Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hương Linh trong thời gian tới...5
Trang 1Chuyên ngành : Hải quan
Mã số : 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ KIM OANH
HÀ NỘI – 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hiền
Trang 3MỤC LỤC
Trang bìa i
Lời cam đoan II Mục lục III Danh mục các chữ viết tắt VI Danh mục các bảng VII Danh mục các hình VIII LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về gia công 4
1.1.1 Khái niệm gia công 4
1.1.2 Phân loại gia công hàng hóa 5
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài 7
1.1.4 Vai trò của hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam 8
1.2 Những vấn đề cơ bản về TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 11
1.2.1 Cơ sở pháp lý của TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 11
1.2.2 Quy trình TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 13
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HƯƠNG LINH 22
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH sản xuất thương mại Hương Linh 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất thương mại Hương Linh 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Hương Linh 24
Trang 42.2 Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất thương mại Hương Linh 332.2.1 Đánh giá khái quát chung 332.2.2 Tình hình kinh doanh 342.3.1 Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Hương Linh 372.4 Đánh giá công tác thực hiện TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công chothương nhân nước ngoài tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hương Linh 452.4.1 Những kết quả đạt được 452.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân khi thực hiện TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Công ty Hương Linh 47Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI CÔNG TY TNHH SX TM HƯƠNG LINH 513.1 Xu hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH SX TM Hương Linh 513.1.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động gia công xuất khẩu trong hoàn cảnh hiện tại 513.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài tại Công ty TNHH SX TM Hương Linh 533.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hương Linh trong thời gian tới 543.2.1 Hoàn thiện cơ sở vật chất 543.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 553.2.3 Đẩy mạnh quản lý chứng từ sổ sách liên quan đến hoạt động gia công tại Công ty 563.2.4 Nên xuất khẩu theo điều kiện CIF 573.2.5 Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin 57
Trang 53.2.5 Xây dựng quan hệ đối tác với hải quan 58
3.3 Các kiến nghị để hoàn thiện TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 58
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài 58
3.3.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quản lí rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài .60
3.3.3 Một số kiến nghị khác 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 67
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
CO., LTD Công ty trách nhiệm hữu hạn
WTO World Trade Organization
WCO World Customs Organization
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cấu trúc lao động của Công ty Hương Linh 31Bảng 2.2 Số lượng lao động của Công ty Hương Linh giai đoạn
Bảng 2.4 Thống kê số lượng tờ khai nhập, xuất gia công giai
đoạn 2014 – 2017 tại Công ty Hương Linh
41
Bảng 2.5 Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
Hương linh giai đoạn 2014 – 2017
44
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Hương Linh 25Hình 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lao động tại Công ty TNHH
Hương Linh
32
Hình 2.3 Doanh thu từ hoạt động gia công của Công ty
Hương Linh giai đoạn 2014 – 2017
36
Hình 2.4 Thống kê số lượng tờ khai theo phương thức vận
tải
42
Hình 2.5 Số lượng hợp đồng gia công cho thương nhân
nước ngoài giai đoạn 2014 – 2017
43
Hình 2.6 Thống kê công tác kiểm hóa giai đoạn 2014 –
2017
46
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới,hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhậpkhẩu, Hải quan Việt Nam đã tham gia vào tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
và tham gia kí kết vào các hiệp định thương mại tự do.Vì vậy, song song với
đó ngành Hải quan đã hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch xuất nhậpkhẩu của Việt Nam ngày càng tăng cao và dệt may là một ngành công nghiệpđóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là mộttrong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 30 tỷ USD Mặc dù kimngạch xuất khẩu cao nhưng phần lớn các sản phẩm dệt may đều được sản xuấtdưới hình thức gia công Tuy gia công không phải là hoạt động chủ lực màViệt Nam hướng tới trong bước phát triển ngành dệt may nhưng hiện nay, giacông hàng may mặc xuất khẩu đang đóng vai trò hết sức quan trọng tronghoạt động xuất khẩu của ngành Hàng hóa gia công tại Việt Nam đã góp phầnkhông nhỏ trong giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động,
có ngày càng nhiều những doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vựcgia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài Tuy nhiên, đây cũng là hoạtđộng xuất nhập khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp không nắm rõ cácthủ tục hải quan Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hương Linh là mộttrong những Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thịtrường nội địa và thị trường quốc tế, đóng góp không nhỏ vào sự phát triểnkinh tế trên địa bàn tình nói riêng cũng như trong cả nước nói chung Sau mộtthời gian thực tập tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hương Linh, em
đã chọn đề tài “Thực hiện thủ tục hải quan với hàng nhận gia công cho
Trang 10thương nhân nước ngoài tại Công ty TNHH Hương Linh” để làm luận văn tốt
nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu lý luận chung về hàng gia công
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản về hàng gia côngcho thương nhân nước ngoài
- Tìm hiểu thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng gia côngcho thương nhân nước ngoài tại doanh nghiệp trên cơ sở đó đóng góp ý kiến
để hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan tại doanh nghiệp
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác thực hiện thủ tục hảiquan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Công tyTNHH Sản Xuất Thương Mại Hương Linh
- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhậngia công cho thương nhân nước ngoài giai đoạn 2014-2017 tại Công ty TNHHSXTM Hương Linh
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với việc sửdụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh,đối chiếu và dự đoán để giải quyết những vấn đề mục tiêu đã được xác định.Thu thập số liệu: Các số liệu trong luận văn được lấy từ các báo cáo, tàiliệu, số liệu tổng hợp từ Công ty Hương Linh theo từng năm
5 Đóng góp của công trình
- Đưa ra một cái nhìn tổng thể về hoạt động gia công
Trang 11- Nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản trong việc thực hiện quytrình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nướcngoài tại Công ty Hương Linh
- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọngtrong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công chothương nhân nước ngoài tại Công ty Hương Linh
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thủ tục hải quan đối với hànghóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhậngia công cho thương nhân nước ngoài tại Công ty TNHH Sản Xuất ThươngMại Hương Linh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện thủ tục hải quan đốivới hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Công ty TNHHSản Xuất Thương Mại Hương Linh
Trang 12CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO
THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 1.1 Những vấn đề cơ bản về gia công
1.1.1 Khái niệm gia công
Gia công là phương thức kinh doanh mà trong đó bên đặt gia công cungcấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm, có thể cả máy móc thiết bị vàchuyên gia cho bên nhận gia công để sản xuất, chế biến ra một sản phẩm theoyêu cầu của bên đặt hàng Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽgiao cho người đặt gia công để nhận một khỏan thù lao gọi là phí gia công.Theo điều 178 Luật Thương Mại 2005 thì: “Gia công trong thương mại
là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặctoàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặcnhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công đểhưởng thù lao”
Gia công hàng hóa xuất nhập khẩu hay còn gọi là gia công quốc tế(International Procession) là các hoạt động sản xuất, chế biến, lắp ráp, đónggói…nhằm chuyển hóa nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm theo các yêucầu của bên đặt gia công Trong đó, bên đặt gia công là pháp nhân hoặc thểnhân nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp trong khu chế xuất), bên nhận giacông là các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả xí nghiệp, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung,khu công nghệ cao…)
Trang 13Bên đặt gia công cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu hoặcbán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước Bên nhận gia công trongnước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Toàn
bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công
Gia công quốc tế nảy sinh do sự phát triển kinh tế của các nước khôngđồng đều, bên cạnh các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuậtphát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, cũng còn nhiều nước nghèochậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nên hình thức gia côngxuất khẩu được sử dụng rộng rãi Hoạt động gia công xuất khẩu nảy sinh từnhu cầu của hai bên: một bên cần lao động với tiền lương thấp, một bên cósẵn lao động giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, thiếu công nghệ kỹ thuật, chưa có thịtrường tiêu thụ Vì vậy, có xu hướng chuyển dịch việc sản xuất những mặthàng cần nhiều lao động từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển
1.1.2 Phân loại gia công hàng hóa
* Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu: Gia công hàng hóa có thể tiếnhành theo những hình thức sau đây:
+ Giao nguyên liệu thu sản phẩm và trả tiền gia công: Bên đặt gia côngnguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên gia công và sau thời gian sản xuất,chế tạo sẽ thu hồi sản phẩm hoàn chỉnh và trả phí gia công Trong trường hợpnày, trong thời gian chế tạo, quyền và sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bênđặt gia công
+ Mua đứt bán đoạn: Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nướcngoài, bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thờigian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợp này, quyền sởhữu nguyên vật liệu sẽ chuyển từ bên gia công sang bên nhận gia công Hìnhthức này có lợi cho bên đặt gia công vì khi giao nguyên liệu gia công bên đặt
Trang 14gia công dễ gặp phải rủi ro mất mát (chẳng hạn: mất trộm thành phẩm, hoảhoạn, bão lụt v.v.) , điểm lợi chính của phương thức này là bên đặt gia côngkhông bị đọng vốn.
Về vấn đề thanh toán tiền nguyên liệu, mặc dù bên nhận gia công phảithanh toán nhưng nguyên liệu chưa hẳn thuộc quyền sở hữu của hoàn toàn của
họ vì khi tính tiền sản phẩm người ta thường tính lãi suất cho số tiền đã thanhtoán cho bên đặt gia công khi mua nguyên liệu của họ Do vậy về thực chấtthì tiền thanh toán cho nguyên liệu chỉ là tiền ứng trước của bên nhận giacông và có thể coi là tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng Bên nhậngia công không có quyền bán sản phẩm cho người khác
Thực tế cũng có trường hợp bên nhận gia công mua đứt nguyên liệu củabên đặt gia công và có quyền bán sản phẩm cho người khác Trong trườnghợp này thì quyền sở hữu nguyên liệu thay đổi từ người đặt sang người nhậngia công
Ngoài ra người ta còn áp dụng một hình thức kết hợp trong đó bên đặtgia công chỉ giao nguyên liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp nguyênliệu phụ
* Xét về số bên tham gia:
+ Gia công hai bên: Trong đó chỉ có một bên đặt gia công và một bênnhận gia công
+ Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp: Trong đó bênnhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước
là đối tượng gia công cuả đơn vị sau, và bên đặt gia công có thể chỉ có một vàcũng có thể nhiều hơn một hợp đồng gia công Mối quan hệ giữa bên đặt giacông và bên nhận gia công được xác định trong hợp đồng gia công Trong
Trang 15quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi phí vả rủi ro củaquá trình sản xuất gia công
* Xét về giá gia công: Người ta chia việc gia công thành hai hình thức:+ Hợp đồng thực chi, thực thanh: Chi bao nhiêu cho việc gia công thìthanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao gia công
+ Hợp đồng khoán gọn: Khoán luôn bao nhiêu tiền, xác định giá địnhmức (Target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù laođịnh mức Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa thì haibên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó
* Xét về chủ thể đặt gia công, gia công hàng hóa được phân thành:
+ Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài (gia công xuôi): Bênđặt gia công là thương nhân nước ngoài
+ Đặt gia công ở nước ngoài (gia công ngược): Bên đặt gia công làthương nhân Việt Nam
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài có 4 đặcđiểm chủ yếu sau:
- Có sự xuất hiện của các nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nướcngoài về, nước nhận gia công có thể nhận cả máy móc, thiết bị, công nghệ,nước đặt gia công có thể gửi kỹ thuật viên, chuyên gia sang kiểm tra giám sát
- Hàng hoá sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu không dùngcho tiêu dùng nội địa, như vậy gia công xuất khẩu gắn liền với việc xuất vànhập khẩu hàng hoá
Trang 16- Việc sản xuất hàng hoá phải theo đơn đặt hàng của bên đặt gia công.Bên nhận gia công phải tuân theo yêu cầu của bên đặt gia công về chủng loại,
số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, kích thước, chất lượng sản phẩm một cáchnghiêm ngặt
- Lợi nhuận của gia công xuất khẩu chính là tiền công sau khi trừ đi cácchi phí gia công
1.1.4 Vai trò của hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam
Ngày nay, các hoạt động kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi mộtquốc gia, một khu vực Các quốc gia, các khu vực trên thế giới đang bắt tayhợp tác cùng phát triển trên cơ sở phát huy các thế mạnh của mỗi bên Trong
đó, hoạt động gia công quốc tế đang ngày càng tỏ rõ được ưu thế của mình vềviệc liên kết sản xuất Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đang phát triển,đang từng bước hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới do đóviệc tham gia các hoạt động gia công quốc tế có vai trò hết sức quan trọng.Hoạt động gia công tại Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ cả
về quy mô và tốc độ, đã đem lại những lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội.Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của hoạt động gia côngthể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống xã hội.
Nước ta là nước có lợi thế về nguồn nhân lực: lực lượng lao động dồidào, trẻ về độ tuổi, trình độ học vấn phổ thông tương đối khá, có khả năngtiếp thu nhanh những ứng dụng công nghệ mới…Hoạt động gia công pháttriển cần thiết phải tuyển dụng nhân công vào làm việc trong các Công ty, nhàmáy do đó đã góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm, tạo cho người lao
Trang 17động có thu nhập ổn định, vì vậy đã dần từng bước góp phần nâng cao đờisống xã hội.
- Giải quyết được khó khăn về vốn đầu tư, khoa học công nghệ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng
về xuất khẩu.
Chính sách ưu đãi thuế đã khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tưxuất khẩu Hàng hóa xuất khẩu, hơn nữa là từ nguyên vật liệu nhập khẩu, đãmang tính chất công nghệ cao, phù hợp với thị trường thế giới, do đó yêu cầudoanh nghiệp phải đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ thích hợp bằngnhiều hình thức vay vốn, liên doanh, sử dụng vốn trong nước, tiếp nhận đầu
tư nước ngoài…và do vậy đã tranh thủ được vốn, khoa học công nghệ củanước ngoài, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và chiến lược hướng về xuất khẩu
- Đẩy nhanh các hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước làm nền tảng
cơ bản cho việc phát triển kinh tế một cách năng động.
Có thể nói, mặc dù nền kinh tế thị trường phát triển và bị điều tiết bởicác quy luật nội tại của nó nhưng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước là rấtquan trọng, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế.Nhà nước ta đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020:
“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Namtrên trường quốc tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triểncao hơn trong giai đoạn sau”
Trang 18Với sự khẳng định vai trò quản lý điều tiết của Nhà nước, mọi hoạt độngXNK hàng hoá phải chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý Nhànước và nằm trong cơ chế điều hành chung của Nhà nước đối với hoạt độngcủa toàn bộ nền kinh tế Hoạt động gia công xuất khẩu là một trong nhữnghành vi thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại của Việt Nam vàcác quy định pháp luật khác của Nhà nước Việt Nam đồng thời chịu sự quản
lý trực tiếp của các cơ quan Nhà nước chuyên ngành như Bộ Công Thương,Tổng cục Hải quan, Bộ Tài Chính…trong đó sự điều hành chung của Chínhphủ thông qua các văn bản pháp luật là cơ sở để các ngành chức năng triểnkhai nhiệm vụ quản lý trực tiếp
- Giúp tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, trong tiếp cận thị trường quốc tế.
Trong hoạt động gia công, doanh nghiệp nhận gia công được đối táccung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ cần thiết để gia côngsản phẩm xuất khẩu, bên cạnh đó doanh nghiệp nhận gia công còn tiếp cậnđược các phương pháp quản lý do đối tác nước ngoài cung cấp để đáp ứngnhu cầu sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trườngquốc tế về chất lượng, số lượng sản phẩm…do bên đặt gia công yêu cầu, từ
đó giúp doanh nghiệp tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý vàtrong tiếp cận thị trường quốc tế
- Thông qua gia công có thể kết hợp xuất khẩu được nguồn tài nguyên, vật tư nguyên liệu sẵn có trong nước, khai thác và phát triển thêm nguồn hàng cho xuất khẩu.
Nguyên liệu nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu thường lànguyên liệu chính có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nhưng chưa phải là toàn bộ đầuvào cho sản xuất xuất khẩu, phần nguyên liệu còn lại thị trường trong nước có
Trang 19thể cung cấp, đây là cơ hội khai thác, phát huy nguồn tài nguyên, nguyên liệu
có sẵn trong nước Ngoài ra, sau thời gian đầu nhập nguyên liệu, các doanhnghiệp đầu tư sản xuất nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu hoặc sảnxuất những nguyên liệu khác, hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác làm chonguồn hàng xuất khẩu mạnh hơn, đa dạng phong phú hơn
- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giảm bớt sự mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng cao, từ máy móc thiết bị vớicông nghệ hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu có chất lượng cao, thị trường lớn
ổn định, đồng thời kéo theo việc xuất khẩu gián tiếp tài nguyên, nguyên phụliệu, sản phẩm phụ để tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần giảm bớt thâm hụtcán cân thanh toán quốc tế Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhậpkhẩu, hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hiệu quả để xuất khẩu thu ngoại tệ caođồng thời cũng góp phần định hướng các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩukhác cũng đạt hiệu quả cao về số lượng, chất lượng, sản phẩm, thị trường,…
- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông qua hoạt động gia công, doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào quátrình phân công lao động quốc tế theo từng cấp độ khác nhau, theo từngngành, từng lĩnh vực khác nhau; khi hoạt động gia công đủ mạnh đồng nghĩavới việc khẳng định vị trí, thương hiệu hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới.Như vậy hoạt động gia công góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động XNK,hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
1.2 Những vấn đề cơ bản về TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
1.2.1 Cơ sở pháp lý của TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
Trang 20Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hànghóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thì công tác thực hiện thủ tụchải quan phải đảm bảo được các yêu cầu cụ thể như:
- Thủ tục hải quan thực hiện nhanh chóng, đơn giản
- Ngăn chặn được hiện tượng gian lận thương mại, trốn thuế
- Xây dựng và quản lý đội ngũ công chức Hải quan có kỷ luật, trungthực, chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần phục vụ văn minh
Yêu cầu quản lý đặt ra là: vừa đảm bảo sự quản lý nhà nước về mọi mặtcủa cuộc sống (kinh tế, xã hội, môi trường ) vừa tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động này phát triển
Để đáp ứng những đòi hỏi trên, Nhà nước ta đã xây dựng và đang từngbước hoàn thiện hệ thống các văn bản Pháp luật Hải quan nói chung và quản
lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng Những văn bảnpháp luật hiện nay hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đểgia công cho thương nhân nước ngoài là:
Luật Thương mại 2005
Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế vàcác hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
Luật Hải quan số 54/2014/QH 13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của QuốcHội
Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chitiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giámsát, kiểm soát hải quan
Trang 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1.2.2 Quy trình TTHQ đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhận gia công cho thươngnhân nước ngoài thực hiện tương tự như quy trình cơ bản thủ tục hải quanhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Ngoài ra, đối với loại hình này còn phải thựchiện các thủ tục sau:
1.2.2.1 Xây dựng định mức thực tế để gia công
- Định mức thực tế để gia công sản phẩm xuất khẩu, gồm:
+ Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế
sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao Trường hợp lượng phếliệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu haothì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư
Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụtnguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hảiquan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụtnguyên liệu, vật tư
Trang 22- Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượngnguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra
từ một nguyên liệu ban đầu
- Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức
sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm Trong quá trìnhsản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ cácchứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm vềtính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sửdụng định mức vào đúng mục đích gia công; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lýtheo quy định của pháp luật
- Trong gia công, định mức gia công được quy định tại hợp đồng giacông
1.2.2.2 Thủ tục thông báo cơ sở gia công, nơi lưu giữ nguyên liệu vật tư, máy móc thiết bị và sản phẩm xuất khẩu
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên đểthực hiện gia công, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hảiquan Địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu đểgia công và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức,
cá nhân; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải
có văn bản, gửi cơ quan hải quan xem xét, quyết định
Doanh nghiệp thông báo cơ sở gia công cho Chi cục Hải quan nơi dựkiến làm thủ tục nhập khẩu thông qua Hệ thống theo mẫu số 12/TB-CSSX-GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày25/3/2015 của Bộ Tài Chính
Trang 23Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kêkhai trong văn bản thông baó cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyênliệu vật tư, máy móc thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; tiếp nhận phản hồi của cơquan Hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệthống.
1.2.2.3 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu vật tư
Nguyên liệu gia công bao gồm nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công.Nguyên liệu cung ứng cho hợp đồng gia công có thể có từ các nguồn: Nguyênliệu do bên đặt gia công cung ứng; Nguyên liệu do bên nhận gia công tự cungứng theo yêu cầu của bên đặt gia công; Nguyên liệu do bên nhận gia côngnhận từ một bên khác theo chỉ định của bên đặt gia công
- Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
(bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặcđóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật
tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theothủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại
- Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt
Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hìnhthức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính cụ thể là: Cơ quan Hảiquan thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ như thủ tục xuất khẩu hàng hóathương mại Cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ sẽ theo dõinhững tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan đểthực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; Tiếp nhận, kiểm tratheo kết quả phân luồng của Hệ thống Trường hợp phải kiểm tra thực tế hànghóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì
Trang 24Chi cục Hải quan nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa Đối vớihàng hóa XNK tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàngtháng, Chi cục Hải quan nhập khẩu tổng hợp và lập danh sách các tờ khaihàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTCgửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
- Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại
thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan(trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuếquan); trường hợp nguyên liệu, vật tư thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu,khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, bên nhận gia công kê khai, tínhthuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) trên tờ khai hàng hóa xuất khẩusản phẩm gia công theo thuế suất, trị giá của nguyên liệu, vật tư tự cung ứngcấu thành sản phẩm;
- Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất
khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công:
Bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theoloại hình nhập sản xuất xuất khẩu để cung ứng cho hợp đồng gia công; chínhsách thuế, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sảnxuất hàng xuất khẩu theo quy định về thủ tục hoàn thuế nếu thời gian nhậpkhẩu không quá 02 năm kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến khiđăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư cung ứng
1.2.2.4 Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
Trường hợp xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
Trang 25Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan khi xuất khẩu sản phẩm gia công ranước ngoài được thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩuthương mại.
Trường hợp giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
Hàng hóa gia công chuyển tiếp phải làm thủ tục hải quan như thủ tục hảiquan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86Thông tư 38/3015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính Nội dungchính của thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đãđược trình bày ở mục trên
1.2.2.5 Làm báo cáo quyết toán và phương án giải quyết nguyên liệu, vật
tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc thiết bị thuê mượn
Báo cáo quyết toán
+ Nguyên tắc báo cáo quyết toán
Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyênliệu, vật tư, máy móc, thiết bị theo hình thức nhập - xuất - tồn
+ Thời hạn nộp báo cáo quyết toán
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tàichính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyênliệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho
cơ quan hải quan
+ Địa điểm nộp báo cáo quyết toán
Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều
58 Thông tư 38/2015/TT-BTC hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệpchế xuất
Trang 26+ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Nộp báo cáo quyết toán
Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhânnước ngoài: Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhậpkhẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiệnhợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoàibảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báocáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư
và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèmtheo Phụ lục V Thông tư 38/3015/TT-BTC Trường hợp Hệ thống kiểm soátnội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trịgiá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lậpbáo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này;
Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quyđịnh của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khaihàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quyđịnh của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuấtkhẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;
Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu,vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hảiquan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
Lưu ý:
- Số liệu trên bảng báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, thành
Trang 27phẩm sản xuất từ nguồn nhập khẩu được lấy theo số liệu kế toán của doanhnghiệp;
- Thời điểm để tính ngày chốt tồn nguyên vật liệu là ngày kết thúc nămtài chính (ví dụ năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ 01/01/2015 –31/12/2015 thì ngày chốt tồn nguyên vật liệu là ngày 31/12/2015);
- Trị giá ghi trên bảng báo cáo quyết toán: là tổng trị giá của nguyên vậtliệu nhập khẩu, thành phẩm được sản xuất từ nguồn nhập khẩu phát sinh trongnăm tài chính (ví dụ trong năm tài chính từ 01/01/2015- 31/12/2015, doanhnghiệp phát sinh 1000 tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàngxuất khẩu thì ghi tổng trị giá của nguyên vật liệu nhập khẩu được ghi nhậntrên sổ sách kế toán vào cột số (5) trên bảng báo cáo quyết toán nguyên liệu,vật tư, thành phẩm sản xuất từ nguồn nhập khẩu) theo mẫu số15/BCQT/GSQL
Giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy mócthiết bị thuê mượn
Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng giacông kết thúc hoặc hết hiệu lực: Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng giacông kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân có văn bản thôngbáo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyếtnguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩmtheo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư38/2015/TT-BTC Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giảiquyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phếphẩm, tổ chức, cá nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyếtnguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm(nếu có)
Trang 28Thủ tục hải quan thực hiện việc xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị được quy định chi tiết tại Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày25/3/2015 của Bộ Tài chính Cụ thể là:
- Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thỏa thuận trong
hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm,máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau: Bán tại thịtrường Việt Nam; xuất khẩu trả ra nước ngoài; chuyển sang thực hiện hợp đồnggia công khác tại Việt Nam; biếu, tặng tại Việt Nam; tiêu hủy tại Việt Nam
Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa ngoài địnhmức, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam: Trường hợpngười mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thayđổi mục đích sử dụng Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổchức khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tạm nhập gia công
ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồnggia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài
Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theochỉ định của bên đặt ra công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đốitác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khihợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu,nhập khẩu tại chỗ
Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế phẩm tại Việt Nam phải có văn bảngửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy,tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm Cơ quan Hải quan giám sátviệc tiêu hủy theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ phápluật của tổ chức, cá nhân Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu
Trang 29tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hảiquan không thực hiện giám sát.
- Đối với các hợp đồng gia công có cùng đối tác đặt gia công và cùng đối
tác nhận gia công, tổ chức, cá nhân được bù trừ nguyên liệu cùng chủng loại,cùng quy cách, phẩm chất
- Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không
quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nộiđịa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải
kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG
NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI HƯƠNG LINH 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH sản xuất thương mại Hương Linh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất thương mại Hương Linh
Một vài nét khái quát về Công ty:
- Tên Công ty : Công ty TNHH Sản Xuất TM Hương Linh
- Tên tiếng anh : Huong Linh Production Commerce Company Limited
- Tên giao dịch : HUONG LINH PROCO , LTD
- Địa chỉ : Thôn Trà Lâm, Xã Hiệp Cường, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên
- Đại diện pháp luật : Lê Thị Hương
- Giám đốc : Lê Thị Hương
- Ngày cấp giấy phép : 24/09/2008
Trang 31- Ngày bắt đầu hoạt động : 01/10/2008
- Ngày nhận TK : 01/09/2011
- Lĩnh vực kinh doanh : May mặc xuất khẩu
- Sản phẩm chính : Quần áo mùa đông (áo khoác, jacket), quần
áo hè (váy, áo sơ mi, dệt kim), đồng phục lao động, cho người lớn và trẻ em
- Tổng diện tích dự án : 13.000m2
- Tổng diện tích nhà xưởng : 8.000m2
- Logo của Công ty
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hương Linh, gọi tắt là Công tyHương Linh, được thành lập năm 2008 bởi ông Nguyễn Văn Tốp và bà LêThị Hương Công ty Hương Linh là một Công ty tư nhân hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực sản xuất may mặc và xuất khẩu sang nước ngoài như HànQuốc, Tây Ban Nha, Brazil, Argentina, Châu Âu Sau gần 10 năm hoạt động,Công ty đã có hơn 500 lao động với tổng doanh thu hơn 4 triệu đô Mỹ vàonăm 2016 Công ty Hương Linh thường xuyên làm việc với các đối tác đến từHàn Quốc, Đài Loan, Hongkong và Châu Âu để sản xuất và xuất khẩu áokhoác mùa đông, đồ bảo hộ, đồ thời trang xuân hè, đồ trẻ em Trong 3 nămtới, Công ty đặt mục tiêu mở rộng và phát triển thêm cơ sở sản xuất, đa dạngcác mặt hàng may mặc, tìm kiếm thêm đối tác nước ngoài, nâng cao chấtlượng sản xuất và nhân lực để xây dựng giá trị thương hiệu cả trong nước vàquốc tế
Trang 32Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi:
Tầm nhìn: Công ty Hương Linh đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thànhmột trong những Công ty tư nhân sản xuất, xuất khẩu may mặc hàng đầu ViệtNam, và xây dựng giá trị thương hiệu bền vững theo chuẩn quốc tế trong mắtđối tác khách hàng trên thế giới
Sứ mạng: Công ty Hương Linh cam kết sản xuất hàng hóa may mặc chấtlượng cao, đầy đủ và nhanh chóng, chắc chắn làm hài lòng mọi đối tác Ngoài
ra, Hương Linh luôn chăm sóc, cải thiện, nâng cao đời sống lẫn sức khỏe củacác cán bộ, công nhân trong Công ty một cách toàn diện nhất:
Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng những bộ đồng phục đẹp,chất lượng vượt trội với chi phí hợp lý, kết nối cảm xúc, lưu giữ nhữngkhoảnh khắc đẹp của các sự kiện, tập thể…
Đối với nhân viên: Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, năngđộng, đoàn kết, giúp phát triển cá nhân và đem lại thu nhập cho nhân viên.Đối với Công ty: Thực hiện và hoàn thành tầm nhìn, sứ mệnh chung củaCông ty, thúc đẩy sự phát triển thương hiệu và tạo ra nguồn thu nhập ổn địnhcho Công ty
Đối với xã hội: Tạo ra nhiều việc làm, hài hòa các lợi ích của xã hội vớilợi ích của Công ty, đóng góp tích cực qua các hoạt động, chương trình ansinh xã hội, hướng về cộng đồng để tạo dựng một xã hội ngày càng văn minh
và hiện đại hơn
Giá trị cốt lõi: Khách hàng là trọng tâm, mỗi sản phẩm đem đến chokhách hàng đều đạt chất lượng, luôn luôn đổi mới để đáp ứng theo yêu cầucủa khách hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Hương Linh
Trang 33(Nguồn: Phòng kế toán - xuất nhập khẩu)
HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HƯƠNG LINH
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong Công ty
Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên
Giám đốc Công ty Chủ tịch
Cắt Kho
Quản lí chất lượng
Hoàn thiện, đóng
gói
Trang 34- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc
để lấy ý kiến các thành viên
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày củaCông ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Côngty
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của Công ty, trừ trường hợp Điều lệCông ty có quy định khác
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong Công
ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên
- Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyềncủa Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên
Trang 35- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
- Tuyển dụng lao động
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty, hợp đồnglao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Công ty theo nghị quyếtcủa Hội đồng thành viên
Các Phó Giám đốc
- Giúp việc Giám đốc trong việc điều hành các công việc của Công ty
- Chịu trách nhiệm và điều hành lĩnh vực công việc được Giám đốc phâncông
- Báo cáo kết quả kế hoạch và công việc thuộc lĩnh vực mình phụ tráchlên GĐ
Trưởng phòng các phòng ban nghiệp vụ
- Điều hành, quản lý các hoạt động văn phòng do mình phụ trách
Điều hành quản lý nhân viên trực thuộc phòng
- Chịu trách nhiệm về các kế hoạch và công việc được giao trước BGĐ(gồm GĐ và các PGĐ chuyên trách)
- Tư vấn, hỗ trợ BGĐ trong lĩnh vực được phân công
- Đề xuất trực tiếp với BGĐ việc: tăng lương, thưởng, trợ cấp,…; tuyểnthêm hoặc cho thôi việc các nhân viên thuộc phòng phụ trách
- Trực tiếp tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, phát triển cácnhân viên thuộc phòng mình quản lý và báo cáo lên BGĐ
Trang 36- Kiến nghị và xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy cấp phòng (khi nhânviên thuộc phòng trên 10 người) như thêm các chức danh Phó trưởng phòng,đội trưởng, tổ trưởng, chuyên viên,
- Báo cáo kết quả kế hoạch và công việc thuộc lĩnh vực mình phụ tráchlên GĐ
Nhân viên các phòng ban nghiệp vụ
- Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của lãnh đạo cấp phòng (Trưởngphòng hoặc Phó phòng)
- Thực hiện đúng và chịu trách nhiệm trước các công việc và kế hoạchđược giao
- Thực hiện các công việc khác khi BGĐ yêu cầu thông qua lãnh đạophòng Trong trường hợp cấp thiết, chấp hành tuyệt đối sự điều hành trực tiếpcủa GĐ
Các phòng ban chính trong Công ty
* Phòng kế toán – Xuất, nhập khẩu
- Chức năng: Thực hiện các công việc kế toán và xuất nhập khẩu các mặthàng Công ty nhận gia công
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện các công việc về thuế:
- Thu chi hàng ngày
- Theo dõi, vào sổ sách hoặc phần mềm các số liệu về tài chính
- Làm toàn bộ các công việc khác liên quan đến nghiệp vụ kế toán,…
+ Thực hiện các công việc về bảo hiểm:
Trang 37- Theo dõi, đóng tiền bảo hiểm Xã hội, bảo hiểm y tế cho các cán bộ
nhân viên Công ty
- Cập nhật các văn bản nghị định mới về các chính sách và chế độ của
Nhà nước về bảo hiểm Xã hội và Y tế
+ Thực hiện các công việc về xuất nhật khẩu:
- Tìm kiếm và giao dịch với các giao nhận, vận chuyển trong nước và
quốc tế
- Giao dịch với Hải quan để thực hiện nhận và lấy hàng tại các cảng,
cửa khẩu trong nước
+ Căn cứ hợp đồng kinh tế lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danhmục, hạng mục Quản lí và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặthàng, sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo
Trang 38hợp đồng kinh tế đã ký kết Là đơn vị chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuậtđối với các sản phẩm xuất xưởng
+ Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các côngviệc, công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất Trực tiếp làm các côngviệc về đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa, sản phẩm thi công tại Công
ty Quản lý chỉ đạo về an toàn kỹ thuật trong sản xuất
+ Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng kỹ mỹ thuật của sản phẩm
để xuất xưởng làm cơ sở để quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế Lưu trữ
hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo bí mật công nghệ sản phẩm truyền thống
+ Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của Công ty đang sảnxuất Quản lí các định mức kỹ thuật
+ Theo dõi, đối chiếu các hạng mục trong quá trình sản xuất, mức tiêuhao vật tư nguyên liệu để làm cơ sở thanh lý hợp đồng kinh tế giữa Công tyvới khách hàng
+ Trực tiếp báo cáo TGĐ Công ty về chất lượng, số lượng, các chỉ số haohụt vật tư, nguyên liệu khi mua vào, xuất ra phục vụ sản xuất Theo dõi tiêuhao nguyên vật liệu cũng như tiết kiệm vật tư nguyên liệu trong sản xuất kinhdoanh
+ Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả cáclệnh sản xuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân+ Soạn thảo, xây dựng quy trình công nghệ để thi công các sản phẩm
Nhân sự trong Công ty
Tổng số lao động trong Hương Linh: 590 người