1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn đường lối đề tài CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ở VIỆT NAM HIỆN NAY

23 96 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 45,51 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP1.1 Khái niệm CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá

Trang 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP1.1 Khái niệm CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng

cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch

vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất laođộng xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựngnông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ văn minh và xã hội chủ nghĩa

1.2 Những nội dung chủ yếu của CNH-HĐH nông nghiệp

1.2.1 Những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.2.1.1 Thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

Với định hướng tiến thẳng tới chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhà nước, thì quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa học

và công nghệ như các nước tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới đã trảiqua hai cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nước ta cần phải tranh thủ điều kiện cơcấu nền kinh tế mở để tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bao hàm cáccuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà thế giới đã, đang trải qua để không bị tụt lạiquá xa so với các nước đã phát triển

Vì vậy, cuộc cách mạng này phải được xác định là “then chốt” và khoa học vàcông nghệ phải được xác định là một “quốc sách”, một “động lực” cần đem toàn lựclượng để nắm lấy và phát triển nó

Trang 2

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay có thể khái quát gồmhai nội dung chủ yếu sau:

Một là, xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựavào đó mà trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân

Hai là, tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành tựumới của khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức,bước đi, quy mô thích hợp

Trong quá trình thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ, chúng ta cần chú ý:Ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt làcông nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từngbước phát triển nền kinh tế tri thức

Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vòngnhanh, giữ được nghề truyền thống; kết hợp công nghệ cũ, công nghệ truyền thống vớicông nghệ hiện đại

Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và côngnghệ; kết hợp phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, xây dựng mới, cải tạo cũ, thực hiện tiếtkiệm, hiệu quả

Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp; ưu tiên quy mô vừa vànhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế – xã hội

1.2.1.2 Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội

* Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan

hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân Cơ cấu kinh tếđược xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành ( như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…); cơ

Trang 3

cấu vùng ( các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế ( vấn đề này đãđược nghiên cứu ở Chương 8).

Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặcbiệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế

Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nướctrong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh

tế tối ưu (hợp lý) Xây dựng một cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng đượccác yêu cầu sau:

 Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và xuhướng vận động phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

 Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp và dịch vụ phải tăng dần về

tỷ trọng

 Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như

vũ bão trên thế giới

 Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địaphương, các thành phần kinh tế

 Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế,

do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “cơ cấu mở”

Xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình, trải qua những chặng đường nhất định,

do vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải sao cho tạo được “đà” chochặng đường sau và phải được bổ sung và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển

* Tiến hành phân công lại lao động xã hội

Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tưbản chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá tất yếu phải phân công lại lao động xã hội.Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sảnxuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc

Trang 4

dân Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn Nó là đòn bẩy của sự phát triểncông nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và công nghệ, nó gópphần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phân công lại lao động xã hộiphải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:

 Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và sốtuyệtđối lao động công nghiệp ngày một tăng lên

 Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơntrong tổng lao động xã hội

 Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanhhơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất

Ở nước ta, phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khaitrên cả hai địa bàn: tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theochiều sâu

1.2.2 Những nội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt

1.2.2.1 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giátrị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khíhoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinhhọc vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từngvùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt vàchăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngànhnghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quảkinh tế cao Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Trang 5

1.2.2.2 Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, côngnghiệp phần mềm và công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuấtkhẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế Pháttriển mạnh mẽ các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sảnxuất quan trọng theo hướng hiện đại

Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng củangành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP

1.2.2.3 Phát triển kinh tế vùng

Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng;thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm , tạo động lực, tác động lan tỏa đến cácvùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang cònnhiều khó khăn

1.2.2.4 Phát triển kinh tế biển

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắnvới bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế

1.3 Tính tất yếu khách quan phải thực hiện CNH– HĐH nông nghiệp

1.3.1 Vì sao phải thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn có tầm quantrọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sốngcủa nông dân Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất lànước ta có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn xây dựng nền kinh tếphát triển hiện đại, bởi những lý do sau:

Trang 6

Thứ nhất, nước ta là nước đông dân cư sống ở nông thôn, với gần 70% dân số

sống ở nông thôn, hơn 47% lao động làm nông nghiệp; tốc độ tăng dân số ở nông thônhiện vẫn cao; ruộng đất bình quân đầu người thấp và có xu hướng giảm do quá trình đôthị hóa, mở rộng xây dựng kết cấu hạ tầng; trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, kỹthuật thủ công là chủ yếu

Thứ hai, nông nghiệp, nông thôn góp một phần quan trọng trong quá trình tích lũy

vốn cho CNH, HĐH; là khu vực kinh tế - xã hội có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng,liên quan đến việc giải quyết những vấn đề đời sống cơ bản của đại đa số dân cư, như tạoviệc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, tăng sức muacủa thị trường nông thôn, tăng tỷ trọng trong GDP và tăng đóng góp vào ngân sách nhànước

Thứ ba, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa ra khỏi tình trạng yếu kém, chậm

phát triển Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nôngnghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trịgia tăng nhiều mặt hàng thấp Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thônchưa được cải thiện đáng kể, chưa tương xứng với thành quả của công cuộc đổi mới đấtnước; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa;chênh lệch giàu - nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinhnhiều vấn đề xã hội bức xúc

Thứ tư, thực tiễn thế giới cho thấy, đã có không ít nước đi lên bằng xuất khẩu nông

sản, như Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Ca-na-đa, Đối với một số nước khác, phát triểnnông nghiệp là biện pháp chủ yếu để hình thành thị trường trong nước; cũng có nước lấyphát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn là biện pháp cơ bản giải quyết phần tấtyếu của đời sống kinh tế trong thời kỳ đầu CNH

Thứ năm, đối với một nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ nông nghiệp lạc hậu thì vấn

đề mấu chốt là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa để cấu trúc lại nền kinh tế theohướng sản xuất lớn, hiện đại Tình hình thực tế của nước ta cũng như bài học của một số

Trang 7

nước Đông Nam Á càng khẳng định vai trò rất quan trọng của nông nghiệp và kinh tếnông thôn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là các nướcđang phát triển đi lên từ nông nghiệp Trước mắt cũng như lâu dài, phát triển nông nghiệp

và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH là cơ sở để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thứ sáu, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu để thực hiện CNH, HĐH.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp, dịch

vụ đồng thời cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành côngnghiệp và dịch vụ theo hướng lao động công nghiệp, dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối,còn lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối và tương đối

Như vậy đứng trước những yêu cầu đổi mới đang diễn ra trước mắt ta cần khẳngđịnh trong bối cảnh quốc tế hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng pháttriển chung của thế giới Trình độ công nghiệp hoá hiện đại hoá biểu hiện trình độ pháttriển của xã hội Vì vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng là con đường đúng đắn mà Đảng ta đã lựa chọn trongquá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của mình, nó là "nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội", nó là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát khỏi nghèonàn, lạc hậu và "nguy cơ tụt hậu" xa hơn so với các nước trong khu vực

1.3.2 Cần làm gì để thực hiện tốt CNH-HĐH nông nghiệp?

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cả một quá trình lâu dài, cần phải được thực hiệnthông qua nhiều bước hay nhiều giai đoạn Tuy nhiên ở nước ta, từ trước đến nay những

tư tưởng, quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về cơ bản, mới chỉ mangtính định hướng chung, lộ trình, bước đi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,những nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn chưa được xác định rõ ràng Vì vậy, tại Đạihội lần này, Đảng ta đã có sự bổ sung về việc phân chia các bước đi của công nghiệp hoá,hiện đại hoá Đó là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tiến hành qua ba bước: tạotiền đề, điều kiện để công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

Trang 8

hoá; và nâng cao chất lượng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong 5 năm tới, tiếp tục đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,… Đây là sự bổ sung rất cần thiết và có ýnghĩa to lớn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ởnước ta hiện nay.

Trên thế giới cũng đã có sự phân chia các giai đoạn của công nghiệp hoá, hiện đạihoá để làm cơ sở cho việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn Giáo sưngười Mỹ Hollis Chenary Burnley chia thời kỳ công nghiệp hoá làm 3 giai đoạn, giaiđoạn khởi đầu, giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện, không kể một thời đoạn tiềncông nghiệp hoá và một thời đoạn hậu công nghiệp hoá.Sự phân chia này giúp cho chúng

ta nhận thức rõ hơn nước ta đang ở giai đoạn nào của quá trình công nghiệp, hiện đại hoá;

từ đó xác định mục tiêu, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, nội dung, biện pháp, phương thứccông nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp, khả thi trong từng giai đoạn

Đây cũng là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển các ngành công nghiệp,nhất là công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ; giải quyết mối quan hệ giữa côngnghiệp hoá và đô thị hoá, giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp; những nhiệm vụtrọng tâm trong từng giai đoạn

Phướng hướng nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2016– 2020:

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triểncác ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ và tỉtrọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợithế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tínhđộc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất

và phân phối toàn cầu;

Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệpcông nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất,công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh Chú trọng phát triển

Trang 9

các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp,nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước pháttriển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hoá.

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng côngnghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu

Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởngcao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP Tập trung phát triển một sốngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ cao

Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệchủ quyền biển, đảo Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ

và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữatàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động cáckhu kinh tế ven biển

Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộnền kinh tế, vùng và liên vùng Phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, ưu tiên pháttriển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan toả phát triển đến các địa phươngtrong vùng và đến các vùng khác:

Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quyhoạch và kế hoạch Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ,hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liênkết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnhcác đô thị ven biển Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đôthị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tếcấp quốc gia và cấp vùng

Trang 10

Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trungđầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tương đối đồng bộ với một sốcông trình hiện đại Ưu tiên và đa dạng hoá hình thức đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâmlà: hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn vàgiữa các trục giao thông đầu mối; hạ tầng ngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sảnxuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; hạ tầng thuỷ lợi đáp ứngyêu cầu phát triển nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hạ tầng

đô thị lớn hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng chuẩn mực đô thị xanh của nước côngnghiệp

Đối với học sinh và sinh viên: Con người mới trong thời kì cách mạng hiện nay làcon người sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức , có sứckhoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thầnquốc tế chân chính”, có hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo làm chủđược khoa học và công nghệ mới Vì vậy, cần phải:

- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta,kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH” Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, khôngchịu đói nghèo lạc hậu

- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóngtiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới

- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lựcthù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cựctrong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia

- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựnglòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượtkhó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng , văn minh

Trang 11

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhânloại

- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy: Đâu Đảng cần thanh niên

có - Việc gì khó có thanh niên

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w