Khối 1 - Trường Tiểu học Triệu Trung - Triệu Phong - Quảng Trị Năm học 2009-2010 CHIA SẺ VIỆC LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa Ban giám hiệu. Kính thưa các thầy giáo, cô giáo. 1/ VAI TRÒ CỦA ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện. Dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các yếu tố liên quan, trong đó phương tiện dạy học là một thành tố quan trọng. Trong quá trình dạy học, phương tiện - đồ dùng dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có phương tiện- đồ dùng dạy học thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em. . II/ CHIA SẺ CÁCH LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đồ dùng dạy học hiện nay do Bộ Giáo Dục cấp về chưa thể đáp ứng cho việc dạy học theo hướng đổi mới. Do đó, từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Trường tiểu học Triệu Trung là một trường đi đầu trong việc làm đồ dùng dạy học của huyện nhà. Trong đó tập thể giáo viên khối 1 đã đóng góp một phần không nhỏ trong công việc đó của trường. Trong những năm qua, toàn khối đã làm gần 1000 đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học các phân môn. Đồ dùng dạy học đã bổ sung cho nguồn thiết bị dạy học của bộ GD- ĐT cung cấp, kịp thời phục vụ cho yêu cầu dạy và học. Đến với hội thảo làm đồ dùng dạy học hôm nay, khối chúng tôi mang đến hai đồ dùng. Đó là: Giỏ đi chợ và Trò chơi “Bin gô”. Thay mặt các giáo viên trong khối, tôi xin chia sẻ cách làm và một số ứng dụng của hai đồ dùng đó vào trong dạy học. 1/ Chiếc giỏ đi chợ: * Vật liệu để làm: Giấy A3 cắt hình chiếc giỏ và ép nhựa để dễ bảo quản và dùng lâu dài. Thẻ từ, thẻ vần, thẻ số, hình vẽ các con vật, đồ vật,… Nếu không kịp làm thẻ từ ta có thể dùng bút bảng trắng để viết lên trên chiếc giỏ đó. Chia sẻ cách làm đồ dùng dạy học Khối 1 - Trường Tiểu học Triệu Trung - Triệu Phong - Quảng Trị Năm học 2009-2010 * Sử dụng: Với chiếc giỏ đi chợ, ta có thể dùng để dạy cho rất nhiều môn như: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội, Đạo đức,…và dùng được cho tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ: +Học sinh chơi đi chợ “mua” thức ăn, trong bài: Ăn, uống hằng ngày (TN- XH1), Ăn, uống đủ chất (TN- XH2) và nhiều tiết TN-XH khác ở các lớp. +Trong môn Tiếng Việt: HS có thể đi chợ “mua” những tiếng có vần vừa học, những tiếng có vần ôn tập. +Trong môn Toán: Chiếc giỏ có thể “mua” những phép tính có kết quả nào đó theo yêu cầu của giáo viên hoặc mua những kết quả của phép tính,…. +Chiếc giỏ đi chợ này còn được xem như là một cái bảng nhóm đa năng. +Tập thẻ từ, thẻ số, thẻ hình tạo điều kiện cho GV hoạt động trò chơi học tập được phong phú hơn, tránh nhàm chán. Tập thẻ này cũng được ép nhựa để dùng được lâu dài… 2/ Trờ chơi: “Bin gô” * Vật liệu để làm: Giấy A4 ép nhựa, dễ bảo quản và dùng lâu dài. Một số hạt nút hoặc viên sỏi cho học sinh… * Sử dụng: Trò chơi “Bin gô” có thể sử dụng cho nhiều môn học và cho nhiều lớp học từ lớ 1 đến lớp 5. GV viết hoặc đính thẻ từ, thẻ vần, thẻ số, thẻ phép tính ,…vào các ô trong bảng “ Bin gô”. GV nêu kết quả- HS tìm kết quả đúng đặt viên sỏi hoặc hạt nút vào. Ai có 3 viên sỏi thẳng hàng dọc hoặc ngang hoặc chéo là người thắng cuộc. Trò chơi “ Bin gô” sẽ giúp các em học tốt hơn. III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Từ thực tiễn công tác chỉ đạo làm đồ dùng dạy học của nhà trường chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Trong quá trình chỉ đạo các hoạt động, công tác chỉ đạo làm đồ dùng dạy học phải đặt đúng vị trí và phải được coi trọng. Việc sưu tầm, làm đồ dùng dạy học phải gắn thường xuyên với đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt cần phải làm tư tưởng cho tất cả các giáo viên trong khối, làm cho tất cả giáo viên coi việc làm đồ dùng dạy học là một việc làm thường xuyên. + Đồ dùng phải được đánh mã số, phải vào sổ ĐDDH . + Đồ dùng phải được ép nhựa để tiện cho việc bảo quản. +Tất cả các thiết bị dạy học tự làm của giáo viên đều được coi là tài sản chung của nhà trường. Trên đây là một số ý kiến chúng tôi chia sẻ cùng đồng nghiệp . Rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Chia sẻ cách làm đồ dùng dạy học . của huyện nhà. Trong đó tập thể giáo viên khối 1 đã đóng góp một phần không nhỏ trong công việc đó của trường. Trong những năm qua, toàn khối đã làm gần 10 00 đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học. Khối 1 - Trường Tiểu học Triệu Trung - Triệu Phong - Quảng Trị Năm học 2009-2 010 CHIA SẺ VIỆC LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Kính thưa quý vị đại. lên trên chiếc giỏ đó. Chia sẻ cách làm đồ dùng dạy học Khối 1 - Trường Tiểu học Triệu Trung - Triệu Phong - Quảng Trị Năm học 2009-2 010 * Sử dụng: Với chiếc giỏ đi chợ, ta có thể dùng để dạy