Phương pháp nghiên cứu trong phòng

Một phần của tài liệu Thành phần loài bọ rùa bắt mồi họ coccinellidae trên hoa cúc, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 8 chấm (harmonia octomaculata fabricius, 1781) vụ hè thu 2013 tại tây tựu, từ liêm, hà nội (Trang 35 - 39)

3.4.3.1. Phương pháp nhân nuôi rệp muội làm thức ăn nuôi bọ rùa trong PTN

Trong điều kiện PTN để theo dõi và tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái học của bọ rùa chúng tôi đã sử dụng thức ăn là rệp muội nâu

Macrosiphoniella sanborni; rệp xanh đen Pleotrichophorus chrysanthemi.

để nuôi bọ rùa 8 chấm. Để có được nguồn thức ăn đó chúng tôi tiến hành nhân nuôi rệp như sau:

• Trồng cây ký chủ (hoa cúc vàng Đài Loan, cúc trắng nhật trắng) bằng hạt hoặc cây giống trong chậu để trong nhà lưới

• Thu rệp (còn sống) trong độ tuổi sinh sản trên các cây hoa cúc ngoài

đồng sau đó mang về PTN.

• Cấy rệp lên cây hoa đã được trồng, từđó rệp sẽ sinh sản ra nhiều.

3.4.2.2. Phương pháp nhân nuôi bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricius

Trong khi điều tra chúng tôi đã thu thập trưởng thành ngoài tự nhiên

đem về phòng thí nghiệm và cho chúng gép đôi (1 đực + 1 cái) vào hộp nuôi. Bọ rùa được nuôi với thức ăn chủ yếu là rệp xanh đen, rệp muội nâu sau khi giao phối chờ chúng đẻ trứng và chọn những ổ trứng đẻ ra cùng 1 ngày tiếp tục nuôi cho đến trưởng thành để theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh vật học, sinh thái học.

- Xác định một số đặc điểm hình thái của bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricius

Theo dõi thời gian phát dục các pha: trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành và vòng đời của bọ rùa, sau đó tiến hành đo đếm chiều dài, rộng, số cá thể tiến hành nghiên cứu n ≥ 30. + Kích thước trung bình cơ thể: X = N xi Σ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Trong đó:

X: Kích thước trung bình cơ thể

xi: Giá trị kích thước cá thể thứ i N: Số cá thể theo dõi

+ Tính sai số theo công thức:

X = X± N St Trong đó: t: Tra bảng t với độ tin cậy p = 95 % Độ tự do V = N - 1

+ Tính độ lệch chuẩn theo công thức:

1 - N ) X (x S i 2 − Σ = Trong đó: S : Độ lệch chuẩn X: Thời gian phát dục trung bình

xi: Thời gian phát dục cá thể trong ngày thứ i N: Tổng số cá thể thí nghiệm

-Xác định một số đặc điểm sinh học của bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricius

Chúng tôi dùng vợt thu bắt bọ rùa trưởng thành từ ngoài ruộng trồng hoa, thả vào chai nhựa có đục lỗ nhỏ mang về phòng. Sau đó tiến hành ghép đôi rồi thả

vào lồng lưới cỡ nhỏ, bên trong lồng lưới trồng cây ký chủ (cây hoa) có rệp muội sinh sống như ngoài tự nhiên. Thí nghiệm được thực hiện ởđiều kiện nhiệt độ, ẩm

độ trung bình của phòng thí nghiệm, thức ăn cung cấp cho bọ rùa trưởng thành là rệp xanh đen. Quan sát bọ rùa giao phối và đẻ trứng.

Chúng tôi cắt những lá có trứng của bọ rùa rồi đặt vào hộp nuôi côn trùng với số lượng theo dõi là n ≥ 30, bên trong có giấy lọc để ẩm, lá hoa có rệp muội được quấn bông ẩm ở cuống lá để giữ cho lá tươi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

- Xác định thời gian phát dục các pha và vòng đời của loài bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata.

Thí nghiệm bố trí ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm, mỗi công thức nhắc lại 3 lần và số cá thể theo dõi là n = 30. Cho sâu non vào hộp nuôi côn trùng mà ở đó đặt giấy lọc giữ ẩm, tiếp tục theo dõi hàng ngày tới khi trứng nở thành sâu non, chuyển chúng vào hộp nuôi côn trùng khác ở đó đặt giấy lọc giữ ẩm, lá hoa có rệp ở tuổi 2. Theo dõi thời gian phát dục các pha của bọ rùa để xác đinh vòng đời của chúng

+ Thời gian phát dục trung bình của một cá thể: X = N ni⋅Χi Σ Trong đó: X: Thời gian phát dục trung bình của một cá thể xi: Thời gian phát dục cá thể cá thể thứ i N: Tổng số cá thể theo dõi ni: Số cá thể có thời gian phát dục là Xi

+ Tính sai số theo công thức:

X = X±

N St

Trong đó: t: Tra bảng t với độ tin cậy p = 95 %

Độ tự do V = N - 1

+ Tính độ lệch chuẩn theo công thức:

1 - N ) X (x S i 2 − Σ = Trong đó: S: Độ lệch chuẩn X: Thời gian phát dục trung bình

xi: Thời gian phát dục cá thể trong ngày thứ i N: Tổng số cá thể thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

- Xác định khả năng ăn các loài rệp khác nhau của ấu trùng và trưởng thành của loài bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata.

Để tìm hiểu khả năng ăn các loài rệp muội của ấu trùng và trưởng thành bọ

rùa 8 chấm trên các loại thức ăn khác nhau, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên 2 loại thức ăn là rệp muội nâu Macrosiphoniella sanborni; rệp xanh đen

Pleotrichophorus chrysanthemi, cả 2 loại thức ăn được đựng riêng vào từng hộp nuôi côn trùng trong đó đã đặt sẵn lá hoa và thả 100 con rệp ở tuổi 2

Mỗi công thức thả 1 ấu trùng hoặc 1 trưởng thành bọ rùa 8 chấm, theo dõi trên 30 cá thểấu trùng hoặc trưởng thành. Hàng ngày chúng tôi quan sát, ghi chép số liệu, tính toán khả năng ăn của các pha ấu trùng và trưởng thành bọ rùa 8 chấm.

- Khả năng ăn rệp ở từng tuổi của ấu trùng bọ rùa 8 chấm

Harmonia octomaculata

Tìm hiểu khả năng ăn rệp muội của ấu trùng bọ rùa qua các tuổi chúng tôi tiến hành nuôi từng cá thểấu trùng ở từng tuổi với rệp ở tuổi 2: Cho lá hoa sạch thả 100 rệp và ấu trùng ở tuổi nghiên cứu vào hộp nuôi sâu, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, số lượng theo dõi n = 30, sau 24 giờđếm số rệp còn lại trên lá.

Theo dõi khả năng ăn rệp muội của ấu trùng bọ rùa qua các tuổi, ghi nhận nhiệt độ và ẩm độ cho đến khi kết thúc thí nghiệm và tính toán số liệu.

- Sức đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở và nhịp điệu đẻ trứng của bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata

Tìm hiểu sức đẻ trứng của bọ rùa, chúng tôi bố trí nuôi 10 cặp bọ rùa trưởng thành ngay sau khi vũ hoá từ nhộng vào trong các hộp nhựa có kích thước (21x 10 x 8 cm). Thức ăn là rệp xanh đen: Pleotrichophorus chrysanthemi được cung cấp đầy đủ. Hàng ngày, chúng tôi theo dõi, ghi chép thời gian trước đẻ trứng và số trứng đẻ của từng cặp. Xác định nhịp điệu đẻ trứng.

Số trứng nở (quả)

Tỷ lệ trứng nở (%) = x 100 Tổng số trứng thu được (quả)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Để xác định tỷ lệ trứng nở của bọ rùa, chúng tôi tiến hành thu liên tiếp trứng của 10 cặp trong 10 ngày. Số lượng trứng thu được của từng ngày để riêng, ghi rõ thời gian thu trứng, kiểm tra số trứng nở, số trứng bị teo vàng và tính toán tỷ lệ trứng nở theo công thức

Một phần của tài liệu Thành phần loài bọ rùa bắt mồi họ coccinellidae trên hoa cúc, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 8 chấm (harmonia octomaculata fabricius, 1781) vụ hè thu 2013 tại tây tựu, từ liêm, hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)