1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BC tham luận GVCNL

8 346 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 73 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT CHI LĂNG TRỜNG TH2 XÃ MAI SAO = = = = = = CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------***------- Mai Sao, ngày 2 tháng 10 năm 2010 BÁO CÁO THAM LUẬN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Năm học 2010-2011 ------------- Thực hiện công văn số 117/KH-BGD&&ĐT ngày 22/9/2010 của PGD&ĐT. KH tổ chức Hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Căn cứ vào tình hình thực tế BGH đã triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức “Hội thảo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp” của Nhà trường vào ngày 01/10/2010. Trường Tiểu học 2 Mai Sao báo cáo tham luận về Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông như sau: I, CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI: - Hiệu trưởng Nhà trường đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi trong Hội đồng sư phạm và phân công nhiệm vụ cho các Tổ khối tổ chức Hội thảo trước tại các Tổ khối. - Các tổ khối đã tiến hành Hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại Tổ vào ngày 29,30/09/2010. - Nhà trường đã tiến hành Hội thảo bằng nhiều tham luận bổ sung của các giáo viên có kinh nghiệm từ các tổ khối. II, KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Khi bước vào nghề giáo, người giáo viên nào cũng phải làm công tác chủ nhiệm. Đó là trách nhiệm nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang, nó có niềm vui cũngnhư những trăn trở, hơn tất cả những việc làm khác khi đi dạy. Bước vào năm học mới háo hức đầu tiên của các em học sinh là được gặp giáo viên chủ nhiệm. Người sẽ như thế nào: dữ, hiền, khó chịu, có công bằng có lo cho lớp những dấu hỏi trong các em. Đó cũng chính là những điều mà người làm công tác chủ nhiệm phải quan tâm. Để làm công tác chủ nhiệm thành công không phải tính như kết quả học tập, đó là sự thông cảm chia sẻ, sự động viên không ngừng trong học tập, trong cuộc sống của các em. Trong đó có cả những giọt nước mắt, những nụ cười đôi khi có cả những sự hiểu lầm mà qua thời gian mới giải đáp được. Như Bác Hồ nói : "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" . Làm chủ nhiệm phải có tâm có yêu con người, có lòng nhân ái . chịu khó thì mới có thể tương đối hoàn thành nhiệm vụ. Cuộc sống cuả con người ngày nay có quá nhiều những yêu cầu nhưng yêu cầu cơ bản của học sinh là quan tâm là hiểu các em, đối xử công bằng . Muốn vậy không phải người giáo viên chỉ có mặt trong lớp, trong giờ học chỉ nói chuyện học, chuyện trường lớp .mà người giáo viên còn biết chia chia sẻ những thông tin khác nữa. Phải làm sao cho các em tin yêu, kể cho nghe những chuyện khác với chuyện học của các em,để qua đó giáo viên có thể nắm bắt được những điều đang diễn biến trong các em. Thời gian mà giáo viên gần gũi các em có thể là giờ truy bài ,có thể là những buổi lao động, những buổi đi trực . sẽ rất khó quản lí lớp nếu không có sự đồng tình ủng hộ của học sinh. Công tác chủ nhiệm là niềm vui, niềm tự hào của giáo viên khi mỗi năm 1 lớp học sinh trưởng thành. Ngày bế giảng những ánh mắt tin yêu, những lời chúc chân tình của phụ huynh đó là nguồn động viên lớn nhất để người giáo viên tiếp tục là người đưa đò của bao lớp học sinh. 1. Đặc điểm, những khó khăn, thuận lợi của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. * Đặc điểm: - Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. - GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). - GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. - Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. * Thuận lợi: - Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, đa số các em đều ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể lớp. - Các GVCN trong nhà trường đã có một bề dày kinh nghiệm qua rất nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. - Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục. - Đa số GVCN đều được BGH nhà trường phân công cho đuổi theo lớp của mình, chính vì vậy giữa giáo viên và học sinh đã có phần nào hiểu nhau. Việc xây dựng cơ cấu lớp học sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. * Khó khăn: - Còn có nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo. - Nhà ở xa trường học (như học sinh ở Thôn Tin Đèo) nên việc thực hiện nội quy trường, lớp của các em còn hạn chế. - Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (như chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi) nên các em không được quan tâm, giáo dục toàn diện như các bạn cùng trang lứa, có em còn có những biểu hiện mặc cảm tự ti, không dám hòa mình trong mọi hoạt động chung của lớp. - Đa số các em còn hiếu động, suy nghĩ chưa sâu sắc nên đôi khi còn hay tranh cãi, đánh nhau gây ra những trường hợp không đáng có trong môi trường giáo dục. 2. Các yêu cầu đối với giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp : Về nội dung, phương pháp và kỹ năng thực hiện công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Gồm 5 yêu cầu sau: * Yêu cầu về sĩ số học sinh: Công tác duy trì sĩ số học sinh góp phần làm cho công tác phổ cập giáo dục giáo dục tiểu học đạt hiệu quả cao. Chinh vì vậy giáo viên phải nắm vững nơi ở của học sinh, nắm được số lượng học sinh trong các thôn trong lớp, đặc điểm địa lí của các thôn đó. Ví dụ: Lớp 5B có tổng số là 16 học sinh. Trong đó thôn Tin Đèo: 08 em; thôn nà Mùm: 03 em; thôn Sao Thượng: 05 em. Thôn Tin Đèo là thôn xa trung tâm xã nhất, tập trung học sinh đông nên giáo viên cần tạo điều kiện để khích lệ, động viên học sinh đến lớp đúng giờ. Khen, chê kịp thời những ưu, khuyết điểm của học sinh. Động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong mọi mặt. * Yêu cầu về tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh: Yêu cầu người giáo viên nắm vững hoàn cảnh gia đình từng học sinh trong lớp mình, để kịp thời đến từng gia đình học sinh động viên, chia sẻ. Ví dụ: ở lớp 5B có học sinh gia đình đông anh, em ( 07 anh, chị, em), tiền ăn, mặc chưa đủ, nên các khoản nộp cho con đi học còn chậm trễ. Giáo viên đã động viên gia đình thu từng khoản nhỏ lẻ, kéo dài thời gian nộp, giúp học sinh không mặc cảm về hoàn cảnh của mình. Học sinh sẽ yên tâm và chú ý học hành. * Yêu cầu hiểu biết về phong tục tập quán của các em: Học sinh trong lớp 5B chủ yếu là người dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng tập trung ở 3 thôn khác nhau nên phong tục của mỗi dân tộc, mỗi thôn cũng khác nhau nên giáo viên cần phải nắm vững phong tục từng thôn bản, từng dân tộc để cùng học sinh phát huy truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó cũng động viên học sinh không nên nghỉ học, bỏ học vào những ngày lễ của dân tộc. Ví dụ: Dân tộc Nùng có phong tục ngày 03/3 âm lịch, dân tộc Tày có phong tục ngày 10/10 âm lịch hay trong thôn, bản, họ hàng có cưới hỏi học sinh thường nghỉ học rất nhiều. Điều này người giáo viên chủ nhiệm cần phải biết động viên giải thích cho hoạc sinh nhận thấy rõ phong tục tập quán, nét văn hoá dân tộc là điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta song nhiệm vụ chính của các em vẫn là việc học. Có học mới giữ gìn truyền thống của dân tộc mình. * Yêu cầu cần phối hợp tốt với gia đình học sinh: Trong công tác giáo dục, quản lý học sinh, để làm tốt được công tác này giáo viên chủ nhiệm cần phải thường xuyên trao đổi, gặp gỡ phụ huynh học sinh cùng thống nhất cách giáo dục các em. Ví dụ: Trong lớp có một học sinh nghỉ học không có lý do nhưng học sinh khác thấy bạn cắp sách đi học mà lại không đến trường. Trong trường hợp này người giáo viên cần phải thông báo việc này với gia đình, mặt khác giáo viên chủ nhiệm có thể gặp riêng học sinh đó để tìm hiểu lý do vì sao hôm đó em nghỉ học. * Yêu cầu phải quan tâm đến các hoạt động, phong trào của lớp: Giáo viên chủ nhiệm cùng với tổ chức Đội tham gia tốt các phong trào thi đua của trường, lớp làm cho lớp sôi nổi, hào hứng tham gia như: phong trào thi đua “Giành nhiều bông hoa điểm 10”, phong trào “Bạn giúp bạn”, . có tác dụng làm cho học sinh tự động viên nhắc nhở nhau trong học tập. Ví dụ: Phong trào thi đua “Giành nhiều bông hoa điểm 10”, tổ nào giành được nhiều điểm 10 thì được nghi nhiều bông hoa, tổ nào bị điểm kém thì bị trừ bông hoa. Vì thế trong tổ các em tự nhắc nhở bạn có điểm kém cần cố gắng vươn lên để cả tổ giành được nhiều bông hoa. 3. Kinh nghiệm công tác GVCN lớp. Công tác GVCN lớp đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến học sinh và có nhiều biện pháp giáo dục phù hợp nhằm đạt kết quả cao trong giáo dục mà lớp đã đăng kí với nhà trường. Cụ thể là: - Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp. - Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ chức. - Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ trong lớp. - Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp. - Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung cũng như việc bất thường của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý. - Người giáo viên chủ nhiện ngoài việc phải xây dựng cho mình một ban cán sự lớp tốt, thì người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã hội: - Cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện. - Các thầy giáo, cô giáo hãy là tấm gương sáng cho đàn em thân yêu của mình; bằng lương tâm và trách nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến thức với phương pháp tốt nhất, chất lượng cao nhất. không chỉ có các đồng chí giáo viên chủ nhiệm mới là người trực tiếp gần gũi, liên hệ với PHHS, mà các đồng chí giáo viên khác cũng có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ, để liện hệ chặt chẽ với phụ huynh kịp thời chỉ bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học tập và rèn luyện. - BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giàm sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống. bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thần cho những cá nhân, tập thể có thành tích nhất định trong các phong trào. - BGH nhà trường cần xây dựng những áp phích, khẩu hiệu, đặt xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. - Đối với chính quyền thôn xóm cần nắm bắt kịp thời những thông tin về học tập đạo đức của học sinh, để xử lý, uốn nắn giáo dục, đồng thời buộc gia đình phải có biện pháp quản lý giáo dục con em mình tốt hơn. - Đối với giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết hợp với các đoàn thể trong trường học như: đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng; - GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện. - Ngoài việc phối hợp với giáo viên bảo mẫu, với các đoàn thể khác, GVCN cũng cần phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên trao đổi và cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để Đoàn, Đội có hướng xử lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với các em là trách nhiệm của mọi người, từ đó các em trở nên ham học hơn. - Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Đội cho thật phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Khi tổ chức các hoạt động chúng ta không nên tổ chức theo định kỳ mà phải thường xuyên, liên tục. - Tăng cường tuyên truyền và giáo dục Đội TNTP hiểu rõ và nhận thực đúng đắn về tổ chức Đội. Đặc biệt cần làm cho Đội thật tự hào rằng mình đang đứng trong hàng ngũ của Đội - Cần tăng cường công tác chỉ đạo theo hướng mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc tập thể chi Đội thực hiện, GVCN theo dõi, kiểm tra và giám sát. - Khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẽ, rõ ràng, xử lý nghiêm khắc nhưng cũng mềm dẻo, tránh trường hợp dồn các em vào bước đường cùng. - Người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự như là một người mẹ thứ hai của các em, chăm sóc và chau chuốt cho các em từ cái quần, cái aó. Thấy các em mặc ấm, khỏe mạnh thì cảm thấy như mình đang được hưởng niềm hành phúc đó. - Người GVCN trong trường ngoài công việc phải hoàn tất mọi hồ sơ sổ sách, soạn giảng có chất lượng… còn phải biết động viên vỗ về các em. - Phải liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để trao đổi về tình hình sức khỏe và học tập rèn luyện của các em. - Học sinh trong lớp có nhiều tính tình và tâm sinh lý khác nhau cho nên GVCN phải tìm hiểu tâm sinh lý của các em để có các biện pháp giáo dục phù hợp. Chính vì vậy nghề giáo là một nghề cao quý, nhưng những người làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biệt còn cao quý biết nhường nào. 4. Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên ở trường phổ thông. * Phương hướng: Vào đầu năm học ngay sau khi nhận lớp GVCN phải bắt tay ngay vào tìm hiểu tình hình của lớp mình chủ nhiệm để thấy được những thuận lợi, khó khăn. Từ đó đưa ra phương hướng hoạt động như sau: + Duy trì sĩ số 100% + Quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn (về kinh tế, gia đình …) các em cá biệt về đạo đức, về học tập yếu + Nắm bắt địa chỉ gia đình của từng em + Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (đoàn đội …) các bậc phụ huynh học sinh, trưởng thôn bản, dùng sổ liên lạc để thông tin giữa gia đình và nhà trường. + Nắm được số điện thoại của gia đình học sinh + Quan tâm đến từng đối tượng học sinh của lớp * Các giải pháp: - Luôn quan tâm đến việc đi học chuyên cần của học sinh. Nếu thấy học sinh nghỉ học 1 buổi không có lí do phải tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học của học sinh rồi tìm ra cách giải quyết phù hợp ( VD: em A nghỉ học không lí do GV phải hỏi học sinh cùng xóm, hoặc liên lạc với phụ huynh (qua điện thoại – nếu có) để kịp thời nhắc nhở. Nếu nghỉ học từ 3 buổi trở lên giáo viên chủ nhiêm phải trực tiếp đến tại gia đình để tìm hiểu lí do và đưa ra cách giải quyết… - Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của học sinh (kho khăn về kinh tế, các em mồ côi cha (mẹ)). Từ đó giáo viên làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tổ chức đoàn đội, chữ thập đỏ để tặng quà thăm hỏi động viên các em cố gắng vươn lên trong học tập. - Đối với những học sinh cá biệt về đạo đức chủ nhiệm thường xuyên tìm cách gần gũi trò chuyện với các em trong giờ ra chơi để học sinh tin tưởng bọc lộ tâm tư nguyện vọng của mình. Từ đó giáo viên chủ nhiệm tìm hướng giải quyết giáo dục các em. - Đối với những đối tượng học sinh nhận thức bài chậm, học yếu thường thì các em hay chán nản, lười học giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi kèm cặp riêng cho em đó, giảng giải nhẹ nhàng học giao cho em học sinh khá giỏi kèm bạn trong giờ truy bài hoặc ôn tại nhà. - Hàng tuần cần phối kết hợp với đội SNĐ cuối tuần nhắc nhở hoặc tuyên dương kịp thời. 5. Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những nội dung của nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011. BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai tới toàn thể CB, GV, NV và học sing toàn trường. Để thực hiện tốt phong trào có hiệu quả thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng. Trong đó, GVCNL phải biết xây dựng từng phần nội dung sao cho phù hợp với lớp mình và giúp các em học sinh thực hiện tốt phong trào đó. Một trong những nội dung đó có thể là: a) Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn: - Giáo dục cho học sinh ý thức vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Luôn nhắc nhở học sinh đổ rác đúng nơi quy định tạo cho cảnh quan môi trường quang đãng, sạch đẹp. - GVCN có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho các em thông qua các môn học. b) Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập: Đối với học sinh Tiểu học các em còn nhỏ tuổi, đa số các em là con em dân tộc thiểu số nên còn dụt dè, nói tiếng phổ thông còn hạn chế .Ví dụ như học sinh lớp 1, hằng ngày đến lớp, GVCN thường nói chuyện với học sinh bằng tiếng phổ thông, những từ nào học sinh chưa hiểu giáo viên phiên dịch ra tiếng phổ thông. Trong giờ học cũng vậy từ ngữ nào khó hiểu, giáo viên cần lấy nhiều ví dụ thực tế để học sinh dễ hiểu; đôi khi còn phiên dịch từ tiếng dân tộc ra tiếng phổ thông. Sử dụng tranh, ảnh có sẵn và làm thêm đồ dùng học tập để học sinh hiểu bài nhanh. c) Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống thông qua các bài giảng trên lớp hoặc lồng ghép vào các bài giảng hằng ngày, cuối tuần học giờ sinh hoạt lớp giáo viên cho học sinh phát biểu, nhận xét về ưu, khuyết điểm của bạn từ đó giáo dục đạo đức cho học sinh. Những học sinh cá biệt cần lựa lời khuyên bảo để học sinh nhận ra khuyết điểm của mình từ đó tự sửa chữa sai lầm của mình. Phối hợp với gia đình, đoàn thể, thường xuyên nhắc nhở, tuyên dương kịp thời (VD: em Vi văn A còn hay nói tục, đánh bạn giáo viên hằng tuần nhắc nhở, gần gũi học sinh để học sinh đó thổ lộ tâm tư tình cảm của mình rồi từ đó đưa ra cách giải quyết tốt. Đến nay em đó đã trở thành học sinh ngoan, gương mẫu trong mọi công việc của lớp) d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: GVCN có thể lồng ghép các hoạt động vui chơi cho học sinh như các trò chơi dân gian để học sinh hứng thú học tập, các giờ ra chơi cổ vũ động viên các em chơi các trò chơi dân gian (VD: chơi chắt, bịt mắt bắt dê .). Đội TNTP phát động thi đua giáo viên hướng cho học sinh hát các bài hát của địa phương như (hát then, hát bài hát về Chi Lăng…) - Hưởng ứng các phong trào thi đua của đội phát động e) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của địa phương GVCN giúp cho học sinh hiểu được những giá trị to lớn trong việc tìm hiểu và chăm sóc bảo tồn những di tích, danh thắng quốc gia, đặc biệt là tại địa phương mình có Khu danh lam thắng cảnh của Hang Gió, từ đó thực hiện tốt kế hoạch của Nhà trường đề ra là lao động vệ sinh danh lam Hang Gió 4 lần/ năm ( vào các ngày 15/10; 15/12; 15/2; 15/4), giáo dục các em yêu quê hương, đất nước thông qua các bài giảng trên lớp. Trên đây là Báo cáo tham luận tại Hội thảo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2010-2011 của Trường Tiểu học 2 Mai Sao. Trong quá trình thảo luận, đóng góp ý kiến, nêu ra những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm từ thực tiễn của nhà trường chắc chắn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến ý kiến tham luận, đóng góp của các đồng nghiệp trong Hội thảo để chúng tôi tiếp tục tìm ra được những tiêu chí tốt nhất trong công tác chủ nhiệm, giúp chúng tôi đạt kết quả cao hơn trong công tác của mình. Xin trân thành cảm ơn! . đây là Báo cáo tham luận tại Hội thảo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2010-2011 của Trường Tiểu học 2 Mai Sao. Trong quá trình thảo luận, đóng góp. lớp” của Nhà trường vào ngày 01/10/2010. Trường Tiểu học 2 Mai Sao báo cáo tham luận về Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông như sau: I, CÔNG

Ngày đăng: 28/09/2013, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w