quan điểm cá nhân, tác giả đã đưa ra những câu hỏi cũng chính là những luận điểm chính và trả lời bằng những lập luận một cách thấu đáo nhất: “Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị, vậy có gì mới từ thứ luận điệu này?”, “Tiến trình lịch sử và thực tiễn đất nước hôm nay cho thấy điều gì?” Các luận cứ và luận chứng rõ ràng cùng luận điểm chặt chẽ đã giúp người đọc nhận ra “sứ mệnh – chân lí lịch sử” của Đảng cộng sản Toàn bài viết toát lên sự hàm súc trong từng câu chữ, không lan man, kể lể, tất cả đều “đủ” cho một bài bình luận sâu sắc
Trang 10Cấu trúc mở trong bài viết này được thể hiện rõ qua tính thời sự có ý nghĩa dài lâu Đảng cộng sản Việt Nam không phải là độc Đảng, toàn trị mà Đảng luôn đấu tranh cho nền dân chủ, tự do Đảng luôn là người anh cả đáng tin cậy dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi ghềnh thác
Tính định lượng có mối liên hệ chặt chẽ với tính sự kiện Lượng sự kiện vừa đủ được coi là thỏa mãn tính định lượng Tác giả Hồ Quang Lợi đưa
ra những sự kiện tiêu biểu nhất vừa tố cáo bọn phản động có những luận điệu xuyên tạc vừa khẳng định vai trò to lớn của Đảng cộng sản trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước
Những con số làm dẫn chứng trong bài thể hiện đặc trưng ngôn ngữ định lượng: “Trước năm 1930, Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh bại các thế lực xâm lược hùng mạnh trong thế kỷ 20, góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giải phóng hoàn toàn miền nam, non sông thu về một mối năm 1975, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013”
Việc đưa vào bài viết điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khiến người đọc hoàn toàn tin tưởng vào những lập luận của tác giả về việc Hiến pháp Việt Nam thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, đã được toàn dân thảo luận rộng rãi và được Quốc hội thông qua
Bằng ngôn ngữ bình luận hàm súc, khách quan và sắc sảo, nhà báo Hồ Quang Lợi đã thuyết phục độc giả thêm tin yêu và tự hào về Đảng cộng sản Việt Nam: Đảng vừa là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong suốt 85 năm qua của cách mạng Việt Nam, vừa là linh hồn của cuộc kiến tạo tương lai
3 Bài viết “Dân chủ, nhân quyền – Đâu phải giấc mơ xa”
Tiếp nối bài một “Sứ mệnh – Chân lí lịch sử”, bài viết thứ 2 này nhà báo Hồ Quang Lợi đã bác bỏ luận điệu xuyên tạc thứ hai mà các thế lực thù