Đây là tài liệu hướng dẫn toàn diện về Pin bar, bao gồm 8 bài: Bài 1: Pin bar là gì Bài 2: Tại sao pin bar lại lợi hại như vậy Bài 3: Chiến thuật vào lệnh bằng Pin bar Bài 4: Kế hoạch thoát lệnh theo Pin bar Bài 5: Xác định “độ thơm” của pin bar Bài 6: Bẻ gãy trendline Bài 7: Chú ý mô hình Hanging man Bài 8: Lắp ghép hệ thống giao dịch Pin bar
Trang 1Hướng dẫn toàn diện về Pin bar
TÀI LIỆU LỚP HỌC PIN BAR
TỔNG HỢP TỪ DAILYPRICEACTION.COM
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu: Cách xác định các vùng giá quan trọng 1
Bài 1: Pin bar là gì 2
Bài 2: Tại sao pin bar lại lợi hại như vậy 3
Cung cầu là vua 3
Giờ áp dụng cung cầu vào pin bar 4
Nhìn kỹ bên trong 5
Bài 3: Chiến thuật vào lệnh bằng Pin bar 6
Tỉ lệ rủi ro-lợi nhuận 6
R-Multiple 6
Chiến thuật vào lệnh bằng pin bar 7
Chiến thuật 1: Phá vỡ mũi của pin bar (Break of the Pin bar Nose Entry) 7
Chiến thuật 2: 50% Pin bar 8
Bài 4: Kế hoạch thoát lệnh theo Pin bar 10
Đặt dừng lỗ cho pin bar 10
Đặt chốt lời (take profit) cho pin bar 11
Bài 5: Xác định “độ thơm” của pin bar 15
Kích thước mũi 15
Các vấn đề kích thước 16
Giá và Thời gian 17
Mức giá đã được test chưa? 19
Pin bar phản ứng ngay lập tức với mức giá 20
Trang 3Pin bar xuyên qua mức giá quan trọng 21
Bài 6: Bẻ gãy trendline 24
Bài 7: Chú ý mô hình Hanging man 26
Bài 8: Lắp ghép hệ thống giao dịch Pin nar 29
1 Pin bar phải hình thành ở mức giá quan trọng 29
2 Pin bar hình thành theo hướng của trend chủ đạo 29
3 Pin bar setup cho phép ít nhất R:R là 1:2 29
Trang 4Mở đầu: Cách xác định các vùng giá quan trọng
Việc xác định các mức giá quan trọng (key level) làm cho việc trade pin bar trở nên
uy lực hơn Các pin bar cho chúng ta biết các mức giá nào đủ mạnh để trade
Một số cách để tìm điểm "nhạy cảm" với giá, nơi mà giá có thể nhận được hỗ trợ hoặc kháng cự
• Đỉnh trước đáy trước
• Vùng hỗ trợ chuyển thành kháng cư, vùng kháng cự chuyển thành hỗ trợ
• Đường xu hướng - trendline
• Vùng số tròn
• Vùng giá nhảy gap
Cách tốt nhất để xác định các vùng giá này là dùng swing high (đỉnh trước) và swing low (đáy trước) trước trên chart daily D1
Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về cách xác định các vùng giá quan trọng Điều này là nên làm trước khi bắt đầu phân tích bất kỳ cặp tiền nào bạn định trade
Hãy nhớ rằng mỗi pin bar chỉ có tác dụng ngay tại vị trí mà nó xuất hiện Nói cách khác, bạn chỉ nên trade pin bar tại những vùng giá quan trọng
Trang 5Bài 1: Pin bar là gì
Hãy làm quen với các đặc tính của pin bar Điều này giúp bạn xác định chính xác pin bar trên
Bên trên là hình mô tả 1 pin bar giảm giá và 1 pin bar tăng giá Một pin bar gồm đuôi (tail), thân (body) và mũi (nose)
Đuôi pin bar còn được gọi là bấc (wick) hay bóng (shadow) Đuôi của pin bar phải dài ít nhất bằng 2/3 chiều dài của nó Càng dài càng tốt nhưng phải ít nhất là 2/3 chiều dài cả nến Trên hình, đuôi dài khoảng ¾ nến nên thỏa mãn yêu cầu
Thân của pin bar cũng rất quan trọng bởi vì nó cho biết giá mở và đóng Hai giá này nên gần nhau, càng gần càng tốt Thân pin bar nên nằm gần đoạn cuối của nến (nhìn hình trên)
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng là mũi của pin bar Tuy không bằng đuôi và thân nhưng mũi chỉ quan trọng khi nó nhỏ so với 2 phần còn lại Bởi vì nếu đuôi ít nhất bằng 2/3 và thân nhỏ nên mũi phải rất nhỏ Một pin bar không nhất thiết phải
có mũi Đôi khi pin bar không có mũi vì nó mở và đóng ngay tại điểm cuối của nến Tóm lại mũi càng nhỏ càng tốt
Trang 6Bài 2: Tại sao pin bar lại lợi hại như vậy
Để trade thành công pin bar, trước hết bạn cần hiểu điều gì làm nó trở nên lợi hại và điều gì làm nó trở nên khác biệt với những nến khác trên chart
Trong bài này, tôi sẽ giải thích các biến thể của pin bar trong các mẫu hình giá trị Chúng ta đã hiểu pin bar trông như thế nào nhưng nó mang thong điệp quan trọng gì? Trọng tâm của bài học này là cách đọc pin bar hơn là trade 1 cây nến giống pin bar và học cách đọc diễn biến giá (price action)
Cung cầu là vua
Mọi thứ trong Forex có thể chia làm 2 loại: cung và cầu Đó là thứ làm market lên
hoặc xuống và đó cũng là nguyên nhân tạo ra các tín hiệu giá như pin bar
Cung là lượng có sẳn ở 1 mức giá nào đó Khi giá tăng thì cung tăng do nhiều trader sẳn lòng bán Điều này tạo ra các swing high (đỉnh): thị trường đạt tới điểm bão hòa, các trader tăng cường bán ra làm giá giảm
Trang 7Cầu là lượng cần ở 1 mức giá xác định Khi giá giảm thì cầu tăng do nhiều trader muốn mua thêm Điều này tạo ra các swing low (đáy): càng nhiều trader cảm nhận được giá trị và mua thêm vào làm giảm cung và giá tăng
Giờ áp dụng cung cầu vào pin bar
Một pin bar tăng giá (bullish) hình thành khi market phá xuống bên dưới 1 mức giá quan trọng và gặp 1 lượng lớn lệnh mua làm giá quay trở lại bên trên mức giá đó Khi điều này xảy ra thì lực cầu áp đảo lực cung làm giá tăng
Trang 8Điều tương tự xảy ra đối với 1 pin bar giảm giá (bearish) Khi giá phá lên trên 1 mức giá quan trọng và ngay lập tức gặp rất nhiều lệnh bán: lực cung áp đảo lực cầu làm giá giảm
Khi 1 trong 2 trường hợp trên xảy ra thì đó là dấu hiệu của tâm lý thị trường Với kịch bản tăng giá, thị trường tin rằng khi giá giảm dưới 1 mức nào đó thì rất đáng để mua Tương tự khi giá tăng trên 1 mức nào đó là rất đáng để bán trong kịch bản giảm giá Nhưng các trader này là ai?
Nhìn kỹ bên trong
Hầu hết các pin bar hình thành trên chart daily đều là kết quả hành động của các tay chơi lớn (big boy) như các ngân hàng, quỹ đầu tư,…Có nghĩa là 1 lượng lớn lệnh chờ đã được kích hoạt tại 1 mức giá xác định Hầu hết đuôi của các pin bar được hoàn thành trong vòng vài giờ và thường hơn 50 pips Chỉ có các tay chơi lớn như ngân hàng, quỹ mới đủ sức tạo nên sự dịch chuyển này
Là trader nhỏ (retail trader), chúng ta cần theo đuôi xu hướng hình thành sau pin bar pin bar giúp chúng ta thấy rõ nơi các tay chơi lớn nhập cuộc Đây là mức giá hoặc vùng giá mà các ngân hàng và quỹ cho rằng đang dưới hoặc quá giá trị thật Điều này còn tuyệt vời hơn khi nó thường xảy ra quanh khu vực hỗ trợ (support)
và kháng cự (resistance) tạo nên lợi thế lớn cho trader Chúng ta không còn phải mò mẫm các vùng giá mà chúng ta nghĩ rằng sẽ là hỗ trợ hoặc kháng cự Thay vào đó, chúng ta xác định chúng và để các tay chơi lớn chỉ đường Bằng cách này, chúng ta trade cái đang xảy ra chứ không trade cái mà chúng ta nghĩ nữa
Trang 9Bài 3: Chiến thuật vào lệnh bằng Pin bar
Trước khi vào chi tiết chiến thuật vào lệnh, chúng ta cần biết 1 thứ rất quan trọng
Đó là tỉ lệ rủi ro và lợi nhuận (risk reward ratio) Đừng bỏ qua phần này vì chiến thuật vào và thoát lệnh bằng pin bar sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu hiểu biết về tỉ lệ này
Tỉ lệ rủi ro-lợi nhuận
Tỉ lệ này đơn giản là tỉ lệ giữa lượng vốn có thể mất để đạt được 1 mức lợi nhuận nào đó Vì nó là tỉ lệ nên chúng ta thường nói là (ví dụ) 1:2 (1 là rủi ro, 2 là lợi nhuận)
Cụ thể hơn, chúng ta rủi ro 50$ để đạt được lợi nhuận 100$ Giờ hãy xem 1 cách khác để biểu diễn tỉ lệ này
R-Multiple
Tỉ lệ R-multiple chỉ đơn giản là chuyển nó sang hệ số nhân Ví dụ nếu tỉ lệ là 1:2 thì
nó sẽ trở thành 2R; 1:3 thành 3R; và 1:2.5 thành 2.5R Cách này đơn giản hơn
Tỉ lệ rủi ro-lợi nhuận rất quan trọng vì nó cho phép bạn mặc dù thua nhiều hơn thắng nhưng vẫn có lời Ví dụ nếu bạn duy trì được tỉ lệ thấp nhất 2R mỗi trade thì dù bạn
có thua 65% tổng số trade thì bạn vẫn lời
Giờ chúng ta vào chi tiết chiến thuật pin bar Ở đây giả định là bạn đã xong hệ thống check list và đang sẳn sàng để vào lệnh
Trang 10Chiến thuật vào lệnh bằng pin bar
Có 2 cách phổ biến để vào lệnh bằng pin bar Cả hai đều phụ thuộc vào cảm giác của trader và điều kiện thị trường
Chiến thuật 1: Phá vỡ mũi của pin bar (Break of the Pin bar Nose Entry)
Vào lệnh khi giá phá mũi của pin bar bằng cách dùng lệnh chờ stop cách mũi 1 tí Trong hình trên, chúng ta nên đặt lệnh sell stop ngay dưới mũi pin bar Khoảng cách đặt lệnh là tùy sở thích cá nhân và tùy cặp tiền nhưng thường là 5-10pips để tránh break giả (false break)
Trang 11Chiến thuật 2: 50% Pin bar
Đây là chiến thuật ưa thích của tôi vì nó cho giá vào tốt hơn nên có tỉ lệ rủi ro-lợi nhuận tốt hơn Nếu dùng chiến thuật 1 với tỉ lệ 2R thì khi dùng chiến thuật 2, bạn có thể đạt được 3R hay hơn nữa Nếu dùng tốt, chiến thuật này sẽ có ảnh hưởng tốt đến tài khoản của bạn qua thời gian
Để dùng được chiến thuật 2, chúng ta đơn giản chỉ cần sử dụng công cụ Fibonacci Retracement trên cả nến pin bar từ đuôi cho đến mũi (nếu là pin bar giảm giá) hoặc
từ mũi đến đuôi (nếu là pin bar tăng giá) Sau này nếu quen dùng Fibonacci
Trang 12Retracement rồi thì bạn không cần…dùng đến nó nữa Tuy nhiên, trước khi thuần thục, bạn cần tập dùng liên tục để giữ kỷ luật
Mặc dù chiến thuật này có thể cho kết quả tốt hơn nhưng nó cũng không hoàn hảo Khoảng 50% các trường hợp (và có thể ít hơn tùy cặp tiền), market không lùi đủ 50% pin bar, làm lệnh buy hoặc sell limit của bạn không khớp được Không có gì tệ hơn khi sáng thức dậy thấy market chạy hơn 200 pips đúng hướng dự tính nhưng lệnh không khớp được vì thiếu 5 pips Nhưng đó là việc chúng ta chấp nhận để có 1
tỉ lệ R cao hơn
Bài học sau, chúng ta sẽ xem các cách thoát lệnh
Trang 13Bài 4: Kế hoạch thoát lệnh theo Pin bar
Tôi có lý do để gọi phần này là “kế hoạch” mà không phải là “chiến thuật” thoát
lệnh Đó là vì tôi muốn bạn hiểu rõ rằng bạn cần phải có 1 kế hoạch thoát lệnh trước khi vào lệnh bằng pin bar hay bất cứ điều kiện gì khác Hãy “lập kế hoạch trade và trade theo kế hoạch đã định”
Có 2 kế hoạch thoát lệnh:
1 Thoát khi LỖ
2 Thoát khi LỜI
Tôi đặt việc thoát khi lỗ lên trước Chúng ta thường nghĩ đến việc lời trước khi nghĩ đến việc lỗ Nhưng để trade thành công thì bạn phải phòng thủ 100% thời gian, thế nên hãy nghĩ đến việc lỗ trước Luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn xác định kế hoạch thoát lỗ trước khi xác định mục tiêu chốt lời Sự thay đổi trong suy nghĩ này sẽ làm bạn mau tiến bộ bởi nó làm bạn phải suy nghĩ phòng thủ và kỷ luật hơn
Đặt dừng lỗ cho pin bar
Làm thế nào để xác định mức lỗ cho 1 tín hiệu pin bar? Chỗ tốt nhất để đặt dừng
lỗ (stop loss) cho 1 trade dựa vào pin bar là phía trên hoặc dưới đuôi nến
Trang 14Đối với 1 setup pin bar tăng giá thì chúng ta sẽ đặt stop loss dưới đuôi pin bar Khoảng cách đặt stop loss phụ thuộc vào từng trader cũng như từng cặp tiền nhưng tốt nhất là khoảng 5-10 pips cách đuôi pin bar
Đặt chốt lời (take profit) cho pin bar
Phần này hơi khó để giải thích nhưng tôi sẽ cố gắng làm cho nó thật dễ hiểu
Việc đầu tiên là bạn hãy xác định mức giá hỗ trợ và kháng cự trên chart Trong thực
tế thì đây là việc làm đầu tiên, trước cả việc xác định setup pin bar để vào lệnh Việc này giúp chúng ta biết được 1 setup pin bar có “ngon” không bằng cách xem nó có
Trang 15cộng hưởng không Tôi cũng thường tìm xem các mức khác trên chart khi xác định setup pin bar để chắc rằng tôi không bỏ sót 1 mức giá nào có thể ảnh hưởng đến setup
Giống như pin bar setup như cũ, mức giá hỗ trợ gần nhất có vẻ là khoảng 0.8997 nên chỗ này khá an toàn để đặt chốt lời (take profit) Mặc dù market đã rớt xuống sâu hơn nhưng tốt nhất là luôn đặt take profit tại khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất Khi bạn đã thành thục pin bar thì có thể trade chạy dài hơn bằng cách quan sát giá phản ứng tại các mức quan trọng
Trang 16Giờ bạn đã hiểu cách vào và thoát lệnh dựa vào pin bar nên tôi có 1 bài test cho bạn Trong trường hợp trên, chúng ta vào lệnh khi giá phá mũi của pin bar, có gì sai ở đây không?
Mức giá hỗ trợ gần nhất (mục tiêu take profit) quá gần pin bar nên nếu vào lệnh bằng cách chờ giá phá mũi của pin bar thì sẽ vi phạm điều kiện tối thiểu 2R chúng ta đã đặt ra Vậy phải làm thế nào? Nếu bạn nghĩ rằng là phải vào lệnh tại 50% pin bar thì tốt lắm, bạn đã đúng
Nếu dùng chiến thuật chờ giá phá mũi thì chúng ta dừng lỗ 80 pips và có mức lợi
Trang 17cần phải đạt được 160 pips Vì thế chúng ta không vào lệnh bằng cách này Nếu dùng cách vào lệnh 50% thì stop loss 40 pips và take profit 130 pips Bạn đã thấy sự lợi hại của cách vào lệnh 50% chưa?
Nếu chúng ta rủi ro 100$ thì nếu dùng cách phá vỡ mũi của pin bar thì chỉ thu được 1.1R là 110$ nhưng nếu dùng cách 50% thì thu được 3.25R là 325$ với cùng rủi ro
là 100$
Sau đây tôi sẽ tóm lược những điểm quan trọng trong bài học này:
-Nghĩ đến mọi trade theo cách R
-Tối thiểu 2R
-Dùng cách 50% để tối đa hóa R
-Đặt stop loss cách đuôi pin bar khoảng 5-10 pips
-Tính stop loss trước khi nghĩ đến take profit
-Dùng mức hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất làm mục tiêu chốt lời
Trang 18Bài 5: Xác định “độ thơm” của pin bar
Có 4 tiêu chí cần xét khi quan sát pin bar 4 tiêu chí này không nhất định phải có nhưng nó có thể biến 1 set up “thơm” thành “thơm hơn”
Chúng ta sẽ xem xét hình dạng của pin bar cũng như cách nó liên kết với vùng giá xung quanh Chúng ta sẽ giả thiết tất cả các mức giá hỗ trợ và kháng cự đều là các mức giá quan trọng và các set up đều theo trend
Kích thước mũi
Chúng ta đều đã biết 1 pin bar trông như thế nào ở bài 1 Nhưng pin bar đóng nến
(close) ở đâu có thể cho biết nhiều thứ về độ thơm của nó Hãy quay lại lý thuyết cung cầu, điều làm pin bar trở nên hấp dẫn
Khi cầu vượt cung, giá sẽ tăng và ngược lại khi cung vượt cầu, giá sẽ giảm Tất nhiên
sẽ có nhiều mức giá khác nhau mà tại đó cung cầu vượt nhau Nói cách khác, độ mạnh yếu của market (hay các mức giá quan trọng) thay đổi tùy tình huống
Điều nay ảnh hưởng gì đến hình dạng của pin bar Để trả lời, chúng ta cần quan sát cách market phản ứng với mức high và low của pin bar Nó có close sát high hay low hay để lại 1 cái mũi dài?
Hãy xem ví dụ:
Trang 19Mặc dù pin bar 2 đóng nến cách giá low nhưng hãy để ý mũi của nó nhỏ hơn mũi của pin bar 1 Đây là thứ chúng ta cần tìm: mũi càng nhỏ càng tốt
Pin bar 1 vẫn có thể cho lợi nhuận ngay cả khi nó có mũi lớn Tiêu chuẩn này không phải là thứ cần phải có nhưng nó rất có ích Chỉ khi nó không là 1 pin bar thật sự (đuôi không dài ít nhất 2/3 nến) thì nó mới không đáng tin
Các vấn đề kích thước
Khi mới bắt đầu trade theo price action, tôi thường xuyên “dính” phải các set up không tốt vì các pin bar quá nhỏ
Nhưng quá nhỏ là so với cái gì? Là so với vùng nến trước đó
Để so sánh, hãy tưởng tượng bạn muốn băng qua đường khi có 1 chiếc xe bus đang tăng tốc về phía bạn Nếu giống đa số mọi người, bạn sẽ chờ chiếc xe bus đó bắt đầu dừng trước khi bạn băng qua đường Việc thấy nó thắng lại là chưa đủ, nhất là khi quán tính của nó vẫn chưa giảm
Trang 20Một pin bar nhỏ so với các nến xung quanh cũng giống như ví dụ chiếc xe bus ở trên Khi market đang có quán tính và tạo nên 1 ngày chạy 200 pips thì bạn sẽ thường trade khi có 1 pin bar 50 pips theo hướng ngược lại Đôi khi pin bar này hiệu quả nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì nó thường sai
Điều bạn thấy là 1 pin bar không tương xứng với vùng giá xung quanh Nếu bạn phải tìm thì mới thấy pin bar thì thường nó không đáng để trade
Sau đây là 1 ví dụ điển hình về pin bar giảm giá trên chart daily
Hãy để ý xem cái đuôi nó vọt ra khỏi vùng giá xung quanh và tương quan độ lớn của nến pin bar với các nến xung quanh Đây là mẫu pin bar mà chúng ta muốn trade
Giá và Thời gian
Giống phần tương quan độ lớn chúng ta vừa học ở trên, giá và thời gian dùng để đọc quán tính (momentum) của thị trường (cung và cầu)
Trang 21Thị trường là sự mô tả về giá và thời gian Chart nào cũng có trục Y và X Trục Y là giá và X là thời gian Kết hợp cả 2 giúp chúng ta đọc diễn biến giá (price action) Nếu market không thể hiện đủ giá hoặc thời gian (hoặc cả 2) vào 1 cây pin bar đảo chiều so với swing high hoặc low trước đó thì cây pin đó không đủ điều kiện để trade Đây là ví dụ về 1 cây pin giả Hãy xem điều gì đã diễn ra!
Khi market phá mức giá 0.8520, nó có 5 ngày di chuyển bên dưới tạo nên 1 swing low Thật vô cùng hợp lý khi chờ đợi 1 pin bar đảo chiều tại mức giá này (line đỏ) Tuy nhiên, thay vì mất 5 ngày hoặc hơn để quay về mức giá này thì market retest lại
nó trong khoảng ít hơn 48h Diễn biến giá này cho thấy có 1 lực cầu đáng kể ngay dưới giá này Vì vậy ngay khi pin bar hình thành, chất lượng của nó cần phải được đánh giá
Như đã thấy, pin bar đã sai Lực mua từ những ngày trước quá mạnh nên lực bán không giữ được Thời gian giữa swing low và lúc retest là không đủ