1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG tốc độ CHU CHUYỂN tư bản sản XUẤT

10 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 93 KB

Nội dung

3 giai đoạn vận động tư bản: Tư bản công nghiệp với nghĩa các ngành sản xuất vật chất, trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức: Sức lao động H’–T’ …SX… T – H Tư liệu sản xu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nền kinh tế Việt Nam đã được chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN từ năm 1986 Do vậy, với một nền kinh tế trẻ như Việt Nam, đây là một ngưỡng cửa mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như hiện nay Để xây dựng thành công một nền kinh tế mới, chúng ta cần một lượng vốn khổng lồ từ nhiều nguôn khác nhau, ngoài ra, việc quản lý và dụng vốn của từng thành phần kinh tế là 1 vấn đề hết sức phức tạp và bức thiết Do đó, để tồn tại và

có những bước tiến rõ rệt trên thị trường, chúng ta cần có một cơ sở lý luận làm ngọn hải đăng dẫn đường, và theo em đó chính là chủ nghĩa Mác – Lênin Nhà nước và doanh nghiệp cần dựa trên những nghiên cứu về tuần hoàn và chu chuyển tư bản sẵn có kết hợp với tình hình hiện tại để từ đó có những hướng đi đúng đắn đối với việc phân bổ phù hợp các tư liệu sản xuất

Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề, đề tài nghiên cứu mà em đưa ra trong tiểu

luận này là: “Các giải pháp gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản

xuất” Vì trong phạm vi một bài tiểu luận và kiến thức bản thân còn hạn

chế, nên em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tiểu luận này được

hoàn chỉnh hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

2 Mục đích nghiên cứu:

Bài tiểu luận nhằm trả lời ba câu hỏi lớn:

Chu chuyển của tư bản LÀ GÌ?

TẠI SAO phải gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất?

LÀM THẾ NÀO để gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất?

3 Cấu trúc đề tài:

Lý luận về vấn đề tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

Trang 2

I LÝ LUẬN VỀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN

I.1. Tuần hoàn tư bản:

a 3 giai đoạn vận động tư bản:

Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:

Sức lao động

H’–T’

…SX…

T – H

Tư liệu sản xuất

Sự vận động này trải qua 3 giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất

Giai đoạn 1: Lưu thông T - H

Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất

và sức lao động Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.

Sức lao động

T – H

Tư liệu sản xuất Đối với người mua, đó là tiền biến thành hàng Còn đối với người bán, thì đó là biến hàng thành tiền Đó là một hành vi lưu thông hàng hoá thông thường Nhưng nếu nhìn vào nôị dung vật chất của việc mua bán đó, thì sẽ thấy tính chất

tư bản chủ nghĩa của nó

Giai đoạn 2: Sản xuất H……H’

Tư liệu sản xuất

Sức lao động

Trang 3

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa là trong giá trị của nó có giá trị thặng dư Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Thành phần tăng lên của sản phẩm là do lao động thặng dư làm ra Nhà tư bản

đã thu được một lượng giá trị thặng dư mà không phải trả bằng vật ngang giá

Giai đoạn 3: Lưu thông H’ – T’

H’–T’

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.

Tốc độ lưu thông hàng hoá trên thị trường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, tốc độ nhanh thì quy mô sản xuất là mở rộng và ngược lại Tuỳ tốc độ bán mà tư bản hàng hoá trút bỏ hình thái của mình để thành tư bản tiền tệ

b Ba hình thức tuần hoàn của tư bản

Tư bản vận động qua 3 giai đoạn, qua mỗi giai đoạn tư bản tồn tại dưới một hình

thức và làm trên một chức năng nhất định Tuần hoàn của tư bản là sự chuyển biến

liên tiếp của tư bản qua ba giai đoạn, trải qua ba hình thái, thực hiện ba chức năng hưởng ứng để trở về hình thức ban đầu với lượng giá trị lớn hơn

Giai đoạn 1: tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ mà chức năng của nó

là mua hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động)

Giai đoạn 2: tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất mà chức năng của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư Cụ thể hơn ở giai đoạn này nhà tư bản sử dụng SLĐ tác động lên TLSX để tạo nên sản phẩm thặng dư

Giai đoạn 3: tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hoá Ở giai đoạn này nhà

Trang 4

Tư bản chỉ có thể tuần hoàn một cách bình thường trong điều kiện các giai đoạn phải kế tiếp nhau liên tục, không ngừng Nếu mà gián đoạn ở đâu thì sẽ ảnh

hưởng đến toàn bộ quá trình tuần hoàn của tư bản Mặt khác tư bản cũng chỉ tuần hoàn một cách bình thường nếu tất cả tư bản của các nhà tư bản phải tồn tại ở ba hình thức: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá, và một bộ phận thứ

ba là tư bản hàng hoá phải biến thành tư bản tiển tệ Các tư bản không ngừng vận động và lớn lên

I.2. Chu chuyển tư bản:

a Chu chuyển tư bản:

Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp

lại, chứ không phải là một quá trình cô lập riêng lẻ thì gọi là chu chuyển của tư

bản.

Khi chúng ta nghiên cứu sự tuần hoàn của tư bản, tức là chúng ta đang nghiên cứu

về ba hình thái biểu hiện của tư bản qua ba giai đoạn khác nhau thì khi nghiên cứu

về chu chuyển của tư bản chúng ta nghiên cứu về tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm và nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ đối với việc sản xuất và thực hiện giá trị thặng dư

b Thời gian chu chuyển tư bản:

Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất, hàng hoá) cho đến khi nó trở về tay nhà

tư bản do cùng dưới hình thức như thế nhưng có thêm giá trị thặng dư

 Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tư bản thực hiện được

một vòng tuần hoàn

 Như vậy ta có:

Thời gian chu chuyển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông

Trong đó:

5

Trang 5

Thời gian sản xuất (TGSX) là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.Thời

gian sản xuất lại bao gồm thời gian lao động và thời gian dự trữ sản xuất

TGSX = TG lao động + TG gián đoạn lao động + TG dự trữ SX

Thời gian lưu thông (TGLT) là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông Thời

gian lưu thông gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển

TGLT = TG mua + TG bán

Kết luận: Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện

cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn

II Tốc độ chu chuyển tư bản:

II.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tư bản

a Tốc độ chu chuyển của tư bản

Thời gian chu chuyển của tư bản chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên thời gian chu chuyển trong cùng một ngành và giữa những ngành khác nhau là rất khác nhau Do đó, ta cần sử dụng tốc độ chu chuyển của tư bản

để so sánh

Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm

Trong đó:

n là số vòng quay (hay số lần) chu chuyển của tư

bản CH là thời gian trong năm

ch là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản

b Quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi hai nhân tố: Tư bản cố định và

Trang 6

Tư bản cố định: Là bộ phận tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất

nhưng giá trị của nó được chuyển dần vào từng phần của sản phẩm lao động bao gồm : Nhà máy, máy móc, các công trình phục vụ sản xuất

Đặc điểm của tư bản cố định là hiện vật, nó luôn luôn bị cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là thời gian vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm và nó vũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động, phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm

Tư bản lưu động: Là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình nó chuyển hoá sang bộ giá trị sang sản phẩm Đó là bộ phận tư bản bất biến dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, và đặc biệt quan trọng là sức lao động Bộ phận tư bản này có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thái tiền tệ sau khi đã bán hàng hoá xong

 Tư bản cố định và tư bản lưu động đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chu chuyển tư bản, cũng có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của tư bản Vậy hai yếu tố càng hoàn hảo thì quá trình chu chuyển tư bản càng gặp thuận lợi, tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh Và ngược lại

sự không hoàn hảo của từng yếu tố sẽ cản trở tốc độ chu chuyển

c Quá trình lưu thông

Đây là giai đoạn không tạo ra sản phẩm nhưng là quá trình không thể thiếu được Càng rút ngắn được quá trình này tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh chóng

Quá trình lưu thông bao gồm qúa trình bán hàng và mua hàng

Quá trình mua hàng: mua các nguồn đầu vào, các nguyên vật liệu, lao động Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn cung cấp đầu vào đến nơi sản xuất, thông thường các công ty thường xây dựng xí nghiệp sản xuất ở ngay tại nơi cung cấp nguồn nguyên liệu để hạn chế chi phí vận chuyển cũng như thời gian vận chuyển

7

Trang 7

Quá trình bán hàng: là quá trình hàng hoá sản xuất lưu thông trên thị trường, quá trình này phụ thuộc vào chất lượng hàng hoá và khả năng quảng cáo của từng công ty Công việc đó càng thuận lợi thì hàng hoá lưu thông càng nhanh

Cũng do khoảng cách về không gian rất rộng, nên quá trình lưu thông sẽ diễn ra chậm hơn so với ngày trước, nhưng đó không phải là điều thể hiện

sự đi xuống của kinh tế mà nó là hiện tượng khách quan, cũng như sự phát triển lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế

II.2 Các biện pháp gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản:

Muốn nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản thì phải rút ngắn thời gian sản xuất

và thời gian lưu thông bằng cách:

Thời gian sản xuất: phụ thuộc vào đặc điểm của ngành sản xuất khác nhau, trình độ tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ và sự ứng dụng vào

quá trình sản xuất, phụ thuộc vào trình độ tổ chức phân công lao động và trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào sản xuất

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật sẽ cho phép tổ chửc sản xuất

và dịch vụ sản xuất một cách khoa học trên cơ sở đó rút ngắn, thời gian gián đoạn lao động, thời gian dự trữ sản xuất trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả lao động, lao động thành các khâu liên hoàn tránh thời gian chết

Thời gian lưu thông: phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình thị trường

(cung - cầu và giá cả ): khoảng cách từ sản xuất tới thị trường, trình độ phát triển giao thông vận tải

Rút ngắn khoảng cách từ nơi cung cấp đầu vào đến nơi sản xuất

Nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo lòng tin, đẩy mạnh tiêu thụ

Trang 8

II.3 Ý nghĩa của việc gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản:

a Tác dụng:

Tiết kiệm chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định, hao mòn máy móc Tiết kiệm tư bản ứng trước: Khi quy mô sản xuất như cũ hoặc có thể mở rộng sản xuất mà không cần phải có tư bản phụ thêm –

Làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm

b Ý nghĩa đối với Việt Nam

Rút ngắn thời gian sản xuất

Áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ tăng năng suất lao động

Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân giúp họ sản xuất ra sản

phẩm nhanh hơn với chất lượng tốt hơn

Cải thiện bộ máy tổ chức và quản lý lao động giúp làm việc có hiệu quả hơn, tránh tình trạng cồng kềnh chồng chéo

Có đãi ngộ xứng đáng với người lao động tạo nên sự khuyến khích lao động tích cực và có trách nhiệm hơn trong lao động sản xuất

Rút ngắn thời gian lưu thông

Thường xuyên cải tiến mặt hàng làm phong phú các chủng loại, thỏa mãn tối đa lợi ích của người tiêu dùng làm hàng hóa được tiêu thụ mạnh hơn

Giảm được việc lãng phí thời gian nhờ áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt, xác định và phân loại thị trường chính xác để phân phối hàng hóa thích hợp

Mở rộng quan hệ để liên doanh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp sản phẩm lưu thông nhanh hơn và xây dựng các nhà máy sản xuất gần thị trường tiêu thụ để rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa

Trang 9

KẾT LUẬN

 Tư bản luôn luôn vận động qua 3 giai đoạn khác nhau, qua mỗi giai đoạn tư bản lại tồn tại dưới một hình thức và làm trọn một chức năng nhất định Muốn nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản thì phải rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông Nếu làm được điều này thì năng suất và hiệu quả tư bản sẽ tăng lên.

 Quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn nhanh sẽ góp phần tăng hiệu quả của doanh nghiệp Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển của tư bản sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra biện pháp phù hợp để gia tăng tốc

độ chu chuyển vốn, tái sản xuất vốn Tái sản xuất vốn mở rộng dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên thị trường, góp phần tích cực đến sự phát triển cũng như nền kinh tế đất nước.

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin – NXB Chính trị Quốc gia

2 Tư bản Quyển 2 - Tập 2

3 voer.edu.vn - “Tuần hoàn tư bản”

4 Tapchikinhte.vn – “Chu chuyển của tư bản”

Ngày đăng: 05/05/2020, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w