1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

su7tuan 8

5 641 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Trường THCS ĐạM’rông……………………………………………… Nguyễn Thị Ngọc Anh Tuần : 08 Tiết :15 NS : 24/9/2010 ND : 27/9/2010 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh : - Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước. - Cuộc tấn công tập kích sang đất Tống ( giai đoạn thứ nhất – 1075 ) của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng. 2/ Tư tưởng. - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ xâm lược. 3/ Kỹ năng. - Rèn kỹ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi. II/ CHUẨN BỊ. 1/ Giáo viên: - Bản đồ nước Đại Việt thời Lý – Trần. - Một số tư liệu có liên quan đến bài học. 2/ Học sinh - Sách giáo khoa. - Vở bài soạn, vở bài học - Phiếu học tập III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/ Kiểm tra bài cũ. - Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào ? Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời Lý ? - Nhà Lý đã làm gì để củng cố thống nhất quốc gia và giữ vững nền tự chủ ? 2/Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết, sau khi nhà Lý được thành lập, đã thi hành nhiều biện pháp để phát triển đất nước, thống nhất quốc gia, tạo cho nhân dân cuộc sống yên vui. Tuy nhiên, thời kỳ đó không kéo dài được lâu bởi vì ở bên ngoài, nhà Tống đang có âm mưu xâm lược nước ta. Vậy, âm mưu đó như thế nào, ta đối phó ra sao ? -> bài hôm nay. 3/Bài mới: I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075 ) 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Hoạt động 1. Tìm hiểu Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. ? Thế kỷ XI nhà Tống gặp khó khăn gì? ? Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? HS:Dựa vào sgk trả lời. GV: Giải quyết khó khăn về đối nội, đối ngoại. Chiếm được nước ta nhà Tống sẽ biến nước ta thành quận huyện thuộc Trung Quốc và bóc lột nhân dân ta để vơ vét của cải. Nếu thắng Đại Việt thì thế Tống sẽ tăng và các nước Liêu, Hạ - Giữa thế kỷ XI nhà Tống gặp khó khăn: + Trong nước: Tài chính nguy khốn, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đấu tranh + Bên ngoài: 2 nước Liêu, Hạ quấy nhiễu → Dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng Lịch sử lớp 7 Bài 11 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG ( 1075 – 1077 ) ( Tiết 1 ) Trường THCS ĐạM’rông……………………………………………… Nguyễn Thị Ngọc Anh phải Khiêng nể. ? Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống đã có sự chuẩn bị như thế nào? - Âm mưu đối với Đại Việt: + Xúi giục Chăm Pa đánh ta. + Ngăn cản việc buôn bán đi lại của nhân dân hai nước. + Dụ dỗ các tù trưởng miền núi 2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ Hoạt động 2:Tìm hiểu nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ ? Trước âm mưu xâm lược của kẻ thù nhà lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? ? Em biết gì về Lý Thường Kiệt → Nhận xét về tài chỉ huy quân sự của ông? GV: năm 1072, vua Lý Thánh Tông chết, lý nhân Tông còn nhỏ tuổi. Nhà Tống xem đó là cơ hội thuận lợi -> gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị. ? Vì sao nhà Tống lại cho rằng đó là cơ hội để tấn công ? HS: ( Do có việc buồn nên việc phòng thủ sẽ sơ hở…) ? Trước tình thế xâm lược cận kề, Lý Thường Kiệt đã làm gì ? HS:Thực hiện chủ trương “ ngồ yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”-> Gấp rút chuẩn bị tấn công những nơi tập trung quân lương của nhà Tống. Cụ thể là Ung Châu và Khâm Châu. GV: dùng bản đồ chỉ địa điểm của hai nơi trên. GV: phân tích chủ trương táo bạo của nhà Lý trước tình thế quân xâm lược đang đến gần. ? Mục tiêu tấn công của nhà Lý? GV: Tường thuật cuộc tấn công của nhà Lý (trên đường tấn công nhà Lý đã yết bảng nói rõ mục tiêu tự vệ) ? Vì sao ta tấn công Châu Ung và Khâm Châu? ? Việc chủ động tấn công của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? ? Vì sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ? HS: (Ta chỉ tấn công căn cứ quân sự, kho lương những nơi nhà Tống chuẩn bị cho chiến tranh) a Chuẩn bị: - Cử Lý Thường Kiệt làm chỉ huy - Quân đội luyện tập ngày đêm - Các tù trưởng đánh trả các cuộc quấy phá dụ dỗ của nhà Tống. - Ở phía Nam : Đánh bại ý đồ tấn công phối hợp của nhà Tống Với Chăm Pa b Tấn công để tự vệ: - 10/1075 hơn 10 vạn quân ta theo đường Thuỷ và bộ tấn công vào đất Tống: → Quân bộ: do Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy đánh vào Châu Ung (Quảng Tây ) → Quân thuỷ: do Lý Thường kiệt chỉ huy đánh vào Châu Khâm Châu Liêm ( Quảng Đông) sau đó bao vây Châu Ung - Sau 42 ngày ta chiếm được Châu Ung → Nhà Lý rút về nước . c. Ý nghĩa: Đánh đòn phủ đầu→ quân Tống hoang mang bị động * Sơ kết : Trước âm mưu xâm lược đại Việt của nhà Tống Lý Thường Kiệt đã có chủ trương đối phó rất táo bạo, gây những tổn thất hết sức bất ngờ cho nhà Tống, tạo điều kiện cho ta giành thắng sau này . 4. Củng cố: Lý thường Kiệt đem quân đến đất Tống nhằm mục đích gì? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài kết hợp vở ghi và sgk - Chuẩn bị phần II – Tìm hiểu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý thường Kiệt? Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến ? Lịch sử lớp 7 Trường THCS ĐạM’rông……………………………………………… Nguyễn Thị Ngọc Anh Tuần : 08 Tiết : 16 NS : 25/9/2010 ND: 28/9/2010 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh : - Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chống giặc. - Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 2 và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt. 2/ Tư tưởng. - Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân. - Sự thông minh, sáng tạo của nhân dân ta trong cách đánh giặc. 3/ Kỹ năng. - Rèn kỹ năng vẽ bản đồ, lược đồ, dùng bản đồ trong việc học và trả lời bài cũ II/ CHUẨN BỊ. 1/ Giáo viên: - Lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Bản đồ về cuộc kháng chiến chống Tống lần hai. 2/ Học sinh - Sách giáo khoa. - Vở bài soạn, vở bài học III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/ Kiểm tra bài cũ. - Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống ? Sự chuẩn bị của nhà Tống ? - Dựa vào lược đồ trình bày lại cuộc tiến công để phòng vệ ? Ý nghĩa ? 2/Giới thiệu bài. Như chúng ta đã biết, tháng 10 – 1075 quân ta tiến công vào đất Tống và nhanh chóng hạ được các nơi tập trung quân lương của nhà Tống. Sau đó , Lý Thường Kiệt cho rút quân về nước, gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Vậy,cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?-> Bài hôm nay sẽ rõ. 3/ Bài mới. II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI 1076 - 1077 1. Kháng chiến bùng nổ Hoạt động 1: Tìm hiểu kháng chiến bùng nổ như thế nào. ? Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt chuẩn bị cuộc kháng chiến như thế nào? ? Vai trò của đồng bào dân tộc ít người ? ? Tại sao Lý Thường kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chống Tống ? HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK /41 → Nhận xét về phòng tuyến Như Nguyệt . GV: dùng lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt để miêu tả ) HS: nhắc lại về tình hình quân Tống năm 1075. GV: Tường thuật cuộc tấn công xâm lược của quân Tống trên bản đồ. HS: Quan sát, nghe và trình bày lại trên lược đồ. a. nhà Lý chuẩn bị - Mai phục ở biên giới - Lý Kế Nguyên đóng ở Quảng Ninh - Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt . b. Diễn biến - Năm 1076 quân Tống xâm lược nước ta + Quân bộ: Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tiến vào Thăng Long + Quân thủy: Hòa Mâu chỉ huy tiến vào Lịch sử lớp 7 Bài 11 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG ( Tiết 2 ) Trường THCS ĐạM’rông……………………………………………… Nguyễn Thị Ngọc Anh ? Nhận xét về tình hình quân Tống? GV: Sau khi mọi sự chuẩn bị của ta đã sẵn sàng, quân địch gặp khó khăn cuộc kháng chiến của ta trên phòng tuyến Như Nguyệt diễn ra như thế nào→ mục 2 Vịnh Bắc Bộ để tiếp ứng. - 1077 quân Tống đến Lạng sơn bị tù trưởng chặn đánh → tiêu hao sinh lực địch, buộc chúng phải đóng ở bờ bắc sông Như Nguyệt – Quân thủy bị Lý Kế Nguyên đánh tan không thể tiếp ứng. 2. Cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt GV: sử dụng lược đồ “ cuộc chiến đấu tại sông Như Nguyệt” để tường thuật sự tấn công tuyệt vọng của quân Tống. HS: Quan sát, nghe. GV: Trong thời gian này, Lý Thường Kiệt cho sáng tác bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” hằng đêm cho người vào đền Trương Hống – Trương Hát ngâm vang. HS: đọc bài thơ. ? Bài thơ Nam Quốc sơn hà nói lên điều gì? HS: (khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta…) GV: khẳng định đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của ta ,sau này còn có “Bình Ngô Đại Cáo ” của Nguyễn Trãi và tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. HS thảo luận nhóm: Tìm những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ? + Thực hiện chủ trương:Tiến công trước để tự vệ. + Làm thơ Nam Quốc sơn hà + Xây dựng phòng tuyến. + Chủ động kết thúc chiến tranh ? Vì sao,Lý Thường Kiệt lại cử người đến giảng hoà với Quách Quỳ? GV: Đảm bảo mối quan hệ bang giao giữa hai nước,không làm tổn thương danh dự của nước lớn… HS thảo luận nhóm : Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống . HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV: chốt lại các nội dung chính. a. Diễn biến - Quân Tống: bắc cầu phao, đóng bè vượt sông nhưng thất bại phải quay về phòng thủ. - Quân ta: + Cuối tháng 3 / 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta vượt sông, bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc → Quân Tống thua to. + Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà → Quân Tống rút về nước b. Ý nghĩa - Đập tan hòan toàn âm mưu xâm lược của nhà Tống - Nền độc lập dân tộc được giữ vững c. Nguyên nhân thắng lợi - Toàn dân đánh giặc - Bộ chỉ huy sáng suốt đứng đầu là Lý Thường Kiệt. * Sơ kết : Cuộckháng chiến chống Tống của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, nhà Tống buộc phải từ bỏ mộng thôn tính Đại Việt. Sau chiến tranh nhà Tống còn tồn tại mấy trăm năm nhưng không dám nghĩ đến việc xâm lược nước ta trở lại. Kháng chiến chống Tống thắng lợi càng khẳng định thêm sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của nước ta. 4. Củng cố: 1. Thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. 2. Hãy nối các niên đại với các sự kiện lịch sử dưới đây cho đúng ? - Nhà Lý thành lập - Năm 1054. - Đổi tên nước là Đại Việt - Năm 1009. Lịch sử lớp 7 Trường THCS ĐạM’rông……………………………………………… Nguyễn Thị Ngọc Anh - Tấn công thành Ung Châu - Năm 1100. - Chiến thắng ở Như Nguyệt - Năm 1075 - Năm 1077. 3. Trả lời nhanh các câu hỏi sau : a. Vì sao Quách Qùy lại hạ lệnh cho các tướng sĩ rằng : “ Ai bàn đánh sẽ bị chém” ……………………………………………………………………………………………… …… b.Quân ta chiến thắng nhưng Lí Thường Kiệt vẫn chủ động giảng hoà với giặc vì : ……………………………………………………………………………………………… …… 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Chuẩn bị cho tiết sau ôn tập - Lưu ý các nội dung sau - Thời gian hình thành, phát triển, Đặc điểm xã hội, kinh tế thời phong kiến ở Châu Au, Châu Á. - Bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý. Các đặc điểm kinh tế xã hội, cuộc kháng chiến chống Tống . * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Lịch sử lớp 7 . THCS ĐạM’rông……………………………………………… Nguyễn Thị Ngọc Anh Tuần : 08 Tiết : 16 NS : 25/9/2010 ND: 28/ 9/2010 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :. Trường THCS ĐạM’rông……………………………………………… Nguyễn Thị Ngọc Anh Tuần : 08 Tiết :15 NS : 24/9/2010 ND : 27/9/2010 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức :

Ngày đăng: 27/09/2013, 13:10

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w