NGHĨVỀ THẦY! “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” là truyền thống đã được truyền tụng bao đời nay. Và dân gian ta cũng có câu nói giản dị mà chí tình ơn nghĩa “Không thầy đố mày làm nên”. Nghĩvề người thầy càng đậm đà ân nghĩa, bởi mỗi chúng ta ai cũng có thầy, càng học càng cao, càng thành đạt thì càng có nhiều thầy, có cả thầy trong nước và cả thầy nước ngoài, có cả thầy học “trong lớp” và thầy học “ngoài đời”, có từ người thầy khai trí dạy ta lớp vỡ lòng đến người thầy hướng dân ta làm luận án tốt nghiệp các cấp để ta có hôm nay…. Khi chín, mười tuổi chúng ta học chữ nho, học như quốc kêu mùa hè từ lúc bốn, năm giờ sáng. Ở nhà quê, trường là hàng rào, nhà lá, vách đất, ta học trong nhà mà hàng xóm nghe rất rõ, nhưng cũng quen tai, ít ai khó chịu. Chuyện học chữ nho này đã hơn nửa thế kỷ, những học trò nằm trên phản, mài mực, mài son viết bút lông, bây giờ đa phần đã qua đời, về hưu già yếu nhưng khó mà quên được những dấu ấn đầu đời nói về những người thầy khai trí gian khổ với học trò. Tìm lại những bài học về đạo thầy- trò xưa, trong lịch sử giáo dục Việt Nam, không chỉ làm cho chúng ta cảm động mà còn có sức lay động mạnh đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức các thế hệ học trò. Vào thời Trần, chắc hẳn chúng ta không quên được những gương học trò cũ đối với thầy như thầy giáo Chu Văn An, một người thầy đạo cao, đức trọng như “Sao Bắc Đẩu, như núi Thái Sơn”. Sau khi thầy Chu từ chức, rời kinh đô về ẩn cư ở núi Chí Linh (Hải Dương) tiếp tục công việc dạy học. Nhiều học trò cũ, trong đó có không ít người làm quan to (Tể Tướng) vẫn thường xuyên đến thăm thầy. Họ vẫn khép nép, thầy cho vào nhà mới được vào, ai được vào thăm thì hớn hở. Trong khi nói chuyện, kẻ nào nói năng phàm tục, liền bị quát mắng, thậm chí bị đuổi ra. Ngay cả Phạm Sư Mạnh (quan nhập nội hành khiển) bị mắc lỗi lầm, thầy vẫn nghiêm khắc răn dạy. Tương truyền có lần Phạm Sư Mạnh về thăm thầy gặp ngày phiên chợ quê, người mua kẻ bán đi lại đông vui, tấp nập, ông quan họ Phạm cho quân lính thét loa, vung roi mở đường đi, làm huyên náo, ồn ào như vỡ chợ. Việc đến tai thầy Chu, thầy buồn lắm. Khi Phạm Sư Mạnh vào nhà, thầy trách rằng:”Về thăm thầy mà làm náo động cả bản dân thiên hạ thì ta còn mặt mũi nào ngẩng nhìn mọi người”. Rồi thầy Chu phủi áo bỏ vào nhà trong. Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa thấy hối hận, cứ quỳ gối bên giường, chờ thầy tha lỗi rồi mới dám về. Từ đó, mỗi khi về thăm thầy Chu, quan hành khiển họ Phạm chỉ mặc áo vải thâm đi một mình như người dân thường để giữ đúng lễ thầy trò. Sau khi thầy giáo Chu Văn An mất, có học trò đã làm nhà ở bên mộ thầy để chăm hương khói. Thế mới biết, tình thầy trò ngày xưa thật nặng đầy ân nghĩa. Có thể nói, đạo học trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả nón ra và vòng tay chào. Lúc thầy yếu, già cả, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan), thầy nghèo, phải đóng tiền làm nhà từ đường để ngày sau thờ cúng, thầy qua đời, phải chung nhau lo việc ma chay, nếu thầy không có người kế tự thì trưởng tràng phải đứng ra lo toan mọi việc. Mỗi năm, đến ngày giỗ thầy thì các đồng môn phải biện lễ đem đến. Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy “tư tưởng, đạo đức làm nền tảng cơ bản, lấy luân lý làm kiến thức phổ thông nên đã đào tạo ra những học trò đầy nhân nghĩa, sống có đạo lý và rất tôn sư trọng đạo”. Ngày nay, quan điểm, luật lệ và những quy tắc ứng xử trong quan hệ thầy trò đã khác xưa, có nhiều điểm tiến bộ nhưng cũng còn có nhiều điều còn hạn chế. đây là nỗi bức xúc và cũng là câu hỏi đặt ra đối với ngành giáo dục “làm gì và làm như thế nào để truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn giữ được như xưa. Để kết thúc bài này, ta lại nhớ đến câu thơ ngày trước: “Con thuyền trí thức đầy vơi, Ai qua sông ấy, thầy tôi đưa đò”. Những lớp học trò xưa, nay nhiều người còn nhớ câu nói: “Đạo học không có con đường tắt, các anh, các chị nhớ lấy để lập thân”. Ta càng nhớ, ta càng tri ân thầy trong tâm trí. Chu Lê Huy Vũ @ 07:13 22/11/2009 . “Không thầy đố mày làm nên”. Nghĩ về người thầy càng đậm đà ân nghĩa, bởi mỗi chúng ta ai cũng có thầy, càng học càng cao, càng thành đạt thì càng có nhiều thầy, . NGHĨ VỀ THẦY! “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy là truyền thống đã được truyền tụng bao đời nay. Và dân gian ta cũng có câu nói giản dị mà chí tình ơn nghĩa