MỘT SỐÝKIẾN VỀ VIỆCTHỰCHIỆNCHUẨNKIẾNTHỨC BỘ MÔN LỊCH SỬ I. GIỚI THIỆU: Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét thẩm định các chương trình. Bộ chương trình giáo dục phổ thông được ban hành lần này là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước Trước đây để soạn giảng đúng theo tinh thần tập huấn thay sách, GV phải dựa vào những tài liệu của Bộ, Sở như: sách giáo viên, sách thiết kế, sách bài tập, và các loại sách tham khảo khác. Đã có nhiều ýkiến từ phía người dạy: chương trình còn nặng, kiếnthức của SGK còn mang tính hàn lâm, dàn trải, GV và HS còn gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy và học tập. Các tài liệu: sách giáo viên, sách thiết kế, sách thực hành được soạn bám sát SGK nên đã tạo áp lực lớn cho cả GV khi soạn giảng và HS học tập vất vả, thì tài liệu chuẩnkiếnthức được xem như một biện pháp, một sự điều chỉnh cần thiết của ngành nhằm khắc phục những hạn chế và hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp hiện nay. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG TÀI LIỆU CHUẨNKIẾN THỨC: 1/ Thuận lợi: a. Về phía GV: 1. Tài liệu chuẩnkiếnthức mang tính pháp lí. 2. Nếu so sánh với các tài liệu hiện có, chuẩnkiếnthức có những hướng dẫn cụ thể hơn về mục tiêu bài học: - Vềkiến thức: xác định đúng kiếnthức trọng tâm, không lan man . - Về kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát, trình bày, phân tích, đánh giá, sưu tầm, hợp tác, vận dụng bài học… 3. Giúp cho GV thiết kế bài giảng tập trung và chính xác hơn. 4. Những nội dung hướng dẫn của chuẩnkiếnthức hỗ trợ rất nhiều cho việc đổi mới phương pháp hiện nay. Như ở phần ghi chú, bên cạnh việc hướng dẫn GV rèn cho HS những kĩ năng đặc trưng bộ môn, có chú ý rèn kĩ năng sống cho các em. - Thí dụ: Sử lớp 9, bài 12: “Cuộc CM KH-KT từ 1945 đến nay”, phần ghi chú thể hiện: “Nêu suy nghĩ vềviệc môi trường bị ô nhiễm”… 5. Giúp GV mở rộng kiếnthức cho HS một cách chọn lọc. - Thí dụ như Sử lớp 8, bài “Ôn tập LSVN từ 1858 - 1918” , ở phần ghi chú: GV hướng cho HS phân tích: Khủng hoảng đường lối cứu nước và lực lượng lãnh đạo thể hiện ở những điểm nào? 6. Hướng cho GV xây dựng, tổ chức các phương pháp giảng dạy, phương tiện, ĐDDH phù hợp để nêu bật trọng tâm và làm rõ vấn đề tư duy LS. 7.Từ những chuẩnkiến thức, kĩ năng đã quy định giáo viên có thể vận dụng việc mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho từng đối tượng học sinh… 8. Việc đánh giá HS: dựa vào mục tiêu bài học và các kĩ năng được rèn luyện qua tiết học, định hướng cho GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS thực chất và khách quan hơn. b. Về phía HS: 1. Nắm được nội dung chính của bài thông qua SGK và phần hướng dẫn học tập của GV. 2. HS tích cực, chủ động hợp tác tìm hiểu kiếnthức qua việcchuẩn bị bài trước ở nhà, các phương pháp học tập mới …, thựchiện các bài kiểm tra thường xuyên và định kì đạt hiệu quả cao. 3. HS thông thạo các kĩ năng: quan sát, trình bày, phân tích đánh giá, hệ thống kiến thức, hợp tác, trao đổi thông tin, thực hành bài tập, liên hệ thực tế… - Thí dụ: Sử 8: Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp (1858 – 1884)” , trong phần ghi chú có yêu cầu tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ, đề nghị canh tân đất nước của ông. GV hướng dẫn cho HS so sánh sự khác nhau giữa hai thời kì LS Sự bảo thủ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn dẫn đến việc mất nước và giai đoạn hiện nay với chủ trương chiến lược đầu tư cho giáo dục đã từng bước tạo nên sự năng động sáng tạo trong suy nghĩ và trong học tập của thế hệ trẻ nhằm để khẳng định bản thân và góp phần xây dựng và phát triển đất nước. 4. HS yêu thích môn học, chủ động tự tin trong học tập, tự trao đổi tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, tự đánh giá bản thân và khả năng vận dụng tư duy phê phán ngày càng được nâng cao - Tuy nhiên, tài liệu chuẩnkiếnthức tuy tập trung, cụ thể nhưng còn cô đọng, nội dung hướng dẫn từ SGV, STK đầy đủ hơn như việc đưa ra mộtsố gợi ý nhằm mở rộng và phát triển tư duy cho HS, giúp GV xây dựng hệ thống kiến thức, ôn tập, kiểm tra. III. HƯỚNG ĐỀ NGHỊ: - Giới thiệu mộtsố tư liệu LS liên quan đến bài học. - Cần bổ sung mộtsố kĩ năng hoạt động nhóm để nâng dần tính chủ động học tập của HS. - Bổ sung thêm nội dung mang tính giáo dục: tư tưởng, thái độ, tình cảm đối với nhân vật LS, sự kiện LS, đất nước. - Cần cung cấp thêm tư liệu LS, hoặc thông tin về nguồn tư liệu để làm rõ trọng tâm, phong phú bài dạy. Nếu được điều chỉnh những hạn chế trên, chuẩnkiếnthức sẽ là tài liệu, phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho việc soạn giảng của GV ngày càng thiết thực hơn đối với mục tiêu giáo dục hiện nay. . MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN LỊCH SỬ I. GIỚI THIỆU: Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ. LIỆU CHUẨN KIẾN THỨC: 1/ Thuận lợi: a. Về phía GV: 1. Tài liệu chuẩn kiến thức mang tính pháp lí. 2. Nếu so sánh với các tài liệu hiện có, chuẩn kiến thức