PGD & ĐT BẢO LÂM TRƯỜNG TH MINH RỒNG --- /// --- CHUYÊNĐỀ MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: LUYỆNTỪ VÀ CÂU(khối :2) I- MỤC TIÊU MÔN HỌC: Việc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học nhằm hướng đến việc đạt một số mục tiêu chung như sau: - Mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ điểm gần gũi với đời sống sinh hoạt và học tập trong các tuần học của học sinh và ren luyện cho các em dùng các từ đó trong hoạt động giao tiếp. - Nhận biết và sử dụng được các từ loại , các phép tutừ về từ có tần số cao trong việc tạo câu. - Nhận biết được nghĩa của từ trong hệ thống và trong hoạt động hành chức ; biết dùng các từ đồng nghĩa , trái nghĩa , nhiều nghĩa trong lời nói của mình. - Nhận biết các dấu câu, các kiểu phân loại câu cũng như các phép tutừ về câu và cách thức vận dụngchúng trong lời nói của mình. II- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 - Việc dạy luyệntừ và câu ở lớp2 không có những bài học riêng về lý thuyết . Các kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp Tiếng Việt cần cung cấp cho học sinh được sách giáo khoa thể hiện qua các bài tập thực hành . - Về từ vựng , bên cạnh các bài tập được cung cấp trong các bài tập đọc theo chủ điểm, học sinh sẽ tăng cường , mở rộng và tích cực hóa vốn từ của mình thông qua hệ thống các bài tập thực hành . Vốn từ được mở rộng một cách có hệ thống theo chủ điểm và tập chung vào một số nội dung chính như sau: + Đơn vị chỉ thời gian : ngày tháng , năm , năm học… + Đơn vị hành chính : xã ( phường) , huyện ( quận)…. + Đồ dùng trong nhà + Đồ dùng học tập. + Việc nhà + Họ hàng + Vật nuôi - Còn về từ loại, học sinh được làm quen và rèn luyện cách dùng ba từ loaijquan trọng trong tiếng Việt và cũng là những từ loại có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp ngôn ngữ , đó là: các từ chỉ sự vật( danh từ) , các từ chỉ hoạt động hay trạng thái ( động từ) , và các từ chỉ đặc diểm , tính chất ( tính từ). - Về câu , học sinh được làm quen và thực hành tạo lập lời nói của mình với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản: + Ai là gì? + Ai làm gì ? + Ai thế nào ? Bên cạnh các kiểu câu đó , học sinh còn được luyện tập cách dungtf bộ phận câu để trả lời cho những câu hỏi : + Ai ? + Là gì ? + Làm gì ? + Khi nào ? + Ở đâu ? + Như thế nào ? + Vì sao ? + Để làm gì ? Cùng với các kiểu câu , những dấu chấm , chấm hỏi, chấm than, phẩy cũng được học sinh rèn luyện trong phân môn luyệntừ và câu ở lớp này. III- CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 1) Phương pháp dạy học các bài mở rộng vốn từ: Theo hệ thống liên tưởng, để mở rộng vốn từ cho học sinh , giáo viên có thể tieenns hành bằng cách cung cấp các từ trái ngĩa, cùng nghĩa, hoặc gần nghĩa cho học sinh theo ngững đề tài, chủ đề, chủ điểm khác nhau. Giáo viên cũng có thể mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em tìm các từ cùng trườngđược gợi ra từ những từ cho trước . Ví dụ với từ biển , giáo viên sẽ mở rộng bằng việc hướng dẫn học sinh tìm các từ cùng trường gắn liền với biển . Những từ đó có thể là : sóng, nước , nắng . gió , cát… Giáo viên cũng có thể mử rộng vốn từ cho học sinh theo trường liên tưởng bằng cách chọn ra từ trung tâm , rồi xoay quanh từ trung tâm đó , tìm những tư khác dựa vào những liên tưởng khác nhau. Trong một số trường hợp , giáo viên cũng có thể mở rộng từ cho các em bằng cách ghép tiếng đã cho với một số tiếng khác để tìm ra từ mới nhưng không phải là từ ghép chính phụ ( phân nghĩa) mà là từ ghép đẳng lập ( hợp nghĩa) . Ví dụ với tiếng cho trước là sách , giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm từ có chứa tiếng này: sách vở, sách bút, đèn sách… Bằng cách như vậy , giáo viên đã mở rộng được một số lượng từ khá lớn cho học sinh. Như vậy, để mở rộng vốn từ cho học sinh , giáo viên có thể tiến hành theo những cách khác nhau. Điều quan trọng là sự lựa chọn ấy phải đảm bảo sao cho giờ học diễn ra tự nhiên mà vẫn cung cấp, mở rộng được cho các em những từ ngữ cần thiết theo yêu cầu kiến thức kĩ năng của môn học. 2) Phương pháp dạy học các bài giải thích nghĩa của từ: Một trong những khâu quan trọng của việc dạy từ trong nhà trường phổ thông là việc giải thích ngĩa của từ . Chỉ khi các em hiểu được nghĩa của từ , các em mới có khả năng sử dụng đúng , từ đó tiến đến sử dụng hay một từ nào đấy trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định . Trong nghĩa của từ , thành phần nghĩa biểu niệm là thành phần cốt lõi , thành phần quan trọng nhất . Vì thế giải thích nghĩa của từ chủ yêu là giải thích nghĩa biểu niệm , giúp các em nắm được đầy đủ nhất nét nghĩa chung và riêng , rộng và hẹp của từ đó. Trên cơ sở học sinh hiểu được nghĩa biểu niệm , giáo viên có thể giúp học sinh hiểu được nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái cũng như các mối quan hệ giữa nghĩa của từ đang được giải thích với nghĩa của từ khác trong hệ thống hay trong những lời nói cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp giải thích nghĩa của từ cho học sinh theo hướng trên: a) Giải thích nghĩa của từ bằng cách cho học sinh trực tiếp tiếp xúc với sự vật, hành động, tính chất… hoặc xem xá hình ảnh trên sách báo, trên màn hình… những sự vật hiện tượng mà từ đó biểu thị . Cách giải thích này thường chỉ thích hợp và phát huy được tác dụng tích cực đối với những từ có nghĩa cụ thể , tức là những từ mà nghĩa của nó có thể minh họa bằng hiện vật mang tính trực quan có thể cảm nhận được nhờ dựa vào năm giác quan của con người. Phương pháp này có ưu điểm là giúp các em hiểu nghĩa của từ một cách nhanh chóng, chính xác , trực quan nhưng lại hạn chế ở chỗ chỉ có hiệu quả đối với một số từ ngữ nhất định b) Giải thích ngĩa của từ bằng cách đặt từ vào văn cảnh mà từ xuất hiện Phương pháp này có ưu điểm là giáo viên không phải giải thích dài dòng mà học sinh vẫn có thể hiểu được nghĩa của từ nhờ dựa vào vốn từ đã có của mình , dựa vào những kết hợp ngôn ngữ đã được các em hiểu nghĩa từ trước để các em rút ra nghĩa của từ cần hiểu . Nhưng cách này lại có nhược điểm là nghĩa của từdễ bị các em hiểu không đầy đủ vì các em chỉ hiểu một nghĩa nào đó của từ được thể hiện thực hóa trong cách dùng ấy , trong câu văn cụ thể ấy. c) Giải nghĩa của từ bằng cách đối chiếu , so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Cách giải thích này được sử dụng tương đối phổ biến trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học dưới dạng các bài tập điền từ hoặc sắp xếp các từ. Phương pháp này có ưu điểmlà giải thích nghĩa từ ngắn gọn và cho các em biết được những từ nào là từ đồng nghĩa với nhau , giúp các em có được một vốn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nào đó để khi cần có thể lựa chọn và sử dụng . Nhưng phương pháp này lại hạn chế ở chỗ dễ giải thích nghĩa của từ một cách luẩn quẩn, dùng từ chưa biết này để giải thích cho từ chư biết khác . Chính vì thế, nếu như từ đồng nghĩa được sử dụng mà các em lại không hiểu nghĩa thì rút cục các em vẫn không thể nắm được nghĩa của từ cần giải thích. Vì thế khi giải nghĩa từ theo phương pháp này , giáo viên cần chú ý quy từ cần giảng về những từ đồng nghĩa các em đã biết . Có như vậy việc giải thích nghĩa từ theo phương pháp này mới có kết quả Như vậy để giải thích nghĩa của từ , chúng ta có nhiều cách khác nhau . Mỗi cách có một cơ sở khoa học riêng , có những điểm mạnh và điểm hạn chế khác biệt. Điều quan trọng là chúng ta phải biết với một từ nhất định nào đó cần phải sử dụng phương pháp nào hoặc phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giupos học sinh vừa hiểu được nghĩa của từ vừa nắm chắc được cả cách dùng của từ đó trong hoạt động giao tiếp. 3) Phương pháp dạy học các bài rèn luyện kĩ năng sử dụng từ: Chỉ có thể đánhgiá đúng vốn từ vựng cá nhân của học sinh và khả năng nắm nghĩa của từ khi giáo viên đưa học sinh vào hoạt động giao tiếp , hay nói một cách khác đi là đưa vốn từ các em có được vào sử dụng. Học sinh có khả năng giao tiếp tốt trong mọi tình huống học tập , sinh hoạt, vui chơi là những học sinh phát triển về ngôn ngữ, trong đó có từ ngữ . Bởi vậy , việc rèn kĩ năng sử dụng từ vừa là tích cực hóa vốn từ cho học sinh, vừa là giúp các em học tập cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để rèn luyện kỹ năng sử dụng từ , chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp chính sau: a) Điền từ vào chỗ trống: Đây là loại bài tập rèn luyện cho các em sử dụng từ đúng nghĩa. Loại bài tập này cung cấp cho các em một số từ ngữ cần thiết hoặc yêu cầu các em tự tìm rồi sau đó điền vào chỗ trống trong cụm từ, hay trong câu hay trong đoạn văn. Cần chú ý loại bài tập này không chỉ thực hiện cho việc điền các thực từ mà còn điền cả những quan hệ từ nữa. Bởi lẽ việc luyện tập điền các quan hệ từ như vậy sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em phát triển tư duy, nói năng , viết lách được rõ ràng mạch lạc . b) Đặt câu Loại bài tập này có thể chia nhỏ thành 2 loại: loại viết thêm từđể hoàn chỉnh câu và loại dùng từ và tự đặt câu . Cả hai loại này đều nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh . Việc sử dụng loại bài tập nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của giáo vieenvaf mục đích luyện tập. c) Dựng đoạn: Dựng đoạn là một loại bài tập tương đối khó với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp2 nói riêng. Muốn xây dựng đoạn văn học sinh phải có ý, phải sắp xếp ý theo một trình tự mạch lạc , phải viết đúng ngữ pháp câu, phải biết liên kết các câu thành một đoạn văn, một văn bản…Qua dạng bài tập này giúp các em có năng lực tổ chức ngôn ngữ, trong đó có việc sử dụng từ của các em. IV- LÝ DO MỞ CHUYÊNĐỀ 1)Thuận lợi: a. Giáo viên: Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, trang bị khá đầy đủ sách và thiết bị dạy học cho giáo viên. Phân công chuyên môn đúng với năng lực của gíao viên. Giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với học sinh. Giáo viên có tay nghề vững vàng, linh hoạt và nhạy bén trong giảng dạy, trực tiếp giảng dạy nhiều năm, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của phân môn, phù hợp với từng đối tượng của học sinh. Môn Luyện từ và câu lớp hai, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình từ ngữ - ngữ pháp của lớp2 cũ. Giáo viên xác định nội dung trọng tâm của từng bài, xác định điểm nhấn theo yêu cầu nội dung của chuẩn kiền thức, cụ thể rõ ràng, nhìn chung ngắn gọn, chủ yếu vào hướng dẫn học sinh thực hành bài tập. Số lượng bài tập đảm bảo yêu cầu cho giáo viên hướng dẫn học sinh trên lớp. Đa số giáo viên là người tại địa bàn, tác phong chuẩn mực, nhẹ nhàng, gần gũi, thân thiện với học sinh. Giọng nói rõ ràng, phát âm chuẩn. b. Học sinh: Ngay khi còn học lớp 1 học sinh đã được làm quen với từ và câu thông qua phân môn học vần và tập đọc. Qua đó, các em có một số vốn từ nhất định, biết đặt câu theo mẫu. ngoài ra, các em tích lũy được một số vốn từ trong cuộc sống giao tiếp thực tế hàng ngày của các em. Sự quan tâm của ban giám hiệu, một số phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học Luyệntừ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 2)Khó khăn: a. Giáo viên: Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động, hoạt động của thầy và trò thiếu nhịp nhàng; đôi khi chưa thật sự chú trọng đến việc dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng còn dạy học theo lối đồng loạt bình quân chưa chú ý đến việc phân hoá đối tượng học sinh cho từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu tiết dạy, bài dạy. b. Học sinh: Phần lớn các em là con em lao động nghèo, mặt bằng dân trí thấp, nên việc đầu tư và quan tâm đến việc học của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Một phần không nhỏ các em là dân tộc thiểu số giao tiếp hàng ngày của các em chủ yếu bằng tiếng dân tộc, nên việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông đối với các em còn nhiều hạn chế . Vì vậy, việc giúp các em lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu môn luyệntừ và câu không phải một sớm một chiều có thể lĩnh hội được. 3) Giải pháp: - Mỗi giáo viên cần thực sự yêu nghề, yêu trẻ ;không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn ; cần xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài dạy ; phương pháp và hình thức tổ chức linh hoạt, phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh. Giáo viên phải phân hóa đối tượng học sinh phù hợp với từng hoạt động dạy- học trong tiết học và bài học. - Phối kết hơp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong giáo dục . Vận động học sinh dân tộc thường xuyên giao tiếp bằng tiếng phổ thông trong cuộc sống hàng ngày. Thường xuyên giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. V- QUY TRÌNH SOẠN GIẢNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2: 1). Kiểm tra bài cũ: có thể thực hiện một số việc như sau: - GV có thể thực hiện yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước, cho VD minh hoạ. - GV gọi học sinh làm bài tập ở tiết trước(yêu cầu HS khác nhận xét chữa và chấm điểm) - GV kiểm tra chấm điếm bài làm trong vở của một số học sinh. Nxét rút kinh nghiệm. 2). Dạy bài mới : Tuỳ loại bài ,GV có thể tiến hành dạy bài mới theo đủ hoặc thêm, bớt, điều chỉnh trật tự ba bước sau : 1. Giới thiệu bài. Giáo viên có thể dựa vào phần bài cũ để dẫn dắt giới thiệu sang bài mới, hoặc cũng có thể giới thiệu trực tiếp… 2. Hướng dẫn làm bài tập. Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức cho HS làm các bài tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân.( Tùy theo từng dạng bài cụ thể , theo đặc thù của lớp giáo viên vận dụng hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp – như đã nêu ở mục III ).Cần lưu ý các vấn đề sau: + Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập. + Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm. (nếu cần) + Hướng dẫn học sinh làm vào vở( bảng con, bảng phụ, bảng nháp…) + Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài tậpvà tự kiểm tra kết quả luyện tập. + Chốt nội dung kiến thức của bài. 3. Củng cố dặn dò.Cần làm rõ hai yêu cầu sau: + GV nhận xét tiết học , nhấn mạnh những điều cần nhớ về nội dung, kiến thức,kĩ năng. + GV nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học sau. Trên đây là một số vấn đề cơ bàn trong quá trình giảng dạy thực tế của tổ chuyên môn khối 2 đối với môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyệntừ và Câu nói riêng mà tổ chúng tôi nhận thấy được rất mong được trao đổi cùng HĐSP để việc giảng dạy phân môn Luyệntừ -Câu ngày càng hiệu quả hơn./. Lộc Thắng ngày 15 tháng 9 năm 2010 Người thực hiện Lê Thu thủy PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO LÂM TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH RỒNG --- /// --- CHUYÊNĐỀ MÔN : TIẾNG VIỆT PHÂN MÔN: LUYỆNTỪ VÀ CÂU(khối :2) Bảo Lâm, ngày 15 tháng 9 năm 2010 Người thực hiện: Lê Thu Thủy . phép tu từ về câu và cách thức vận dụngchúng trong lời nói của mình. II- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 - Việc dạy luyện từ và câu ở lớp 2. trong các tu n học của học sinh và ren luyện cho các em dùng các từ đó trong hoạt động giao tiếp. - Nhận biết và sử dụng được các từ loại , các phép tu từ