cơ sởlýluậnvàthựctiễn về hoạt độngđầutưtrựctiếpnướcngoài II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀI 1. Khái niệm và các đặc trưng Đầutưtrựctiếpnướcngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một hình thức của đầutưnước ngoài. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế. Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau vềđầutưtrựctiếpnước ngoài. Nhìn chung đầutưtrựctiếpnướcngoài được xem xét như một hoạtđộng kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lývà các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư. Theo Luật đầutưnướcngoài Việt Nam, đầutưtrựctiếpnướcngoàicó thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nướcngoàitrựctiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu đầutưtrựctiếpnướcngoài là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời trựctiếp tham gia điều hành và quản lýhoạtđộng sử dụng vốn đầu tư. Vềthực chất, đầu tưtrựctiếpnướcngoài là sự đầutư của các cá nhân, tổ chức nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nướcngoàivà làm chủ toàn bộ hay từng phần cơsở đó. Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nướctiên tiến. Nhưng thực chất vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụvà tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầutư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Theo Luật Đầutưnướcngoài của Việt Nam, đầu tưtrựctiếpnướcngoài vào Việt Nam gồm có 4 hình thức sau: • Hợp đồng hợp tác kinh doanh : là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạtđộng kinh doanh tại Việt Nam trên cơsở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết. • Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơsở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên nướcngoàivà bên Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh cótư cách pháp nhân, các bên tham gia liên doanh được chia lợi nhuận và chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào phần vốn pháp định của liên doanh. • Doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài : là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức nướcngoài do họ thành lập và quản lý. Nó là một pháp nhân mới của Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. • Đầutư theo các hình thức BOT, BT, BTO : đây là các hình thứcđầutư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơsở hạ tầng. Sự ra đời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh chóng việc ưu tiên phát triển cơsở hạ tầng, đồng thời san sẻ một phần gánh nặng đầutư cho cơsở hạ tầng của ngân sách Nhà nước. - Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là văn bản ký kết giữa chủ đầutưnướcngoài với cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền để xây dựng cơsở hạ tầng tại Việt Nam, bên nướcngoài bỏ vốn đầutư xây dựng công trình và kinh doanh trên công trình đó để thu hồi vốn vàcó lãi hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam mà không được thu thêm bất kỳ khoản tiền nào khác. - Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầutưnướcngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầutưnướcngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam cho phép nhà đầutư quyền kinh doanh trên công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầutưvà lợi nhuận hợp lý. - Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầutưnướcngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầutưnướcngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầutưnướcngoàithực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầutưvà thu được lợi nhuận hợp lý. Đầu tưtrựctiếpnướcngoài có một số đặc điểm chủ yếu sau : - Chủ đầutưtự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh vàtự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầutưnướcngoài điều hành toàn bộ mọi hoạtđộngđầutư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. - Thông qua hình thức này, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý .là những mục tiêu mà các hình thứcđầutư khác không giải quyết được. - Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầutư ban đầu của chủ đầutư dưới hình thức vốn pháp định, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầutưtừ nguồn lợi nhuận thu được. 3.3. Đánh giá bản chất và vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển Bản chất của FDI là các hoạtđộngđầutư ra nướcngoài trên cơsở khai thác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao ở phạm vi toàn cầu. Do vậy, FDI là các hoạtđộng kinh tế và nó có ảnh hưởng như con dao hai lưỡi đối với nước nhận đầu tư. Nếu Chính phủ nước chủ nhà mạnh thông qua các chính sách thu hút FDI hợp lý thì khai thác được tốt mặt tích cực và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của nó. Ngược lại FDI sẽ là nhân tố gây trở ngại lớn cho những Chính phủ không làm chủ được đường lối phát triển đất nước của mình. Khi phân tích vai trò của FDI thì không những chỉ căn cứ vào mức độ tham gia của nó vào nền kinh tế mà còn phải đánh giá khả năng tiếp nhận của nước chủ nhà. Thật vậy, trong nhiều trường hợp mặc dù tỷ lệ FDI trong tổng vốn đầutư cao nhưng điều đó không có nghĩa là tác dụng của nó lớn đối với nước nhận đầu tư. Hiệu quả hoạtđộng FDI còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư. Thông thường cứ 1 USD vốn đầutư của nướcngoài cần phải có 3 - 4 USD vốn đối ứng, nếu đạt được tỷ lệ như vậy thì hoạtđộng của cả vốn đầutư trong nướcvànướcngoài mới có hiệu quả. Vì thế FDI chỉ đóng vai trò tăng cường vốn đầutư trong nước mà không phải là yếu tố có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của nước đang phát triển. Tầm quan trọng lớn nhất của FDI không phải là bổ sung vốn đầutư nội địa mà là chuyển giao công nghệ, kiến thức kinh doanh, đào tạo tay nghề cho công nhân vàcơ hội tiếp cận vào thị trường thế giới của các nước đang phát triển. Tuy nhiên mức độ tác động tích cực của các yếu tố này ở từng nước rất khác nhau, nó phụ thuộc quan trọng vào chiến lược thu hút FDI của nước chủ nhà. Một khía cạnh khác, ở nhiều nước, xét về lâu dài FDI không tạo ra sự phát triển bền vững cho nước chủ nhà. Những hậu quả của nó như đã phân tích trên tác động còn lớn hơn lợi ích mà các nước đang phát triển thu được nếu xét theo tiêu chuẩn của kinh tế phát triển. Vì vậy khi đánh giá vai trò của FDI thì cần phải phân tích ảnh hưởng của nó trên phạm vi kinh tế xã hội. Hơn nữa không có đánh giá chung về vai trò của FDI mà cần phân tích ảnh hưởng của nó trong điều kiện cụ thể từng nước. Từ đó mới tìm ra được điều kiện cần và đủ để sử dụng có hiệu quả FDI trong chiến lược phát triển tổng thể của nước chủ nhà. Để đánh giá một cách đầy đủ về ảnh hưởng của FDI có thể căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau: • Lưu chuyển ngoại tệ : mức độ góp vốn, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, chuyển lợi nhuận về nước, thực hiện giá chuyển giao, thuế lợi nhuận. • Cạnh tranh : mức độ làm phá sản các doanh nghiệp địa phương, thay thế vị trí các cơsở sản xuất then chốt nội địa. • Chuyển giao công nghệ : Chi phí R & D của FDI ở nước chủ nhà, mức độ độc quyền công nghệ và công nghệ phù hợp ở nướcsở tại. • Sản phẩm : Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm ở trong - ngoàinướcvà giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, sản phẩm phù hợp. • Đào tạo cán bộ và công nhân : Số lượng, trình độ cán bộ và công nhân được đào tạo, số lao động được tuyển dụng. • Mối quan hệ với các doanh nghiệp vàcơsở địa phương : Mức độ thiết lập các mối quan hệ với các cơsở trong nước, liên kết kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà. • Các vấn đề xã hội : Bất bình đẳng trong thu nhập, lối sống, tăng chênh lệch giàu - nghèo trong xã hội. Các yếu tố trên cần được phân tích tổng hợp cả về định tính và định lượng trong mối tương quan với các yếu tố khác tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nước nhận đầu tư. Nếu chỉ phân tích về mặt định tính thì không chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, phân tích định lượng là vấn đề khó đối với các nước đang phát triển, bởi vì nguồn số liệu ít và thiếu chính xác. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng và phát triển không chỉ do nguyên nhân của FDI mà còn được quyết định bởi nhiều yếu tố quan trọng khác. Do vậy việc xây dựng các giả định và lựa chọn phương pháp nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của FDI đối với nước nhận đầutưđóng vai trò rất quan trọng. 4. Quá trình vận động của luồng vốn FDI tại các nước đang phát triển Châu á những năm gần đây Trong những năm gần đây, đầutưtrựctiếpnướcngoài trên thế giới tăng nhanh vàcó sự thay đổi lớn vềcơ cấu vốn giữa các khu vực và các quốc gia. Trong phần này ta sẽ tập trung xem xét thực trạng và xu hướng vận động của FDI ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Trái ngược với nhiều dự báo, năm 1999, FDI vào ĐôngvàĐông Nam Á tăng 11%, đạt 93 tỷ USD, chủ yếu là các nước mới công nghiệp hóa (Hồng Kông - Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan), luồng FDI vào những nước này tăng gần 70%. Tại Hàn Quốc, luồng vào FDI đã tăng kỷ lục, đạt 10 tỷ USD. Luồng FDI vào Singapore và Đài Loan đã tăng nhanh trở lại sau khi giảm mạnh vào năm 1998. Luồng FDI vào Hồng Kông - nướctiếp nhận FDI lớn thứ hai trong khu vực hiện nay - tăng hơn 50%, đạt 23 tỷ USD, do năm 1998 các nhà đầutư Hồng Kông đã dấy lên làn sóng đầutư trở lại và một lượng lớn lợi nhuận đã được tái đầutư nhờ có sự thay đổi toàn diện hoạtđộng kinh tế tại đây. Trái lại, luồng FDI vào 3 trong số 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua (Inđônêxia, Thái Lan và Philippin) lại giảm. Năm 1999, FDI vào Trung Quốc - nướccó lượng FDI trong 4 năm liền đều đạt khoảng 45 tỷ USD - giảm gần 8%, chỉ đạt hơn 40 tỷ USD. Những nướccó thu nhập thấp tại khu vực Đông Nam Á mà lâu nay vẫn phụ thuộc vào nguồn FDI của các nước khác trong khu vực tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn, do hoạtđộngđầutư tại Châu Á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Sự phục hồi luồng FDI vào khu vực này là do những nỗ lực mạnh mẽ trong việc thu hút FDI, bao gồm tự do hóa hơn nữa ở cấp ngành, cởi mở hơn đối với các hoạtđộng sáp nhập và thôn tính xuyên quốc gia. Năm 1999, tại 5 nước (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Hàn Quốc và Thái Lan) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tổng giá trị các vụ sáp nhập và thôn tính xuyên quốc gia đạt con số kỷ lục 15 tỷ USD. Các hoạtđộng sáp nhập và thôn tính thực sự trở thành một phương thức quan trọng để các TNCs đầutư vào khu vực này. Trong giai đoạn 1997 - 1999, trung bình mỗi năm khu vực này nhận được 20 tỷ USD từ các hoạtđộng thôn tính và sáp nhập, so với mức 7 tỷ USD giai đoạn 1994 - 1996. Năm 1999, FDI vào khu vực Nam Á giảm 13%, đạt 3,2 tỷ USD. Luồng FDI vào Ấn Độ - nướctiếp nhận FDI lớn nhất tại khu vực - là 2,2 tỷ USD, giảm 17% so với năm 1998. Năm 1999, FDI vào Trung Á giảm đôi chút, đạt 2,8 tỷ USD, làm mất đi đà tăng trưởng đã có được trong thời kỳ đầu của chương trình tự do hóa và cải cách kinh tế. FDI tại các quốc đảo Thái Bình Dương đã có những bước tiến triển. Trong năm 1999, tổng giá trị FDI tại các nước này đạt 250 triệu USD. Còn tại Tây Á, luồng FDI vào đạt 6,7 tỷ USD, trong đó Ảrập -Xêut là nướctiếp nhận phần lớn các nguồn đầutư mới. Luồng FDI ra từ các nước đang phát triển tại Châu Á đã tăng trở lại sau thời kỳ suy giảm do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (năm 1999, tăng khoảng 64%, ước đạt 37 tỷ USD). Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn thấp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng. Hồng Kông vẫn là nướcđầutư ra nướcngoài nhiều nhất, chiếm hơn 1/2 tổng giá trị luồng FDI ra của cả khu vực. Nhật Bản – một trong những nước cung cấp FDI lớn nhất thế giới đang có những chuyển hướng cơ bản khu vực đầu tư. Trong những năm gần đây, đầutư của Nhật Bản có xu hướng dịch chuyển từ thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu, vốn là những thị trường truyền thống của họ, sang khu vực Châu Á, mà trọng tâm là các nướcĐông Nam Á để tận dụng lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trường – là những lợi thế tiềm năng của các nước này – nhằm góp phần khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế của mình, hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều lao động, tài nguyên. Các nước ASEAN, vốn trước đây chỉ là những nướctiếp nhận FDI của các nước khác thì nay đã bắt đầuđầutư ra nước ngoài, mà thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Việt Nam và những nước trong khu vực. Các TNCs Châu Á tiếp tục thu hẹp hoạtđộng kinh doanh trong năm 1999. Có những trường hợp chính các TNCs Châu Á tự bán các cơsở kinh doanh của mình tại nước ngoài, cũng có trường hợp các TNCs này bị các TNCs nướcngoài thôn tính. Do khủng hoảng, nhiều TNCs Châu Á không tận dụng được lợi thế về giá trị tài sản rẻ, ngoại trừ một số TNCs tại Hồng Kông, Singapore và Đài Loan đang nỗ lực duy trì khả năng tài chính của mình để có thể tiến hành các hoạtđộng sáp nhập và thôn tính, chủ yếu là ở các nước láng giềng. Các nước công nghiệp mới ở Châu Á đang vươn lên thành lực lượng những nướcđầutư mới, thật sự trở thành những đối thủ cạnh tranh với Nhật, Mỹ và Tây Âu tại khu vực này. Luồng đầutư vào Châu Á đang trên đà phục hồi, có lẽ trong khoảng 2-3 năm nữa sẽ đạt mức của năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở Châu Á tuy đã tạm thời cản trở luồng đầutư vào khu vực và liên khu vực, tuy nhiên tự do hóa đầutư đã trở thành một xu thế lớn trong khu vực và trên thế giới mà cuộc khủng hoảng này không thể đảo ngược mà trái lại còn trở thành một nhân tố thúc đẩy nó. Có thể nói cuộc khủng hoảng sẽ chỉ có tác động trong ngắn hạn mà chủ yếu là làm giảm tính hấp dẫn tương đối của các nền kinh tế trong khu vực so với phần còn lại của thế giới. Các nước đều coi FDI là một nguồn vốn ổn định hơn so với vốn ngắn hạn vàcó vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời là nguồn chuyển giao công nghệ chính yếu cho nướctiếp nhận. Việc gia thế giới đầutư sẽ góp phần khắc phục khủng hoảng và giúp các nước bị ảnh hưởng nhanh chóng phục hồi. Đây cũng là nguyên nhân sẽ làm cho cuộc đua tranh giành lấy nguồn vốn FDI giữa các nước trở nên rất khốc liệt. Xét về mặt lâu dài, luồng FDI vào Châu Á nói chung và vào Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: sự cạnh tranh của khu vực với bên ngoàivà sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực. Với tư cách là nước nhận đầu tư, các nước ASEAN, Trung Quốc và Việt Nam là những đối thủ cạnh tranh nhau. Do có lợi thế so sánh gần giống nhau nên trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, các nước này có xu hướng bố trí cơ cấu kinh tế giống nhau với các đặc trưng chủ yếu là các ngành có hàm lượng lao động sống và nguyên liệu cao (khai thác tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp hàng tiêu dùng, lắp ráp điện tử .), vì vậy tính chất cạnh tranh trong thu hút đầutư giữa các nước này là rất lớn, khả năng hấp dẫn đầutư của các thành viên cộng đồng hoàn toàn tuỳ thuộc vào chính sách và môi trường đầutư của từng nước. Những xu hướng vận động trên đây của các luồng vốn FDI và khả năng tận dụng cơ hội thu hút FDI của Việt Nam trong những năm tới đến mức nào trước hết phụ thuộc vào chính sách, môi trường kinh doanh của đất nướcvà bối cảnh phát triển hợp tác của khu vực. . cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Khái niệm và các đặc. người sở hữu đồng thời trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự đầu tư của