…1… Đoàn Thị Thanh Tuyền Đại đa số sinh viên là những người năng động, tự tin, nhiệt tình đầy bản lĩnh. Bên cạnh đó còn rất nhiều, rất nhiều sinh viên “nhiễm” thói xấu có hại cho bản thân. Ngủ nhiều đôi khi được xem như “hội chứng” tập thể của sinh viên, nhất là vào mùa đông. Không chỉ ngủ vùi hai ngày cuối tuần, kịch bản những ngày trong tuần… vẫn vậy. Có sinh viên bỏ học để ngủ bù buổi tối thức khuya quá vì… xem phim. Có sinh viên cố gắng dậy sớm đi học từ tiết hai. Nói là lên giảng đường mà có “chiến đấu” tới cùng đâu. Lại vật vã trên bàn và rồi “ngàn thu” khi nào không hay. Nghĩ mà thương. Hết giờ đôi khi không biết đường mà về. Thấy sinh viên ngủ nhiều mà sợ. Một ngày 24 tiếng đồng hồ mà ngủ hơn một nửa, thậm chí 2/3 số thời gian trên. Đôi mắt lúc nào cũng lim dim, nhìn đời chỉ bằng 3/4 con mắt mà thấy buồn… …2… Đoàn Thị Thanh Tuyền Chúng ta thường nghĩ giấc ngủ là thời gian chúng ta không thức hay không hoạt động. Nhờ những nghiên cứu trong những thập kỷ sau này, người ta biết giấc ngủ gồm nhiều giai đoạn thay đổi nhau thành chu kỳ trong suốt đêm. Não bộ chúng ta vẫn hoạt động trong suốt giấc ngủ, nhưng nhiều điều khác nhau xảy ra ở mỗi giai đoạn. Ví dụ như một số giai đoạn của giấc ngủ cần thiết cho chúng ta cảm thấy khỏe khoắn và có đủ năng lực cho ngày kế tiếp và những giai đoạn khác giúp chúng ta học hỏi và ghi vào trí nhớ. Nói tóm gọn, một số nhiệm vụ sinh lý thực hiện trong giấc ngủ giúp chúng ta khỏe mạnh và giúp con người có thể hoạt động tốt nhất. Nhưng mặt khác, ngủ không đủ có thể nguy hiểm, ví dụ chúng ta có thể gây tai nạn khi buồn ngủ mà lái xe hay vận hành máy móc… Chúng ta đều có ít nhất một khái niệm mơ hồ về những gì mà ngủ được, nhưng điều đó không có nghĩa là xác định điều này là một phần bí ẩn của cuộc sống của chúng ta là đơn giản. Sau tất cả, phân tích chi tiết của giấc ngủ của chúng ta cho rằng chúng ta hiếm khi biết rằng chúng ta đang ngủ khi chúng ta ngủ. Và ngay cả nếu chúng ta quan sát giấc ngủ của người khác, rất nhiều những gì họ nhìn thấy các thay đổi trong các chức năng của não và các cơ quan của họ không phải là dễ dàng nhìn thấy từ bên ngoài . …3… Đoàn Thị Thanh Tuyền I. Bản chất của giấc ngủ và các yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ : 1. Bản chất của giấc ngủ : Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, một trạng thái tự nhiên rất đặc biệt của cơ thể, trong đó cơ thể không liên lạc với môi trường bên ngoài qua đường thần kinh như bình thường. Phần lớn các cơ quan phân tích hoặc không hoạt động, hoặc hoạt động ở mức thấp. Trong giấc ngủ, các cơ quan đều ngừng hoặc giảm hoạt động chức năng. Bắp cơ mềm, cơ thể không đáp ứng với hầu hết với các kích thích môi trường, cơ thể bất tỉnh hoàn toàn hoặc một phần, chỉ còn giữ những hoạt động sinh lý cơ sở như hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, tuần hoàn, ở mức thấp. Paplov xác định bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống các cấu trúc dưới vỏ não. Giấc ngủ là một trạng thái đồng bộ cao, tăng cường sự tăng trưởng và trẻ hóa của hệ thống miễn dịch, thần kinh, xương và hệ thống cơ bắp. Nó được quan sát thấy ở tất cả các động vật có vú, tất cả các loài chim, và nhiều loài bò sát, động vật lưỡng cư, cá. Ở con người, các động vật có vú khác, và đa số phân loại động vật khác đã được nghiên cứu (như một số loài cá, chim, kiến, ruồi quả), giấc ngủ thường xuyên rất cần thiết cho sự sống. …4… Đoàn Thị Thanh Tuyền − Kết quả của giấc ngủ là làm hồi phục lại hệ thần kinh của não bộ và các cơ. Ngủ giữ vai trò chủ yếu ở tất cả mọi người.Thống kê cho thấy 95% người Mỹ mất ngủ trong một lúc nào đó của cuộc sống. Khi chúng ta càng lớn, cơ thể đòi hỏi phải ngủ ít hơn. Trẻ con ngủ từ 12-14 giờ/ngày nhưng người lớn chỉ cần 6-8 giờ. Giới tính cũng ảnh hưởng giấc ngủ: đàn bà ngủ nhiều hơn đàn ông 1 giờ, trung bình 9 giờ/ngày. 2. Các yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ : Tất cả những yếu tố nào gây ức chế đều có thể gây ngủ. Một tiếng động đều đều, âm thanh đơn điệu, tác động liên tục, không có ý nghĩa tín hiệu, đều có thể gây ngủ. Ví dụ : tiếng bánh xe lửa lăn trên đường ray, tiếng hát ru con của người mẹ… Mỗi khi cơ thể ở trong hoàn cảnh vắng lặng không ánh sáng, tiếng động…thì những xung động từ những bộ phận cảm thụ bán thể tác động đều đều, cũng đưa lại giấc ngủ. Những tác nhân thường đi kèm với giấc ngủ, ví dụ như hoàn cảnh đêm tối, nằm trên giường, đèn tắt… cũng là những kích thích có điều kiện gây ức chế ngủ. …5… Đoàn Thị Thanh Tuyền . Các điểm tương đối hưng phấn trên vỏ não lúc ngủ, gọi là những điểm canh gác. Thí dụ, bà mẹ ngủ tiếng chó sủa to không làm thức nhưng con cựa nhẹ cũng gây thức giấc. Giai đoạn chuyển biến từ tỉnh sang ngủ: thường giấc ngủ trải qua ba giai đoạn trung gian gồm có. - Giai đoạn san bằng: Khi thiu thiu ngủ, các kích thích đều có tác dụng gần như nhau, không còn khác nhau như lúc thức tỉnh. Đó là giai đoạn san bằng. Nếu ngủ sâu hơn nữa các kích thích có tác dụng yếu trở thành tác dụng mạnh, và ngược lại. Đó là giai đoạn trái ngược. - Khi đã ngủ say, các kích thích gây phản xạ thì gây ức chế, và kích thích gây ức chế lại gây phản xạ. Đây là giai đoạn cực kỳ trái ngược. Sau đó, thì giai đoạn ức chế hoàn toàn. Khi ngủ say, cơ thể sẽ không đáp ứng với các kích thích nữa. II. Hoóc-môn điều khiển giấc ngủ : 1. Hoóc-môn điều khiển giấc ngủ là gì ? Phần lớn người bệnh mất ngủ triền miên nên sức khỏe suy sụp nhanh, đau đầu, chán ăn, gầy sút cân, người "đi như trên mây", hay quên, làm việc nhanh mệt . Mặc dù đã dùng nhiều thuốc an thần, nhưng giấc ngủ vẫn không cải thiện. Những người bị những hiện tượng này được các bác sĩ chỉ do nguyên nhân là thiếu hoóc-môn "bóng đêm". Hoóc-môn "bóng đêm" được các nhà khoa học Mỹ gọi là chất melatonin. Chất này thiết lập nhịp điệu của cơ thể, đồng hồ sinh học trong não và điều hòa giấc ngủ tự nhiên của con người. Nhờ có melatonin mà con người có giấc ngủ sảng khoái, êm đềm, không bị mệt mỏi khi thức giấc. Melatonin được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn và tăng mạnh từ 2-4 giờ sáng rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện. Mức độ sản sinh melatonin ở mỗi người khác nhau. Khi con người càng trẻ thì lượng melatonin tiết ra càng nhiều và giảm dần theo sự lão hóa của cơ thể. Ở người cao tuổi, lượng melatonin tiết ra rất ít, nên thường gây ít ngủ và khó ngủ. …6… Đoàn Thị Thanh Tuyền 2. Tác dụng của Hoóc-môn điều khiển giấc ngủ : Năm 1958, Aaron B.Lerner phát hiện ra melatonin tiết ra từ tuyến yên. Nhưng ngay từ năm 1917, Marcod đã thấy nó trong các loài lưỡng cư, bò sát. Ở người, trên võng mạc, các tế bào "liên quan đến hình ảnh" có dạng hình que và hình nón, có lượng lớn (98%), trong khi các tế bào "liên quan đến sáng - tối" có hình dạng khác hẳn, số lượng nhỏ (2%). Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm với sắc tố nhuộm màu ánh sáng - vitamin A - có bước sóng 484nm, ứng với màu xanh lam. Tuyến yên nhận thông tin về "sáng - tối" từ võng mạc, sản xuất ra melatonin, dưới ảnh hưởng của các hạt nhân giao thoa chéo SCN (suprachiasmatic) của vùng hypothalamus, tạo ra "chu kỳ thức- ngủ", đồng thời tạo ra "tín hiệu thần kinh - nội tiết" qui định nhịp "sáng - tối". Sự thay đổi thời gian sản xuất melatonin trong cơ thể giống như chiếc "đồng hồ báo mùa", tạo nên "tín hiệu sinh học" cho các tổ chức theo "độ - dài - ngày" của chu kỳ sáng. Lúc đầu, người ta cho "chu kỳ thức - ngủ" này chỉ diễn ra một ngày một lần, mặc định. Song sau này, người ta còn biết thêm các "tín hiện thần kinh nội tiết" do melatonin tạo ra liên quan đến hầu hết các thành phần hướng nội tiết và hormon trong cả ngày (như sự thay đổi thân nhiệt). …7… Đoàn Thị Thanh Tuyền − Các tính năng mới phát hiện: Không chỉ có vai trò trong "chu kỳ thức - ngủ", melatonin sau này còn được phát hiện có các vai trò sinh học khác: − Khả năng chống ôxy hóa đặc biệt: Năm 1993, người ta đã phát hiện ra melatonin đi qua được màng tế bào hàng rào máu - não và là một chất ôxy hóa mạnh tiếp đó, melatonin lại tiếp tục chống ôxy hóa các sản phẩm trung gian ấy cho đến chất ổn định cuối cùng. Điều này cũng có nghĩa là melatonin chống ôxy hóa cho cả chính mình. Đây là quá trình chống ôxy hóa ưu việt chỉ có ở melatonin, khác với bất cứ chất chống ôxy hóa truyền thống nào. − Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Một nghiên cứu tại Italia cho thấy, việc bổ sung melatonin vào buổi tối cho phụ nữ tiền mãn kinh có cải thiện chức năng tuyến giáp, phục hồi sinh sản, kinh nguyệt, phòng ngừa trầm cảm tuổi tiền mãn kinh. Ngược lại, người có thai khi bổ sung melatonin (vào buổi tối, liều 3mg) lại làm tăng prolactin. Melatonin cũng làm giảm các mức FSH. Thay đổi homon ở nữ lại có thể dẫn tới giảm sinh sản. − Tăng cường hệ miễn dịch − Ngăn ngừa làm chậm sự phát triển ung thư − Ảnh hưởng đến học tập, trí nhớ và bệnh Alzheimer − Ảnh hưởng có lợi đến tâm thần, tâm trạng …8… Đoàn Thị Thanh Tuyền Có 2 dạng ngủ - một là dạng REM (Rapid Eye Movement) còn dạng còn lại gọi là non-REM; nôm na là ngủ say và ngủ chập chờn. Khi chúng ta đặt lưng xuống ngủ thì trạng thái REM là “cái đích” cần phải đạt tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Chỉ những người nào đạt được trạng thái REM mới thực sự có giấc ngủ chất lượng. Trạng thái REM thường xảy đến vào lúc 4 hoặc 5 giờ sáng khi mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta chìm vào những giấc mơ. Nếu bạn ngủ mà không mơ thì có nghĩa là bạn không có giấc ngủ say đúng nghĩa. Khi đạt được trạng thái REM, não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất. Trạng thái REM càng kéo dài thì cơ thể càng nhanh hồi phục sau những công việc vất vả và căng thẳng. Theo cuốn sách “Archives of Internal Medicine”, thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể dễ bị kích động và không đủ sức đề kháng bệnh tật. Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu cho thấy những bệnh thường gặp ở những người thiếu ngủ là viêm khớp và béo phì. Nếu ngủ không đủ giấc, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ để có thể tiếp tục chống chọi với những căng thẳng trong ngày làm việc tiếp theo và mất đi sự đề kháng trước những chấn thương nhỏ nhất. Vậy nên các vận động viên thể thao luôn phải đảm bảo giấc ngủ được đầy đủ về thời lượng và về chất lượng. …9… Đoàn Thị Thanh Tuyền Lí do chọn đề tài …………………………………………………………… … 1 Lời Mở Đầu………………………………………………………………… ……2 I. Bản chất của giấc ngủ và các yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ 1. Bản chất của giấc ngủ…………………………………………………3 2. Các yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ…………………………………… .4 II. Hoóc-môn điều khiển giấc ngủ 1. Hoóc-môn điều khiển giấc ngủ là gì ? ……………………………….5 2. Tác dụng của hoóc-môn điều khiển giấc ngủ……………………….6 …10… Đoàn Thị Thanh Tuyền