Tuần 9 Ngày soạn :30.09 ’10 Tiết: 33 Ngày dạy: 04 .10 .’10 Tập làm văn : A. Mức độ cần đạt : - Hiểu đặc điểm, ya nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự( ngôi 1 và ngôi 3) - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ. 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm ngôi kể trong văn tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2. Kĩ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngoi kể thích hợp - Vận dụng ngôi kể vào đọc hiểu văn bản. 3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực xây dựng bài C. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định : 6A3………………………………………………… 2. Kiểm tra : (không thực hiện) 3. Bài mới : Hình thức vấn đáp GV: Trong các truyện : Truyền thuyết và cổ tích đã học, kể theo ngôi thứ mấy ? HS : Ngôi thứ ba GV : Trong bài luyện nói, em tự giới thiệu về bản thân, kể theo ngôi thứ mấy ? HS : Thứ nhất … Vậy hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về ngôi kể và lời kể trong văn tự sự HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ *HOẠT ĐỘNG 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự HS đọc đọan văn . ? Người kể gọi tên các nhân vật bằng gì ? ? Khi sử dụng ngôi kể như thế người kể có xuất hiện không? ? Lời kể như thế nào ? HS : suy nghĩ trả lời. GV: Chốt ý HS đọc đọan 2 : ? Trong đoạn văn người kể tự xưng mình là NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự . a. khái niệm ngôi kể: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện b .Các ngôi kể: - Đọan 1 + Gọi nhân vật bằng tên ( vu, thằng bé ) + Người kể tự giấu mình -> kể theo ngôi thứ ba . + Tác dụng: Lời kể tự do , linh họat . - Đọan 2 : + Nhân vật tự xưng “ tôi “ (Dế mèn)-> kể NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ gì ? (khi xưng tôi thì là ngôi thứ 1) ? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do hơn ? Còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua ? Gv: gợi ý. HS :Thảo luận trả lời GV: Chốt ý HS : Đọc đoạn văn. ? Hãy đổi ngôi kể trong đoạn văn 2 ? Nhận xét . ? Ở đọan 1 có đổi thành ngôi kể thứ nhất không ? Vì sao ? Giáo viên nhấn mạnh : Khi làm bài văn tự sự, người kể phải chọn ngôi kể thích hợp để đạt được mục đích giao tiếp . *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập - Bài 1, 2 : HS thay đổi ngôi kể . - Kể lại : - Nhận xét về lời kể . - Bài 3,4 : HS thảo luận nhóm . GV nhận xét . định hướng. *HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn tự học Gv: hướng dẫn hs tự học. theo ngôi thứ nhất . + Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra suy nghĩ của mình . + Người kể xưng “ tôi “ không nhất thiết là chính tác giả . 2. Ghi nhớ ( SGK ) II. LUYỆN TẬP 1. Thay đổi ngôi kể - Thay “tôi” bằng “Dế mèn” - Ngôi thứ nhất-> Ngôi thứ ba -> Lời kể khách quan . 2. Ngôi thứ 3 -> ngôi thứ nhất -> Lời kể mang sắc thái tình cảm . 3,4 ;- Kể theo ngôi thứ ba - Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích . - Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện . III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Kể lại câu chuyện Cây bút thần bằng ngôi 1( đóng vai Mã Lương). - Đọc bài : “ Ông lão …” E. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………… … …………………………………………………………………………………………………… … ………………………………………………………………………………………… Tuần 9 Ngày soạn :30 .09. ’10 Tiết: 34 Ngày dạy: .04.10.’10 Văn bản : A. Mức độ cần đạt : - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết về nghệ thuật tiêu biểu trong truyện. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ. 1. Kiến thức: - Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết trong tác phẩm.Các yếu tố tưởng tượng hoang đường. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích - Phân tích được các sự việc trong truyện. Kể lại được câu chuyện. 3. Thái độ: nghiêm túc. C. Phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định : 6A3………………………………………………… 2. Kiểm tra : kể lại câu chuyện “ Cây bút thần” 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : “ Ông lão đánh cá và con cá vàng “ là truyện cổ tích dân gian Nga, Đức được A Pus-skin viết lại bằng 205 câu thơ . Đây là 1 truyện cổ tích thú vị, quen thuộc đối với người đọc Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ *HOẠT ĐỘNG 1: giới thiệu chung Tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm . ? Nêu hiểu biết của em về tác giả ? về tác phẩm ? *HOẠT ĐỘNG 2: tìm hiểu truyện. GV : Đọc mẫu HS: Đọc văn bản:, gv: uốn nắn chỉnh sửa lỗi đọc sai. Hướng dẫn học sinh cách đọc phân vai: GV : Chốt các ý để HS nhớ: Tìm hiểu văn bản. ? Truyện có những nhân vật nào ? NỘI DUNG BÀI DẠY I . GIỚI THIỆU CHUNG. * Tác giả : A.pu-skin ( 1799-1837 ) là đại thi hào Nga . * Tác phẩm :Là truyện cổ tích dân gian nga gồm 205 câu thơ. Thể loaị truyện cổ tích do tác giả người Nga viết. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc – tìm hiểu từ khó 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: b. Phân tích: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG “Truyện cổ tích của A.Pu- Skin” ? Mở đầu truyện, em thấy cuộc sống của gia đình ông lão như thế nào ? (Nghèo khổ) ? Mụ vợ đòi cá vàng đền ơn mấy lần ?(5 lần)hãy nêu cụ thể từng lần ? ? Trong các lần đó, theo em lần nào đáng được cảm thông ? Lần nào đáng ghét ? Vì sao ?(máng, nhà) Hs: thao đổi , trả lời. Gv: gợi ý. ? Cùng với lòng tham mụ vợ còn là người như thế nào nữa ?( bội bạc với chồng) ? Qua nhân vật mụ vợ, nhân dân muốn thể hiện thái độ gì ? Gv: định hướng. GV :Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật ông lão. ? Đọc truyện, em thấy ông lão là người như thế nào ? ? Trước những đòi hỏi của mụ vợ, ông lão có thái độ và hành động như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về hành động của ông lão ? ? Qua đó tác giả muốn phê phán điều gì HS :Trả lời : GV : Chốt ý ? Cảnh biển khi mỗi lần ông lão gọi con cá vàng thay đổi như thế nào ? GV: Cá vàng là hình tượng đẹp : tượng trưng cho sự biết ơn đối với những người nhân hậu , Đại diện cho lòng tốt, cái thiện, công lý để trừng trị những kẻ tham lam, bội bạc . *HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn tự học. Gv: hướng dẫn học sinh công việc về nhà. b1. Nhân vật mụ vợ - Là người tham lam + Lần 1: Đòi cái máng . + Lần 2: Đòi cái nhà + Lần 3: Đòi làm nhất phẩm phu nhân. + Lần 4: Đòi làm nữ hòang + Lần 5: Đòi làm Long Vương => Lòng tham vô độ ; từ vật chất đến địa vị, “ Được voi đòi tiên” . - Là người bội bạc Bội bạc với chồng : chửi, mắng, quát, tát đuổi chồng đi -> coi thường , bất nhân, bất nghĩa . -> mụ bị trừng trị thích đáng ->truyện phê phán, lên án lòng tham và sự bội bạc. b2. Nhân vật Ông lão - Là người lao động hiền lành , thật thà, nhân hậu - Trước những đòi hỏi của mụ vợ: ông câm lặng => lóc cóc -> lủi thủi => sợ vợ, muốn yên thân nên đã vô tình tiếp tay, đồng lõa cho tính tham lam của mụ vợ . b3. Cảnh biển : - Biển êm ả -> nổi sóng -> nổi sóng dữ dội -> mù mịt -> ầm ầm .=> nghệ thuật tang tiến. => Giận dữ trước lòng tham của mụ vợ -> sự bất bình của nhân dân . 3. Tổng kết ( ghi nhớ ) * Nghệ thuật: * ý nghĩa: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học thuộc các diến biến trong truyện - Nhớ được tên các nhân vật. - soạn bài mới: “thứ tự kể…” E. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Tuần 9 Ngày soạn :05.10 ’10 Tiết: 35 Ngày dạy: 09.10 .’10 Tập làm văn : A. Mức độ cần đạt : - Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự. - Kể “ xuôi” , “ngược” theo nhu cầu thể hiện. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ. 1. Kiến thức: - Nắm được 2 thứ tự kể và hai cách kể. - Điều kiện cần có khi kể ngược. 2. Kĩ năng: - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng 2 cách kể vào bài viết của mình. 3. Thái độ: nghiêm túc. C. Phương pháp: thực hành nói, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định : 6A3………………………………………………… 2. Kiểm tra : ? Có mấy ngôi kể trong văn tự sự? Kể tên? 3. Bài mới * Giới thiệu bài : Để làm tốt bài văn tự sự, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn cần phải chọn thứ tự kể cho phù hợp . Vậy thứ tự kể là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ * HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sụ GV: yêu cầu học sinh tóm tắt các sự việc trong truyện “ông lão đánh cá và con cá vàng” HS tóm tắt các sự việc GV: ghi lên bảng trình tự diễn biến các sự việc. ? Các sự việc được kể theo thứ tự nào ? ? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì ? NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự . *Ví dụ 1: Các sự việc trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng “? - Giới thiệu ông lão đánh cá. - Ông lão bắt được cá vàng. - Ông lão thả cá, nhận lời hứa của cá vàng. - 5 lần ông lão ra biển gặp cá. - Kết quả của các lần ra biển. =>Các sự việc được kể theo thứ tự thời gian (kể xuôi). Làm cốt truyện mạch lạc dễ theo dõi. THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ HS :Trả lời GV: Với cách kể truyện có ý nghĩa tố cáo ,phê phán HS đọc bài văn . ? Tóm tắt các sự việc trong bài văn. ? Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào ? ? Bài văn kể lại theo thứ tự nào ? (Các sự việc được kể theo trình tự nào?ngôi kể thứ mấy?) ? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì ? Gv: định hướng: Trong văn tự sự, người kể có thể kể ngược hoặc có thể kể xuôi tùy theo nhu cầu thể hiện mà người kể lựa chọn cách kể phù hợp . HS đọc mục ghi nhớ. *HỌAT ĐỘNG 2 Huớng dẫn HS luyện tập: HS Đọc câu chuyện. Học sinh thảo luận nhóm . Làm bảng phụ – GV nhận xét . Bài 2 : HS làm GV gọi HS đọc – Nhận xét *HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn tự học. Gv: giao công việc cụ thể Hs: thực hiện ở nhà. *Ví dụ 2:Bài văn : - Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu , không ai đến - Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp trở nên hư hỏng . - Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. - Sự việc Ngỗ bị chó dại cắn kêu cứu không ai đến là hậu quả của việc làm trước đây của Ngỗ . => Thứ tự kể : bắt đầu từ hậu quả rồi đến nguyên nhân => kể ngược . Ngôi kể : ngôi thứ 3 *Ghi nhớ ( SGK/98 ) II. LUYỆN TẬP. 1. Câu chuyện kể ngược theo dòng hồi tưởng - Kể theo ngôi thứ nhất . - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược . 2. Lập dàn bài . Đề : kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa . III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Viết đoạn văn có sử dụng cách kể “xuôi” và cách kể “ngược”. Soạn bài” Êch ngồi đáy giếng” E. Rút kinh nghiệm: . văn tự sự . a. khái niệm ngôi kể: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện b .Các ngôi kể: - Đ an 1 + Gọi nhân vật bằng tên ( vu, thằng bé. Ngôi thứ nhất-> Ngôi thứ ba -> Lời kể khách quan . 2. Ngôi thứ 3 -> ngôi thứ nhất -> Lời kể mang sắc thái tình cảm . 3,4 ;- Kể theo ngôi thứ ba