Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài bọ rùa bắt mồi

Một phần của tài liệu Thành phần loài bọ rùa bắt mồi họ coccinellidae trên hoa cúc, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 8 chấm (harmonia octomaculata fabricius, 1781) vụ hè thu 2013 tại tây tựu, từ liêm, hà nội (Trang 25)

Phạm Văn Lầm (1996) đã bước đầu tìm hiểu nơi cư trú và sự chu chuyển của những loài thiên địch chính của sâu hại lúa trên đất trồng lúa. Các loài côn trùng bắt mồi như bọ rùa đỏ hoặc là chuyển sang ruộng mạ mùa, hoặc vào các bờ ruộng, hoặc ở lại ruộng chưa cày. Những cây dại mà hoa có mật mọc trên các bờ ruộng thường là nơi tập trung nhiều loài thiên địch. Đã phát hiện ra 4 loài bọ rùa: M. discolor, P. japonica, L. biplagiata, M. sexmaculatus. Trong đó bọ rùa đỏ là loài côn trùng ăn tạp rộng sinh cảnh và rất phổ biến trên đồng lúa. Sau khi thu hoạch lúa mùa, bọ rùa đỏ chuyển vào bờ ruộng, mật độ vào tháng 10 khoảng 2 – 4 con/1m mép bờ. Ở những bờ có nhiều cây cỏ có hoa thì mật độ bọ rùa đỏ thường đạt cao hơn (khoảng 5 – 6 con/1m mép bờ).

Hồ Thị Thu Giang, Trần Đình Chiến (2005) đã nghiên cứu “một số đặc điểm hình thái học của bọ rùa M. discolor”. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm nuôi bọ rùa đỏ ở 2 mức nhiều độ và độẩm không khí khác nhau, với 3 loại thức ăn khác nhau. Kết quả thu được gồm: kích thước các pha phát triển, thời gian phát dục các pha phát triển, khả năng đẻ trứng, tuổi thọ, vòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Phạm Quỳnh Mai (2009) đã nghiên cứu “Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số cây trồng tại Hà Nội và phụ cận”. Trên cây trồng ngắn ngày thu được 14 loài BRBM, thuộc 3 phân họ Chilocorinae, Coccinellinae, Scymninae. Các loài bọ rùa thuộc phân họ Coccinellinae là những loài chiếm

ưu thế trên cánh đồng trồng lúa và rau màu. Phân họ Coccinellinae có số

lượng loài nhiều nhất, với 10 loài, chiếm tỷ lệ 71,43% tổng số loài thu được; phân họ Scymninae có 3 loài, chiếm 21,43%; phân họ Chilocorinae có 1 loài duy nhất (Brumoides lineatus), chiếm tỷ lệ 7,14%. Trên các cây ăn quả thu

được 38 loài thuộc 5 phân họ Chilocorinae, Coccinellinae, Scymninae, Sticholotidinae, Coccidulinae. Phân họ Scymninae là phân họ có số lượng loài chiếm ưu thế trên các cây trồng này, với 18 loài, chiếm 47,37% tổng số loài thu được. Phân họ Coccinellinae có 9 loài, chiếm 23,68%. Phân họ

Sticholotidinae có 5 loài, chiếm 13,16%. Phân họ Chilocorinae có 4 loài, chiếm 10,53%. Phân họ Coccidulinae có số loài ít nhất, với 2 loài chỉ đạt 5,26% tổng số loài đã thu mẫu. Trên một số cây công nghiệp và cây phân xanh thu được 30 loài, thuộc 5 phân họ. Trong đó 2 phân họ Coccinellinae và Scymninae có số loài nhiều nhất và gần bằng nhau, phân họ Scymninae có 12 loài, đạt 40%, phân họ Coccinellinae có 10 loài, đạt tỷ lệ 33,33% tổng số loài thu được. Phân họ Coccidulinae ít nhất, chỉ có 2 loài chiếm tỷ lệ 6,66%, 2 phân họ Chilocorinae và Sticholotidinae có lượng loài bằng nhau (3loài), đều chiếm 10%.

Phạm Quỳnh Mai (2009) nghiên cứu “Ảnh hưởng của 2 loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật đến kích thước cơ thểở các pha phát triển và khả năng đẻ trứng của bọ rùa đỏMicraspis discolor Fabricius,1789”. Hai loại thức ăn có nguồn gốc khác nhau (thực vật và động vật), có ảnh hưởng rõ rệt tới kích thước các pha phát triển của bọ rùa đỏ. Với thức ăn là rệp muội Aphis craccivora kích thước cơ thể bọ rùa ở tất cả các pha phát triển từ trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành đều lớn hơn so với kích thước bọ rùa đỏ khi ăn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

thức ăn là phấn hoa đơn buốt (Biden pilosa). Với thức ăn là rệp muội thời gian đẻ trứng của bọ rùa ăn rệp kéo dài hơn, khả năng đẻ trứng lớn hơn rất nhiều so với thức ăn là phấn hoa đơn buốt. Mỗi bọ rùa cái khi nuôi bằng rệp có khả năng đẻ tổng số trứng trung bình 117,9±5,9 quả, số lần đẻ trung bình của một con cái 10,45±0,56 lần, mỗi lần đẻ trung bình 11,32±1,14 quả trứng/1

ổ trứng. Với thức ăn là phấn hoa cúc đơn buốt, khả năng đẻ trứng của bọ rùa

đỏ kém hơn rất nhiều, tổng số trứng trung bình của một bọ rùa cái 18,5±4,15 quả. Số lần đẻ trung bình của một con cái 2,16±0,47 lần, mỗi lần đẻ trung bình 8,61±0,07 quả trứng/1 ổ trứng. Với thức ăn là rệp muội bọ rùa cái sau khi kết thúc còn có thể sống trung bình 31,72±2,73 ngày. Trong khi đó bọ rùa

ăn phấn hoa, sau khi kết thúc đẻ trứng chỉ sống thêm được từ 11 đến 27 ngày. Phạm Quỳnh Mai và Trần Đình Dương (2011) đã đưa ra dẫn liệu về sự đa dạng hình thái trưởng thành loài bọ rùa 10 chấm Harmonia octomaculata

Fabr ngoài tự nhiên. Loài bọ rùa 10 chấm là loài có rất nhiều sự thay đổi về

kiểu hình cánh cứng. Trong phân họ Coccinellinae, loài bọ rùa 10 chấm là loài có nhiều sự thay đổi nhất về các chấm đen và vệt đen trên cánh cứng.

Đến thời điểm này, tại điểm thu mẫu (Tư Đình, Long Biên, Hà Nội) đã xác

định có 15 kiểu biến đổi màu sắc và vị trí phân bố của các chấm đen và vệt

đen trên cánh cứng của bọ rùa 10 chấm.

Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Hồng Thanh (2012) đã nghiên cứu “một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa Scymnus hoffmanni Weise ”. Bọ

rùa Scymnus hoffmanni Weise khá phổ biến nhiều trên đồng ruộng và được ghi nhận là loài bắt mồi có ý nghĩa trong hạn chế mật độ rệp muội. Vòng đời, sức sinh sản và sức tiêu thụ rệp ngô là 18,54 ngày ngắn hơn so với nuôi trên rệp đậu tương có vòng đời là 19,92 ngày. Thời gian đẻ trứng kéo dài 19 ngày. Số lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái là 179,72. Khả năng ăn rệp ngô tuổi 1,2 của bọ rùa trong 1 ngày ở pha ấu trùng tuổi 4 và trưởng thành lần lượt là 8,34 và 12,84. Đánh giá sựưa thích vật mồi của bọ rùa đối với rệp ngô, rệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Phạm Huy Phong, Bùi Tuấn Việt, Nguyễn Thị Thúy (2007) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus

Fabr khi nuôi bằng rệp đậu đen Aphis craccivora Korch. Khi nuôi trong phòng thí nghiệm (ở nhiệt độ dao động từ 25-280C, ẩm độ dao động từ 80- 85%) thì kích thước của các pha phát triển như sau: pha trứng: Rộng trung bình 0,49±0,01 mm, dài trung bình 1,09±0,02mm. Pha ấu trùng; kích thước của pha ấu trùng tang từ tuổi 1 cho tới tuổi 4. Ấu trùng tuổi 1 rộng đầu trung bình 0,32±0,01 mm, rộng ngực trung bình 0,54±0,02mm, dài trung bình 1,74±0,10mm. Ấu trùng tuổi 4: rộng đầu trung bình 0,85±0,02mm rộng ngực trung bình 1,66±0,04mm, dài trung bình 7,11±0,22mm. Pha nhộng: rộng đầu trung bình 3,14±0,07mm, dài trung bình 4,42±0,08mm. Pha trưởng thành: trưởng thành cái thường có kích thước to hơn trưởng thành đực. Kích thước trung bình của trưởng thành cái là : rộng đầu 2,55±0,02mm, rộng ngực 4,14±0,09mm, dài 5,08±0,13mm. Kích thước trung bình của trưởng thành đực là: rộng đầu 2,45±0,02mm, rộng ngực 3,92±0,06mm, dài 4,68±0,08mm.

Trong điều kiện nhiệt độ 27,30C, ẩm độ dao động từ 80-85%, vòng đời của bọ rùa M. sexmaculatus kéo dài 10-17 ngày, trung bình 13,41±0,59 ngày. Khả năng

ăn mồi của bọ rùa 6 vằn tăng từ tuổi 1 tới pha trưởng thành, ở ấu trùng tuổi 1ăn trung bình 17±1,58 con/ngày. Đến ấu trùng tuổi 4 sức ăn tăng lên trung bình 76,37±6,16 con/ngày. Đến trưởng thành ăn trung bình 127,23±6,33 con/ngày ở

nhiệt độ trung bình từ 26,7-27,30C và ẩm độ dao động từ 80-85%.

Khả năng đẻ trứng, số ngày có trứng đẻ trung bình là 32,5 ngày. Số

trứng trung bình trong một ngày trung bình là 36,70 trứng/ngày. Tổng số

trứng đẻ của một cặp trung bình là 1131,67 trứng/một trưởng thành cái ở nhiệt

độ dao động từ 25,1-26,90C và ẩm độ dao động từ 80-85%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rệp đậu màu đen Aphis crassivora là loại thức ăn thích hợp nhất để

nuôi bọ rùa 6 vằn.

Bùi Minh Hồng, Phạm Thu Lan và Nguyễn Phương Thảo (2012) đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng rệp muội của bọ rùa đỏ trên thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Bọ rùa đỏ hoàn thành vòng đời la 19,77 ngày trong điều kiện nhiệt độ

30,70C, ẩm độ 84% và 27,38 ngày trong điều kiện nhiệt độ 23,50C và ẩm độ

81%. Con cái đẻ 21,63 quả trứng/ngày và tỷ lệ trứng nở 81,03% trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 30,70C và ẩm độ trung bình là 84%. Con cái đẻ

20,52 quả trứng/ngày và tỷ lệ trứng nở 88,73% trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 23,50C và ẩm độ trung bình 81%.

Khả năng ăn của sâu non bọ rùa là 51,57 con rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus/ngày và 71,98 con rệp Aphis craccivora Koch/ ngày. Trưởng thành có khả năng ăn 64,60 con rệp Brevicoryne brassicae

Linnaeus/ngày và 72,30 con rệp Aphis craccivora Koch/ngày. Với thức ăn là rệp Aphis craccivora Koch khả năng ăn của ấu trùng và trưởng thành nhiều hơn thức ăn là rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus.

Bùi Minh Hồng và cộng sự (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt

độ đến vòng đời và khả năng ăn mồi của bọ rùa đỏ M. discolor trong phòng thí nghiệm. Ở nhiệt độ 23,500C, thời gian hoàn thành vòng đời của bọ rùa đỏ

là 27,38 ngày, khả năng ăn rệp B. brassicae là 161,84 con rệp/ngày. Ở nhiệt

độ 30,710C, thời gian hoàn thành vòng đời của bọ rùa đỏ là 19,77 ngày, khả

năng ăn rệp B. brassicae là 206,28 con rệp/ngày.

Bùi Minh Hồng, Nguyễn Văn Cường, Phạm Thị Hương (2013) đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ rùa sáu vằn hoàn thành vòng đời là 17,44 ± 0,19 ngày trong điều kiện nhiệt độ 30,7˚C, ẩm độ 84 % và 21,16 ± 0,15 ngày trong điều kiện nhiệt độ 23,5˚C, ẩm độ 81%. Con cái đẻ 18,24 quả trứng /ngày và tỷ lệ trứng nở 73,08 % trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 30,7˚C và ẩm độ trung bình 84 %. Con cái đẻ 15,86 quả trứng /ngày và tỷ lệ trứng nở 81,25 % trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 23,5˚C và ẩm độ trung bình 81%.

Bùi Minh Hồng (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2 mức nhiệt độ

21,40°C, ẩm độ 74% và 30,3°C ẩm độ 77% đến đặc điểm hình thái và vòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Menochilus sexmaculatus trong phòng thí nghiệm: Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 30,03oC, ẩm độ trung bình 77% kích thước chiều dài, chiều rộng của các pha phát dục của M. sexmaculatus lớn hơn khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ

trung bình 21,4oC, ẩm độ trung bình 74% .

Ở điều kiện nhiệt độ 21,4°C và ẩm độ 74%, vòng đời của M. sexmaculatus

là 28,50 ngày, con cái đẻ 102,1(quả trứng/ngày) và tỷ lệ trứng nở 76,79%. trong khi đó ở điều kiện nhiệt độ 30,3°C vòng đời của M. sexmaculatus là 19,77 ngày, con cái đẻ 207,3 (quả trứng/ngày) và tỷ lệ trứng nở 90,79%.

Nhịp điệu đẻ trứng có nhiều với số lượng lớn hơn nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 21,4oC, ẩm độ trung bình 74%.

Nguyễn Quang Cường, Trương Xuân Lam (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của nhân nuôi liên tiếp các thế hệ đến khả năng sinh sản, tỷ lệ nở của trứng và trưởng thành bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus Fabr trong phòng thí nghiệm. Việc nhân nuôi liên tiếp các thế hệ của loài bọ rùa sáu vằn trong phòng thí nghiệm đã có ảnh hưởng làm giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ

nở trứng của trưởng thành cái ở các thế hệ sau và đặc biệt sự ảnh hưởng đến tỷ lệ nở là rất lớn. Điều này dẫn đến sự giảm sút về sự phát triển của quần thể

(khả năng nhân số lượng) của loài bọ rùa này trong phòng thí nghiệm. Nguyên nhân bước đầu được cho là do việc giao phối cận huyết.

Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thanh, Trương Xuân Lam (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thức ăn đến đời sống bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabricius. Vòng đời bọ rùa chữ nhân khi nuôi ở nhiệt độ 20oC, ẩm

độ 82% là 64,17±2,50 ngày, ởđiều kiện phòng thí nghiệm (18-31 oC, 80-90%) là 43,17±2,62 ngày. Trong cùng một điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ấu trùng

C.transversalisđược nhân nuôi bằng thức ăn là rệp đậu Aphis craccivora thì thời gian phát dục ngắn hơn so cá thể nuôi bằng thức ăn là sâu khoang Spodoptera litura. Sức sinh sản của C.transversalis phụ thuộc vào nhiệt độ 25 oC, ẩm độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Nguyễn Thị Thanh, Phạm Văn Hòa, Lao Vang Chongcher (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến đời sống bọ rùa khổng lồ Synonycha grandis Thunberg. Ở điều kiện nhiệt độ 20 oC, ẩm độ 85% vòng đời của bọ rùa khổng lồ là 65,67±1,702 ngày, tỷ lệ nở của trứng là 52,52%, tỷ lệ vũ hóa là 88,65%; tương ứng ở điều kiện nhiệt độ là 28 oC, ẩm độ 70% vòng đời, tỷ lệ nở

của trứng, tỷ lệ vũ hóa là: 30,00±0,678 ngày, 49,32%, 69,93%. Ở điều kiện phòng thí nghiệm: vòng đời 42,67±1,34 ngày, tỷ lệ nở trứng 59,45% và tỷ lệ vũ

hóa là 86,33%. Nhiệt độ khởi điểm phát dục (t0), tổng nhiệt hữu hiệu (K) của các pha phát dục trong vòng đời của bọ rùa khổng lồ tương ứng là: Trứng: To=1,33 oC, K=140,03; ấu trùng: To=14,67 oC, K=124,35; nhộng: To=13,14 oC, K=89,18; trưởng thành đến đẻ quả trứng đầu tiên: To=14,46 oC, K=121,88. Cả

vòng đời 1 cá thể bọ rùa khổng lồ có to=13,27 oC và K=441,96 độ ngày.

Sức ăn của S. grandis rất cao, để hoàn thành vòng đời ở điều kiện nhiệt

độ 20 oC, ẩm độ 85% 1 cá thể bọ rùa khổng lồS.g randis sử dụng 7842,10 cá thể rệp xơ trắng, tương ứng ở điều kiện nhiệt độ 28 oC, ẩm độ 70% cần ăn 4069 cá thể rệp và điều kiện phòng thí nghiệm ăn 5780,40 cá thê.

Vũ Quang Côn, Phạm Quỳnh Mai (2011) nghiên cứu một số đặc điểm phát triển theo mùa của bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius ở điều kiện miền bắc Việt Nam. Bọ rùa đỏ xuất hiện liên tục trên cánh đồng từ tháng 3

đến tháng 10. Có 3 đỉnh cao sinh trứng chủ yếu vào tháng 3,5 và tháng 9-10. Vào mùa đông, BRĐ trưởng thành đình dục nông và qua đông từ cuối tháng 11 đến tháng 2, thể hiện rõ nhất là buồng trứng của BRĐ cái co tóp lại và trong suốt không thể hiện sự phát triển tế bào trứng, không hình thành trứng và không đẻ trứng. Bọ rùa trưởng thành trú đông vào gốc cỏ và bụi rậm, trong

đám cỏ khô, dưới lá khô sát mặt đất hoặc trong khe đất. Không có hiện tượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

- Điều tra thành phân loài bọ rùa được tập trung chủ yếu ở vùng trồng hoa Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội.

- Địa điểm nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài bọ

rùa được tiến hành ở Bộ môn Động vật học, khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2014

3.2. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricius

Vật liệu: Rệp muội Aphididae gồm: rệp muội nâu Macrosiphoniella sanborni; rệp xanh đen Pleotrichophorus chrysanthemi.

3.3. Dụng cụ nghiên cứu

Để nghiên cứu thành phần loài bọ rùa và nuôi sinh học các loài bọ rùa chúng tôi sử dụng chủ yếu các vật liệu sau:

+ Dùng vợt để thu bắt trưởng thành các loài bọ rùa, ống nghiệm, hộp perti, hộp nuôi sâu có kích thước (21x 10 x 8) cm, túi nilon, lồng lưới để thả

Một phần của tài liệu Thành phần loài bọ rùa bắt mồi họ coccinellidae trên hoa cúc, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 8 chấm (harmonia octomaculata fabricius, 1781) vụ hè thu 2013 tại tây tựu, từ liêm, hà nội (Trang 25)