1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc docx

9 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 148,95 KB

Nội dung

Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc Tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành nghề, công ty, doanh nghiệp Sau khi chuyển việc, để tránh nảy sinh suy nghĩ rằng công việc mới này cũng vẫn chưa phù hợp với mình thì trước khi bắt đầu, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp hay công ty mà bạn có nguyện vọng được làm ở đó. Trong quá trình chuyển việc, có rất nhiều người đã quyết định chọn một ngành nghề và bắt đầu tìm kiếm các thông tin tuyển dụng chỉ liên quan đến ngành nghề đó. Tuy nhiên nếu có quá ít sự lựa chọn thì cũng sẽ rất là “nguy hiểm” cho bạn. Vậy bạn nên giới hạn ngành nghề ra sao? Nên tìm hiểu và nghiên cứu về các ngành nghề như thế nào thì tốt? Nếu chỉ giới hạn ở những ngành nghề mà bạn đã từng có kinh nghiệm hay cảm thấy hứng thú thì có thể khả năng của bạn sẽ bị hạn chế. Bởi lẽ, biết đâu bạn lại thành côngnhững lĩnh vực mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Trước khi bạn bắt đầu quá trình chuyển việc, trước khi tìm kiếm các thông tin tuyển dụng, đầu tiên, bạn nên thử thu thập thông tin về thực trạng và xu hướng của các ngành nghề xem sao. Thực tế cho thấy cũng đã có rất nhiều người tìm được những công việc phù hợp ở các ngành nghề mà trước đó họ không hề quan tâm đến. Nhất định bạn phải nên thử tìm hiểu cả những ngành nghề mà từ trước đến nay vẫn chưa “có duyên” với bạn. Có khi bạn sẽ phát hiện ra những điểm chung của bản thân đối với những ngành nghề đó. Thông thường nội dung tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành nghề và doanh nghiệp được chia thành 3 loại: - Thực trạng ngành nghề - Thông tin về các doanh nghiệp, công ty - Thông tin về công việc Và bạn nên có những hiểu biết nhất định về 3 khái niệm này. Thực trạng ngành nghề Bí quyết để nắm bắt những thông tin về ngành nghề một cách có hiệu quả đó là quan tâm đến các công ty đang hoạt động trong thị trường chứng khoán, tìm hiều về các công ty hàng đầu trong mỗi lĩnh vực. Nếu bạn nghiên cứu về tỉ suất lợi nhuận cũng như tỉ lệ tăng doanh thu của khoảng 3 công ty hàng đầu thì bạn có thể nắm được tình hình của thị trường. Để biết được tình hình của các ngành, bạn có thể xem các tạp chí định kì hoặc tìm hiểu qua Internet. Bạn cũng có thể nghiên cứu sách phân tích các ngành nghề, tuy nhiên các ngành có thể đã được cơ cấu lại trong những thời gian gần đây nên việc xem thông tin của 1 năm trước có khi cũng không giúp ích được gì. Thông tin về các doanh nghiệp Cách hữu hiệu nhất để biết thông tin về doanh nghiệp là tham khảo homepage của doanh nghiệp đó. Bởi lẽ, các thông tin sẽ thường xuyên được cập nhật ở đây và ít nhiều nó sẽ giúp bạn thấy được đặc trưng của từng doanh nghiệp. Thông tin về công việc Điều quan trọng nhất khi bạn tìm hiểu các thông tin tuyển dụng chính là việc cân nhắc xem nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân mình hay không. Cùng là 1 loại công việc với chức danh như nhau, nhưng ở mỗi ngành nghề lại có yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, cùng là vị trí kinh doanh, nhưng việc phát triển kinh doanh (liên lạc, tìm kiếm khách hàng mới) với việc duy trì kinh doanh với các khách hàng cũ thì lại khác nhau rất lớn. Những thông tin này sẽ được thể hiện đầy đủ khi bạn xem và tìm hiểu trên website tuyển dụng của công ty chúng tôi. Và sau khi xem xong nội dung công việc cũng như những yêu cầu kỹ năng cần có thì bạn nên tìm ra một mục tiêu cho mình. Bạn hãy thử so sánh thông tin này với những kinh nghiệm của bản thân và suy nghĩ xem liệu bạn có thể thử sức ở công ty đó hay không? Hay việc vào làm ở công ty đó có thể giúp bạn đạt được những kinh nghiệm để có thể tiếp cận được nghề nghiệp mà bạn muốn hướng tới hay không? Bên cạnh những cách thu thập thông tin đã nói ở trên còn có một phương pháp rất hữu dụng nữa chính là việc lắng nghe thông tin từ những người xung quanh. Đó có thể là những người bạn của bạn hiện đang làm trong ngành hay những cố vấn ở các công ty giới thiệu nhân sự,… Họ là những người có thể nắm rõ hơn bạn nên bạn hãy thử thu thập thông tin từ họ xem sao. Tuy nhiên, có 1 điểm bạn cũng nên lưu ý. Đó là đừng nên tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Trong những thông tin trên website của các doanh nghiệp hay những thông tin trên các kênh truyền thông đều ít nhiều thể hiện suy nghĩ của doanh nghiệp hay của công ty truyền thông đó. Cho nên nếu bạn cảm thấy thực sự có hứng thú, hãy mạnh dạn ứng tuyển và chuẩn bị phỏng vấn, điều quan trọng là việc tự bản thân mình xác có định rõ ràng trên thực tế hay không. Phân tích và đánh giá bản thân Điều khiến bạn lo lắng nhất khi chuyển việc chính là giá trị của bản thân trên thị trường. Cũng giống như đối với một nhà sản xuất, trước khi tung sản phẩm mới ra, anh ta sẽ phải nghiên cứu thị trường và thực hiện các chiến lược marketing. Tương tự như vậy, chuyển việc cũng chính là việc bạn “bán” bản thân mình trên một thị trường rộng lớn hơn. Và thật tiếc là khi chuyển việc thì giá trị của bạn – được thể hiện ở mức lương lại do chính thị trường quyết định. Dù bạn có sở hữu một nghề nghiệp hay các thành tựu tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa mà không đến được với người mua (ở đây là nhà tuyển dụng) thì bạn cũng không thể chuyển việc được. Hay nói cách khác, khi đó giá trị của bạn bằng 0. Để có thể tìm thấy một công việc phù hợp hay là để PR cho bản thân thì trước khi bắt đầu quá trình chuyển việc, bạn nên phân tích và đánh giá bản thân mình. Tuy nhiên, thật bất ngờ là đã có rất nhiều người không nhận ra được năng lực cũng như sở thích và chí hướng của bản thân. Vậy thì làm cách nào để bạn có thể phát huy được những điểm mạnh đó? Kết quả của việc phân tích và đánh giá bản thân có thể tóm tắt một cách cụ thể thành 3 điểm dưới đây: - Bạn đã làm được gì (chỉ những thành tựu của bạn) - Bạn có thể làm được gì ( kỹ năng, tri thức, bằng cấp…) - Và từ bây giờ, bạn muốn làm điều gì Như vậy, sau khi đã phân tích và đánh giá bản thân mình, thì những mục mà bạn tóm tắt lại được sẽ trở thành bản lý lịch của bạn. Nói cách khác, bản chất của quá trình viết lý lịch chính là việc bạn xử lý và sắp xếp lại những thông tin về học vấn, trình độ, kinh nghiệm… của bạn từ trước đến nay. Hãy xem xét một cách cụ thể như sau: Bước đầu tiên của việc phân tích, đánh giá bản thân sẽ bắt đầu với việc tìm lại công việc cho chính bản thân bạn từ trước đến nay. Bạn hãy viết ra và sắp xếp lại những công việc mà bạn đã từng làm hay đã có kinh nghiệm dựa trên các góc độ như “ Loại dịch vụ, hàng hóa nào? ”, “Đối với ai?”, “Bằng phương pháp như thế nào?”, “Bạn đã cung cấp loại dịch vụ, hàng hóa nào cho ai?”, “Nếu như công việc đó là làm việc nhóm thì vai trò của bạn là như thế nào?”, bạn càng liệt kê cụ thể thì càng có hiệu quả. Hãy kết hợp cả những thứ chẳng hạn như mục tiêu của bạn là gì, mức độ thành tựu là bao nhiêu %,… và thử viết ra. Từ những nội dung mà bạn đã ghi chú lại, hãy đánh giá về năng lực của bạn. Chắc chắn bạn sẽ có thể suy luận ra được những gì mình đã đạt được, những gì mình đã học được qua mỗi công việc. Bạn hãy tóm tắt lại những điểm mà bạn cảm thấy mình đã trưởng thành hơn. Có thể đối với những nội dung này sẽ có người cho rằng “ Đây không thể gọi là năng lực được”. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là việc bạn tìm thấy được điểm nào vượt trội hơn người khác mà là việc bạn nhìn và xem lại mình đã thu lượm được những tri thức gì, mình đã trưởng thành lên như thế nào? Bạn hãy suy nghĩ và ghi chép lại những vấn đề như: Đối với mỗi sự việc, hiện tượng, mình đã phấn đấu và đã gặp phải những khó khăn như thế nào qua quá trình đó? Những việc gì vẫn đang tiếp diễn? Nếu bạn đã thất bại thì nguyên nhân thất bại là gì và bạn đã làm gì để khắc phục? Ví dụ như “Đối với mỗi vấn đề thì bạn đã bỏ công sức và trăn trở như thế nào?” hay “Bạn đã đối xử với mọi người thế nào”,… Đó cũng chính là năng lực, là điểm mạnh của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thể hiện điều đó thôi thì vẫn chưa đủ để PR cho bản thân. Nhất định bạn phải nêu kèm theo cả những thành tích, kết quả mà bạn đã đạt được và cả những thay đổi tích cực của bạn so với trước đây. Kể cả những việc nhỏ nhặt như “Thời gian cần thiết để thực hiện công việc đã được rút ngắn đi 1 tiếng đồng hồ” hay “ Số lỗi chỉ còn lại một nửa” ,… vì điều quan trọng là có thể viết ra được một cách cụ thể nhất bạn đã phát huy được năng lực, kỹ năng của mình như thế nào, mọi việc đã tiến triển ra sao?… Nếu đã thực hiện tất cả những điều kể trên rồi mà bạn vẫn không tìm ra được kết quả gì thì có lẽ bây giờ chưa phải là lúc thích hợp để bạn có thể chuyển việc. Lời khuyên lúc này dành cho bạn là hãy thử suy nghĩ xem liệu ở nơi làm việc hiện tại, còn có công việc gì mà bạn có thể làm tốt hơn hay không? Còn nếu bạn đã có thể viết được đến đây thì chuyện viết lý lịch làm việc trở nên rất đơn giản, bạn hãy thử dựa trên những nội dung đã viết trên đây để sắp xếp lại một cách hoàn chỉnh xem sao nhé. Thiết lập thời gian biểu và tiến độ thực hiện Mỗi người đều có những cách riêng để tiến hành quá trình chuyển việc. Và bản thân bạn cũng sẽ phải tự suy nghĩ, cân nhắc và hành động theo cách riêng của mình. Câu hỏi đặt ra là bạn phải nên bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào? Hãy cùng tham khảo điểm mấu chốt và các bước để thực hiện quá trình này. Thông thường, quá trình chuyển việc thường diễn ra theo các bước như sau: 1. Đánh giá, phân tích bản thân 2. Thu thập thông tin, chuẩn bị hồ sơ 3. Ứng tuyển, phỏng vấn, được tuyển dụng 4. Nghỉ việc ở chỗ làm hiện nay và vào làm ở chỗ mới Nói là như vậy nhưng không nhất thiết bạn phải thực hiện tuần tự như các bước ở trên, bạn cũng có thể ứng tuyển vào nơi mà bạn thích trước, sau đó vừa chuẩn bị phỏng vấn, vừa phân tích và đánh giá bản thân mình. Tuy nhiên, dù theo cách nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần rằng thời gian cần thiết để thực hiện quá trình này, tức là tính từ lúc bắt đầu tìm kiếm thông tin tuyển dụng cho đến khi vào làm ở chỗ mới, tính cả khoảng thời gian bàn giao công việc ở nơi làm cũ cũng phải mất khoảng từ 3 tháng đến nửa năm. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện quá trình chuyển việc chính là thời điểm bạn có thể tham gia phỏng vấn. Bạn nên đề nghị được đến phỏng vấn sau giờ làm việc hoặc vào thứ 7. Nếu không được sự đồng ý của nhà tuyển dụng và buộc bạn phải đến phỏng vấn vào giờ hành chính thì tuyệt đối không nên tranh thủ giờ làm mà hãy xin phép chỗ làm hiện tại được đến muộn hoặc về sớm hay xin nghỉ phép. Cũng có những trường hợp thời gian bị kéo dài xuất phát từ phía doanh nghiệp hay công ty nơi bạn ứng tuyển: Có thể do nhân viên phụ trách phỏng vấn quá bận khiến việc xếp lịch mất nhiều thời gian hơn dự tính; Cũng có những trường hợp đã phỏng vấn xong nhưng do họ phải so sánh, cân nhắc bạn với các ứng cử viên khác, họ vẫn còn phân vân và chưa thể đưa ra kết luận sớm được,… Vì vậy khi thiết lập thời gian biểu, bạn cũng nên cân nhắc những điều này và chuẩn bị tinh thần rằng có thể quá trình chuyển việc sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn tưởng. Ngoài ra, khi bắt đầu quá trình chuyển việc, có một thứ mà bạn cũng nên xác nhận lại, đó là các quy định và điều lệ thuộc chỗ làm hiện tại của bạn. Thường trong hợp đồng lao động của các công ty sẽ có những điều khoản quy định về việc nghỉ việc. Để có thể tiến hành quá trình chuyển việc một cách có kế hoạch, bạn hãy xác nhận lại xem sau khi nộp đơn thôi việc thì mất bao lâu bạn mới chính thức được nghỉ việccông ty đó. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ Luật lao động, chẳng hạn như Pháp luật cho phép nghỉ việc sau khi nộp đơn thôi việc 30 ngày đối với những hợp đồng lao động có quy định thời gian tuyển dụng và 45 ngày đối với những hợp đồng lao động không quy định thời gian tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt mục tiêu rằng, làm thế nào để bạn có thể nghỉ việc một cách vẹn toàn và thiện chí nhất. Bởi vì cũng có trường hợp người ta đánh giá năng lực của bạn thông qua việc bạn có thể làm được điều này hay không. Đối với những người vẫn còn đang làm việc, có khi việc thương lượng để xin nghỉ việc lại mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, để có thể chuyển việc một cách thuận lợi và trôi chảy, có lẽ bạn nên thiết lập thời gian biểu bằng cách tính ngược thời gian từ thời điểm có thể dễ dàng xin nghỉ việc trở về trước. Chẳng hạn như, đối với các công ty thường xuyên bận theo chu kỳ thì bạn nên xin nghỉ tránh các thời kỳ cao điểm đó, đối với những người làm việc cho dự án với thời gian dài thì có thể kết hợp xin nghỉ việc vào những thời điểm khi hoàn thành một hạng mục hay một nội dung nào đó của dự án. Nói chung, bạn nên điều chỉnh sao cho thời điểm nghỉ việc của bạn ít gây ảnh hưởng và làm xáo trộn đến công ty nhất. Đối với ngày nghỉ việc cụ thể, có lẽ bạn nên bàn và thỏa thuận với cấp trên về thời điểm nghỉ mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được, về cơ bản sẽ theo quy định của công ty hoặc sau khi cân nhắc về việc tiếp quản công việc của bạn. Trước khi bạn chuyển việc Có hai câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trước khi muốn chuyển việc một cách thành công, đó là: Mục đích chuyển việc của bạn là gì? Và bạn muốn thực hiện điều gì? Bởi vì nếu không hiểu được mục đích chuyển việc, thì dù có chuyển sang một công việc mà bạn nghĩ là nó có điều kiện tốt thế nào đi nữa thì qua một thời gian bạn sẽ lại băn khoăn rằng liệu đây có phải đã là lựa chọn đúng hay chưa? Trước hết, bạn hãy thử cân nhắc lại một lần nữa các vấn đề sau: - Tại sao bạn lại muốn chuyển việc? Công việc hiện nay có gì khác so với nguyện vọng của bạn? - Khi bạn quyết định làm công việc này vì nghĩ rằng nó đáng làm thì mục tiêu của bạn là gì? - Phải chăng ở nơi làm việc hiện tại thì dù thế nào đi nữa bạn cũng không thể thực hiện được mục tiêu đó? Nhưng dù sao nếu bạn vẫn nghĩ rằng mình cần phải chuyển việc thì bạn hãy bắt đầu thực hiện nó. Thời điểm cân nhắc chuyển việc đối với mỗi người là khác nhau, nhưng thường là vào những lúc như: Từ khi tốt nghiệp đến lúc đi làm được vài năm, trước khi bước sang tuổi 30, sau khi kết hôn hay khi có sự biến đổi nào đó trong công việc hiện tại,… Trong mỗi trường hợp thì bạn đều có lý do để muốn chuyển việc, tuy nhiên bạn hãy thử cân nhắc lại trước khi quyết định vấn đề này một lần nữa xem sao. Nếu bạn không thực sự nghiêm túc suy nghĩ về những câu hỏi như “Vì sao bạn muốn chuyển việc?” “Bạn muốn làm công việc gì?” “Vì sao bạn lại muốn nghỉ việc ở chỗ làm hiện nay?” v…v… thì bạn sẽ khó có thể chuyển việc một cách suôn sẻ và thành công được. Bất cứ ai, khi chuyển việc cũng đều xuất phát từ sự không hài lòng một vấn đề nào đó, có khi là bất mãn. Chẳng hạn như không hài lòng về mức lương, về môi trường làm việc hay bất mãn vì ở chỗ làm hiện tại sẽ không thể thực hiện được lý tưởng của bản thân và chính nó dẫn đến quyết tâm muốn chuyển việc. Tuy nhiên nếu chỉ đứng trên quan điểm do bất mãn mà dẫn đến muốn chuyển việc thì khi phỏng vấn bạn sẽ dễ rơi vào việc nói xấu công ty. Bạn hãy hướng quan điểm của mình khi chuyển việc sang mong muốn được làm gì đó tốt hơn cho bản thân. Rõ ràng, việc thất vọng vì công việc hiện tại sẽ khác hoàn toàn với lý do mục tiêu của bạn hay với những gì mà bạn đang hướng đến. Bạn hãy hình dung xem bạn sẽ trở nên như thế nào nếu như cứ tiếp tục làm công việc hiện nay sau nửa năm, 1 năm, 5 năm hay 10 năm nữa. Hãy nhìn cấp trên và những đồng nghiệp đã vào làm trước bạn, chắc cũng không khó để bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh tương lai của mình. Để rồi từ đó bạn có mong muốn, có kỳ vọng rằng hình ảnh đó sẽ trở nên thành công hơn thế nữa không? Liệu bạn có thể khiến cho điều đó trở thành hiện thực với điều kiện là chỗ làm hiện nay? Và theo cách này, khi bạn nhìn vào tình hình hiện nay dựa trên hình ảnh bạn muốn trở thành trong tương lai, bạn có thể tìm thấy mục tiêu mới ở chỗ làm hiện tại như “Bạn vẫn có thể cố gắng làm việc gì đó ở chỗ làm hiện nay” hay “Hãy thử chuyển sang bộ phận khác xem sao”. Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể dứt khoát, quyết tâm chuyển việc nếu bạn thấy ở chỗ làm hiện nay không đáp ứng được mong muốn của bạn. Để chuẩn bị cho quá trình chuyển việc, những nội dung mà bạn cần sắp xếp lại chủ yếu là: mục đích, lý do chuyển việc; điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; hình ảnh mà bạn mong muốn trở thành trong tương lai… Ví dụ như, việc làm rõ mục đích của bạn khi chuyển việc sẽ dẫn đến việc quyết định điểm cốt lõi của mỗi thông tin tuyển dụng, điểm cốt lõi ở đây chính là những điều kiện mà bạn mong muốn hay những tiêu chí cần chú trọng khi tìm việc. Không chỉ vậy, khi bạn đã quyết tâm ứng tuyển thì việc chuẩn bị đó cũng sẽ trở thành điểm cốt lõi khi bạn suy nghĩ về các vấn đề như “Động lực khiến bạn muốn làm việc” hay “Lí do chọn doanh nghiệp, công ty đó”. Và hơn thế nữa, khi doanh nghiệp hay công ty mà bạn ứng tuyển quyết định tuyển dụng bạn, thì lúc đó, việc xem lại những nội dung mà bạn đã suy nghĩ và chuẩn bị ở bước này sẽ giúp bạn cân nhắc xem “Liệu làm việc ở doanh nghiệp, công ty mới này có thực sự giải quyết được lí do mà bạn muốn chuyển việc ban đầu hay không?” Trong quá trình chuyển việc, sẽ có rất nhiều trường hợp đòi hỏi bạn phải đưa ra những quyết định hay phải PR cho bản thân một cách đúng đắn, hợp lý. Và không phải chỉ ứng phó tạm thời trong các trường hợp đó mà bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng, có lập trường kiên định, nhất quán. Có như thế thì mới có thể chuyển việc một cách thành công được. Ngược lại, nếu như bạn không chuẩn bị kỹ, ngay cả suy nghĩ của bản thân vẫn còn mơ hồ, không chắc chắn mà đã bắt đầu quá trình tìm kiếm công việc mới thì rất có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng, dẫn đến những trường hợp mà bạn không nghĩ tới trong quá trình chuyển việc sau này. Bạn nên tránh những thất bại không đáng có, để được tuyển dụng và hơn cả là để bản thân bạn có thể nói rằng “ Mình đã chuyển việc thành công” hay “ Đúng là mình nên làm việc cho doanh nghiệp/ công ty này”. Việc chuẩn bị kỹ càng giúp bạn có thể chuyển việc mà không phải hối hận về điều gì. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem mục đích của việc chuyển việc là gì, và cho đến khi bạn thực sự cảm thấy cần phải chuyển việc thì lúc đó hãy bắt đầu quá trình này. . Những việc cần xem xét trước suy nghĩ về thay đổi công việc Tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành nghề, công ty, doanh nghiệp Sau khi chuyển việc, để tránh nảy sinh suy nghĩ rằng công việc. cân nhắc về việc tiếp quản công việc của bạn. Trước khi bạn chuyển việc Có hai câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trước khi muốn chuyển việc một cách thành công, đó là: Mục đích chuyển việc của. kèm theo cả những thành tích, kết quả mà bạn đã đạt được và cả những thay đổi tích cực của bạn so với trước đây. Kể cả những việc nhỏ nhặt như “Thời gian cần thiết để thực hiện công việc đã được

Ngày đăng: 25/03/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w