Ngày soạn: Tiết 12: HÌNH BÌNH HÀNH A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. - Học sinh chứng minh được tính chất của hình bình hành 2. Kỹ năng: - Biết vẽ một hình bình hành, biết nhận dạng và chứng minh một tứ giác là hình bình hành. 3. Thái độ : - Rèn tính chính xác, cẩn thận. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề Hoạt động nhóm nhỏ C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Thước * Học sinh: Ôn tính chất tứ giác, hình thang, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’) Lớp 8A: Tổng số: Vắng: Lớp 8B: Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài củ: (8’) ?Phát biểu định nghĩa về hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. ?Nêu tính chất của hình thang, của hình thang cân. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) Ở các tiết trước, chúng ta đã nghiên cứu về hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. Trong tiết học này, chúng ta sẽ nghiên cứu về một loại hình thang đặc biệt và có tên gọi riêng của nó. Đó là hình bình hành. b. Triển khai bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 GV vẽ hình 66 (sgk) lên bảng ?Các cặp góc đối của tứ giác có gì đặc biệt GV: tứ giác ABCD trên hình là một hình bình hành. ?Hình bình hành là gì ?vì sao hình bình hành là một dạng đặc biệt của hình thang. GV: như vậy hình bình hành có các tính chất của hình thang (tính chất đường trung bình) +Cho hình bình hành ABCD. Thử phát hiện các tính chất đặc biệt về cạnh, góc, đường chéo của hình bình hành? 1.Định nghĩa: (SGK) (5’) A B D C * Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. Tứ giác ABCD là hbh ⇔ BCAD CDAB // // * Nhận xét: Hình bình hành là hình thang đặc biệt - Hình thang có hai cạnh bên song song. 2.Tính chất: (8’) ?HS phát hiện dự đoán dưới dạng một định lí. Gv: giới thiệu định lí. Hs: Nhắc lại Gv: yêu cầu hs viết gt - kl của định lí trên. Gv: Hướng dẫn hs cm định lí, yêu cầu hs về nhà xem lại cách cm định lí ở sgk. Hoạt động 3 Gv: Từ định nghĩa và tính chất của hình bình hành, gv giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. Hs: Mắm các dấu hiệu nhận biết Gv: Muốn cm một tứ giác là hình bình hành, ta cm tứ giác đó thoả mản một trong năm dấu hiệu nhận biết của nó. Gv: Củng cố kiến thức của học sinh bằng bài tập ở bảng phụ. Hs: Quan sát hình trao đổi theo nhóm cùng thực hiện Gv: Gọi đại diện các nhóm trả lời Chú ý uonns nắn các câu trả lời của hs. *Định lí: (sgk) A B I D C GT ABCD là hình bình hành AC cắt BD tại I KL a)AB = CD, AD = BC b) DBCA ˆˆ ; ˆˆ == c) IA =IA; IB = ID Chứng minh: (sgk) 3. Dấu hiệu nhận biết: (10’) - Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. - Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. - Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. - Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. - Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. * Áp dụng: Trong các tứ giác ở mỗi hình sau, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao? Hình 70: Bảng phụ Hình a: Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có các cặp cạnh đối bằng nhau. Hình b: Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các góc đối bằng nhau. Hình d: Tứ giác PSRQ là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Hình e: Tứ giác VUYX là hình bình hành vìa có hai cạnh đối song song và bằng nhau. 4.Củng cố: (10’) -Nhắc lại định nghĩa, tính chất của hình binh hành. -Dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. -Làm bài tập 43 (sgk): GV đưa hình 71 lên bảng phụ. 5. Dặn dò: (2’) -Học thuộc định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. -BTVN: 44, 45, 46 (sgk); 79, 80, 81, 82 (sbt)