1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm lại NAM CAO

3 410 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 63 KB

Nội dung

08:59 | 02/08/2010 Tìm lại Nam Cao - Bài 1 TP - LTS: Tìm mộ liệt sỹ bằng khả năng ngoại cảm từng gây nhiều tranh cãi, nhưng những hơn 70.000 ngôi mộ liệt sỹ được tìm thấy nhờ phương pháp này lại là điều có thật. Với sự thận trọng và cởi mở cần thiết, Chính phủ đã cho phép tiến hành khảo nghiệm khả năng tìm mộ liệt sỹ từ xa bằng ngoại cảm do Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng, Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công an và Trung tâm bảo trợ văn hoá, kỹ thuật Truyền thống tiến hành. Đề tài: “Khảo nghiệm khả năng tìm mộ từ xa bằng khả năng đặc biệt” đã được thực hiện với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học và nhà ngoại cảm đã hé lộ nhiều câu chuyện ly kỳ và thông tin bất ngờ. Những câu chuyện sau đây là những ví dụ sinh động. 35 tổ chức nhà nước và 7 nhà ngoại cảm cùng tìm mộ Nam Cao Đã gần nửa thế kỷ kể từ ngày nhà văn liệt sỹ Nam Cao hy sinh tại Hoàng Đan - Ninh Bình, mộ của ông ở đâu vẫn là một câu hỏi nặng trĩu với những người thân trong gia đình và biết bao bạn đọc yêu mến tác giả của “Chí Phèo”, “Đời Thừa”, “Lão Hạc”… Chính vì thế, đầu năm 1996, một chương trình mang tên “Tìm lại Nam Cao” được Hiệp hội Câu lạc bộ Unesco Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân… Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao”. Ban đầu chương trình đã gặp bế tắc khi đối diện với câu hỏi: mộ Nam Cao nằm ở đâu? Người ta chỉ biết Nam Cao hy sinh tháng 11-1951 tại Hoàng Đan - Ninh Bình, thi hài nhà văn đã có tới 3 lần chuyển dời địa điểm. Khi hy sinh, ông được nhân dân đưa về an táng tại một điểm gần nhà thờ Miếu Giáp, sau hoà bình được chuyển tới một nghĩa trang khác. Sau đó, mộ ông được chuyển tới nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình và bị thất lạc. Hài cốt các liệt sỹ được đưa tới nghĩa trang đều gắn kèm theo giấy ghi tên tuổi, song gặp mưa, nhiều tờ bị bong rơi, thất lạc. Hài cốt của Nam Cao nằm trong số đó. Thi hài của ông nằm ở đâu trong số hơn 800 mộ liệt sỹ chưa rõ tên tuổi kia? Ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc UIA đã tập hợp 7 nhà ngoại cảm được mang ký hiệu từ NC 01 đến NC 07. Tư liệu duy nhất cung cấp cho mỗi một nhà ngoại cảm là tấm ảnh nhà văn Nam Cao. Họ làm việc độc lập bằng khả năng riêng của mình. Các kết quả được niêm phong, sau đó tổng hợp để phân loại. Đây là phương pháp huyền thông giao thoa, những thông tin có chỉ số trùng lặp cao được gọi là thông tin có chỉ số huyền thông giao thoa. Sau hơn 1 tuần làm việc, UIA đã tổng hợp và phân loại thông tin. Thông tin mờ nhạt dùng làm nền, bổ sung cho thông tin rõ nét. Và khi 7 chiếc phong bì được bóc ra, “mật mã” được giải thì chương trình “Tìm lại Nam Cao” mới khai thông bế tắc. Bí mật trong 7 chiếc phong bì niêm phong Chân dung Nam Cao, di vật duy nhất để các nhà ngoại cảm tìm mộ . Nhà ngoại cảm ký hiệu NC 01 viết: “ Hiện tại mộ phần của liệt sỹ NC được quy tụ về nghĩa trang liệt sỹ của địa phương, nơi ông đã hy sinh. Nơi ông nằm là một cánh đồng ven đường trục liên huyện, đi qua một cái cầu xi măng nhỏ… Ông nằm trong số các liệt sỹ vô danh âm thầm, không một dòng địa chỉ. Phần mộ của ông vẫn vô danh, không có thay đổi gì sau 45 năm. Số mộ của ông trùng lặp với số tuổi đời của ông khi ông hy sinh, chỉ khác là số mộ có thêm số 0 ở giữa. Tiếc rằng trong mộ đó có thêm vài cái xương của người bạn xấu số của ông nhưng chỉ là vài cái rất nhỏ, không đáng kể. Và thông tin trong phong bì của nhà ngoại cảm có ký hiệu NC 02: “Mộ của nhà văn NC đã được vào nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình. Khi đi vào nghĩa trang của ông phải qua cây cầu nhỏ… Ông hy sinh khi ông định vượt sông, ông bị phục kích và ông bị thương vào vùng ngực là chủ yếu.Ông bị mất nhiều máu mà hy sinh chứ không phải hy sinh ngay. Trong mộ của Nam Cao còn bị lẫn xương của một người khác. Còn ngôi mộ ở hàng số 2 ngôi thứ 8 là mộ của anh Thao, người chỉ huy nhóm ông. Hàng thứ 4 ngôi số 7 là của liệt sĩ quê ở Thanh Hóa không còn thân nhân nữa”. Trong đáp án của nhà ngoại cảm NC 03 có thông tin: “tìm 1 được 3”. Khi được hỏi cụ thể, nhà ngoại cảm này đã giải thích: cùng hy sinh với nhà văn Nam Cao có liệt sỹ Nguyễn Văn Thao quê ở Thái Bình và liệt sỹ Nguyễn Văn Yêng quê ở Hà Nam. Một số thông tin của các nhà ngoại cảm khác chỉ ra được tình trạng mộ chứ không chỉ rõ ngôi mộ nào. Như vậy thông tin rõ nhất là thông tin có chỉ số huyền thông cao nhất rơi vào ngôi mộ số 306. Khi đã có thông tin, ban tổ chức chương trình “Tìm lại Nam Cao”, tiến hành chọn ngày về nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình. Ngày 25-11-1996, ban tổ chức về tới Ninh Bình, gặp gỡ lãnh đạo UBND và các ban ngành liên quan, cùng người thân trong gia đình nhà văn Nam Cao. Trước đó, chương trình “Tìm lại Nam Cao” đã đề nghị Tỉnh ủy Thái Bình tìm hiểu và xác nhận ở Thái Bình có liệt sỹ nào tên là Nguyễn Văn Thao cùng hy sinh với nhà văn Nam Cao như lời của một số nhà ngoại cảm hay không. Tỉnh ủy Thái Bình đã xác nhận thông tin đó là có thật. Và đặc biệt hơn, liệt sỹ Nguyễn Văn Thao có vợ là Nghị và con gái là Thảo, đúng như sự mách bảo của nhà văn Nam Cao với các nhà ngoại cảm. Cuộc khai quật mộ nhà văn liệt sỹ Nam Cao đã được tiến hành với biết bao ngỡ ngàng, xúc động… Ngôi mộ 306 và những bất ngờ được báo trước Sau buổi ở hội trường UBND huyện Gia Viễn, ngôi mộ 306 được xác định nhiều khả năng là mộ nhà văn Nam Cao. Nhưng khai quật ngôi mộ 305 hay 306? Nhiều người vẫn băn khoăn, do dự. Cuối cùng ban tổ chức quyết định khai quật ngôi mộ 306 theo chỉ đạo của Bộ Lao động thương binh & Xã hội. Trước khi khai quật, nhà ngoại cảm NC 01 đã miêu tả hiện trạng ngôi mộ dưới lớp đất: chiếc tiểu sành nghiêng 30-độ và vết nứt dài bên phải… Rạng sáng ngày 9-1-1998, việc khai quật được thận trọng tiến hành với sự hồi hộp của mọi người. Từng nhát cuốc, nhát xẻng đi sâu vào lòng đất. Chiếc sành đã hiện ra, nghiêng 30 độ và vết nứt dài bên phải ! Khi những viên gạch được nâng lên, tất cả các thành viên gia đình nhà văn đều nghẹn ngào xúc động. Tuy nhiên sự kết luận vẫn chưa thể đến vội vàng. Toàn bộ hài cốt ngôi mộ còn nguyên vẹn trong chiếc tiểu sành đó đưa về Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an để giám định. Viện Khoa học Hình sự (KHHS) - cơ quan khoa học hàng đầu của Bộ Công an - tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao” ngay từ đầu với tư cách chuyên môn là cơ quan giám định, nhận dạng người, Viện đã tin tưởng, chọn cử Tiến sỹ Thầy thuốc ưu tú, Thượng tá Trần Đức Đĩnh - Giám định viên trưởng tổ chức Giám định pháp y Trung ương và bác sỹ – giám định viên tư pháp Đào Quốc Tuấn vào cuộc. Việc giám định hài cốt phải tiến hành tỷ mỉ, cẩn trọng trên từng gam đất, đo đạc từ khi chưa nhấc xương và đo ngay tại từng khớp xương. Sau 10 ngày làm việc liên tục, kết quả giám định của Viện KHHS hoàn toàn trùng hợp với đặc điểm nhận dạng nhà văn Nam Cao mà gia đình đã cung cấp. Có thể khẳng định chính xác: hài cốt trong ngôi mộ 306 là hài cốt liệt sỹ nhà văn Nam Cao. Hơn thế nữa, Giáo sư - Tiến sỹ Trần Mai Thiên - con trai cả của nhà văn - đi công tác nước ngoài về, khi được nhìn hài cốt của cha mình đã xúc động nhắc lại câu nói trước đây của nhà văn Nguyễn Đình Thi rằng: “Sau này, việc nhận diện hài cốt bố cháu không khó, bởi cứ nhìn vào những nét đặc biệt trên hộp sọ rất giống cô con gái Hồng!”. Ông Trần Mai Thiên nói: “Mọi việc đều đúng như linh cảm của gia đình tôi, như dự cảm của các nhà ngoại cảm. Song, nếu không có khoa học hiện đại, chưa hẳn gia đình tôi đã tin. Những kết quả giám định của Viện KHHS đã một lần nữa khẳng định niềm tin của gia đình tôi và ngôi mộ 306 đúng là mộ của cha tôi”. Và thật kỳ lạ, nơi Nam Cao ngã xuống cách đây nửa thế kỷ là làng Vũ Đại - một cái làng có thật 100% trên đất Gia Viễn, Ninh Bình. Làng Vũ Đại ấy một thời cũng có “cụ Bá” “anh Chí” , “lão Hạc”, cái lò gạch bỏ hoang. Sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng NC đã trở về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu - Lý Nhân - Hà Nam), trong “khu vườn hiện thực”, trong thế giới giàn trầu, vườn chuối mà ông đã sáng tạo ra và trở nên bất tử. Phùng Nguyên . chương trình Tìm lại Nam Cao . Ban đầu chương trình đã gặp bế tắc khi đối diện với câu hỏi: mộ Nam Cao nằm ở đâu? Người ta chỉ biết Nam Cao hy sinh tháng. trình Tìm lại Nam Cao mới khai thông bế tắc. Bí mật trong 7 chiếc phong bì niêm phong Chân dung Nam Cao, di vật duy nhất để các nhà ngoại cảm tìm mộ

Ngày đăng: 28/09/2013, 11:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w