Phương pháp điều tra thành phần bọ rùa trên hoa cúc

Một phần của tài liệu Thành phần loài bọ rùa bắt mồi họ coccinellidae trên hoa cúc, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 8 chấm (harmonia octomaculata fabricius, 1781) vụ hè thu 2013 tại tây tựu, từ liêm, hà nội (Trang 33 - 34)

Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, theo phương pháp ngẫu nhiên, số điểm

điều tra càng nhiều càng tốt. Quan sát, phát hiện và thu thập toàn bộ mẫu sâu hại, thiên địch bắt gặp trên điểm điều tra đem về phòng thí nghiệm nuôi tiếp cho đến khi trưởng thành để giám định phân loại.

Chỉ tiêu theo dõi: Tên loài bọ rùa bắt mồi, Độ bắt gặp của chúng qua các tháng (%).

Tổng sốđiểm bắt gặp

Độ bắt gặp (%) = --- x 100 Tổng sốđiểm điều tra

Mức độ phổ biến của bọ rùa được phân theo độ bắt gặp (%) Kí hiệu Mức độ phổ biến Độ bắt gặp (%) - Rất ít phổ biến <5 + Ít phổ biến 5 - 20 ++ Phổ biến >20 – 50 +++ Rất phổ biến >50 * Phương pháp bảo quản mẫu vật:

Mẫu vật thu thập ngoài đồng về được tiếp tục nuôi cho đến trưởng thành để phân loại. Mẫu vật được xử lý và bảo quản theo phương pháp sau:

– Bảo quản mẫu ướt: Đối với mẫu vật là trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành (trừ bộ cánh vảy) của sâu hại hoa cúc và thiên địch của chúng, chúng tôi ngâm bằng cồn 70o. Tiến hành thay dung dịch khi cần thiết.

– Bảo quản mẫu khô: Đối với mẫu vật là trưởng thành bộ cánh vảy, chúng tôi tiến hành căng cánh trên tấm xốp, sau đó đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản trong hộp petri hoặc hộp có đệm bông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Một phần của tài liệu Thành phần loài bọ rùa bắt mồi họ coccinellidae trên hoa cúc, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa 8 chấm (harmonia octomaculata fabricius, 1781) vụ hè thu 2013 tại tây tựu, từ liêm, hà nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)