1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lí tưởng giáo dục

3 224 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

tưởng giáo dục Cũng đã lâu lắm rồi nhỉ, hồi tôi có dịp gặp một chàng sinh viên triết học trường Sorbonne. Tình cờ thôi, chàng Stéphane, sau thành bạn, trong một cái quán cafe ở cái khu vực vui vẻ trẻ trung này. Anh chàng này thật toàn tài, thấy cái gì cũng tinh sắc cả. Chàng lại rất hứng thú triết học xứ Đông, nào những «âm dương ngũ hành», «dĩ nhu thắng cương»… Cuối cùng anh chàng bảo không hiểu nổi là tại sao Nho giáo và Lão giáo đều cứ cố dạy người ta phải «thắng người» là làm sao? Hý hoáy suốt đời lo thành thánh nhân là lẽ sống ư? Nho thì xúi người ta tranh đằng trước nơi quan trường, tranh nhau nịnh phò vua để sấn lên. Lão thì khuyên «bất tranh nhi thiện thắng», «chót vót đằng sau thiên hạ», hơn người trong thế dỗi. Không thể chịu chấp nhận kém ai ở sâu trong tâm khảm mình. Phật giáo thì lại không hướng chỉ dẫn người ta vươn lên tổ chức đời sống cộng đồng, mỗi ai chỉ lo tu riêng cái đức của mình, để tự thành La Hán. Thế thì lý tưởng tu tập là để có một xã hội ai biết người nấy, không ai chịu ai? Mà cuộc sống tôi nghĩ căn bản là cái khác. Là chia sẻ, là hợp tác, là học hành, là giúp đỡ, là vui chơi, là hạnh phúc cùng nhau. Hay là tôi hiểu sai xứ Đông? Anh có chỉ dẫn gì khác vậy? … Hoàng Hồng Minh Ở xứ ta, năm nào cũng có các học sinh đoạt giải thế giới về các môn khoa học. Như thế là người ta biết luyện người giỏi rồi, ít ra ở mức tú tài ! Chuyện này hiển nhiên. Nói rộng ra, để luyện thánh nhân, xứ ta đã sẵn sàng. Hơn thế nữa xã hội xứ ta đã là xã hội của những thánh nhân. Cứ nhìn xe chạy trên đường thì biết, rặt cao thủ. Bây giờ vấn đề là thế này. Chúng ta đã thực sự mệt mỏi và chán cái xã hội của những thánh nhân chưa? Chưa chán thì chịu. Coi như bài viết hết ở chỗ này nghen, “goto end”. Nếu chúng ta đã mệt mỏi và chán cái xã hội của những thánh nhân rồi, thì phải dựng lại mô hình. Nghĩa là phải bắt đầu lại từ đầu, từ tuổi thơ. Để cho mỗi em bé trong nhà là một công dân trong nhà, chứ không là «vua chã». Em bé phải hiểu các qui tắc đời sống trong nhà, biết sống đầm ấm, qui củ, sáng tạo, tự do với ông bà, bố mẹ, anh em, vật nuôi, cây cỏ. Để cho mỗi em bé đến trường là một công dân nhà trường, chứ không phải là một tay giang hồ đi tìm các chiêu võ hiệp để đoạt ngôi các kì thi. Nhà trường cho em một xã hội ưu tiên học và tập, trong mọi lĩnh vực, từ thể chất tới kiến thức, từ khoa học tới thể thao, văn hóa, nghệ thuật, từ kỉ cương tới tự do, từ ý chí tới niềm vui dào dạt. Để cho mỗi thanh niên có thể thay đổi lại định hướng của cuộc đời mình sau những năm tháng đầu tiên lao động chuyên nghiệp lại thấy mình còn say mê ngành khác hơn. Và cả các bậc trung niên hay tiền cao niên đi nữa. “Đào tạo lại” ngắn ngày, dài ngày là công việc phải được luật pháp hóa và mỗi ai đều có quyền và qui chế để được hưởng quyền này. Để cho mỗi người phát triển được những năng lực khác nữa của mình, không chỉ làm mỗi cái công việc robot hóa của mình, dù mình có đang là đại tướng giáo sư tiến sĩ gì đi nữa. Để cho các cụ già vẫn say mê đến các cơ sở đào tạo, bắt gặp lại niềm vui cắp sách và nỗi lo thi cử cái môn mình vẫn đang đam mê. Để cho học tập là niềm vui dai dẳng nhất, bền lâu nhất, kiến thiết nhất, hữu ích nhất. . Lý tưởng giáo dục Cũng đã lâu lắm rồi nhỉ, hồi tôi có dịp gặp một chàng sinh viên triết. nhu thắng cương»… Cuối cùng anh chàng bảo không hiểu nổi là tại sao Nho giáo và Lão giáo đều cứ cố dạy người ta phải «thắng người» là làm sao? Hý hoáy suốt

Ngày đăng: 28/09/2013, 21:10

Xem thêm: Lí tưởng giáo dục

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w