Trong tự nhiên, quần thể sâu hại luôn được khống chế bởi các loài thiên địch. Mỗi loài sâu hại đều có một số các loài thiên địch cùng tồn tại và có tác dụng kìm hãm sự phát triển số lượng của chúng. Trong quá trình điều tra trên hoa cúc, kết quả cho thấy một số loài bọ rùa có thể ăn các loại con mồi khác nhau và rệp muội là vật mồi ưa thích của nhiều loài bọ rùa ăn thịt.
Các loài bọ rùa phân bố rộng khắp trên các loại cây trồng. Chúng xuất hiện ngay sau khi rệp bắt đầu xuất hiện và gây hại. Tuy nhiên, mật độ và khả
năng khống chế con mồi của các loại là khác nhau và không phải lúc nào chúng cũng xuất hiện cùng nhau. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành
điều tra và xác định thành phần bọ rùa xuất hiện trên hoa cúc ở Tây Tựu, Từ
Liêm, Hà Nội. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.1.
Kết quả cho thấy thành phần bọ rùa bắt mồi thuộc họ Coccinellinae gồm 6 loài, trong đó loài bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabricus) và bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata) xuất hiện với mức độ phổ biến, loài bọ rùa chữ
nhân (Coccinella transversalis), bọ rùa sáu vằn (Menochilus sexmaculatus)
xuất hiện với mức độ ít phổ biến, bọ rùa nhật bản xuất hiện với mức độ rất ít phổ biến. Trong các loài bọ rùa, chúng tôi quan sát thấy bọ rùa xuất hiện nhiều khi mật độ rệp cao và chúng tập trung ở những lá và nõn non của hoa cúc từ giai đoạn cây có 2 - 4 lá thật.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng tiến hành quan sát tập tính của bọ
rùa. Kết quả cho thấy, các loài bọ rùa hoạt động vào ban ngày, thường xuất hiện vào buổi sáng và buổi chiều tối. Vào buổi trưa, chúng thường ẩn nấp trong các khe
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
lá của cây trồng hoặc nơi râm mát. Bọ rùa thường đẻ trứng thành ổở mặt dưới của lá cây và xuất hiện nhiều khi mật độ quần thể rệp trên cây trồng cao.
Bảng 4.1. Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên hoa cúc vụ hè thu, 2013 tại Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội
TT TênViệt Nam Tên khoa học Mức độ
phổ biến 1 Bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabricius, 1781 +
2 Bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica (Thunberg, 1781) -
3 Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781) ++
4 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius, 1798) ++
5 Bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius, 1781) +
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Bọ rùa 2 mảng đỏ Bọ rùa Nhật Bản
Lemnia biplagiata Propylea japonica
Bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus Bọ rùa đỏ Micraspis discolos
Bọ rùa 8 chấm H. octomaculata Bọ rùa chữ nhân (C. transversalis)
Hình 4.1. Các loài bọ rùa bắt mồi trên hoa cúc (Nguồn: Nguyễn Việt Hà, 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
4.2 Diễn biến về mật độ bọ rùa 8 chấm và rệp hại trên hoa Cúc phổ biến vụ hè thu 2013, tại Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội.