Việc sử dụng máu và các chế phẩm máu trong lâm sàng đã cứu sống được nhiều người bệnh, không chỉ trong các chuyên ngành ngoại khoa mà còn hỗ trợ rất lớn trong điều trị nội khoa như: hỗ trợ trong hóa trị liệu đối với bệnh nhân ung thư, trong thận nhân tạo, các bệnh lý máu lành tính, ác tính... Trong những năm qua, tại Việt Nam công tác truyền máu tại bệnh viện từng bước được quan tâm và đạt được nhiều hiệu quả nhất định, đặc biệt sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình An toàn Truyền máu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2001)
Trang 1SỞ Y TẾ ĐIỆN BIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
-*** -ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁU
VÀ CHẾ PHẨM MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2019
ĐIỆN BIÊN - 2020
Trang 2SỞ Y TẾ ĐIỆN BIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
-*** -ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁU
VÀ CHẾ PHẨM MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2019
Chủ nhiệm: Bs Nguyễn Văn Tùng Đồng chủ nhiệm: CN Đặng Thị Hồng Ngọc Cộng sự: CN Trần Huy Nam
ĐIỆN BIÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên Các số liệu thông tin trong nghiên cứu do tôithu thập và hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan
Kết quả nghiên cứu này chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp chí haycông trình khoa học nào
Điện Biên, ngày tháng 12 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Văn Tùng
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng máu và các chế phẩm máu trong lâm sàng đã cứu sống đượcnhiều người bệnh, không chỉ trong các chuyên ngành ngoại khoa mà còn hỗ trợrất lớn trong điều trị nội khoa như: hỗ trợ trong hóa trị liệu đối với bệnh nhânung thư, trong thận nhân tạo, các bệnh lý máu lành tính, ác tính
Trong những năm qua, tại Việt Nam công tác truyền máu tại bệnh viện từngbước được quan tâm và đạt được nhiều hiệu quả nhất định, đặc biệt sau hơn 10năm thực hiện Chương trình An toàn Truyền máu do Thủ tướng Chính phủ phêduyệt (2001) và mới đây nhất là Thông tư số 26/2013/TT-BYT đã được Bộ Y tếban hành ngày 16/9/2013 hướng dẫn về hoạt động Truyền máu[1], đã tạo điềukiện cho ngành truyền máu ở Việt Nam phát triển ngày càng bền vững Hiệnnay, chuyên ngành Huyết học - Truyền máu chưa có nhiều nghiên cứu đánh giánhu cầu sử dụng các chế phẩm máu và điều tra về các tai biến truyền máu tạibệnh viện
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh với quy
mô 600 giường bệnh, hàng năm điều trị gần 30.000 lượt bệnh nhân là cán bộ,bảo hiểm y tế và bệnh nhân tự nguyện trên địa bàn Bệnh viện có nhiều chuyênngành phát triển và đã thực hiện được nhiều kỹ thuật khó Như vậy, nhu cầu sửdụng máu và các chế phẩm máu cho cấp cứu, điều trị là khá lớn Tháng 09/2012,Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đượcthành lập, từ đó công tác truyền máu ở Bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể.Nguồn người hiến máu chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên trong toàntỉnh Trung tâm Huyết học - Truyền máu đã chủ động được nguồn máu an toàn,chất lượng cao phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh, việc sản xuất các chế
Trang 8phẩm máu có bước phát triển, công tác truyền máu lâm sàng từng bước đượccủng cố và đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu và các phản ứng truyềnmáu ở bệnh viện có nhiều chuyên khoa sẽ góp phần mô tả bức tranh về thực
trạng sử dụng máu Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên trong năm 2020” với mục tiêu sau:
1 “Đánh giá tình hình sử dụng máu và chế phẩm máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2019.”
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược về truyền máu trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Trên thế giới
Năm 1901, Karl Landsteiner phát hiện 3 nhóm máu A, B, O Sau đó hai họctrò của ông là Decastello và Sturli đã phát hiện thêm nhóm máu AB Nhờ có sựphát hiện ra hệ nhóm máu ABO mà các trường hợp truyền máu thất bại trướcđây đã được làm sáng tỏ là do bất đồng hệ nhóm máu này Sự phát minh nhómmáu hệ ABO đã mở ra một kỷ nguyên mới cho truyền máu[2], [45]
Năm 1907, Reuben Ottenberg đã truyền máu thành công khi đồng thời thựchiện định nhóm máu hệ ABO và phản ứng hòa hợp giữa máu người cho và ngườinhận trước truyền máu Năm 1913, Reuben Ottenberg đưa ra sơ đồ truyền máumang tên ông Việc xác định nhóm máu hệ ABO và phản ứng hòa hợp giữa máungười cho và người nhận trước truyền máu đã giúp người bệnh được truyền máu antoàn và hiệu quả hơn[3], [4], [46]
Năm 1939 - 1940, Karl Landsteiner, Alex Wiener, Philip Levine và R.E.Stetson phát hiện ra hệ nhóm máu Rh và đã lý giải được những trường hợpngười bệnh xảy ra phản ứng truyền máu mặc dù đã có sự hòa hợp nhóm máu hệABO giữa người cho với người nhận máu, đồng thời cũng giải thích đượcnguyên nhân gây bệnh vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh là do bất đồng nhóm máu
hệ Rh giữa mẹ và con Hệ Rh là hệ nhóm máu có vai trò quan trọng thứ hai (chỉsau hệ ABO) trong thực hành truyền máu[5], [6], [47]
Sau đó nhiều nhóm máu hệ hồng cầu khác đã được phát hiện: Kell (1946),Duffy (1950), Kidd (1951) Theo Hội Truyền máu Quốc tế (ISBT- InternationalSociety of Blood Transfusion), cho đến năm 2014 có 34 hệ nhóm máu hồng cầu
và 339 kháng nguyên nhóm máu khác nhau đã được công nhận[7], [8], [48],[49]
Năm 1911,Richard Lewisonin (Bỉ)sử dụng chất chống đông Natri Citratetrong truyền máu, nhờ sự phát hiện này mà việc truyền máu trực tiếp từ người
Trang 10sang người đã được chấm dứt Các chất chống đông, nuôi dưỡng và bảo quảnmáu ngày càng được phát minh và cải tiến: Năm 1915, R.Weill đưa ra chấtchống đông Natri citrat và bảo quản máu trong điều kiện lạnh Năm 1943,JF.Loutit và Patrick L.Mollison phát triển thành dung dịch ACD (acide citratedextrose) giúp tiếp nhận một đơn vị máu có thể tích lớn hơn và máu bảo quảnđược 21 ngày ở nhiệt độ 2-6oC.Năm1970, dung dịch CPD (citrate phosphatdextrose) bảo quản máu kéo dài ngày hơn đã thay thế ACD Năm 1979, dungdịch chống đông CPD được bổ sung thêm Adenin, CPD-A1 (citrate phosphatdextrose adenin) bảo quản máu được 42 ngày ở nhiệt độ 2-6oC Mục tiêu của cácnhà nghiên cứu là chất chống đông vừa có khả năng chống đông máu, vừa có tácdụng nuôi dưỡng hồng cầu, tiểu cầu, giảm hao hụt năng lượng, các chức năngcủa tế bào không thay đổi[7], [9], [10].
Thêm vào đó các dụng cụ chứa máu cũng không ngừng được nghiên cứuđổi mới, từ chai thủy tinh cho tới túi dẻo để lấy máu lưu trữ và sản xuất các chếphẩm máu: Năm 1950, Carl Walter và W.P.Murphy sử dụng kỹ thuật lấy máu kínvào túi nhựa polyvinyl thay cho chai thủy tinh dễ hỏng, vỡ Gibson (1952) đãchứng minh túi dẻo plastic tốt hơn, dễ dàng vận chuyển và tách các thành phầnmáu sau khi để lắng hoặc ly tâm, có thể bảo quản bằng đông lạnh[7], [50].Thành công này đã thúc đẩy phát triển chyên ngành Huyết học - Truyền máu vềcông tác thu nhận, bảo quản, sản xuất các chế phẩm máu, tăng cường sử dụngtruyền máu từng phần ở các bệnh viện, tăng hiệu quả và an toàn truyền máu[10],[50]
Năm 1935, các nhà truyền máu đã thành lập Hội Truyền máu Quốc tế International Society of Blood Transfusion) với mục đích đẩy mạnh các nghiên cứu vềtruyền máu, cập nhật và phổ biến các nguyên tắc, quy định tốt nhất về khoa học truyềnmáu cho các trung tâm truyền máu trên thế giới[9], [50]
(ISBT-Vào năm 1936, Bernard Fantus đã thành lập ngân hàng máu bệnh viện đầutiên được xây dựng ở Chicago- Mỹ và chính ông là người đưa ra thuật ngữ “Ngânhàng máu”[50], [11] Tới năm 1940, đại chiến thế giới thứ hai, do nhu cầu máucho chiến tranh, Mỹ đã thành công động viên được nhiều người cho máu và xâydựng chương trình tiếp nhận máu qua Hội chữ thập đỏ Từ đó nhiều bệnh viện đã tổ
Trang 11chức tiếp nhận máu qua Hội chữ thập đỏ Nhờ vậy lượng máu thu được ngày cànglớn.
Năm 1947, Hiệp hội ngân hàng máu Mỹ (AABB - American Association ofBlood Banks) được thành lập, để thúc đẩy những mục tiêu chung của các ngânhàng máu và cộng đồng người hiến máu[9], [51]
Năm 1953, AABB thành lập trung tâm máu quốc gia, làm tiền đề cho việctập trung hóa các ngân hàng máu và thực hiện trao đổi máu giữa các trung tâmtruyền máu[9], [52]
Năm 1947, Cohn đã tách thành công các thành phần huyết tương bằngEthanol lạnh (albumin, gamma globin, fibrinogen) để sử dụng cho điều trị bệnh.Năm 1953, nhờ có túi dẻo chế phẩm tủa lạnh đã được phân lập để điều trị chongười bệnh Hemophilia[9], [53]
Năm 1972, phương pháp gạn tách tự động cácthành phần máu (Apheresis) đãđược áp dụng lần đầu tiên trên thế giới[54]
Với các thành tựu về hệ thống nhóm máu, kháng nguyên hồng cầu; khángnguyên bạch cầu; các chất chống đông máu bảo quản máu; sản xuất các chế phẩmmáu và tập trung các ngân hàng máu, bên cạnh đó là sự phát triển của lĩnh vực visinh sàng lọc các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu như viêm gan B, viêmgan C, HIV…từ đó chuyên ngành Huyết học - Truyền máu ngày càng phát triểnmạnh mẽ, an toàn và hiệu quả hơn
1.1.2 Ở Việt Nam
Trước năm 1954, công tác truyền máu do quân đội Pháp tổ chức đầu tiêntại Bệnh viện 108, sau đó là một số bệnh viện ở Sài Gòn Từ năm 1954-1974,công tác truyềnmáu ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho quân đội Truyền máu dân
sự chỉ thực hiện ở vài bệnh viện lớn như Bệnh viện 108, Bạch Mai, Việt Đức và
ở Sài gòn[7], [9]
Từ năm 1975-1992, hoạt động truyền máu và huyết học ở nước ta đã bắtđầu được triển khai ở một số bệnh viện Các bệnh viện trung ương và bệnh việntỉnh/thành phố có bộ phận Huyết học - Truyền máu làm nhiệm vụ: xét nghiệm
Trang 12huyết học, khám tuyển chọn người hiến máu, tiếp nhận, sàng lọc máu, phát máucho các khoa lâm sàng điều trị cho người bệnh Các cơ sở điều trị chủ yếu tựcung tự cấp máu: Nguồn máu từ người bán máu chuyên nghiệp chiếm trên 95%;phương tiện tiếp nhận máu bằng chai thủy tinh, lấy máu theo chu trình hở, thiếucác trang thiết bị bảo quản, lưu trữ máu Việc xét nghiệm các bệnh lây truyềnqua đường máu đã sàng lọc được một số bệnh: sốt rét, giang mai, viêm gan B.Công tác phát máu chủ yếu thưc hiện định nhóm máu hệ ABO và phản ứng chéo
ở điều kiện 22oCtrước truyền máu, chủ yếu sử dụng máu toàn phần truyền chongười bệnh[7], [9]
Từ năm 1993-2000,hoạt động truyền máu Việt Nam đã phát triển toàn diệntheo hướng tập trung, hiện đại và từng bước hội nhập với sự phát triển củangành truyền máu ở các nước trong khu vực và trên thế giới Ngày 24/1/1994,tại Viện Huyết học - Truyền máu TW đã phát động phong trào vận động hiếnmáu nhân đạo.Cho tới nay phong trào đang phát triển mạnh, ổn định và bềnvững Các hoạt động đổi mới trang thiết bị tiếp nhận máu và bảo quản máu đãđược triển khai: thay chai thủy tinh bằng túi dẻo để tiếp nhận máu (năm 1995);nhiều bệnh viện đã được trang bị hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản, vậnchuyển máu và huyết tương theo chương trình viện trợ của Chính phủLuxembourg (năm 1996) Công tác xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùngcho đơn vị máu trước truyền máu đã được các cơ sở thực hiện 5 bệnh (HIV,HBV, HCV, sốt rét, giang mai) theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 5năm (1993-1997)trên toàn quốc 100% đơn vị máu đã được sàng lọc đủ 5 bệnhnhiễm trùng, hạn chế tối đa các các bệnh lây truyền qua đường máu[7], [12].Tháng 12/2001, “Chương trình An toàn Truyền máu Quốc gia giai đoạn 2001-2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Năm 2007, Bộ Y tế ban hành
“Quy chế truyền máu” thay thế cho “Điều lệnh truyền máu”, làm cơ sở cho tất cảcác hoạt động chuyên môn của dịch vụ truyền máu trên cả nước[10]
Hiện nay phong trào hiến máu nhân đạo ở Việt Nam đang phát triển mạnh người hiến máu tình nguyện chiếm trên 90% tổng số người hiến máu Tại ViệnHuyết học - Truyền máuTW, tỷ lệ đơn vị máu tiếp nhận từ người hiến máu tìnhnguyện năm 2009 là 90,3% và tăng dần đến năm 2013 đạt 97,7% (175.095 đơn
-vị máu).Tổng số lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện đã tăng lên
Trang 13liên tục: năm 2013 là 179.161 đơn vị (gấp 1,9 lần so với năm 2009) Tại Trungtâm Truyền máu Chợ Rẫy tỷ lệ người hiến máu tình nguyện năm 2009 là 93,8%
và tăng dần đến năm 2011 đạt 99,8% (76.118 đơn vị)[9], [13], [14]
Trong cả nước, các trang thiết bị thu nhận, bảo quản máu cũng ngày càngđươc đổi mới, hiện đại Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên ngành Huyết học -Truyền máu cũng đã được bổ sung nhiều và được đào tạo chuyên sâu ở trongnước và nước ngoài [9] Công tác sản xuất và chuẩn hoá các chế phẩm máu baogồm: khối hồng cầu nghèo bạch cầu, khối tiểu cầu pool, khối tiểu cầu được tách
từ một cá thể trên hệ thống máy tự động, huyết tương tươi, huyết tương tươi đônglạnh, tủa lạnh và khối bạch cầu hạt trung tính
Tháng 9/2013, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 26/2013/TT-BYT (thay thế
“Quy chế truyền máu” năm 2007), thông tư này hướng dẫn hoạt động truyềnmáu và đã có sửa đổi, bổ sung một số quy định, kỹ thuật xét nghiệm hiện đạinhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền máu của Việt Nam [1]
Công tác truyền máu của các bệnh viện nói chung và tại Đa khoa Tỉnh ĐiệnBiên nói riêng đã được triển khai từ rất lâu, và đã phát huy hiệu quả rõ rệt, phục
vụ tốt cho công tác điều trị, đã kịp thời cứu sống được nhiều bệnh nhân và gópphần vào thành công của việc áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại: Phẫuthuật ghép tạng, cấp cứu, ngộ độc Ngày 09/2012, trung tâm Huyết học -Truyền máu thuộc bệnh viện Đa khoa Tỉnh Điện Biên được thành lập, từ đócông tác truyền máu ở Bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể Nguồn ngườihiến máu chủ yếu là cán bộ, nhân dân, sinh viên trong địa bàn tỉnh - nhữngngười có sức khỏe tốt, đã được tuyển chọn Vì vậy Trung tâm Huyết học -Truyền máu đã chủ động được nguồn máu an toàn, chất lượng cao cho cấp cứu,điều trị người bệnh Việc sản xuất các chế phẩm máu có bước phát triển, côngtác truyền máu lâm sàng từng bước được củng cố và đạt hiệu quả cao Đặc biệt,
Đa khoa Tỉnh Điện Biên nằm ở phía tây tổ quốc, đường xá hiểm trở, chủ yếu tựcung tự cấp nguồn máu, có nhiều trường hợp cấp cứu cần phải truyền máu cấpcứu và truyền máu số lượng lớn thì việc nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chế
Trang 14phẩm máu và tai biến truyền máu để đưa ra các biện pháp củng cố và nâng caohiệu quả của công tác truyền máu là việc làm cấp bách và vô cùng quan trọng.
1.2 An toàn truyền máu
1.2.1 Nhóm máu hệ hồng cầu
Hệ nhóm máu ABO:
Kháng nguyên hệ ABO
Năm 1901, Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO và đây là
hệ nhóm máu quan trọng nhất trong truyền máu,có 4 nhóm máu chính là A, B,
AB, O Tên nhóm máu là tên của kháng nguyên có mặt trên hồng cầu (2 khángnguyên chính là A và B) Hệ nhóm máu ABO có đặc điểm là trên hồng cầukhông có kháng nguyên nào thì trong huyết thanh có kháng thể tự nhiên chốnglại kháng nguyên đó.Sự có mặt kháng thể (kháng thể chống A, kháng thể chốngB) là tự nhiên, hằng định, không cần một sự miễn dịch cụ thể nào[8], [15], [55]
Để truyền máu được an toàn thì nhất thiết phải đảm bảo hòa hợp hệ nhómmáu ABO Đảm bảo hòa hợp miễn dịch trong truyền máu là không để phản ứngkháng nguyên - kháng thể xảy ra trong cơ thể người nhận máu Nguyên tắc làkhông đưa kháng nguyên vào cơ thể đã có kháng thể tương ứng, không đưakháng thể vào cơ thể có kháng nguyên tương ứng[55], [16]
Bảng 1.1 Đặc điểm các nhóm máu hệ ABO
Nhóm máu Kháng nguyên
trên hồng cầu
Kháng thể trong huyết thanh
Trang 15không có kháng nguyên tương ứng Có hai loại:
- Kháng thể tự nhiên: Đặc điểm của hệ nhóm máu ABO là trong huyết thanh cómặt các kháng thể tương ứng với các kháng nguyên vắng mặt trên màng hồngcầu, những kháng thể tự nhiên này xuất hiện khi trẻ sinh ra và tồn tại suốt đời,
+ Miễn dịch khác loài: khi tiếp xúc với các sinh phẩm nguồn gốc độngvật, các huyết thanh (kháng bạch hầu, uốn ván)…
Hệ nhóm máu Rh:
Hệ nhóm máu Rh có vai trò rất quan trọng trong truyền máu, sau hệ nhómmáu ABO.Năm 1940, Landsteiner và cộng sự đã phát hiện ra hệ nhóm máu
“Rh” trên loài khỉ Rhesus Giống như kháng nguyên A và B của hệ thống ABO,
sự có mặt hay vắng mặt kháng nguyên Rh là do di truyền[45], [47]
Nhóm máu hệ Rh là hệ thống nhóm máu phức tạp nhất gồm có 50 khángnguyên khác nhau Tuy nhiên, có 5 kháng nguyên quan trọng nhất là D,C, c,E, e
Bản chất kháng nguyên hệ Rh là các protein, các kháng nguyên này đượctrải rộng trên màng hồng cầu Kháng nguyên hệ Rh được phát triển một cáchkhá đầy đủ ngay từ những ngày đầu của thai kỳ và duy trì suốt đời
Người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi là người nhómmáu Rh(+) Người không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi làngười có nhóm máu Rh(-)
Kháng thể anti-D là kháng thể miễn dịch, bình thường không có tronghuyết tương của cả Rh(+) và Rh(-) Khi truyền máu Rh(+) cho người Rh(-) thì
Trang 16những người Rh(-) sẽ sản xuất kháng thể anti-D Sự tạo thành kháng thể anti-Dxảy ra chậm, khoảng sau 2- 4 tháng sau nồng độ kháng thể mới đạt đến tối đa.Nếu lần sau những người Rh(-) này lại nhận được máu Rh(+) thì các kháng thểanti-D trong cơ thể họ sẽ làm ngưng kết các hồng cầu cho Rh(+) và sẽ xảy raphản ứng truyền máu Như vậy, không được truyền Rh(+) cho người nhận Rh(-)nhưng có thể truyền máu Rh(-) cho người Rh(+).
Ngoài ý nghĩa trong truyền máu, kháng nguyên Rh đặc biệt là khángnguyên D còn có vai trò trong bệnh tan máu bẩm sinh Người mẹ có nhómRh(-)mang thai con có nhóm máu Rh(+) có thể sinh kháng thể chống D, do khichuyển dạ có hồng cầu của con đã lọt vào hệ tuần hoàn của mẹ, kích thích cơ thể
mẹ tạo kháng thể và gây tan máu khi mẹ mang thai đứa trẻ có nhóm máu Rh(+)
ở những lần mang thai sau
Ngoài ra, cho đến nay người ta phát hiện rất nhiều kháng nguyên Rh khácnhư: kháng nguyên D yếu, kháng nguyên D từng phần, kháng nguyên Cw, khángnguyên phức hợp…
Kháng thể hệ Rh(D) hầu hết là kháng thể miễn dịch IgG, trừ một tỷ lệ thấp
là IgM Kháng thể tự nhiên rất hiếm gặp
Hệ thống nhóm máu Kell
Hệ nhóm máu Kell có vai trò rất quan trọng trong thực hành truyền máu,chỉ sau hệ nhóm máu ABO và hệ Rh Có nhiều kháng nguyên hệ nhóm máuKell, các kháng nguyên này chỉ có mặt trên hồng cầu Tỷ lệ người có khángnguyên K rất thấp, tuy nhiên kháng thể miễn dịch chống K phản ứng rất mạnhvới hồng cầu mang kháng nguyên K và gây tan máu trong lòng mạch khi ngườibệnh được truyền máu không hòa hợp với hệ Kell Kháng thể chống K là khángthể miễn dịch, có bản chất là IgG, có thể lọt qua hàng rào nhau thai Bất đồngkháng nguyên K mẹ - con cũng là nguyên nhân gây tan máu vàng da ở trẻ sơsinh[16]
Hệ nhóm máu Kidd
Hệ nhóm máu Kidd gồm 3 kháng nguyên, có 2 kháng nguyên chính là Jka
và Jkb Hầu hết kháng thể của hệ nhóm máu Kidd có bản chất là IgG và đượcphát hiện bằng nghiệm pháp Coombsgián tiếp.Kháng thể chống Jka và Jkb
Trang 17thường gắn bổ thể Chúng có thể gây ra phản ứng truyền máu tan máu nghiêmtrọng ngay lập tức và cũng là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra phản ứngtruyền máu tan máu muộn Kháng thể chống Kidd rất nguy hiểm vì chúngthường không được phát hiện, do xu hướng giảm thấp trong huyết tương khikhông còn sự kích thích của kháng nguyên, nhưng khi có sự kích thích củakháng nguyên nó sẽ gây ra miễn dịch thứ phát và lúc đó cơ thể sẽ sản sinh ramột lượng kháng thể chống Kidd rất nhanh, với số lượng nhiều, do vậy có thểgây ra các cơn tan máu cấp trong lòng mạch[16], [17], [18].
Hệ nhóm máu Duffy
Hệ nhóm máu Duffy có nhiều kháng nguyên: Fya, Fyb, Fy3, Fy4, Fy5,Fy6; hai kháng nguyên chính là Fya, Fyb Ở người Việt Nam, tỷ lệ khángnguyên Fya là 99%; kháng nguyên Fyb là 14,8%
Kháng thể hệ Duffy là kháng thể miễn dịch, kháng thể chống Fya, Fyb cóbản chất là IgG, thích hợp hoạt động ở 37oC và có thể gây tan máu trong lòngmạch Kháng thể chống Fya là một kháng thể tương đối phổ biến, trong khikháng thể chống Fyb rất hiếm gặp, có thể gây phản ứng truyền máu tan máumuộn Kháng thể chống Fy5 đã được tìm thấy ở người da đen truyền máu nhiềulần, kháng thể chống Fy3 có thể gây ra phản ứng truyền máu tan máu cấp vàmuộn, còn kháng thể chống Fy5 gây phản ứng truyền máu tan máu muộn[48],[18], [19]
Kháng thể hệ Lewis thường là kháng thể tự nhiên IgM, hoạt động ở 22
-370C, sử dụng nghiệm pháp Coombs gián tiếp để phát hiện, có khả năng gắn bổthể nhưng được xếp vào loại các kháng thể ít gây tai biến truyền máu Tuynhiên, nếu truyền máu có kháng nguyên Lewis cho người đã có kháng thể miễn
Trang 18dịch do truyền máu hoặc chửa đẻ thì nguy cơ tai biến sẽ xảy ra Khi có bất đồngnhóm máu mẹ-con, kháng thể hệ Lewis không gây vàng da tan máu ở trẻ sơsinh[48], [19].
Hệ nhóm máu P 1 P k
Hệ nhóm máu P1Pkđược đặc trưng bởi 3 kháng nguyên là P1,P2, Pkvàchialàm 5 nhóm: nhóm P1, nhóm P2, nhóm P1k,nhóm P2k, nhóm p Các khángthể gồm kháng thể chống P, chống P1, chống Pk vàgặp kháng thể chống P1k.Các kháng thể này hiếm gặp nhưng có thể gây tai biến truyền máu[18], [19]
1.2.2 Máu và các chế phẩm máu
Máu toàn phần: là máu tĩnh mạch lấy với dung dịch chống đông từ
người hiến máu đã được tuyển chọn theo quy định
- Bảo quản máu toàn phần: ở nhiệt độ +2oC đến +6oC trong tủ lạnh chuyêndụng, trong 35 ngày với dung dịch chống đông CPDA-1 Khi bảo quản ở nhiệt
độ từ +20oC đến +24oC, hạn sử dụng không quá 24 giờ
- Chỉ định sử dụng máu toàn phần để điều trị cho người bệnh: Mất máukhối lượng lớn trên 30% thể tích máu,truyền thay máu,người bệnh cần truyềnhồng cầu nhưng không có sẵn khối hồng cầu
- Chống chỉ định: Nguy cơ quá tải tuần hoàn, suy tim[1], [16], [20]
Khối hồng cầu (KHC):Là máu toàn phần đã loại bỏ phần lớn huyết tương
và có/không bổ sung dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu KHC cũng có thểđượctiếp nhận bằng phương pháp gạn hồng cầu trên máy tách tế bào tự động.-Bảo quản: Bảo quản KHC đậm đặc như máu toàn phần
Bảo quản KHC có dung dịch bảo quản (adenin) ở nhiệt độ +2oC đến +6oCtrong thời gian 42 ngày nếu điều chế trong hệ thống kín, không quá 24 giờ nếuđiều chế trong hệ thống hở
- Chỉ định sử dụng: Thay thế hồng cầu đối với người bệnh thiếu máu cấp
và mạn tính, đặc biệt khi người bệnh có kèm tình trạng suy tim, suy thận,người già yếu, mắc bệnh lâu ngày
Trang 19- Chống chỉ định: KHC hòa loãng không được khuyến cáo khi truyền thaymáu cho tré sơ sinh[1], [16], [20].
Khối hồng cầu giảm bạch cầu:
Là khối hồng cầu được tách bạch cầu bằng phương pháp ly tâm loại bỏ trên70% bạch cầu có trong đơn vị máu toàn phần ban đầu, chứa ít hơn1,2×109bạchcầu trong mỗi đơn vị máu
- Bảo quản khối hồng cầu giảm bạch cầu: tùy thuộc kỹ thuật sử dụng.Bảoquản như máu toàn phần khi điều chế trong hệ thống kín hoặc chỉ được sử dụngtrong khoảng thời gian không quá 24 giờở nhiệt độ +2oC đến +6oC và không quá
6 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (18oC đến 24oC)kể từ khi điều chế trong hệthống hở
- Chỉ định sử dụng khối hồng cầu giảm bạch cầu để điều trị cho người bệnhtruyền máu nhiều lần nhằm làm giảm nguy cơ mẫn cảm với bạch cầu; giảm nguy
cơ lây nhiễm Cytomegalovirus, phòng ngừa bệnh ghép chống chủ ở người bệnhghép các cơ quan, tổ chức; người bệnh suy giảm miễn dịch [1], [16]
Khối hồng cầu rửa:
- Là khối hồng cầu được loại bỏ huyết tương bằng cách rửa nhiều lần (tốithiểu 3 lần) với dung dịch muối đẳng trương và được pha loãng bằng dung dịchmuối đẳng trương hoặc trong dung dịch bảo quản hoặc trong huyết tương phùhợp
- Bảo quản và hạn sử dụng: không quá 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ +2oCđến +6oC và trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ +20oC đến +24oC kể từ khikết thúc điềuchế trong hệ thống hở
- Chỉ định sử dụng: Thiếu máu tan máu miễn dịch có hoạt hóa bổ thể (thiếumáu kịch phát ban đêm), thiếu máu mạn tính có tiền sử truyền máu dị ứng với cácthành phần huyết tương (thiếu hụt Ig A bẩm sinh) [1], [16], [20]
Khối hồng cầu đông lạnh:
Trang 20- Là khối hồng cầu được bảo quản đông lạnh trong dung dịch bảo vệ hồngcầu đông lạnh có glyceron, bảo quản ở nhiệt độ dưới âm -60oC
- Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng khối hồng cầu đông lạnh:
Hạn sử dụng trong 10 năm, bảo quản với dung dịch glyceron 40% ở nhiệt
Hạn sử dụng không quá 24 giờ, ở nhiệt độ từ +2oC đến +6oC và không quá
6 giờ ởnhiệt độ phòng kể từ khi làm tan đông và rửa hồng cầu loại bỏ glycerontrong hệ thống hở
- Chỉ định sử dụngkhối hồng cầu đông lạnh cho người bệnh thiếu hồngcầu, kháng thể đồng loài bất thường chống hồng cầu có kháng nguyên tươngứng [1], [16]
Khối tiểu cầu (KTC):
- Khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần: được điều chế từ đơn vịmáu toàn phần bảo quản ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC trong 24 giờ kể từ khi lấymáu Số lượng tiểu cầu (SLTC) tối thiểu 140 × 109/đơn vị
Bảo quản: ở nhiệt độtừ 20oC đến 24oC có lắc liên tục trong thời giankhôngquá 5 ngày (điều chế trong hệ thống kín)
- Khối tiểu cầu gạn tách: là khối tiểu cầu lấy trực tiếp từ một người hiếnmáu bằng máy tách tế bào tự động Mỗi đơn vị khối tiểu cầu gạn tách 250 ml có
số lượng tiểu cầu tối thiểu 300×109; khối tiểu cầu gạn tách có thể tích từ 120 mlđến dưới 250 ml có số lượng tiểu cầu tối thiểu 150×109
Có nhiều loại KTC: KTC lọc bạch cầu, KTC chiếu xạ gamma, KTC hòahợp hệ HLA
- Chỉ định điều trị và dự phòng chảy máu do giảm số lượng và/hoặc chứcnăng tiểu cầu Khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến máu thường được dùng
Trang 21cho người bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, có nguy cơ đồng miễn dịch hệ HLA[1],[16], [20].
Khối bạch cầu hạt trung tính:
- Được điều chế từ các đơn vị máu toàn phần được bảo quản ở nhiệt độ
20oC đến 24oC trong 24 giờ kể từ khi lấy máu hoặc gạn tách trực tiếp từ mộtngười hiến máu bằng máy tách tế bào tự động
- Bảo quản và hạn sử dụng: ở nhiệt độtừ 20oC đến 24oC, không lắc, trongvòng 6 giờ kể từ thời điểm điều chế và trong vòng 24 giờ kể từ thời điểmlấymáu
- Chỉ định sử dụng: người bệnh nhiễm trùng nặng không kiểm soát đượcbằng liệu pháp kháng sinh,có giảm số lượng bạch cầu hạt dưới 0,5.109/lít [1],[16], [20], [21]
Huyết tương đông lạnh:
- Được điều chế từ đơn vị máu toàn phần hoặc bằng phương pháp gạn táchhuyết tương từ người hiến máu và được làm đông lạnh
- Bảo quản và hạn sử dụng:
Bảo quản ở nhiệt độ từ +2oC đến +6oC: hạn sử dụng không quá 14ngày từ thời điểm điều chế trong hệ thống kín và 24 giờ từ thời điểm điều chếtrong hệ thống hở;
Bảo quản ở nhiệt độ từ -18oC đến -25oC: không quá 12 tháng kể từ thờiđiểm lấy máu hoặc gạn tách huyết tương;
Bảo quản ở nhiệt độ từ -25oC trở xuống: hạn sử dụng không quá 24 tháng
từ thời điểm lấy máu hoặc gạn tách huyết tương
Không được đông lạnh lại huyết tương đã làm tan đông
- Chỉ định sử dụng: Tình trạng suy giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đôngcầm máu [1], [20], [21]
Huyết tương tươi đông lạnh (HTTĐL):
Trang 22- Là chế phẩm huyết tương được điều chế từ máu toàn phần hoặc bằngphương pháp gạn tách huyết tương từ người hiến máu và được làm đông lạnhhuyết tương trong khoảng thời gian tối đa 18 giờ từ khi lấy máu hoặc gạn táchhuyết tương HTTĐL chứa một lượng bình thường các yếu tố đông máu bềnvững, albumin và immunoglobulin; nồng độ yếu tố VIII ít nhất bằng 70% nồng
độ bình thường
- Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng:
Bảo quản ở nhiệt độ từ -18oC đến -25oC: hạn sử dụng không quá 12 tháng
từ thời điểm lấy máu hoặc gạn tách huyết tương;
Bảo quản ở nhiệt độ từ-25oC trở xuống: hạn sử dụng không quá 24 tháng từthời điểm lấy máu hoặc gạn tách huyết tương;
Đối với chế phẩm huyết tương tươi và HTTĐL đã làm tan đông: phải bảoquản ở nhiệt độ từ +2oC đến +6oC và sử dụng ngay trong vòng06giờ tính từ thờiđiểm bắt đầu làm tan đông (Thời gian làm tan đông không quá 45 phút, ở nhiệt
độ từ 30oC đến 37oC)
Không được đông lạnh lại sau khi đã làm tan đông
- Chỉ định sử dụng: Điều trị thay thế tình trạng thiếu, giảm một hay nhiềuyếu tố đông máu: bệnh gan, quá liều thuốc chống đông Warfarin, truyền máukhối lượng lớn, hemophilia B Đông máu rải rác trong lòng mạch(DIC), xuấthuyết giảm tiểu cầu huyết khối(TTP)[1], [20], [21], [56]
Tủa lạnh: Tủa lạnh là chế phẩm tách từ phần tủa hình thành trong quá
trình tan đông huyết tương tươi đông lạnh ở nhiệt độ từ 10oC trở xuống
- Bảo quản: Ở nhiệt độ từ -18oC trở xuống, không quá 12 tháng
Tủa lạnh đã làm tan đông: phải sử dụng ngay hoặc trong vòng 06 giờ tính
từ thời điểm bắt đầu làm tan đông và bảo quản tủa lạnh ở nhiệt độ từ +2oC đến+6oC (Làm tan đông ở nhiệt độ từ 30oC đến 37oC trong thời gian không quá 15phút) Không được đông lạnh lại sau khi làm tan đông
- Chỉ định sử dụng: Điều trị và dự phòng chảy máu do thiếu, giảm các yếutố: yếu tố VIII, yếu tố Von Willebrand, yếu tố XIII Điều trị bệnh đông máu rải
Trang 23rác trong lòng mạch (DIC), thiếu hụt fibrinogen, truyền máu khối lượng lớn[1],[16], [20], [22].
1.2.3 Sử dụng máu tại bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: sử dụng máu hợp lý, an toàn là chỉ định đúngthành phần máu, cho đúng người bệnh và vào thời điểm cần thiết Tuy nhiên,việc chỉ định sử dụng máu và các thành phần máu do các bác sỹ lâm sàng thựchiện [1], [16]
Máu rất cần thiết trong điều trị và cứu sống người bệnh khi mất máu nhiều
do chấn thương, bệnh lý sản khoa, nội khoa, phẫu thuật… và phát triển các kỹthuật y học hiện đại như ghép các cơ quan, tổ chức Nhưng truyền máu cũng cóthể gây nên những tai biến nguy hiểm do truyền nhầm nhóm máu, nhiễm cácbệnh lây truyền qua đường máu do giai đoạn cửa sổ huyết thanh, các phản ứngtrong và sau truyền máu: dị ứng, miễn dịch[1], [56] Sử dụng máu đúng chỉ định,không lạm dụng truyền máu để tránh những hậu quả không mong muốn sautruyền, tránh lãng phí nguồn máu quý hiếm và kinh tế của người bệnh
Sử dụng máu tại bệnh viện (truyền máu lâm sàng) bao gồm[1], [16]:
Lập kế hoạch về nhu cầu máu và chế phẩm
Xây dựng kế hoạch nhu cầu máu cho từng tuần, tháng, năm của từng khoa,phòng và bệnh viện
Chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu
Đây là nhiêm vụ của bác sỹ điều trị, là khâu rất quan trọng, góp phần trựctiếp nâng cao hiệu quả, an toàn truyền máu Bác sỹ điều trị cần tuân thủ cácnguyên tắc sau:
- Thực hiện theo Thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013 của
Bộ Y tếhướng dẫn hoạt động truyền máu
- Đánh giá đúng, chính xác tình trạng thiếu máu của người bệnh để xem xét
về sự cần thiết truyền máu, thành phần máu và số lượng máu sẽ chỉ định truyền[1], [16]
Trang 24Phát máu và các chế phẩm máu an toàn
Phải thực hiện đầy đủ và chính xác quy trình phát máu
Truyền máu tại giường bệnh
Bác sỹ điều trị và điều dưỡng viên phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu, địnhnhóm máu, theo dõi truyền máu, phát hiện, xử trí kịp thời các bất thường, tai biếnkhông mong muốn xảy ra trong và sau truyền máu [16], [20]
Theo dõi sau truyền máu
Theo dõi tình trạng lâm sàng và xét nghiệm máu nhằm phát hiện sớm các phảnứng không mong muốn do truyền máu
Các hoạt động trên cần thực hiện tốt và phối hợp hài hòa, đảm bảo tính hợp
lý, khoa học dưới sự chỉ đạo của hội đồng truyền máu bệnh viện để truyền máuthực sự an toàn và hiệu quả
Hội đồng Truyền máu bệnh viện:
Là hội đồng khoa học được giám đốc bệnh viện quyết định thành lập, cóvai trò tư vấn cho lãnh đạo bệnh viện thiết lập và duy trì thực hiện các quy định
về đảm bảo an toàn truyền máu
Ngày 7/4/2000,Tổ chức Y tế Thế giới tại châu Âu đã thành lập Văn phòngHợp tác ở Birmingham (Anh), gồm các chuyên gia truyền máu từ nhiều nướcchâu Âu, có nhiệm vụ tư vấn truyền máu nhằm đem lại hiệu quả và an toàn Vấn
đề quản lý chất lượng trong công tác truyền máu cũng đã được đặt ra tại một sốnước Mục đích của công tác này là tạo được các chế phẩm máu và dịch vụtruyền máu đảm bảo chất lượng, có tính ổn định, đáp ứng nhu cầu điều trị ngàycàng tăng Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc quản lý chất lượng đồng
bộ theo tiêu chuẩn và chất lượng ISO (International Organization forStandardization) là rất cần thiết[1], [57]
Hệ thống cảnh báo về nguy cơ truyền máu đã được áp dụng ở nhiều nướctrên thế giới: ở Pháp (1992) và Anh (1996), với mục đích là thu nhập thông tin
về những tác dụng phụ do truyền máu và đưa ra những khuyến cáo nhằm giảm
Trang 25thấp những hậu quả này Hiện nay, hệ thống kiểm soát các tai biến không mongmuốn do truyền máu đã được triển khai rất thành công ở các nước: Pháp,Canada, Đức, Nhật, Đan Mạch, Nam Phi, Anh, Phần Lan, New Zealand, Nga,Ireland, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Bỉ, Thái Lan… Tại Việt Nam, đã
có một số bệnh viện thành lập hội đồng truyền máu bệnh viện để kiểm soát cáctai biến không mong muốn do truyền máu nhưng thực hiện còn chưa đầy đủ vàchưa tốt [1], [57]
Bằng mọi biện pháp, các trung tâm truyền máu - dịch vụ truyền máu đềumong muốn máu và các chế phẩm máu mang lại hiệu quả điều trị cao nhất chongười bệnh[1], [21]
Như vậy, để đảm bảo công tác an toàn truyền máu cần có các trung tâmtruyền máu, các cơ sở truyền máu được đầu tư trang thiết bị đầy đủ và hiện đạicùng với việc liên tục đào tạo, bồi dưỡng cácnhân viên y tế thường xuyên Côngtác quản lý chất lượng truyền máu cũng là vấn đề quan trọng và cần đượcthường xuyên quan tâm
1.3 Tình hình nghiên cứu về sử dụng và tai biến truyền máu, chế phẩm máu ở Việt Nam
1.3.1 Nghiên cứu tình hình sử dụng máu
Công tác nghiên cứu về sử dụng máu, chế phẩm máu đã có một số tác giảnghiên cứu tại các thời điểm và địa điểm khác nhau:
Tác giả Nguyễn Thị Hồng (2006) “Nghiên cứu tình hình sử dụng máu vàcác sản phẩm máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện BạchMai”[25]từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2006cho thấyBệnh viện Bạch Mai đã sửdụng 45.318 đơn vị máu và các sản phẩm, nhiều nhất là khối hồng cầu (57,9%),huyết tương (24,9%) và khối tiểu cầu (12,3%) Nhóm máu được sử dụng nhiềunhất là nhóm O (44,5%) Máu toàn phần, khối hồng cầu và khối tiểu cầu được
sử dụng nhiều nhất ở khoa Huyết học -Truyền máu và huyết tương được sử dụngnhiều nhất ở khoa Điều trị tích cực
Trang 26Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Liên (2014)“Nghiên cứu tình hình sửdụng máu và việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu tại bệnhviện đa khoa Hà Đông (2011-2014)”:tỷ lệ sử dụng máu trong cấp cứu cao(45,4%); số đơn vị chế phẩm máu sử dụng trung bình là 6,08 đơn vị/giường bệnh
và 0,13 đơn vị/người bệnh; KHC sử dụng nhiều nhất (61,01%) Tỷ lệ sử dụngKHC, KTC ở khoa Huyết học lâm sàngnhiều nhất(35,44%; 49,22%) Chế phẩmhuyết tương sử dụng nhiều ở khoa Ngoại tổng hợp (21,96%), Nội tiêu hóa(19,32%), Hồi sức tích cực (16,16%)[26]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh (2014) “Nghiên cứu tình hình sử dụngkhối hồng cầutại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”: tỷ lệ sử dụng KHC tại các khoalâm sàng chiếm tỷ lệ 78,6%; HTTĐL chiếm tỷ lệ 15,8% và KTC chiếm tỷ lệ5,6%; Không sử dụng đơn vị tủa lạnh[27]
Tác giả Lưu Thị Tố Uyên (2016) “Nghiên cứu tình hình sử dụng máu, chếphẩm máu tại Bệnh viện Việt Đức 2015-2016”: tỷ lệ sử dụng KHC tại các khoalâm sàng chiếm tỷ lệ 58,31%; HTTĐL chiếm tỷ lệ 38,64%; KTC chiếm tỷ lệ2,98%; tủa lạnh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,07% Tỷ lệ sử dụng KHC, HTTĐL,KTC ở khoa Hồi sức sau mổ chiếm tỷ lệ nhiều nhất tại các khoa lâm sàng sửdụng chế phẩm máu lần lượt là (16,98%; 21,37% và 34,86%) Chế phẩm huyếttương sử dụng nhiều ở khoa Ngoại tổng hợp (21,96%), Nội tiêu hóa (19,32%),Hồi sức tích cực (16,16%)[28]
Các tác giả đã khái quát thực trạng sử dụng và kiến nghị các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền máu
1.3.2 Các nghiên cứu về tai biến truyến máu
Tác giả Mai Văn Tư (2003) “Nghiên cứu tình hình bảo quản, sử dụng máu
và sản phẩm máu của Viện Huyết học- truyền máuTW tại hai cơ sở điều trị (Bệnhviện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội)’’cho kết quả tỷ lệ phảnứng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam trên 150 lượt truyền là 3,34% và Bệnhviện Hữu Nghị Hà Nội trên 200 lượt truyền máu là 2,00% [29]
Tác giả Nguyễn Thị Hồng (2006) “Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và các sảnphẩm máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai’’ từ tháng1/2005 đến tháng 6/2006 cho thấy trong 4.137 đơn vị máu và các sản phẩm đã
sử dụng thì: tỷ lệ xảy ra phản ứng trong truyền là 1,04%, gặp nhiều nhất là mẩn
Trang 27ngứa (83,7%) Tỷ lệ phản ứng xảy ra cao nhất với máu toàn phần (3,4%) và khốitiểu cầu (3%)[25]
Tác giả Nguyễn Ngọc Sáng, Trần Thị Ngọc Hoà nghiên cứu “Tai biến xảy
ra trong thực hành truyền máu và các chế phẩm của máu tại khoa Nhi B, Bệnhviện Trẻ em Hải Phòng từ 1/1/2004 đến 30/6/2006” Kết quả cho thấy tai biến dotruyền máu và chế phẩm của máu thường gặp là: sốt rét run (6,9%), mẩn ngứa(4%), sốc (0,5%) Không có tử vong do tai biến truyền máu Tai biến xảy ra chủyếu ở bệnh nhân truyền máu nhiều lần[30]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh (2014) “Nghiên cứu tình hình sử dụngkhối hồng cầutại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”: tỷ lệ tai biến sớm xuất hiện khitruyền khối hồng cầu là 1,4% trên tổng số 1089 lượt truyền trong đó triệu chứng sốt
là gặp chủ yếu và không gặp tai biến nặng như sốc, tụt huyết áp[27]
1.3.3 Các biện pháp để hạn chế tai biến truyền máu:
- Vận động hiến máu tình nguyện: Tuyên truyền vận động để người cho
máu tình nguyện không lấy tiền, họ tự sàng lọc được nguy cơ mắc bệnh nhiễmtrùng qua truyền máu Đây là biện pháp quan trọng để có nguồn người cho máu
an toàn
- Sàng lọc:Sử dụng kỹ thuật hiện đại Thời kỳ cửa sổ của từng loại virus
phụ thuộc vào kỹ thuật phát hiện Kỹ thuật mới, hiện đại cho phép rút ngắn giaiđoạn cửa sổ (ví dụ đối với sàng lọc virus HIV bằng kỹ thuật ngưng kết, thời giancửa số là trên 1 tháng nhưng nếu sử dụng kỹ thuật PCR, thời gian cửa sổ chỉ 1tuần) Sử dụng sinh phẩm, kit sàng lọc có độ nhạy cao Trong việc xét nghiệm đểchẩn đoán, thường người ta chú trọng đến độ đặc hiệu của xét nghiệm, của sinhphẩm Trong sàng lọc máu người ta chú ý nhiều đến độ nhạy để không bỏ sót.Chiến lược phòng lây nhiễm HIV và tác nhân khác qua truyền máu là phối hợpviệc lựa chọn người cho an toàn và sử dụng kỹ thuật sàng lọc tiên tiến với kít,sinh phẩm có độ nhạy cao
- Sản xuất chể phẩm để tách từng loại thành phần Việc tách riêng từng
thành phần máu giúp bảo quản tốt, an toàn, giúp loại bỏ những thành phần
Trang 28không cần thiết mà có nguy cơ mang tác nhân gây bệnh ví dụ bạch cầu là tế bàođích của HIV, nên dùng chế phẩm loại bạch cầu sẽ an toàn hơn.
- Bảo quản: đúng điều kiện, đúng thời gian: Một số thành phần máu như
tiểu cầu,bạch cầu đòi hỏi bảo quản ở 22oC Tuỳ theo cách điều chế mà thời hạnbảo quản khác nhau Nếu điều chế theo hệ thống hở phải sử dụng trong ngàytránh để lâu dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn
- Sử dụng máu: Chỉ định đúng truyền máu cũng góp phần quan trọng
trong việc tránh lây bệnh Chỉ sử dụng máu khi thực sự cần và cần thành phầnnào truyền thành phần đó
- Biện pháp khác: Để tránh lây lan qua truyền máu, hiện nay người ta còn
sử dụng một số biện pháp: truyền máu tự thân, bất hoạt virus bằng nhiệt với cácchế phẩm huyết tương Người ta cũng đã nghiên cứu sử dụng một số hoá chất đểphá huỷ tác nhân gây bệnh trong chế phẩm máu
1.3.4 Tại Bệnh viện tỉnh Điện Biên
Để đề phòng và hạn chế các tai biến có thể xảy ra trên lâm sàng, Bệnh việncũng đã triển khai đầy đủ các biện pháp trên:
- Trung tâm Huyết học - Truyền máu của bệnh viện tiếp nhận >90% nguồnmáu từ người hiến máu tình nguyện, mà chủ yếu là cán bộ, nhân dân, sinh viêntrên địa bàn tỉnh, trang thiết bị đầy đủ để tách các thành phần của máu, sử dụng
và bảo quản theo đúng quy định Bệnh viện chỉ truyền các chế phẩm máu, khôngtruyền máu toàn phần
- Triển khai và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm đảm bảo phát máu an toàntheo thông tư số 26/2013/TT-BYT bao gồm: Định nhóm máu hồng cầu hệ ABObằng 2 phương pháp (huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu) và Rh trên ống nghiệm;thực hiện đầy đủ các xét nghiệm hòa hợp miễn dịch: ở môi trường nước muốisinh lý, điều kiện 22oC và 37oC; phản ứng hòa hợp ở điều kiện Anti HumanGlobulin (AHG)…
Trang 29+Hội đồng Truyền máu bệnh viện được thành lập, đã phổ biến các quyđịnh quy chế liên quan đến hoạt động truyền máu.