SỬ ĐỊA TUẦN 4

4 195 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
SỬ ĐỊA TUẦN 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môn: LỊCH SỬ I. Mục tiêu: 1. Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: + Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt. + Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. 2. Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo). 3. Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Tranh ảnh tư liệu về sự phát triển kinh tế, xã hội VN thời bấy giờ. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Cuộc phản công ở kinh thành Huế. - Giới thiệu bài. - Nêu nhiệm vụ học tập (3 nhiệm vụ) Hoạt động2: Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát các hình minh họa thảo luận nhóm đôi các câu hỏi: 1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt nam có những ngành nào chủ yếu? 2. Sau khi Pháp thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột tài nguyên của nước ta, Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của ngành kinh tế nào ? 3. Ai là người được hưởng những nguồn lợi từ nền kinh tế đó? - HS phát biểu ý kiến trước lớp. - GV nhận xét câu trả lời, sau đó nêu kết luận. Hoạt động 3: Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX . - HS làm việc theo nhóm để thảo luận, trả lời các câu hỏi: 1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt nam có những tầng lớp nào? 2. Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị, xã hội gì thay đổi, có thêm những tầng lớp nào? 3. Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Đại diện trình bày trước lớp – nhóm khác nhận xét,bổ sung. - GV giúp HS hoàn thành câu trả lời và nêu kết luận. - HS đọc bài tóm tắt. Hoạt động tiếp nối: - Trả lời nhanh 1 số câu hỏi. - Chuẩn bị bài sau: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. - Nhận xét tiết học. XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX 1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt nam có những ngành nào chủ yếu? 2. Sau khi Pháp thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột tài nguyên của nước ta, Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của ngành kinh tế nào ? 3. Ai là người được hưởng những nguồn lợi từ nền kinh tế đó? 1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt nam có những tầng lớp nào? 2. Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị, xã hội gì thay đổi, có thêm những tầng lớp nào? 3. Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân việt Nam cuối thế kỉ – đầu thế kỉ XX Môn: ĐỊA LÍ SÔNG NGÒI I. Mục tiêu: 1. Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa. + Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đấp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện,… 2. Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi : nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn ; mùa khô nước sông hạ thấp. - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Đồng Nai, Thái Bình, Tiền, Hậu, Mã,Cả trên bản đồ (lược đồ). 3. Biết phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường nước trong thực tiễn II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về mùa lũ… III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Khí hậu. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. - GV yêu cầu HS đọc mục1 và quan sát hình 1 trong SGK rồi thảo luận nhóm 2 câu hỏi: 1. Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết. 2. Kể tên và chỉ trên hình 1 một số sông ở Việt Nam. 3. Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào? 4. Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung. - Một số HS trả lời câu hỏi – HS khác bổ sung. - Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ các sông chính - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận. Hoạt động 3: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa. - HS làm việc theo nhóm: đọc SGK, quan sát hình 2, 3 hoặc tranh ảnh sưu tầm rồi hoàn thành bảng sau (bảng phụ) . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HS khác bổ sung, GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV phân tích thêm cho HS nắm bài. Hoạt động4: Vai trò của sông ngòi. * Giáo dục BVMT: Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. - Nhóm 2 đọc thông tin SGK trang 76 trao đổi trình bày ý kiến cho câu hỏi SGK. - HS lên bảng chỉ vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng – chỉ vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-li và Trị An - GV chốt lại, liên hệ thực tế và cho HS xem tranh ảnh đã sưu tầm . - HS đọc bài tóm tắt. Hoạt động tiếp nối: - Trả lời nhanh 1 số câu hỏi. - Chuẩn bị bài sau: Vùng biển nước ta. - Nhận xét tiết học. Thời gian Đặc điểm Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa mưa Mùa khô . nào? 4. Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung. - Một số HS trả lời câu hỏi – HS khác bổ sung. - Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ các sông chính - GV sửa. kết quả. - HS khác bổ sung, GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV phân tích thêm cho HS nắm bài. Hoạt động4: Vai trò của sông ngòi. * Giáo

Ngày đăng: 27/09/2013, 16:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...