1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiến lược mùa thi ĐH_CĐ

9 227 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

CHIẾN LƯỢC MÙA THI : ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG Phần này tôi viết chi tiết chuẩn bị từ trước khi lên đường đi thi đến những lời khuyên , tư vấn trong phòng thi cho các bạn nên viết hơi dài. Các bạn thí sinh sắp thi khi đọc thấy phần nào thích hợp và có thể áp dụng thì đọc rồi ghi chú mà thực hiện còn không cần đọc hết. Viết những lời khuyên này chúng tôi hy vọng các bạn đọc và rút ra kinh nghiệm riêng cho mình chứ không phải muốn các bạn học thuộc máy móc rồi răm rắp thực hiện, làm như thế chẳng có lợi ích gì cả mà còn làm nặng thêm tâm lí của các bạn và làm chậm khả năng làm bài của các bạn. Nói chung là chúng tôi cung cấp kinh nghiệm, mẹo vặt còn các bạn thì “tuỳ cơ ứng biến.” A/ PHẦN CHUNG. - Khi vào phòng thi tâm lí chung là rất căng thẳng và thường không giữ được bình tĩnh và sự sáng suốt vốn có của mình, đặc biệt là áp lực rất lớn trong các kì thi Đại học – Cao đẳng. Vì vậy ngoài kiến thức của chúng ta thật tốt thì việc chuẩn bị một tâm lí tốt nhất cho kì thi và những chi tiết nhỏ nhưng làm nên thành công lớn cho kì thi của chúng ta. Do đó chúng tôi viết những kinh nghiệm và quan điểm , cách thức thực hiện một số biện pháp mà chúng tôi cho rằng điều đó sẽ tạo cho các bạn một tâm lí thuận lợi và đạt phong độ tốt nhất có thể trong những kì thi quan trọng I. Nguyên tắc chung: 1. Đó là sự chuẩn bị của bạn ngay khi chưa vào phòng thi. Các bạn có thể dự kiến các trường hợp xảy ra trong suốt quá trình khăn gói đi thi. Từ việc lên đường đi thi cho đến việc ở trọ và ăn uống , đi lại đến điểm thi. • Nên lên đường vào các điểm thi từ 2-3 ngày (hoặc ít nhất là 1 ngày), dù đến đó chỉ việc đi chơi hay tham quan đâu đó ⇒ điều đó giúp tâm lí thoải mái hơn. Nhất là những bạn phải đi xa, say tàu xe hay sức khoẻ không tốt thì lại càng đến sớm để tìm điểm trọ phù hợp, có thời gian nghỉ ngơi và thích nghi với điều kiện thời tiết mới. Nhất là vào mùa thi ĐH – CĐ thường rất nóng và khó chịu. Đến sớm các bạn cứ đi chơi, tham quan phong cảnh hay chỉ là dạo phố, đặc biệt là xung quanh nơi tổ chức thi của mình để cảm giác không bị bỡ ngỡ hay lạ lẫm, điều đó là không tốt cho kì thi và làm mất sự tự tin của ta nhưng hãy cẩn thận vì xe cộ đông rất dễ xảy ra điều không hay. • Trước khi lên đường đi thi cũng không cần phải ăn uống chia tiễn gì nhiều. Cứ ăn uống như bình thường , tránh trình trạng mà con đi thi nên cha mẹ lo lắng tẩm bổ làm một số người bụng kém là đau bụng ngay. • Tìm phòng trọ cũng là một công việc quan trọng. Nếu ở cùng phòng thì nên ở với người quen hoặc ít nhất là với người thoải mái để tạo cảm giác tự tin giao tiếp hơn cho các bạn, điều này cũng làm tăng sự tự tin và giảm đi cái lạc lỏng phải xa nhà đến nơi không quen. Và càng tốt nếu các bạn có thể ở nhà người quen, người thân. Vị trí phòng trọ nên chọn gần địa điểm thi, dễ đi lại và không nên chọn những nơi quá xa vì đi lại nhiều và lâu cũng mất thời gian, mệt người mà dễ đụng xe cộ, cả tắt đường nữa chứ. 2. Những điều cần lưu ý trước khi đi thi : 1  Ở nhà tốt nhất là các bạn nên tập trung học tập đừng lãng phí thời gian đi giao phó cuộc đời bạn cho một vị thần thánh nào cả. Tương lai này là do bạn quyết định, dù bậc thánh có đứng trước mặt đó thì cũng nên biết rằng họ sẽ không giúp ai đâu vì ai ai cũng xin được đỗ đạt, thành công cả mà. Chắc mấy vị ấy cũng khó xử lắm đây ! Bạn hãy nhớ rằng : “Cánh của may mắn không tự mở bao giờ”, mà tất cả đều phụ thuộc vào bạn đấy. Hãy tin vào năng lực tiềm tàng của bạn để tiếp tục chiến đấu để thu phục kiến thức.  Bạn nào có dùng thuốc hỗ trợ trong kì thi thì nên chú ý đến tính an toàn của nó. Nên hỏi ý kiến của các bác sĩ (nếu được ), còn không thì hãy dùng thuốc đó điều đặn trước khi thi khoảng một 1tuần. Điều này giúp có thể phát hiện được những tác dụng phụ không tốt đến cơ thể bạn để có thể dùng thuốc đúng lúc. Đừng cố uống để rồi nhận lấy kết quả “lợi bất cập hại” thì chẳng vui đâu. Mà tốt hơn thì chỉ dùng các thuốc bổ để tăng cường sức khoẻ chứ đừng sài mấy thứ nghe quảng cáo là bổ não , nhớ lâu , thông minh lên… mà uống vào thì cứ đần ra trong phòng thi thì khổ. Quan trọng là cái đầu của chúng ta có gì ? II. Chuẩn bị trước buổi thi. 1. Đêm trước khi thi, các bạn sẽ có tâm lí khá hồi hộp, lo lắng nghĩ ngợi nên sẽ khó ngủ được nhưng đừng vì thế mà thức để học bài.Có thể đi dạo cho thoả mái và về ngủ đúng giờ (dù có ngủ không được thì cũng nằm nhắm mắt mà suy nghĩ cũng được ). Bạn mà thức khuya học bài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, căng thẳng thần kinh và nếu gặp những bài tập khó sẽ làm bạn rất dễ mất tinh thần. 2. Buổi thi đầu tiên luôn có ý nghĩa quan trọng vì đó là trận mở đầu, nếu ai đánh thắng trận đầu này thì sẽ tạo đà có tâm lí tốt và tự tin khi thi các môn sau. Do vậy đêm trước buổi thi nên cẩn thận vì thức ăn, khi căng thẳng thì chức năng tiêu hóa sẽ yếu đi và những người bị đau dạ dày sẽ rất dễ phát bệnh. Tránh các món mà bạn dễ bị phản ứng : như đau bụng, mẫn đỏ, khó chịu hay nôn ói Buổi sáng thi môn đầu tiên làm trận mở đầu này thì nên ăn uống nhẹ nhưng đủ no ( tuyệt đối không được nhịn đói) và tránh ăn thức ăn có nước quá nhiều – vào phòng thi mà bạn đi ngoài nhiều quá sẽ mất thời gian. 3. Các bạn nên dây sớm khoảng 5 h để chuẩn bị dụng cụ thi và ăn sáng . Lúc này bạn càng chuẩn bị tốt thì càng có thêm sự tự tin khi ngồi vào phòng thi. Rồi có phương án đến điểm thi cho thích hợp về thời gian : đến sớm hơn giờ quy định khoảng 15’ nhưng đừng quá sớm vì cảm giác đợi cho chỉ làm các bạn hồi hộp và lo lắng hơn. 4. Các vật dụng thi : máy tính, viết bi, chì, tẩy , thước, compa… (còn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng môn) để các bạn chuẩn bị đầy đủ. Mà nhớ phải mang thêm để dự phòng hư hỏng máy, hết mực… khi đang thi rồi cẩn thận kiểm tra lại lần nữa trước khi lên đường đến điểm thi. 5. Khi đến điểm thi bạn nên tìm một vài người quen hoặc là làm quen với một vài người để nói chuyện . Rồi dạo quanh khuôn viên trường một vài lượt để quen dần. 6. Chuẩn bị máy tính và kĩ năng bấm máy: các bạn phải hiểu hết chức năng hỗ trợ của máy . Nhất là với các môn trắc nghiệm là rất quan trọng. Bạn phải chuẩn bị vài cái mang tính mang theo và biết sử dụng chúng. Trên thị trường chủ yếu là loại máy MS và ES – có chức năng cao hơn, bạn phải thành thục cách 2 sử dụng cả hai loại này còn nếu như chỉ thạo một cái thì cứ sử dụng nó là tốt hơn. Phải hiểu và khai thác tối đa các chức năng hỗ trợ của máy tính, tập bấm máy thao tác thật nhanh và chính xác. III – Trong phòng thi. 1. 15’ phút đầu là vào phòng thi đánh SBD và một vài vấn đề khác nên bạn tranh thủ bắt chuyện với vài người bạn thi xung quanh, nhưng nhớ nói nhỏ thôi còn nếu dám thị khó tính quá thì ngồi yên dùm. Bắt chuyện thế chỉ là giúp ta được bình tĩnh và không để cái đầu có cơ hội tưởng tượng, lo sợ lung tung. 2. Tiếp theo (trước khi giám thị (GT) 2 vào phát đề) thì GT 1 sẽ phát giấy nháp rồi kí tên lên – nhớ là giấy nháp có chữ kí GT mới hợp lệ. Các bạn hãy ghi các công thức mình nhớ hay dễ nhầm lẫn lên giấy nháp, đừng tưởng là mấy công thức vặt vảnh đó đã thuộc cả rồi nhưng khi bạn thực sự bước vào cuộc chiến mới thấy là cái đầu của mình khi đó nó rối tung rối mù lên chứ không sáng rõ như bình thường đâu, có bạn cong nhớ nhầm những công thức cơ bản nữa kia. Lúc thi sẽ chẳng còn tỉnh táo đâu bạn ạ! 3. Chú ý là điền cẩn thận và đúng vào tờ phiếu làm bài; không biết, không rõ gì cứ hỏi giám thị ⇒ để cũng cố lòng tin của chúng ta. 4. Phải tự nhủ với mình là mình làm được, khó đối với mình thì cũng khó với người khác. Phải cố gắng giữ được bình tĩnh, giữ được cái đầu lạnh và thở nhẹ nhàng chứ đừng để cảm giác lo lắng, sợ hãi lí trí của bạn. Khi nào mà cảm thấy không bình tĩnh thì hãy nắm chặt mặt bàn rồi truyền hết sự sợ hãi lên nó khoảng 6 s (đó là kĩ năng quản lí khủng hoảng- tâm lí). Suy nghĩ tích cực lên và đứng trước bài toán chưa giải quyết được cũng không được tuyệt vọng vì “ thất bại lớn nhất của đời người la tuyệt vọng”.Hãy nghĩ đây chỉ là thử thách đầu tiên trên đường đời của chúng ta, không gì phải sợ hãi mà phải cảm thấy tự hào là mình dần vượt qua nó; phải thấy được kì thi cũng chỉ là một cuộc sát hạch giúp ta tiến vào đời. 5. Đừng quên mang theo đồng hồ và đọc cơ cấu phân phối thời gian thi do Bộ quy định để ta có thể chủ động làm bài và dành ít nhất từ 5-7 phút để kiểm tra bài làm.Nên ghi thời gian để hoàn thành các phần mà bạn phân chia lên tờ giấy bỏ ở trước mặt để dễ quan sát mà không bị nháp làm khuất đi. Chú ý xem đồng hồ trong quá trình thi để điều chỉnh hợp lí. 6. Phải đặt ra mục tiêu kiếm điểm cho từng môn hợp lí và phù hợp với sức học của mình để vừa đủ hoặc dư ít điểm đậu đại học. Đừng tính toán mà cộng cả điểm ưu tiên vào thì bạn sẽ không an toàn vì biến động của các mức điểm qua các năm, nên để điểm ưu tiên như là một “chiếc phao cứu sinh” dự phòng cho tình huống khẩn cấp. IV- Sau khi thi xong 1 môn. 1. Ra khỏi phòng thi thì bạn không cần phải xúm lại bàn tán đáp án , đề bài hay điểm của mình làm gì. Cũng không cần vội mua những tờ báo giải đề làm gì ? Vì khi biết bài của bạn làm không tốt thì các môn sau sẽ không có tâm trạng nào để làm tốt bài được nữa. 2. Về nơi ở thì hãy nghĩ ngơi hợp lí để tiếp tục thi các môn còn lại chứ đừng có cắm đầu cắm cổ vào mà ôn bài. Phải để bộ não hồi phục sau một thời gian dài căng thẳng. B./PHẦN RIÊNG 3 I- Với các môn thi tự luận. 1. Yêu cầu không được đoán đề rồi học theo suy đoán đó, điều này có nguy cơ là bạn sẽ có điểm thấp là rất lớn. Vì khả năng trúng đề là rất thấp và đây là kì thi quyết định cho tương lai chứ không phải một “lô đề” cho chúng ta chọn đen – đỏ. Mặt khác khi đoán không trúng đề thì ngồi trong phòng thi ta sẽ cảm thấy sợ và cứ nghĩ là rớt chắc, do đó những bài ta có thể kiếm điểm nhưng lại làm không ăn trọn điểm thì thật tiếc. 2. Trước khi phát bài nên ghi cách phân phối thời gian cho bài làm để đảm bảo chỉ tiêu điểm đặt ra. Khi đó bạn nên đặt mục tiêu rõ ràng cho môn thi đó là bao nhiêu điểm. Rồi tập trung thời gian vào những câu dễ và nắm chắt là lấy trọn vẹn điểm sau đó bổ sung các câu sau có thể dể kiếm được một phần số điểm. Sau đó là làm các câu mà ta hy vọng kiếm được một ít điểm nhưng không chắc chắn. Đối với những câu thuộc vào loại quá khó đối với bạn thì nên bỏ qua. Tất nhiên ai làm được thì quá tốt. 3. Khi phát đề ra thì bạn hãy hình thành một chương trình để phân phối thời gian làm cho hợp lí trong quỹ thời gian quy định.  Dành từ 3 – 5 phút để đọc hết đề, đánh giá mức độ khó dễ để mà khoanh vùng những câu bạn có thể lấy điểm để hoàn thành chỉ tiêu đã đặt ra. Quan trọng nữa là bạn sẽ có hai lựa chọn : hoặc làm cơ bản hoặc làm nâng cao. Như vậy bạn phải đánh giá đúng mức độ và khả năng làm bài của mình đối với các câu đó mà chọn phần làm cho đúng. Vì quyết định làm phần riêng ( cơ bản hoặc nâng cao là rất quan trọng , có ảnh hưởng quyết định đến số điểm mà bạn đạt được.  Sau khi định hướng bài làm: phần nào , câu nào thì bắt đầu làm bài. Nhớ là phải tỉnh táo khi làm câu đâu tiên để lấy đà tâm lí làm các câu khó hơn. Vì có mục tiêu rõ ràng nên bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho một câu. Khi đó kết hợp 3 phương thức “ nhanh – chậm – chắc” để làm bài, những câu mà bạn có khả năng lấy tối đa điểm thì hãy làm cẩn thận và không để rơi rớt phẩy điểm nào cả. Sau khi làm những câu chắc ăn mà chưa đủ “điểm mục tiêu” thì cố gắng làm thêm các câu có khả năng làm được với mục đích “cóp nhặt” điểm.  Còn thời gian khoảng 30 phút còn lại hãy dành ít phút để kiểm tra lần nữa những câu mà bạn đã “khoanh vùng” để lấy điểm . Thời gian còn lại hãy làm những câu mà bạn không chắc nhưng không thuộc loại “hoàn toàn bó tay” để kiếm thêm điểm nào hay điểm đó – điểm này dùng để bù trừ cho phần “điểm mục tiêu” của chúng ta làm nhưng không đạt điểm tối đa của các câu đó.  5 phút cuối cùng, hãy kiểm tra lại lần nữa cả về chữ viết, chính tả, cách trình bày, những lỗi khác nữa… để có thể phát hiện mà chỉnh sửa, đừng để bị trừ điểm vô duyên. Khi trống đánh thì “gát bút” xuống, không làm nữa cho dù đang hăng viết hay nghĩ ra cách giải. Vì để bị đánh dấu bài thì bạn coi như “xong”.  Nếu như đề ra nằm ngoài vòng kiểm soát của “điểm mục tiêu” của bạn thì phải giữ được bình tĩnh trước đã. Rồi sau đó cố gắng làm một số câu làm được cho tốt, như vậy làm câu nào là chắc điểm của câu đó. Rồi từ từ bình tĩnh để gỡ điểm một số câu khác chứ đừng hoảng loạn tâm lí & hãy tự nhủ là còn các môn khác bù điểm qua để đủ điểm vào đại học. II – Với các môn thi trắc nghiệm. 4 1. Do đặc thù trắc nghiệm là ra kiến thức rất rộng về cả lí thuyết và bài tập nên các bạn cần học có hệ thống, học đầy đủ các phần chương trình học như ban hành của Bộ GD. Các bạn phải cân bằng giữa lí thuyết và bài tập thì mới đạt được điểm cao được. Tránh tình trạng một số bạn làm rất tốt các câu bài tập nhưng lại sẩy chân vì lí thuyết. 2. Chuẩn bị tốt dụng cụ tô trắc nghiệm : bút chì 2B hay 4B đầu gọt tù không nhọn, tẩy “xịn” một tí để tẩy nhanh mà không bị đen giấy trả lời trắc nghiệm (TLTN), gọt bút chì –loại có lưỡi gọt sắc để không làm gẫy mũi bút chì khi gọt. Nhớ bỏ dự phòng theo thêm chì và tẩy . 3. Khi GT phát phiếu TLTN thì nhớ điền đảy đủ thông tin bằng bút mực (nên ghi mực xanh và tuyệt đối không dùng bút đỏ để ghi) rồi tô SBD ở ô bằng bút chì. Và khi có giấy nháp đã có chữ kí của GT thì nên ghi các công thức tính toán lên giấy nháp rồi xin thêm tờ khác để nháp. 4. Khi GT 2 vào phát đề thì hãy nhớ ghi mã đề vào phiếu TLTN bằng bút mực rồi tô vào ô bằng bút chì. Các thủ tục trên bạn làm thành thục để tạo tâm lí tự tin cho mình. Bạn có thể tập tô trắc nghiệm và điền vào các mục ở nhà trước bằng mẫu phiếu TLTN của Bộ GD, nên phô tô ra nhiều bản để tập trước. Rồi dành từ 1-3 phút lướt qua đề ở phần chung và xem qua ở phần riêng để định hướng trước là làm cơ bản hay nâng cao. 5. Các bạn cũng phải định hướng trước mục tiêu điểm đạt của môn thi này rồi xác định số câu phải làm được để phân phối cho hợp lí. Dành phần lớn thời gian cho số câu này để lấy chắc “điểm mục tiêu”. 6. Để bút chì, tẩy và phiếu TLTN ở bên tay phải, bên tay trái thì bỏ đề và giấy nháp, ở giữa thì bỏ máy tính để bấm cho nhanh, mọi thao tác bấm máy phải “nhanh” và “chuẩn”(điều này các bạn nên luyện trước ở nhà) 7. Nguyên tắc làm bài: “ dễ trước khó sau ” .  Các bạn nên làm lí thuyết trước một lượt với những câu dễ và đánh luôn vào đề còn những câu khó thì quay lại sau. Xong 1 lượt thì đánh vào phiếu TLTN cho chính xác.  Tiếp theo lượt thứ hai thì cố gắng làm hết lí thuyết rồi cũng đánh vào đề (câu nào khó quá thì bỏ qua rồi sẽ quay lại sau). Xong lượt 2 thì cũng đánh vào phiếu TLTN cho chính xác.  Lượt thứ 3 là làm những câu bài tập dễ trước & đánh vào đề sau đó đánh vào phiếu TLTN cho chính xác.  Lượt 4 là tiếp tục làm các câu bài tập khó hơn & đánh vào đề rồi dừng lại để đánh vào phiếu TLTN cẩn thận.  Sau khi làm xong đủ “điểm mục tiêu” rồi và còn những câu mà các bạn chưa giải ra được. Thì hãy xem quỹ thời gian còn bao nhiêu : nếu còn đủ thời gian thì chọn tiếp một vài câu nữa để tìm ra đáp án và những câu khác đánh dựa vào xác suất ; còn không còn nhiều thời gian hãy chuyển sang phưpng án xác suất. Nhìn vào phiếu TLTN để đếm xem số câu của mỗi phương án là bao nhiêu rồi chọn lấy 2 phương án có số câu tô vào ít hơn để đánh xác suất ( vì khi trộn đề trắc nghiệm bằng phần mềm thì tỉ lệ giữa các đáp án là xấp xỉ nhau). Nếu các phương án trả lời của bạn đã làm ở trên chính xác bao nhiêu thì tỉ lệ đánh trúng xác suất của bạn ở những câu này càng cao bấy nhiêu. 5  Phải dành 5 – 8 phút cuối để kiểm tra các đáp án so với phương án trả lời mình đã tô ở trên đề tránh trường hợp đánh nhầm khi nhìn từ đề sang phiếu TLTN. Hoặc là có bỏ sót câu nào chưa đánh thì đánh vào chứ đùng bỏ qua thì phí. 8. Lưu ý khi tô phương án trả lời vào phiếu TLTN : o Khi tô đáp án thì phải tô cho đậm và kín ô tròn và đừng làm rách phiếu TLTN vì máy sẽ không chấm những câu bạn tô bị lỗi. o Khi tô một lượt , một tay cầm bút chì và rà sát phương án trả lời với câu tương ứng trong đề. Tay trái chỉ vào câu thứ X nào đó và rồi chỉ cho chính xác phương án mình đã tìm ra; khi đó tay phải nhìn khớp rồi mới tô chì, tránh trình trạng đánh nhầm thì tiếc lắm. o Lượt đầu thì bạn nhìn từ đề sang để tô cho chính xác, các lượt sau thì làm ngược lại nhìn từ phiếu TLTN để xem câu nào chưa tô và nhìn vào đề câu nào làm rồi tô vào cho nhanh. 9. Khi GT nhắc còn 15 phút nữa thì hết giờ, lúc này các bạn phải xác định xem mình đã tô được bao nhiêu câu và xác định nhanh số câu chắc làm được (đã trừ đi những câu rủi ro) để nhanh chóng xác định điểm đã đạt điểm mục tiêu hay chưa rồi có phương án làm nhanh một số câu có hướng giải để làm tiếp. Chú ý là không được hoảng vì như thế bạn dễ làm sai trong lúc không tập trung và lại mất thời gian nữa. 15 phút cuối này bạn phải đặt mục tiêu là kiếm thêm điểm của một số câu ( phân vân 2 đáp án , thử đáp số, các cách suy đoán loại trừ …) chứ đừng kiếm điểm trong điểm mục tiêu. Giai đoạn này cần chú ý tới cái đồng hồ của bạn nhiều hơn & số câu bạn chưa tô không được còn quá nhiều so với số câu để bạn đủ điểm mục tiêu, khoảng không quá 12 câu. 10. Khi đồng hồ điểm còn 5 phút cuối, bạn không cần phải làm nữa (dù là câu đó có sắp tìm ra đáp án vì rất có thể bạn không kịp thời gian tô và bỏ sót câu . Các bạn cần xem kĩ số lượng mỗi đáp án rồi đánh xác suất như đã trình bày ở trên, xem kĩ ở phiếu TLTN cho nhanh và đừng bỏ sót câu nào. Tôi tin chắc nếu bạn chuẩn bị tốt về tâm lí và kiến thức cộng với một chiến lược làm bài hợp lí thì bạn sẽ đạt số điểm cao hơn và bước được qua cánh cửa ĐH. C/ CHIẾN LƯỢC KHỐI A: 1. Môn thi tự luận : Toán  Đây là môn thi đầu tiên của khối A nên có ý nghĩa quyết định về mặt tâm lí cho các bạn. Nếu làm tốt this buổi chiều thi Lí tôi nghĩ bạn sẽ làm tốt hơn còn ngược lại bạn biết rồi đấy ( dù là bạn có tự nhủ không sao, phải bình tĩnh những khi thi Toán về rồi chiều thi Lí rất cận kề thời gian điều đó sẽ không cho bạn có đủ thời gian để lấy lại bình tĩnh mà còn làm cho một số bạn có suy nghĩ tiễu cực không tốt ⇒ xác định Toán làm đòn bẫy tâm lí .  Đây là môn thi tự luận nên nếu không tìm được lời giải thì bạn sẽ có cảm giác rất căng thẳng ( không như môn thi trắc nghiệm bạn không làm được nhưng vẫn có thể đánh đáp án – tức là bạn vẫn có cảm giác làm được bài và có cơ hội đánh trúng đáp án) vì chẳng có chữ gì trong bài làm. Như vậy bạn phải 6 học kĩ kiến thức của một vài phần có thể biết ra trong đề : khảo sát, không gian Oxyz, thể tích, tích phân và ứng dụng, Oxy… để có thể làm được vài câu lấy tinh thần cho cuộc chiến . Và có chiến lược học và thi hợp lí , tôi sẽ trình bày sau đây :  Chuẩn bị tốt : thước thẳng có độ chia mm (để vẽ hình, trục toạ độ), eke( vẽ trục toạ độ vuông góc cho nhanh), com pa( vẽ đường tròn) và đặc biệt tôi chỉ cho các bạn nên dùng “que tre” nhỏ,còn tươi, uốn mỏng đều để vẽ đồ thị khảo sát (vì đặc tính que tre tươi dễ uốn cho phù hợp với đồ thị và lại dễ kiếm, vẽ nhanh mà còn đẹp nữa) . Mang theo dụng cụ đầy đủ khi bạn gặp các bài hình không dễ tưởng tượng thì nên vẽ nhanh và chính xác ra giấy để tìm đặc điểm hình mà tìm hướng giải, vì là vẽ nháp nên tôi mới khuyên các bạn mang đủ dụng cụ đi để làm cho nhanh và chính xác, hình tốt thì bạn dễ thấy cái cần tìm để làm.  Phân tích định hướng học để đạt điểm mục tiêu ( tôi ví dụ cho điểm mục tiêu mà bạn đặt ra khoảng 6 – 7 điểm ):  Có thể đoán được cấu trúc chung của đề Toán chương trình mới như sau : Câu 1: (2 điểm) Khảo sát hàm số. Câu ăn theo câu khảo sát ( biện luận nghiệm, tiếp tuyến, các bài toán liên quan khác ) Câu 2: (1 điểm ) Giải phương trình lượng giác. Câu 3: (1 điểm) Giải pt, hpt, bpt hứu tỉ hoặc logarit, mũ. Câu 4: (1 điểm) Tích phân và ứng dụng tính S, V. Câu 5: (1 điểm) Thể tích vật thể. Câu 6: (1 điểm) Tìm GTLN, GTNN hay chứng minh BĐT. Phần riêng: cả cơ bản và nâng cao đều có chung 2 câu : Câu 7: (2 điểm ) Câu hình học không gian Oxyz. Câu hình học phẳng Oxy. Câu còn lại thể hiện tính phân ban cao hơn : Câu 8: (1 điểm) * Cơ bản : Số phức( kiến thức cơ bản), phương trình, bất phương trình mũ và logarit. * Nâng cao : Số phức ( giải pt có hệ số phức, dạng lượng giác số phức… ) , hệ phương trình mũ và lôgarit, hàm số bậc 2/ bậc 1 và tiệm cận xiên, xác suất và thống kê.  Theo phân tích trên ta có 10 câu nhỏ 10 điểm và một số câu nắm chắc sẽ có trong bài thi mà dễ lấy điểm thì nên học kĩ : Khảo sát hàm & câu ăn theo. Lược giác. Tích phân & ứng dụng. Thể tích. Số phức (không chắc sẽ có). Toạ độ Oxyz & Oxy. Như vậy bạn có khả năng đạt được từ 6 – 7 điểm nếu kết hợp thêm các câu khác kiếm chút ít nữa và các câu chắc thì tốt nhất làm đừng để bị trừ vô duyên.  10 câu, mỗi câu 1 điểm và mục tiêu 6-7 điểm nên ta sẽ đưa ra chiến lược học và làm bài như sau: 10 câu với thời gian 180 phút thì ta bỏ đi câu khó nhất (BĐT, Max, Min) thì còn 9 câu để làm . Khi đó thời gian mỗi câu 20 điểm. Nhưng tôi khuyên không nên rải đều thời gian cho cả 9 câu mà làm trọng tâm cho 7 câu ( lấy 7 điểm ) dễ làm mà có thể kiếm điểm. Và câu khảo sát tập trước ở nhà để vào là làm như cái máy nhưng vẫn đảm bảo lấy điểm tối đa câu này ( cho bạn làm khoảng 10 phút). Vậy còn 170 phút để phân phối cho 6 câu (mục tiêu) và 2 câu (kiếm thêm điểm nếu làm được) và 5 phút đọc lại 7 bài . Ta cứ phân phối như sau : 6 câu mục tiêu với 144 phút ⇒ trung bình mỗi câu 24 phút , còn 26 phút còn lại dành cho 2 câu kiếm thêm và 5 phút dò bài. Trong quá trình làm 6 câu mục tiêu thì có thể bù trừ thời gian cho nhau nhưng không được quá 144 phút đã cho. ─ Phải cẩn thận với từng câu chúng ta làm được để không phải hối tiếc vì làm được một câu trong đề toán không phải là dể, đừng để hói tiếc khi biết cách làm nhưng chỉ vì sơ suất mà không được trọn vẹn điểm của câu hỏi. ─ Các bạn nên kết hợp được sự nhanh chóng trong trình bày nhưng logic và có độ chính xác cao ( trình bày tốt cần được các bạn rèn luyện trong quá trình học ở lớp), vì có nhiều bạn học tốt, có thể giải xong 8 câu hỏi nhưng chỉ đạt từ 5─6 điểm, lí do là ở cách thức trình bày, lí luận của các bạn và những bất cẩn dẫn đến sai lệch kết quả. ─ Tôi khuyên các bạn là khi làm bài tập Toán ở nhà thì hãy làm cho đến khi kết thúc bài toán, tuy có hơi mất thời gian nhưng có thể tăng kĩ năng trình bày, suy nghĩ tư duy và tính kiên nhẫn trong khi giải toán (các bạn nên biết rằng một bài toán ĐH đôi khi chúng ta giải và trình bày chi tiết có thể hơn cả trang giấy) vì thế kiên nhẫn để đi đến kết quả cuối cùng là tối quan trọng. ─ Khi làm toán thì một số câu chúng ta chưa tìm ra đáp án mà hơi bế tắc thì có thể dùng máy tính để thử nghiệm , cách này là rất có hiệu quả đối với câu lượng giác và giải phương trình. Từ đó có thể đưa ra cách timg nghiệm duy nhất hay đặt nhân tử chung. 2. Môn thi trắc nghiệm: a) Môn Vật Lí: ─ Nguyên tắc đầu tiên khi vào phòng thi là bạn phải thuộc tất cả các công thức trong sách giáo khoa, kể cả những công thức không quan trọng ở phần thông tin thêm hay chữ nhỏ ( tôi nói vậy vì đề thi 2010 đã có ít nhất 2 câu xoáy vào công thức ít chú ý); cuối mỗi chương khi làm bài tập bạn nên ghi toàn bộ những công thức cần nhớ và ghi chú ra tờ giấy A4 rồi lưu trữ khi cần có thể hệ thống rất nhanh. Các bạn nên tìm ra cách học có hệ thống cho mình cho dễ thuộc, nhớ lâu. ─ Các bạn phải đọc kĩ các nhận xét, định nghĩa và các thông tin trong sách giáo khoa, vì lí thuyết đều ra toàn bộ trong này chứ không đâu cả. Nên dùng sách của ban cơ bản vì được biên tập rõ ràng, rất dễ học. ─ Để có thể làm nhanh các bài toán thi, cần có các công thức trong quá trình làm bt chúng ta rút ra để giải nhanh ( lưu ý là tôi muốn các bạn rút ra chính xác chứ không phải là sáng tạo bậy bạ đâu nhé!) . Ví dụ như trong chương điện xoay chiều để khảo sát công suất, điện áp mạch RL, RC … b) Môn Hóa học: { phần tiếp theo tôi sẽ updown lên sau} 8 9 . một chiến lược làm bài hợp lí thì bạn sẽ đạt số điểm cao hơn và bước được qua cánh cửa ĐH. C/ CHIẾN LƯỢC KHỐI A: 1. Môn thi tự luận : Toán  Đây là môn thi. CHIẾN LƯỢC MÙA THI : ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG Phần này tôi viết chi tiết chuẩn bị từ trước khi lên đường đi thi đến những lời khuyên , tư vấn trong phòng thi

Ngày đăng: 27/09/2013, 23:10

w