Đề tài “Các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam: tiếp cận theo mô hình hấp dẫn” đi sâu nghiên cứu, đánh giá tình hình xuất khẩu điện thoại và li
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH HẤP DẪN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 10
1.1 Mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế 10
1.1.1 Một số mô hình đánh giá yếu tố tác động đến thương mại quốc tế 10
1.1.2 Lịch sử phát triển của mô hình hấp dẫn 11
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại song phương trong mô hình hấp dẫn 13
1.1.4 Những chú ý trong việc xây dựng mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế 16
1.2 Nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam 20
1.2.1 Mô tả nhóm hàng điện thoại và linh kiện 20
1.2.2 Ngành sản xuất điện thoại và linh kiện ở Việt Nam 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 25
2.1 Tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 25
2.1.1 Sơ lược về tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam trước năm 2010 25
2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 26
Trang 22.1.3 Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện phân theo thị trường
giai đoạn 2010-2015 32
2.1.4 Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện phân theo mặt hàng giai đoạn 2010-2015 33
2.1.5 Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2015 37
2.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 38
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HẤP DẪN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM 40
3.1 Thiết lập mô hình 40
3.2 Cơ sở dữ liệu 41
3.3 Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu 43
3.3.1 Quy mô nền kinh tế của nước đối tác 43
3.3.2 Quy mô nền kinh tế của Việt Nam 43
3.3.3 Khoảng cách địa lý (DIS) 44
3.3.4 Tỷ giá hối đoái thực tế (RER) 44
3.3.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 46
3.3.6 Các cam kết thương mại BTA-FTA 47
3.4 Hiệu chỉnh mô hình 47
3.4.1 Phương pháp hiệu chỉnh 47
3.4.2 Kết quả hiệu chỉnh mô hình 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY 50
4.1 Kết quả hồi quy mô hình 50
4.2 Diễn giải kết quả mô hình hồi quy 51
Trang 34.2.1 Quy mô nền kinh tế nước đối tác (GDP j ) 51
4.2.2 Quy mô nền kinh tế của Việt Nam (GDP v ) 51
4.2.3 Khoảng cách địa lý (DIS) 51
4.2.4 Tỷ giá hối đoái thực tế (RER) 52
4.2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 53
4.2.6 Các cam kết thương mại BTA-FTA 54
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM 56
5.1 Lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp 56
5.2 Thu hút và quản lý hiệu quả vốn FDI 56
5.3 Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nhóm hàng điện thoại và linh kiện ở Việt Nam 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 68
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEANASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia ĐôngNations Nam Á
BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song
phươngFDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
LM Test Breusch-Pagan LagrangeMultiplier test Kiểm định nhân tử Lagrangecủa Breusch-Pagan
POLS Pooled Ordinary Least Square Mô hình Hồi quy gộp
REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
`
Trang 5DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế trong mô hình hấp
dẫn 14
Hình 1.2 Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây 22
Hình 1.3 Điện thoại cho mạng di động tế bào 22
Hình 1.4 Điện thoại cố định không dây 23
Hình 1.5 Một số linh kiện điện thoại 23
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 26
Hình 2.2 Tốc độ tăng tuyệt đối và tương đối của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 . 28
Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 29
Hình 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam so với toàn thế giới giai đoạn 2010 – 2015 31
Hình 2.5 Tỷ trọng trung bình giá trị xuất khẩu các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 33
Hình 2.6 Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 34
Hình 2.7 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 36
Hình 3.1 Hiệu ứng J khi phá giá tiền tệ 45
Trang 6DANH MỤC BẢNGBảng 1.1 Các mặt hàng trong nhóm hàng điện thoại và linh kiện 21
Bảng 2.1 Kim ngạch và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của Việt Nam của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trước năm 2010 25
Bảng 2.2 Thứ hạng theo kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiệncủa một số nước xuất khẩu chính giai đoạn 2010-2015 30Bảng 2.3 Tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của một số nước so với toànthế giới giai đoạn 2010 – 2015 31Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của một sốquốc gia từ Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 32Bảng 2.6 Giá trị kim ngạch và tỷ trọng xuất, nhập khẩu nhóm hàng điện thoại vàlinh kiện của các doanh nghiệp FDI so với xuất, nhập khẩu nhóm hàng điện thoại vàlinh kiện cả nước ở Việt Nam giai đoạn 2013-2015 37Bảng 3.1 Nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình 42Bảng 3.2 Kết quả hồi quy mô hình hấp dẫn theo 3 phương pháp POLS, REM vàFEM 48Bảng 4.1 Kết quả hồi quy mô hình hấp dẫn các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu nhómhàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam 50
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm cải cách chính trị và kinh tế, Việt Nam đã và đang đạt đượcnhiều thành tựu đáng ghi nhận Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và bị chiến tranhtàn phá nặng nền, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành mộtnước có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đạt 2200 USD vàonăm 2016 và được đánh giá là một nền kinh tế năng động, hội nhập sâu rộng vàmạnh mẽ với kinh tế thế giới Kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong thờigian qua, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 đạt 7.33%/năm, giai đoạn 2006-
2010 đạt 6.32%/năm và giai đoạn 2011-2015 đạt 5.91%/năm; GDP bình quân đầungười của Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đạt mức5.5%/năm trong thập kỉ 1990 và 6.7%/năm trong thập kỉ 2000; với tốc độ tăngtrưởng ở mức 5%/năm, GDP theo đầu người sẽ lên đến 15000 USD vào năm 2035
và đưa Việt Nam ngang hàng Bra-xin năm 2014 (World bank, 2014)
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của ViệtNam là việc đẩy mạnh trao đổi hàng hóa với các nước trên thế giới, đặc biệt là đẩymạnh hoạt động xuất khẩu Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởngngoạn mục, so với năm 1986 (kim ngạch xuất khẩu đạt 789.1 triệu USD) thì kimngạch xuất khẩu năm 2016 tăng gấp khoảng 223 lần (175.9 tỷ USD) và còn tiếp tục
đà tăng trưởng trong các năm tới Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt trên thị trườnghơn 200 nước và vùng lãnh thổ ở hầu khắp các châu lục, trong đó 70 thị trường cókim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam lớn hơn 100 triệu USD (Bộ Tài chính, 2017).Khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu đang dần được thu hẹp, từ một nền kinh
tế thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã có có thặng dư cán cân thương mại vào cácnăm 2012, 2013, 2014 và gần đây nhất là năm 2016 với lượng xuất siêu là gần 2.7
tỷ USD
Chiếm phần lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng côngnghiệp chế biến với kim ngạch 141.8 tỷ USD năm 2016 Tỷ trọng của ngành hàngnày trong cơ cấu xuất khẩu ngày càng tăng, năm 2015 là 78.9% thì đến năm 2016,ngành hàng này có giá trị xuất khẩu chiếm 80.3% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Trang 8Việt Nam Trong 5 năm từ năm 2012 đến 2016, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩunhóm hàng này liên tiếp cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu chung của cả nước, là đầutàu kéo xuất khẩu chung của cả nước tăng trưởng cao phù hợp với mục tiêu theo
“Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm2030” của Việt Nam là tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm dần nhómhàng nông, thủy sản và nhiên liệu, khoáng sản
Trong số các nhóm hàng thuộc ngành hàng công nghiệp chế biến không thểkhông nhắc đến nhóm hàng điện thoại và linh kiện Đây là nhóm hàng mang lạingoại tệ nhiều nhất cho Việt Nam – chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu của cảnước và có tốc độ tăng trưởng rất lớn – trung bình 21.7%/năm giai đoạn 2013-2016
Có thể thấy ngành hàng điện thoại và linh kiện đã tạo nên sự thay đổi rất lớn đối vớinền kinh tế Việt Nam và là ngành hàng hấp dẫn với các doanh nghiệp đa quốc gia,tạo tiền đề thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tích trong xuấtkhẩu với các mặt hàng chủ lực như dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linhkiện, giày dép, thủy sản, hàng nông sản, và đặc biệt là nhóm hàng điện thoại và linhkiện Vì vậy, việc tìm ra và phân tích các yếu tố tác động đến sự kim ngạch xuấtkhẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện là việc làm cần thiết và phù hợp với thực tếhiện nay
Ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ yếu tố ảnh hưởngđến xuất khẩu nói chung cũng như xuất khẩu các mặt hàng chủ lực truyền thống nhưnông sản, dệt may, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tácgiả, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác động tới xuất khẩunhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu các nhân tố tác động tới hoạtđộng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện nhằm đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu ngành công nghiệp chế biến nói chung và nhóm hàng điện thoại và linh kiện
nói riêng là rất cần thiết Đề tài “Các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam: tiếp cận theo mô hình hấp dẫn” đi sâu
nghiên cứu, đánh giá tình hình xuất khẩu điện thoại và linh kiện, đồng thời sử dụng
mô hình hấp dẫn làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nhóm hàng
Trang 9điện thoại và linh kiện của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằmđẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, có một số mô hình giúp giải thích và tìm ra các yếu tố ảnh hưởngđến luồng thương mại giữa các quốc gia Trong số đó, mô hình hấp dẫn, hay môhình trọng lực, là mô hình kinh tế lượng thường được sử dụng để phân tích các yếu
tố tác động đến luồng thương mại song phương Mô hình này cũng tương tự nhưđịnh luật hấp dẫn trong vật lý, theo đó luồng thương mại giữa hai quốc gia phụthuộc vào ba nhóm yếu tố, bao gồm: (i) nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung, (ii) nhómyếu tố ảnh hưởng đến cầu, và (iii) nhóm yếu tố xúc tác hoặc cản trở
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung (hoặc cầu) thường được đại diện bởi thunhập (GDP, GDP bình quân đầu người) và dân số của nước xuất khẩu (hoặc nhậpkhẩu) Thông thường các yếu tố này được kì vọng có tác động cùng chiều đến xuấtkhẩu do sự tăng của các yếu tố này đồng nghĩa với sự tăng khả năng sản xuất củanền kinh tế đối với nước xuất khẩu (hoặc tăng quy mô của nền kinh tế dẫn đến tăngtiêu dùng hàng hóa nói chung và hàng hóa nhập khẩu nói riêng đối với nước nhậpkhẩu) Đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước, nghiên cứu của CélineCarrere (2003) và H Mikael Sandberg (2004) chỉ ra tác động cùng chiều này, trongkhi nghiên cứu của Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D.(2003), Jacob A Bikker (2009) lại có kết luận ngược lại Đối với xuất khẩu của ViệtNam, các nghiên cứu của Bac Xuan Nguyen (2000), Trần Trung Hiếu và Phạm ThịThanh Thủy (2010), Do Thai Tri (2006) và Đào Ngọc Tiến (2013) chỉ ra rằng sựtăng GDP và dân số ở nước Việt Nam và nhập khẩu đều có tác động tích cực đốivới giá trị kim ngạch xuất khẩu Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyen Hai Tho (2013)chỉ ra rằng GDP của Việt Nam và nước nhập khẩu có ý nghĩa tích cực với kimngạch xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩukhông có tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước đó
Yếu tố khoảng cách là một đại diện cho nhóm yếu tố thứ ba – các yếu tố xúctác hoặc cản trở Khoảng cách giữa thủ đô hoặc các thành phố lớn của hai quốc giađại diện cho chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này tới quốc giakhác Với ý nghĩa này, yếu tố khoảng cách thường được kỳ vọng có tác động tiêu
Trang 10cực đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia Kết luận này được đưa ra từ cácnghiên cứu của Bac Xuan Nguyen (2000), Nguyen Hai Tho (2013), và Đào NgọcTiến (2013) Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy(2010), Do Thai Tri (2006) kết luận khoảng cách không có tác động đối với thươngmại song phương của 2 quốc gia, giải thích cho kết quả này, Do Thai Tri cho rằngđiều này là do sự khác biệt về khoảng cách giữa các nước là không quá lớn (DoThai Tri nghiên cứu thương mại giữa Việt Nam và 23 nước thuộc liên minh châu
Âu EU)
Ngoài ra, nhóm yếu tố thứ 3 còn được mở rộng rất nhiều ở các bài nghiên cứukhác nhau Các yếu tố mở rộng đã được đưa vào mô hình trong các nghiên cứutrước đây có thể kể đến như: tỷ giá hối đoái, giá trị FDI giữa hai nước, biến giảtham gia các khu vực mậu dịch tự do, hiệp định thương mại tự do, hiệp định thươngmại song phương, biến giả chung biên giới, mức thuế, biến giả chung ngôn ngữ,biến giả quan hệ thuộc địa,…
Trong đó yếu tố tỷ giá hối đoái (tỷ giá hối đoái thực tế/danh nghĩa) được chỉ ra
có tác động đến luồng thương mại giữa hai quốc gia trong nghiên cứu của Bac XuanNguyen (2000), Do Thai Tri (2006), Nguyen Hai Tho (2013), và Đào Ngọc Tiến(2013), theo đó, khi đồng Việt Nam giảm giá sẽ có tác động thúc đẩy xuất khẩu ranước ngoài
Nghiên cứu của Nguyen Hai Tho (2013) và Trần Trung Hiếu và Phạm ThịThanh Thủy (2010) đều đưa thêm biến FDI vào mô hình, tuy nhiên Nguyen Hai Tho(2013) kết luận dòng FDI có tác động tích cực với thương mại hàng hóa của ViệtNam với nước ngoài, còn Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010) lại kếtluận ngược lại
Biến giả tham gia khu vực mậu dịch tự do, hiệp định thương mại tự do, hiệpđịnh thương mại song phương được rất nhiều bài nghiên cứu sử dụng Nghiên cứucủa MUTRAP (2010), Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010), Từ ThúyAnh và Đào Nguyên Thắng (2008) kết luận việc tham gia khu vực thương mại tự doASEAN có tác động cùng chiều đến xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên Bac XuanNguyen (2000) lại kết luận ngược lại Tương tự, Đào Ngọc Tiến (2013) kết luậnviệc tham gia các cam kết thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước trong hiệp
Trang 11định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có tác động ngược chiều đối với xuấtkhẩu của Việt Nam sang các nước đối tác này Bên cạnh đó, Nguyen Hai Tho(2013) cho rằng việc tham gia các hiệp định thương mại tự do không ảnh hưởng đếnhoạt động xuất khẩu của Việt Nam; Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy(2010) kết luận việc tham gia APEC không có tác động đối với xuất khẩu của ViệtNam.
Nghiên cứu của Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010) còn đưathêm biến giả chung đường biên giới vào mô hình và kết luận rằng việc có chungbiến giới sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào quốc gia láng giềng ĐàoNgọc Tiến (2013) chỉ ra tác động tiêu cực của mức thuế nhập khẩu các nước TPP ápdụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đối với luồng xuất khẩu của Việt Namsang các nước đó Ngoài ra, quan hệ thuộc địa được kết luận không có ý nghĩa đốivới xuất khẩu của Việt Nam theo nghiên cứu của Do Thai Tri (2006)
Ngoài các yếu tố trên, trong mô hình của Bac Xuan Nguyen (2000) còn xétđến tác động của giá trị xuất khẩu năm liền trước đến giá trị xuất khẩu năm đó BacXuan Nguyen (2000) xây dựng đồng thời hai mô hình hấp dẫn sử dụng dữ liệu bảngtĩnh và mô hình hấp dẫn sử dụng dữ liệu bảng động Trong đó mô hình hấp dẫn sửdụng dữ liệu bảng động về cơ bản giống với mô hình dữ liệu bảng tĩnh, tuy nhiêntác giả sử dụng thêm một biến độc lập là giá trị xuất khẩu năm liền trước Kết quảcho thấy, mô hình với dữ liệu bảng động mang lại kết quả tốt hơn so với mô hìnhvới dữ liệu bảng tĩnh và giá trị xuất khẩu năm trước có tác động tích cực với giá trịxuất khẩu năm tiếp theo
Các nghiên cứu được trình bày ở trên đều tập trung vào tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam Các nghiên cứu đối với kim ngạch xuất khẩu của một nhómhàng nhất định không có nhiều, có thể kể đến như nghiên cứu của Trần Thuận Kiên
và Ngô Thị Mỹ (2015), Ngô Thị Mỹ (2016) về nhóm hàng nông sản, theo đó xuấtkhẩu nông sản tỷ lệ thuận với GDP, dân số, khoảng cách về trình độ phát triển kinh
tế vủa Việt Nam và nước đối tác (trị tuyệt đối của chênh lệch GDP bình quân đầungười giữa hai nước), độ mở của nền kinh tế, tham gia WTO, APE và tỷ lệ nghịchvới khoảng cách, tích số diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam và nước nhậpkhẩu Nghiên cứu của Trần Thanh Long và Phan Thị Quỳnh Hoa (2015) về các yếu
Trang 12tố tác động đến xuất khẩu thủy sản, nghiên cứu này chỉ ra kim ngạch xuất khẩu thủysản của Việt Nam bị tác động cùng chiều bởi GDP Việt Nam và GDP nước đối tác,GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu, tỷ giá danh nghĩa gián tiếp, tham giacác hiệp định thương mại và không bị tác động bởi khoảng cách Nghiên cứu củaNguyen Thi Ha Trang và cộng sự (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩunhóm hàng có mã SITC 0, 2, 3, 5, 6, 7 8, và nhóm hàng thô (tổng các mã SITC 1, 2,
3, 4), nhóm hàng đã chế biến (tổng các mã SITC 5, 6, 7, 8), kết quả hồi quy củanghiên cứu chỉ ra rằng Dân số nước đối tác có tác động cùng chiều đến xuất khẩucác nhóm hàng này, đặc biệt với mã SITC 0 và 2, ngoài ra tác động của dân số nướcđối tác đối với xuất khẩu nhóm hàng thô sẽ lớn hơn so với nhóm hàng chế biến;GDP Việt Nam có tác động tích cực đến xuất khẩu các nhóm hàng, và có tác độngmạnh hơn đối với nhóm hàng chế biến, đặc biệt là mã SITC 7; tham gia FTA, BTA
có tác động tích cực đến xuất khẩu của tất cả các nhóm hàng Đối với nhóm hàngđiện thoại và linh kiện, theo nghiên cứu của tác giả, cho đến thời điểm hiện tại vẫnchưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới
Như vậy, có thể thấy, cho đến nay các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đếnxuất khẩu chỉ dừng ở tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hoặc các mặt hàng,nhóm hàng xuất khẩu chủ lực truyền thống, theo đó luồng thương mại giữa hai quốcgia bị tác động bởi các yếu tố như: GDP nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, GDPbình quân đầu người nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, dân số nước xuất khẩu vànước nhập khẩu, khoảng cách giữa thủ đô hoặc hai thành phố lớn của hai nước, tỷgiá hối đoái, giá trị FDI giữa hai nước, tham gia các khu vực mậu dịch tự do, hiệpđịnh thương mại tự do, hiệp định thương mại song phương, chung biên giới, mứcthuế, quan hệ thuộc địa và một số yếu tố đặc trưng cho từng nhóm hàng; chưa cónghiên cứu nào tìm hiểu chi tiết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàngđiện thoại và linh kiện của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung
Trang 133 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu của bài Khóa luận là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuấtkhẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ýchính sách trên cơ sở phát huy ảnh hưởng của các nhân tố có lợi và hạn chế ảnhhưởng của nhân tố bất lợi, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhóm hàng điệnthoại và linh kiện của Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung của Khóa luận bao gồm:
- Nêu tổng quan về nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam và tổng quan lý thuyết về mô hình hấp dẫn
- Thực trạng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015
- Đưa ra mô hình phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Với mục tiêu và nội dung ở trên, bài Khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu
là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của ViệtNam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, Khóa luận nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Namthông qua mô hình hấp dẫn
Về thời gian, do độ trễ trong việc cung cấp số liệu của các quốc gia, đến thời
điểm hiện tại, bộ số liệu sẵn có và đẩy đủ nhất chỉ cập nhật đến năm 2015 Vì vậy,Khóa luận sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 2010 -
2015 Ngoài ra, Khóa luận có thể sử dụng số liệu trong giai đoạn 2015 đến nay chomục đích thảo luận và khuyến nghị chính sách
Trang 14Về không gian, Khóa luận nghiên cứu trong giới hạn trao đổi thương mại của
Việt Nam với 30 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu chính nhóm hàng này từ ViệtNam
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích quan điểm, công trình của những tác giả ở Việt Nam cũng như trênthế giới về mối quan hệ của giá trị xuất khẩu với các biến số, đồng thời tổng hợp cácyếu tố ảnh hưởng đến thương mại được sử dụng trong mô hình hấp dẫn
Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo
Trong quá trình tìm kiếm dữ liệu cho bài Khóa luận, tác giả có tham khảo một
số dữ liệu từ sách, báo, văn bản luật, báo cáo và một số đề tài nghiên cứu ở ViệtNam và trên thế giới, các tài liệu từ trang web của các cơ quan như Tổng cục Thống
kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam,…
Phương pháp xử lý thông tin:
Xử lý thông tin định tính: Khóa luận sử dụng một số bảng và hình để mô tả vềcác diễn biến của kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam, cơ cấuthị trường xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩunhóm hàng này
Xử lý thông tin định lượng: bài Khóa luận sử dụng mô hình hấp dẫn trongthương mại quốc tế với dữ liệu bảng nhằm xác định các yếu tố tác động đến xuấtkhẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015.Mốc thời gian năm 2010 được lựa chọn vì trước năm 2009, giá trị xuất khẩu điệnthoại và linh kiện của Việt Nam là không đáng kể Mốc thời gian 2015 là mốc thờigian mà tác giả có số liệu cập nhật nhất có thể Số liệu được tác giả lấy theo năm với
30 quốc gia có giá trị nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện từ Việt Namtrung bình lớn nhất giai đoạn 2010 – 2015, tương ứng với 180 quan sát và tuân theoquy luật mẫu số lớn Số liệu của các biến sử dụng trong mô hình được lấy từ một sốnguồn: Kim ngạch xuất khẩu (Trademap), GDP (WDI), FDI (ASEANstats), khoảng
Trang 15cách thủ đô 2 nước (CEPII), tham gia FTA, BTA (Trung tâm WTO).
Sau khi thực hiện các kiểm định thống kê cần thiết, tác giả dẫn đến kết luậnphương pháp ước lượng hiệu quả nhất đối với bộ số liệu là phương pháp ước lượngtác động cố định REM
Chương 3: Xây dựng mô hình hấp dẫn đánh giá ảnh hưởng của các nhân
tố tới xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam
Chương 4: Kết quả mô hình hồi quy
Chương 5: Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI
VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH HẤP DẪN
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1.1 Mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế
1.1.1 Một số mô hình đánh giá yếu tố tác động đến thương mại quốc tế
Để tìm ra cũng nhưng đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến luồngthương mại quốc tế có thể sử dụng mô hình cân bằng tổng thể, mô hình SMART
Mô hình GTAP (Global Trade Analysis Project) – phương pháp cân bằng tổng thể phản ánh những tác động qua lại của cả nền kinh tế bằng cách kết nối các ngành
thông qua bảng đầu ra – đầu vào và kết nối tất cả các nước thông qua các luồngthương mại (MUTRAP, 2010) Mô hình này giúp đánh giá các tác động trong tươnglai của các cú sốc chính sách (thay đổi chính sách), sự thay đổi công nghệ và cácyếu tố bên ngoài khác đến nền kinh tế (Ngô Thị Mỹ, 2016) Tuy nhiên, mô hình nàyđòi hỏi rất nhiều số liệu cũng như các kĩ thuật phức tạp trong tính toán Bên cạnh
đó, mô hình cũng đưa ra các giả định và đặc điểm có thể không phản ánh đúng hoặcđầy đủ thực tế
Mô hình SMART (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) – phương pháp phân tích cân bằng từng phần được sử dụng nhiều trong nghiên cứu
vi mô để đo lường tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, mức thu thuế vàtác động đến phúc lợi trong trường hợp thuế suất của một sản phẩm thay đổi, vì vậyphương pháp này phù hợp với các nghiên cứu đánh giá phân tích đối với các hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) Mô hình này tập trung xem xét các tác động của các
cú sốc chính sách tới các thị trường hàng hóa chịu tác động trực tiếp, bỏ qua sựtương tác giữa các thị trường với nhau trong nền kinh tế (Từ Thúy Anh và Lê MinhNgọc, 2015) Ưu điểm của mô hình này là tập trung vào một ngành hàng cụ thể vàkhông đòi hỏi khối lượng dữ liệu lớn như với mô hình cân bằng tổng thể (do chỉ xétmột ngành hàng và bỏ qua sự tác động qua lại giữa ngành hàng đó với các ngànhhàng khác) Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là không thể hiện được tác độngcủa các yếu tố khác tác động đến thương mại ngoài các yếu tố kể trên; đồng thời môhình sử dụng phương pháp cân bằng bộ phận, bỏ qua tương tác của thị trường riêng
Trang 17lẻ đó với các thị trường khác nên chỉ phù hợp với các thị trường không có quan hệvới nhau Bên cạnh đó, kết quả của mô hình cũng phụ thuộc nhiều vào các giả định
và các hệ số đặt ra cho mỗi mô hình ước lượng cụ thể (Ngô Thị Mỹ, 2016)
Mô hình hấp dẫn (mô hình trọng lực – gravity model) đang được sử dụng ngày
càng rộng rãi trong việc phân tích các nhân tố tác động đến thương mại cũng nhưchuyển dịch thương mại quốc tế Ưu điểm của mô hình là có thể xem xét đồng thờitác động của các nhóm nhân tố khác nhau (ảnh hưởng đến cung, cầu và khuyếnkhích hoặc hạn chế thương mại) đến thương mại giữa hai nước Tuy nhiên, kết quảcủa mô hình có thể sai lệch nếu như thiếu đi các biến quan trọng khác có thể có ảnhhưởng tới thương mại
Từ việc phân tích làm rõ các mô hình nghiên cứu tác động đến thương mại chothấy, mô hình hấp dẫn được xem là sự lựa chọn tối ưu trong phân tích hoạt độngthương mại giữa các quốc gia (Bac Nguyen Xuan, 2000) Trên thế giới đã có nhiềunghiên cứu sử dụng mô hình hấp dẫn để đánh giá tác động của các nhân tố đến xuấtkhẩu nói chung và xuất khẩu một mặt hàng nói riêng Bài Khóa luận cũng sẽ sửdụng mô hình hấp dẫn để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nhóm hàngđiện thoại và linh kiện của Việt Nam
1.1.2 Lịch sử phát triển của mô hình hấp dẫn
Giống như tên của mô hình, xuất phát điểm của mô hình hấp dẫn là định luậttrọng lực hấp dẫn của Newton:
F = GTheo đó lực hút giữa hai vật thể phụ thuộc vào khối lượng (đồng biến) vàkhoảng cách giữa hai vật đó (nghịch biến) Từ những năm 1860, H Carey đã ápdụng định luật này trong nghiên cứu hành vi của con người (di chuyển lao động,bệnh nhân, khách hàng,…) (I-Hui Cheng và Howard J Wall, 2005) Tinbergen(1962) là người đầu tiên áp dụng điều này để giải thích quan hệ thương mại songphương giữa hai quốc gia trong thương mại quốc tế với công thức sau:
Tij = β0 (Yi) β1 (Yj) β2 (Dij) β3 (Aij) β4 uij (1.1)
Trang 18Trong đó: Tij là giá trị thương mại giữa hai quốc gia
Yi và Yj tương ứng là biến số đại diện cho độ lớn nền kinh tế nước i
và nước j
Dij là khoảng cách giữa hai quốc gia
Aij là các yếu tố khác có thể tác động đến thương mại song phương uij là số hạng sai số, còn các β là hệ số
Tinbergen (1962) cho rằng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia sẽ tỷ lệthuận với quy mô kinh tế 2 quốc gia đó (đo lường bằng tổng thu nhập quốc dân,tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP)), và tỷ lệ nghịch vớichi phí vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia (đại diện bởi khoảng cách giữa haiquốc gia) Tuy nhiên, vào thời gian đó, mô hình này chưa được giới nghiên cứuchính thống thừa nhận do sự không đầy đủ về nền tảng lý thuyết của mô hình này(Gita Gopinath và cộng sự, 2014)
Sau công bố của Tinbergen, đã có nhiều nhà kinh tế học đưa ra các lý thuyết
để giải thích cho mô hình hấp dẫn Linnemann (1966) đưa thêm biến dân số để thểhiện cho quy mô của nền kinh tế, Leamer và Stern (1970) đã đưa ra một vài nềntảng lý thuyết cho mô hình này, trong đó lý thuyết được đánh giá cao nhất là “ThePotluck Assumption”, theo đó sản phẩm tạo ra của toàn thế giới được tập trung lại,sau đó mỗi quốc gia sẽ sử dụng một phần theo tỷ lệ thu nhập của quốc gia đó so vớitoàn thế giới Giá trị hàng hóa mà quốc gia i nhập khẩu từ quốc gia j sẽ bằng tíchcủa tỷ trọng GDP của hai quốc gia so với thế giới
Anderson (1979) được coi là người đầu tiên đưa ra một lý thuyết nền tảng cho
mô hình hấp dẫn một cách rõ ràng, tuy nhiên việc giả định mỗi quốc gia chỉ sản xuấtmột loại hàng hóa duy nhất và không thể thay thế khiến cho lý thuyết này trở nênkém thuyết phục Helpman (1987), Bergstrand (1889,1990) đã đưa ra nền tảng lýthuyết trên cơ sở kết hợp các lý thuyết kinh tế cổ điển và mới Đây là giai đoạnnhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra nền tảng lý thuyết cho mô hình hấp dẫn,
từ việc không có khung lý luận rõ ràng, mô hình hấp dẫn đã được chứng minh bởirất nhiều các lý thuyết khác nhau
Trang 19Sau đó, Deardorff (1995) tìm ra cơ sở lý luận của mô hình này chính là nộidung của lý thuyết Hechscher-Ohlin về thương mại quốc tế Anderson và VanWincoop (2003) thể hiện thương mại song phương phụ thuộc quy mô nền kinh tế vàkhoảng cách, ngoài ra còn thêm biến các rào cản thương mại đa phương(multilateral resistance).
Chaney (2008), Helpman và cộng sự (2008), Melitz và Ottaviano (2008) kếthợp các nghiên cứu trước đây về doanh nghiệp sản xuất hàng cá biệt (heterogeneousfirms) với các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại song phương.Các nghiên cứu này giúp xây dựng phương pháp để đo lường sự khác biệt giữa cậnbiên về độ lớn và độ dài của các điều chỉnh trước các cú sốc kinh tế
Ngoài việc tập trung xây dựng nền tảng lý thuyết cho mô hình hấp dẫn, cácnhà nghiên cứu còn đi theo hướng nghiên cứu các vấn đề phát sinh cũng như cáchgiải quyết trong quá trình xử lý kinh tế lượng Có thể kể đến các bài nghiên cứu củaEgger (2000) về vấn đề dạng dữ liệu sử dụng, Joakim Westerlund và FredrikWilhelmsson (2009), Joao Santos Silva và Silvana Tenreyro (2006) về vấn đềthương mại có giá trị bằng 0 (zero trade),…
Cho đến nay, mô hình hấp dẫn đã được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giátác động của các chính sách, bao gồm khu vực thương mại tự do, liên minh tiền tệ,quyền sáng chế, hiệp định thương mại tự do,…và được đánh giá là công cụ hữu hiệutrong đánh giá thương mại quốc tế
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại song phương trong mô hình
hấp dẫn
Như đã nhắc đến trong phần tổng quan nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đếnthương mại song phương trong mô hình hấp dẫn có thể nhóm thành 3 nhóm yếu tố:(i) nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung, (ii) nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu, và(iii) nhóm yếu tố xúc tác hoặc cản trở, các yếu tố được trình bày trong hình 1.1
Trang 20Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
trong mô hình hấp dẫn
Nguồn: Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng,
2008 1.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Các yếu tố tác động đến nhu cầu của một nền kinh tế có thể kể đến như sau:
Tổng thu nhập của người dân nước đó (đo lường bằng GDP /GDP bình quân
đầu người/ tổng sản phẩm quốc dân/ tổng thu nhập quốc dân): khi thu nhập củangười dân một nước tăng, sẽ dẫn đến nhu cầu về hàng hóa nói chung và hàng hóanhập khẩu nói riêng tăng lên Vì vậy, khi thu nhập của người dân một quốc gia tăng
Trang 21thì dẫn đến nhu cầu tăng, tức là làm tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào quốcgia đó.
Tổng dân số: Khi dân số tăng cũng sẽ có tác động tương tự là làm tăng nhu cầu
về hàng hóa nói chung và hàng hóa nhập khẩu nói riêng, từ đó làm tăng khối lượnghàng hóa nhập khẩu
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Tương tự với cầu, các yếu tố tác động đến khả năng cung ứng hàng hóa ra thếgiới của một nền kinh tế bao gồm:
Tổng thu nhập của người dân nước đó (đo lường bằng GDP/GDP bình quân
đầu người/tổng sản phẩm quốc dân/tổng thu nhập quốc dân): khi thu nhập của ngườidân một nước tăng, đồng nghĩa với đó là khối lượng hàng hóa được sản xuất trongnước đó tăng lên (trong kinh tế vĩ mô, tổng thu nhập của toàn bộ nền kinh tế bằngvới tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế), sẽ dẫn đến khả năng xuất khẩu hànghóa của quốc gia đó tăng lên Vì vậy, khi thu nhập của người dân một quốc gia tăngthì có thể dẫn đến khả năng xuất khẩu tăng
Tổng dân số/ lực lượng lao động: Khi dân số tăng thường dẫn đến sự tăng của
lực lượng lao động Với số lượng lao động càng lớn thì khả năng sản xuất của nềnkinh tế cũng sẽ tăng, từ đó tăng cung xuất khẩu ra nước ngoài Vì vậy, dân số nướcxuất khẩu có thể tỉ lệ thuận với kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó
1.1.3.3 Các yếu tố xúc tác hoặc cản trở
Đây là nhóm yếu tố đa dạng nhất và làm nên sự khác biệt trong các bài nghiêncứu sử dụng mô hình hấp dẫn
Chi phí vận chuyển (Khoảng cách, có chung đường biên giới): khoảng cách
giữa 2 thủ đô hoặc giữa 2 thành phố lớn của 2 quốc gia đại diện cho chi phí vận tảigiữa hai quốc gia đó Khi chí phí vận tải lớn sẽ dẫn đến giá của hàng hóa trao đổigiữa hai quốc gia bị tăng lên, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Vì vậy, khoảngcách với quốc gia đó càng lớn thì giá trị xuất khẩu với quốc gia thường được kìvọng sẽ giảm Khi hai quốc gia có chung đường biên giới, chi phí vận chuyển có thểđược giảm đi rất nhiều, ngoài ra, việc có chung đường biên giới thường gắn liền với
Trang 22việc có những nét văn hóa tương đồng, từ đó hàng hóa sản xuất ở quốc gia này cũng
dễ được tiếp nhận ở quốc gia còn lại hơn
Các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại: yếu tố này được thể hiện ở các
hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại song phương mà 2 nước tham gia
kí kết, các chính sách hạn chế hoặc khuyến khích thương mại quốc tế của các nước,hoặc mức thuế mà nước nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa từ nước xuất khẩu Khicác yếu tố thúc đẩy thương mại tăng lên hoặc các yếu tố cản trở thương mại giảmxuống, thương mại giữa hai nước sẽ có xu hướng tăng lên
Tỷ giá hối đoái (được đo lường bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa/tỷ giá hối đoái
thực tế/tỷ giá hối đoái thực tế hiệu dụng (REER)): khi đồng tiền quốc gia này bị mấtgiá so với đồng tiền quốc gia khác sẽ khiến cho giá hàng hóa quốc gia đó trở nên rẻhơn trước đây khi quy đổi ra đồng ngoại tệ, đồng thời giá hàng hóa nhập khẩu vàoquốc gia đó cũng sẽ đắt hơn trước đây khi quy đổi ra đồng nội tệ Do đó, khi đồngnội tệ của một quốc gia mất giá so với đồng ngoại tệ, xuất khẩu của quốc gia đó có
xu hướng tăng lên
Quan hệ đầu tư giữa hai nước: dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia sẽ giúp
tăng vốn tư bản cho nền kinh tế, đồng thời FDI thường đi kèm với chuyển giao côngnghệ và có cách quản lý hiệu quả hơn, giúp đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao chấtlượng sản phẩm Vì vậy khi FDI tăng, xuất khẩu của quốc gia nhận đầu tư sẽ tăng,
từ đó tăng xuất khẩu sang nước chủ đầu tư
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như chung ngôn ngữ, có quan hệ thuộc địa,chênh lệch GDP đầu người giữa hai quốc gia, chung đồng tiền, quốc gia có biển,…
1.1.4 Những chú ý trong việc xây dựng mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế
1.1.4.1 Dạng dữ liệu hồi quy
Trong phân tích hồi quy nói chung, chúng ta thường sử dụng 3 dạng chính: dữliệu chuỗi thời gian (các đơn vị quan sát trên 1 đơn vị kinh tế được thực hiện tạinhiều thời điểm), dữ liệu chéo (quan sát cho nhiều đơn vị kinh tế trong cùng 1 thời
Trang 23điểm), dữ liệu bảng (mảng) (quan sát của nhiều đơn vị kinh tế ở nhiều thời điểmkhác nhau).
Mô hình hấp dẫn trong thời gian đầu thường sử dụng dữ liệu chéo Tuy nhiên,điều này đã dẫn đến các ước lượng thu được là chệch do bỏ qua sự khác biệt đặctrưng giữa các quốc gia (Egger, 2000) Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tếhọc đã sử dụng dữ liệu bảng, cho phép ước lượng với sự khác biệt giữa các quốc giachứ không đồng nhất như dữ liệu chéo trước đây
1.1.4.2 Giá trị trao đổi thương mại bằng 0
Để đánh giá tác động của các yếu tố đến thương mại giữa hai quốc gia, biếnphụ thuộc trong mô hình sẽ là logarit của giá trị trao đổi (xuất khẩu, nhập khẩu hoặctổng xuất nhập khẩu) giữa hai nước Tuy nhiên, trong thực tế, có những năm haiquốc gia đó không có quan hệ trao đổi mua bán với nhau, điều này dẫn đến một sốgiá trị trao đổi bằng 0 (zero trade), do đó, không thể logarit 0 để xác định giá trị củaquan sát đó Để xử lý vấn đề này, một số nhà nghiên cứu bỏ qua các quan sát đóhoặc thêm một yếu tố cố định nào đó vào giá trị của biến phụ thuộc để đảm bảochúng luôn lớn hơn 0 (Joakim Westerlund và Fredrik Wilhelmsson, 2009) Tuynhiên, việc này có thể dẫn đến các ước lượng bị lệch, Santos Silva và Tenreyro(2006, 2011), Staub và Winkelmann (2012) gợi ý sử dụng phương pháp giả hợp lýcực đại (pseudo maximum likelihood) để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên nghiêncứu của Helpman và cộng sự (2008), Heckman (1979), Linder and Groot (2006),Anderson và Marcoiller (2002), Rose (2004), Martin và Pham (2008) lại cho rằng
mô hình Tobit là phù hợp, ngoài ra, Kareem Fatima Olanike và cộng sự (2016) chorằng việc lựa chọn mô hình kinh tế lượng phù hợp sẽ phụ thuộc vào cơ sở dữ liệuđược sử dụng, ngoài ra còn một số nghiên cứu khác với các phương pháp hồi quykhác được cho là phù hợp trong trường hợp này như nghiên cứu của Burger và cộng
sự (2009), Martinez-Zarzoso và cộng sự (2007), Martinez-Zarzoso (2013), Manning
và Mullahy (2001) – GPML, Frankel and Wei (1993),…
Trang 241.1.4.3 Phương pháp ước lượng sử dụng trong mô hình hấp dẫn với dữ liệu bảng
Với dữ liệu bảng, có 3 phương pháp phổ biến được sử dụng:
(i) Hồi quy gộp (Pooled OLS - POLS):
Đây là cách tiếp cận đơn giản nhất khi chúng ta giả định rằng các hệ số hồiquy (hệ số chặn và hệ số góc) là không thay đổi giữa các quốc gia cũng như khôngthay đổi theo thời gian Một giả định quan trọng nữa là các biến độc lập phải là cácbiến ngoại sinh chặt (strictly exogenous) Một biến gọi là ngoại sinh chặt nếu nókhông phụ thuộc vào các giá trị quá khứ, hiện tại, và tương lai của sai số ngẫunhiên
Điểm yếu của phương pháp này chính là giả định, việc giả định các quốc gia
có cùng hệ số chặn và hệ số góc không đổi theo thời gian (tức là mức độ tác độngcủa các quốc gia là như nhau) có thể rất phi thực tế Ngoài ra, một nhược điểm kháccủa mô hình này là hay có hiện tượng tự tương quan
(ii) Mô hình tác động cố định (FEM)
Với giả định mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởngđến biến giải thích, mô hình FEM phát triển từ mô hình POLS và có kiểm soát được
sự khác biệt đặc trưng giữa các quốc gia Do đó mô hình FEM giả định hệ số chặncủa các quốc gia là khác nhau và cố định qua các năm
Một đặc điểm của mô hình FEM để phân biệt với các mô hình khác đó là sựtương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập có thể có hoặc không
(iii) Mô hình tác động ngẫu nhiên REM
Tương tự như mô hình FEM, các hệ số chặn của mỗi quốc gia là khác nhau.Tuy nhiên, mô hình có giả định quan trọng là giữa phần dư của mô hình và các biếnđộc lập không có sự tương quan
Để quyết định việc sử dụng mô hình hồi quy nào là phù hợp, cần thực hiện cáckiểm định cần thiết Trong nghiên cứu “Practical Guides to Panel Data Modeling: AStep by Step Analysis Using Stata” của mình, Park (2011) đề xuất phương pháp đểlựa chọn mô hình hồi quy phù hợp, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kiểm định F test hoặc Wald test cho mô hình FEM.
Trang 25Bước 2: Kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier test (LM test) cho mô
hình REM
Sau khi thực hiện hai bước trên, có thể dẫn đến 4 trường hợp:
Trường hợp 1: Giả thuyết H0 của F test và LM test đều không bị bác bỏ thì mô
hình POLS là phù hợp
Trường hợp 2: Giả thuyết H0 của F test bị bác bỏ và giả thuyết H0 của LM test
không bị bác bỏ thì mô hình FEM là phù hợp
Trường hợp 3: Giả thuyết H0 của F test không bị bác bỏ và giả thuyết H0 của
LM test bị bác bỏ thì mô hình REM là phù hợp
Trường hợp 4: Giả thuyết H0 của F test bị bác bỏ và giả thuyết H0 của LM test
bị bác bỏ thì cần tiến hành kiểm định Hausman Giả thuyết H0 của kiểm định này làphần dư của mô hình và các biến độc lập không có sự tương quan Vì vậy, khi H0của kiểm định Hausman bị bác bỏ, mô hình FEM là phù hợp, trường hợp còn lại,khi H0 không bị bác bỏ, mô hình REM là phù hợp
Đây cũng là các bước mà tác giả thực hiện để xác định phương pháp ướclượng phù hợp trong bài Khóa luận này
Như vậy, với những điều đã phân tích ở trên, có thể thấy, để thực hiện mụctiêu tìm ra và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩunhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam của bài Khóa luận, mô hình hấpdẫn là mô hình phù hợp hơn so với các mô hình còn lại
Trang 261.2 Nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam
1.2.1 Mô tả nhóm hàng điện thoại và linh kiện
Trong cuốn The Worldwide History of Telecommunications của mình, Anton
A Huurdeman (2003) định nghĩa điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổithông tin và thông tin đó thường dưới dạng “thoại”, tức là nói từ xa giữa hai haynhiều người Nguyên lý hoạt động của điện thoại là chuyển tiếng nói thành tín hiệuđiện có thể truyền trong mạng điện thoại thông qua kết nối để chuyển tín hiệu đóđến người còn lại Điện thoại giúp loại bỏ khoảng cách giữa các châu lục, giữa cácquốc gia và giữa những con người
Theo từ điển Cambridge, điện thoại là thiết bị dùng để giao tiếp với ngườikhác ở khoảng cách xa thông qua tín hiệu điện được truyền tải
Chris Stone và Oscar Featherstone (2016) định nghĩa điện thoại là thiết bị viễnthông sử dụng mạng vô tuyến hoặc hữu tuyến để truyền và nhận tín hiệu
Như vậy, có thể hiểu điện thoại là một loại thiết bị viễn thông Khái niệm thiết
bị viễn thông được nêu trong Luật Viễn thông Việt Nam 2009 là thiết bị kỹ thuật,bao gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông Trong đóviễn thông lại là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết,hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện,phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác
Nói một cách chung nhất, điện thoại là thiết bị viễn thông có khả năng chuyển
và nhận thông tin dưới dạng tín hiệu điện thông qua kết nối vô tuyến hoặc hữu tuyến.
Theo hệ thống phân loại hài hòa (Harmonized System Codes - HS Code),nhóm hàng điện thoại và linh kiện, với tên đẩy đủ là điện thoại các loại và linh kiện,bao gồm ba mặt hàng được trình bày trong bảng 1.1
Trang 27Bảng 1.1 Các mặt hàng trong nhóm hàng điện thoại và linh kiện
với điện thoại cầm tay không dây 851711 76411
2 Điện thoại cho mạng di động tế bào
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Để thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu, bài Khóa luận sử dụng các phân loạitheo hệ thống phân loại hài hòa để nghiên cứu Các mặt hàng thuộc nhóm hàng điệnthoại và linh kiện đều thuộc chương số 85 (Máy điện, thiết bị điện và các bộ phậncủa chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanhtruyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên), nhóm số 8517 (Bộ điệnthoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bịkhác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễnthông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộhoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27hoặc 85.28) Trong đó:
Trang 28Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây – mã HS 851711: là
thiết bị điện thoại cố định dùng dây để truyền tải tín hiệu, tuy nhiên ống nghe lại kếtnối với phần thân của bộ thiết bị bằng sóng chứ không bằng dây, hay nói cách khác,ống nghe có thể tách khỏi phần thân của thiết bị Trong bài Khóa luận, mặt hàng nàyđược tác giả nhắc đến với tên điện thoại hữu tuyến
Hình 1.2 Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây
Trang 30Hình 1.4 Điện thoại cố định không dây
Nguồn: http://www.viettel.info.vn
Bộ phận – mã HS 851770: là các linh kiện của các thiết bị đã nêu trên, ví dụ
như: Bộ phận lắp trong khe chọc SIM của điện thoại di động, nắp che và bảo vệ khecắm sim, Bản mạch gồm các linh kiện điện, điện tử đã được hàn gắn trên bản mạchdùng cho điện thoại, cổng cắm tai nghe, cổng sạc,… Trong bài Khóa luận, mặt hàngnày được tác giả nhắc đến với tên linh kiện
Hình 1.5 Một số linh kiện điện thoại
Nguồn:
http://www.robotroom.com
Trang 311.2.2 Ngành sản xuất điện thoại và linh kiện ở Việt Nam
Theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (VSIC 2007), ngành sản xuất điệnthoại và linh kiện được xếp loại vào ngành C (công nghiệp chế biến, chế tạo), ngành
26 (sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học), cụ thể hoạtđộng sản xuất điện thoại nằm trong ngành 2630 (Sản xuất thiết bị truyền thông),hoạt động sản xuất linh kiện điện thoại nằm trong ngành 2610 (Sản xuất linh kiệnđiện tử)
Một số doanh nghiệp sản xuất điện thoại và linh kiện lớn ở Việt Nam có thể kểđến như: Công Ty TNHH Điện tử Foster (Đà Nẵng), Công ty TNHH Jahwa Vina,Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel,Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam), Công ty TNHH SamsungElectronics Việt Nam,… (Bộ Công Thương Việt Nam, 2014) Đặc điểm chung củangành sản xuất này là nhu cầu sử dụng lao động lớn, từ lao động phổ thông cho đếnlao động có trình độ; cần nhiều nhà cung cấp các linh phụ kiện hàm lượng côngnghệ cao; nền tảng công nghệ kỹ thuật cao; chi phí cho hoạt động nghiên cứu vàphát triển lớn
Kết luận chương I
Như vậy, chương I đã chỉ ra rằng trong số các mô hình đánh giá tác động củacác yếu tố đến luồng thương mại, mô hình hấp dẫn là mô hình phù hợp nhất để đánhgiá ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam,đồng thời nêu ra các mặt hàng chính trong nhóm hàng này, đặc điểm của ngành sảnxuất nhóm hàng này và những đặc điểm cũng như lưu ý khi sử dụng mô hình hấpdẫn trong thương mại quốc tế
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-20152.1 Tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015
2.1.1 Sơ lược về tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của
Việt Nam trước năm 2010
Bảng 2.1 Kim ngạch và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của Việt Nam
của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trước năm 2010
Đơn vị tính: Triệu USD - %
Giá trị
1.542 3.212 23.408 0.001 0 0 0.147 123.253 568.705(triệu USD)
Trang 332.1.2 Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015
2.1.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Kể từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện củaViệt Nam tăng vọt, trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn củaViệt Nam
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện
của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị: tỷ USD
23.6 21.3
10.0
12.7 5.0
6.4 2.0
Trang 34Việt Nam giai đoạn này Trong khi kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm
2010 chỉ là 2 tỷ USD, thì đến năm 2015 đã lên đến 30.2 tỷ USD, tức là gấp 15 lần trong vòng 5 năm Lần lượt các năm có tốc độ tăng là 254.67%/năm, 218.8%/năm, 97.29%/năm, 67.51%/năm, 10.92%/năm và 2015 với tốc độ tăng trưởng
27.98%/năm Tính bình quân giai đoạn 2010 -2015, kim ngạch xuất khẩu điện thoại
và linh kiện có tốc độ tăng trưởng là 71.78%/năm, tốc độ tăng rất lớn này một phần
là do kim ngạch xuất khẩu năm 2010 chỉ ở mức 2.017 tỷ USD, tuy nhiên cũngkhông thể phủ nhận tốc độ tăng vượt bậc về giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này.Xét về tốc độ tăng tuyệt đối, trong giai đoạn 2010-2015, mỗi năm giá trị xuấtkhẩu nhóm hàng này đều tăng ở mức lớn hơn 1 tỷ USD Thấp nhất là năm 2010 vớilượng tăng 1.45 tỷ USD/năm Và cao nhất là năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nhómhàng này tăng 8.56 tỷ USD so với năm 2012
Sự tăng vượt trội của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện
có thể được giải thích do năm 2009, Samsung Electronics Việt Nam khai trương nhàmáy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam tại khu côngnghiệp Yên Phong, Bắc Ninh Đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động thứ 7 trênthế giới của Samsung và là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên tại ViệtNam với quy mô cung ứng cho thị trường toàn cầu của Samsung (Samsung, 2009).Năm 2014, tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện bị giảm xuống một phần cũng là do việc Samsung Electronics Việt Nam giảm sản lượng.
Trang 35Hình 2.2 Tốc độ tăng tuyệt đối và tương đối của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015
97.29 3.00
2.00 1.45
50.00 1.00
27.98 10.92
Tốc độ tăng tuyệt đối (Tỷ USD) Tốc độ tăng tương đối (%)
Nguồn: tính toán của tác giả
2.1.2.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Năm 2013 cũng là năm đầu tiên, nhóm hàng điện thoại và linh kiện vượt quanhóm hàng dệt may để đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ yếucủa Việt Nam Từ năm 2013 đến nay thì nhóm hàng này vẫn tiếp tục dẫn đầu danhsách này Tỷ trọng của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam tăng từ mức 3.19% năm 2010 lên mức 16.10% năm 2013 và18.62% năm 2015, tức là chiếm tới gần 1/5 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam
Trang 36Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chính
của Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Đơn vị: Triệu USD
Hàng điện tử, máy tính và linh kiện Hàng dệt, may
Điện thoại và linh kiện
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.1.2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện
của Việt Nam so với thế giới
So với giá trị xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trên toàn thếgiới, vị trí thứ hạng của Việt Nam đang ngày càng tăng Từ vị trí thứ 18 năm 2010,Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 vào năm 2015, vượt qua cả Hàn Quốc
Trang 37Bảng 2.2 Thứ hạng theo kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh
kiện của một số nước xuất khẩu chính giai đoạn 2010-2015
Trang 38Hình 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam
so với toàn thế giới giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị: %
7.00
5.75 5.976.00
5.00
4.07 4.00
2.00
0.91 1.00
0.00
Nguồn: http://trademap.org
Bảng 2.3 Tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của một
số nước so với toàn thế giới giai đoạn 2010 – 2015
Trang 392.1.3 Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện phân theo thị
trường giai đoạn 2010-2015
Các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của ViệtNam khá tương đồng với các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nói chung.Dựa vào bảng 2.3 và bảng 2.2, có thể nhận thấy rằng các nước nhập khẩu nhómhàng này từ Việt Nam nhiều cũng là những nước xuất khẩu nhóm hàng này nhiều.Nguyên nhân là do đặc thù của nhóm hàng này, khi mà một sản phẩm cuối cùng cầnrất nhiều các bộ phận khác nhau, nên việc xuất khẩu và nhập khẩu các linh kiện này
sẽ diễn ra thường xuyên và với khối lượng lớn
Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện
của một số quốc gia từ Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị: Triệu USD