Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
525 KB
Nội dung
Tuần 26: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tập đọc Nghĩa thầy trò I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng, . - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài thể hiện lời của thầy giáo Chu. 3. Thái độ: tôn sư trọng đạo. II) Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc (SGK) ; bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho từng HS . - Gọi HS đọc phần Chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói với học trò: ôn tồn thân mật, nói với cụ đồ già: kính cẩn. Hoạt động của trò - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi trong SGK. - 1 HS đọc. - Bài chia 3 đoạn. - HS đọc bài theo trình tự: + HS 1: Từ sáng sớm .mang ơn rất nặng + HS 2: Các môn sinh .tạ ơn thầy + HS 3: Cụ già tóc bạc .nghĩa thầy trò. - 1 HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp. - 1 HS đọc. - Theo dõi. * Tìm hiểu bài + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà 1 nhà thầy để làm gì? + Việc làm đó thể hiện điều gì? + Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính thầy giáo Chu? + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thủa học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? - Giảng: Thầy giáo Chu rất yêu quý, kính trọng người thầy dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ. Thời gian trôi qua cũng đã lâu, đã bao thế hệ học trò đi qua. Vậy mà thầy giáo Chu vẫn nói với học trò đây chính là người cụ mang ơn rất nặng. Điều đó thật cảm động. + Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ thầy giáo Chu? + Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào? + Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung như vậy? + Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì? thầy để mừng thọ thầy. + Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy. + Những chi tiết: từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng thanh dạ ran”, cùng thao sau thầy. + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy đã mang ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy! hôm nay con đưa tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”. - Lắng nghe. + Các câu thành ngữ, tục ngữ: a) Tiên học lễ, hậu học văn. b) Uống nước nhớ nguồn. c) Tôn sư trọng đạo d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. - Nối tiếp nhau giải thích: a) Tiên học lễ, hậu học văn: muốn học tri thức, phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật. b) Uống nước nhớ nguồn: được hưởng bất kì ân huệ gì, phải nhớ tới cội nguồn của nó. c) Tôn sư trọng đạo: kính thầy, tôn trọng đạo học. - Nối tiếp nhau phát biểu, ví dụ: + Không thầy đố mày làm nên. + Muốn sang thì bắc cầu kiều – Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy + Kính thầy yêu bạn. * Nội dung: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở 2 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1: + Treo bảng phụ có đoạn văn. + Đọc mẫu. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm HS mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Sau đó 1 HS nêu cách đọc. + Theo dõi GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt, nghỉ. - 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp theo dõi để bình chọn bạn đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Toán: Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. 2. Kỹ năng: Vận dụng vào giải bài toán. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS làm bài tập 3 (trang 134) - giờ trước. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) HDHS thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số: * Ví dụ 1: - Nêu ví dụ, tóm tắt bài toán ở bảng. - Yêu cầu học sinh nêu phép tính 1 giờ 10 phút × 3 = ? - Giới thiệu phép nhân số đo thời gian - Hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính: × 1 giờ 10 phút 3 3 giờ 30 phút - 2 học sinh - Theo dõi - 1 học sinh nêu phép tính. - Theo dõi, làm bài 3 Vậy: 1 giờ 10 phút × 3 = 3 giờ 30 phút * Ví dụ 2: - Hướng dẫn tương tự ví dụ 1 × 3 giờ 15 phút 5 15giờ 75phút 75 phút = 1 giờ 15 phút. Vậy 15 giờ 75phút = 16 giờ 15 phút - Yêu cầu học sinh nhận xét về cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. c) Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào nháp. - Gọi HS lên bảng chữa bài (mỗi em chữa 1 ý). - Nhận xét, chốt kết quả đúng (yêu cầu HS giải thích cách làm). - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài (lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ). - Cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng. - Làm bài - 1 học sinh nhận xét, nêu cách thực hiện Bài 1(135): Tính - 1 học sinh nêu yêu cầu bài. - Làm bài, chữa bài a) × 3 giờ 12 phút × 4 giờ 23 phút 3 4 9 giờ 36 phút 16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút × 12 phút 25 giây 5 60 phút 125giây = 62 phút 5 giây b) × 4,1 giờ × 3,4 phút × 9,5 giây 6 4 3 24,6 giờ 13,6 phút 28,5 giây Bài 2(135): - 1 học sinh đọc. - Giải bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng phụ. Bài giải Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 1 phút 25 giây × 3 = 3 phút 75 giây 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây Đáp số: 4 phút 15 giây 3. Củng cố , d ặn dò : - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về học bài. Chính tả (nghe – viết) Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 4 I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài 2. Kỹ năng: Nghe – viết đúng chính tả bài: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. Làm đúng bài tập chính tả về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, viết đúng chính tả. II) Chuẩn bị: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tên riêng chỉ người, địa danh nước ngoài. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn nghe – viết chính tả - Gọi HS đọc bài viết. + Nội dung của bài văn là gì? - Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó. - Đọc cho HS viết bài. - Yêu cầu HS soát lỗi. - Thu và chấm bài. - Nhận xét bài viết của HS. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Gọi HS đọc yêu cầu và bài viết Tác giả bài Quốc tế ca. + Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài? - Nhận xét, kết luận cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp, dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được trong bài và giải thích cách viết những tên riêng đó. - Gọi HS làm vào bảng nhóm dán lên bảng, giải thích cách viết hoa, cả lớp Hoạt động của trò - Đọc viết các tên: Sác-lơ, Đác-uyn, A- đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, ấn độ, . - 2 HS đọc, lớp theo dõi. + Bài văn giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1- 5. - HS tìm và nêu các từ mình khó viết. Ví dụ: Chi-ca-gô, Niu Y- oóc, Ban- ti- mo, Pit- sbơ-nơ. - Cả lớp đọc và viết các từ khó - Nghe và viết bài. - Tự soát lỗi. Bài 2(81): - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - 2 HS nối tiếp nhau trả lời. - 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp trao đổi làm việc theo cặp. - Làm việc theo yêu cầu của GV: + Tên riêng: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e-Đơ- 5 nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. gây-tê, Pa-ri: viết hoa chữ cái đầu, mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối. + Tên riêng: Pháp: viết hoa chữ cái đầu và đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai, ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. Đạo đức: Em yêu hòa bình (Tiết 1) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết giá trị của hòa bình, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. 2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức. 3. Thái độ: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh, lên án những kẻ phá hoại hòa bình. II) Chuẩn bị: Tài liệu, tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em những nơi có chiến tranh III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Nội dung * Khởi động: Cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng em” + Bài hát nói lên điều gì? + Để Trái Đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì? * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin ở SGK - Yêu cầu học sinh quan sát các tranh, ảnh và đọc tài liệu nói về cuộc sống của người dân và trẻ em vùng có chiến tranh để các em thấy được giá trị của hòa bình. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở - Chuẩn bị sách vở - Hát tập thể - Trả lời các câu hỏi - Quan sát tranh ảnh, đọc tài liệu, hiểu về giá trị của hòa bình. - Đọc SGK, thảo luận nhóm 2, trả lời câu 6 SGK và thảo luận, trả lời các câu hỏi ở SGK - Kết luận: Chiến tranh gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học, … Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT1 SGK) - Lần lượt đọc các ý kiến ở BT1, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ. - Kết luận: + Ý kiến đúng: a, d + Ý kiến sai: b, c Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình. * Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Gọi học sinh trình bày ý kiến - Kết luận: Để bảo vệ hòa bình, trước hết mỗi người phải có lòng yêu hòa bình .(việc làm b, c). * Hoạt động 4: Làm bài tập 3, SGK - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm BT 3 - Gọi các nhóm trình bày - Kết luận: Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng. - Yêu cầu học sinh đọc mục: Ghi nhớ * Hoạt động tiếp nối: - Mỗi học sinh vẽ một bức tranh về chủ đề: Em yêu hòa bình - Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình. hỏi. - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe, bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay (tán thành - giơ tay; không tán thành - không giơ tay) - Lắng nghe, ghi nhớ - Làm bài - Trình bày ý kiến - Lắng nghe, ghi nhớ - Thảo luận nhóm 4 làm bài - Đại diện nhóm trình bày - Lắng nghe, ghi nhớ - 2 học sinh đọc - Thực hành Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010 Toán: Tiết 127: Chia số đo thời gian cho một số 7 I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. 2. Kỹ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS làm 2 ý của bài tập 1(Tr 135) - giờ trước. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số đo thời gian: * Ví dụ 1: - Nêu bài toán ở VD1, ghi tóm tắt bài toán ở bảng. - Yêu cầu học sinh nêu phép tính giải - Giới thiệu phép chia số đo thời gian cho một số, yêu cầu HS tìm cách tính - Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính * Ví dụ 2: - Hướng dẫn tương tự VD1: - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. - 2 học sinh - Nghe và nhắc lại. - Nêu phép tính: 42 phút 30 giây : 3 = ? - Thảo luận tìm cách tính: Đổi về cùng một đơn vị rồi thực hiện. - Thực hiện theo hướng dẫn. 42 phút 30 giây 3 12 14 phút 10 giây 0 30 giây 0 Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây - Thực hiện theo hướng dẫn 7 giờ 40 phút 4 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút 20 0 Vậy 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút - 1 học sinh nêu: Khi chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp. 8 c) Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gọi HS lên bảng chữa bài (mỗi em chữa 1 ý). - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh nêu hướng giải sau đó tự giải bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - Cùng cả lớp chữa bài trên bảng phụ, chốt lời giải đúng. Bài 1(136): Tính - 1 học sinh nêu yêu cầu - Làm bài vào vở, chữa bài trên bảng lớp. a) 24 phút 12 giây 4 0 12 giây 6 phút 3 giây 0 giây b) 35 giờ 40 phút 5 0 giờ 40 phút 7 giờ 8 phút 0 c) 10 giờ 48 phút 9 1 giờ = 60 phút 1 giờ 12 phút 108 phút 18 phút 0 d) 18,6 phút 6 0 6 phút 3,1 phút 0 Bài 2(136): - 1 học sinh nêu bài toán - 1 học sinh nêu. - Làm bài cá nhân Bài giải Thời gian để người thợ làm được 3 dụng cụ là: 12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Trung bình mỗi người thợ làm một dụng cụ hết số thời gian là: 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút 3. Củng cố , d ặn dò : - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh ghi nhớ cách chia số đo thời gian cho một số. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Truyền thống I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. 9 2. Kỹ năng: Hiểu nghĩa từ, sử dụng từ ngữ để đặt câu. 3. Thái độ: Bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Bảng nhóm. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng mục Ghi nhớ trang 76. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS phát biểu. + Tại sao em lại chọn đáp án c? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận: Đáp án c là đúng. Từ truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa: “trao lại, để lại cho đời sau” tiếng thống có nghĩa là: “nối tiếp nhau không dứt”. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Hoạt động của trò -2 HS làm trên bảng lớp. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng mục Ghi nhớ. Bài 1(81): - 1 HS đọc. - HS trao đổi, làm bài theo cặp. - Đại diện 1 nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét. Đáp án c: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Trả lời: vì a – phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà và nêu được nét nghĩa về thói quen và tập tục của tổ tiên, chưa nêu được tính bền vững, tính kế thừa của lối sống và nếp nghĩ. b - Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau, không nêu lên được nét nghĩa hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Lắng nghe. Bài 2(82): - 1 HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, 10