1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HƯỚNG dẫn ôn THI môn LUẬT NGÂN HÀNG đã chuyển đổi

7 167 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 321,44 KB

Nội dung

Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập. Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập. Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập.Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập.Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập.Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập.Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập.Đây là tài liệu ôn tập Luật Ngân hàng Với các dạng bài tập mẫu câu hỏi nhận định có thể giúp sinh viên định hướng được cách thức học tập.

Trang 1

HƯỚNG DẪN ÔN THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

A LÝ THUYẾT (3điểm)

Câu 1 Cho ví dụ về 1 qua hệ pháp luật ngân hàng và phân tích cấu thành của QHPL

ngân hàng đó

Câu 2 Phân biệt sự khác nhau giữa luật ngân hàng và luật dân sự

Câu 3 Phân biệt sự khác nhau giữa ngân hàng trung ương của nước Mỹ với Ngân hàng trung ương của Việt Nam

Câu 4 Phân biệt giữa trụ sở chính với chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam

Câu 5 So sánh giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam với Bộ và cơ quan ngang bộ

Câu 6 Phân biệt thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng

Câu 7 Tại sao nói ngân hàng nhà nước Việt Nam là ngân hàng của mọi ngân hàng? Câu 8 Tại sao ngân hàng nhà nước Việt Nam lại mua một số ngân hàng với giá 0 đồng? Câu 9 Thông qua các quy định pháp luật hiện hành anh/chị hãy nêu các điều kiện để

thành lập đối với từng tổ chức tín dụng Việt Nam

Câu 10 Có N chủ thể góp vốn với mong muốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần

Căn cứ theo quy định của pháp luật, anh/chị hãy tư vấn cho chủ thể N

Câu 11 Tại sao các tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật?

Câu 12 Phân biệt hoạt động thành lập TCTD và hoạt động thành lập của các doanh

nghiệp kinh doanh khác

Câu 13 Phân biệt TCTD là ngân hàng với TCTD là phi ngân hàng

Câu 14 Phân biệt TCTD là tài chính vi mô với TCTD là QTDND

Câu 15 Tại sao hoạt động cho vay TCTD cần xác định điều kiện, mục đích vốn vay? Câu 16 Tại sao nói bảo lãnh ngân hàng góp phần hạn chế sử dụng nguồn vốn lưu động

và tiền mặt của DN?

Câu 17 Cho một ví dụ và chỉ rõ về hoạt động cho thuê tài chính

Câu 18 Chỉ ra sự khác nhau giữa hoạt động bảo lãnh của NHNNVN với hoạt động bảo

lãnh của các TCTD

Câu 19 Phân biệt hoạt động bảo lãnh của TCTD với hoạt động bảo lãnh trong BLDS

2015

Câu 20 Cho ví dụ về chiết khấu kỳ hạn và bảo lưu quyền truy đòi

Câu 21 Phân biệt giữa cho thuê tài chính với cho vay trong tổ chức tín dụng

Câu 22 Phân biệt giữa cho thuê tài chính trong TCTD với cho thuê tài chính trong dân

sự

Câu 23 Phân biệt sự khác nhau giữa bao thanh toán với cho thuê tài chính

Câu 24 Phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với hoạt động kinh doanh khác trong

nền kinh tế

Trang 2

Câu 25 Phân biệt ngân hàng một cấp và ngân hàng hai cấp

Câu 26 Nêu những ưu, nhược điểm của mô hình NHTW thuộc Chính phủ với NHTW

độc lập với Chính phủ?

Câu 27 Anh (chị) hãy trình bày cơ cấu tổ chức của TCTD là ngân hàng, TCTD là phi

ngân hàng Qua đó, phân biệt với loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật doanh nghiệp

Câu 28 Phân biệt hoạt động thành lập TCTD và hoạt động thành lập của các doanh

nghiệp kinh doanh khác

Câu 29 Anh (chị) hãy cho biết thủ tục và thẩm quyền thành lập TCTD phi ngân hàng, tổ

chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam

Câu 30 Phân tích các chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Câu 31 Phân biệt giữa hoạt động cho vay trong Tổ chức tín dụng với trong dân sự

Câu 32 Kiểm soát đặc biệt là gì? Tại sao phải áp dụng kiểm soát đặc biệt đối với các tổ

chức tín dụng

Câu 33 Chứng minh Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một pháp nhân

Câu 34 Cho ví dụ và qua đó phân biệt các hình thức huy động vốn của TCTD

Câu 35 Phân biệt giữa cho vay trong tổ chức tín dụng với chiết khấu

Câu 36 Phân biệt giữa vay trong TCTD với vay trong NHNN

Câu 37 So sánh cho vay cứu cánh và cho vay tái cấp vốn

Câu 38 So sánh giữa bao thanh toán với chiết khấu giấy tờ có giá

Câu 39 Phân tích rủi ro trong bao thanh toán

Câu 40 So sánh phương thức cho vay thông thường và cho vay trong bao thanh toán Câu 41 Hãy cho biết các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Lấy ví dụ minh

họa?

Câu 42 Phân biệt các hình thức huy động vốn trong TCTD

B NHẬN ĐỊNH (3điểm)

Dựa vào quy định pháp luật hiện hành, Anh/chị hãy cho biết những khẳng định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 Tổng giám đốc ngân hàng thương mại có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng ban kiểm soát

2 Tất cả NHTM được phép kinh doanh vàng

3 Tỷ giá hối đoái do NHNN Việt Nam quyết định

4 NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành trái phiếu chính phủ

5 Công ty con của NHTMCP do hội đồng quản trị quyết định thành lập

6 Sau khi được cấp giấy phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh

doanh

7 NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất điều hành tỷ giá hối đoái

8 Cổ đông phổ thông có quyền phát hành cổ phần đã góp trong NHTMCP

Trang 3

9 Công ty tài chính có quyền nhận tiền gửi của mọi cá nhân, tổ chức

10 Quốc hội quyết định vốn pháp định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

11 Ngân hàng hợp tác xã được thành lập dưới hình thức ngân hàng hợp tác xã

12 Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị là người thuộc tổ chức tín dụng đó

13 Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của NHTMCP

14 NHTM được sử dụng mọi nguồn vốn để góp vốn mua cổ phần

15 Đối tượng cho vay của NHNN là mọi cá nhân, tổ chức

16 NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất có quyền mở tài khoản cho các TCTD trong và ngoài nước

17 Thời hạn cấp giấy văn phòng đại diện là 180 ngày

18 NHTM có quyền thành lập công ty con kinh doanh bảo lãnh chứng khoán

19 Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm trưởng ban kiểm soát

20 NHNN Việt Nam đại diện cho chính phủ Việt Nam tại quỹ tiền tệ quốc tế

21 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP do đại diện Hội đồng cổ đông quyết định

22 Công ty tài chính không được phát hành thẻ tín dụng

23 Trường Đại học Ngân hàng TPHCM là đơn vị sự nghiệp thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam

24 Tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành là 40% tổng số tài sản có của công ty cho thuê tài chính

25 Vốn pháp định của ngân hàng chính sách là 3000 tỷ đồng

26 NHTMCP có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức

27 Ngân hàng mẹ phải có ít nhất 10 tỷ đô la mỹ để được cấp phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam

28 Việc tiêu hủy tiền có thể do NHNN hoặc tổ chức tín dụng thực hiện

29 Vốn pháp định của NHNN Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành là 5000

tỷ đồng

30 Ngân hàng trong nước được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần

31 Công ty tài chính được thực hiện bảo lãnh ngân hàng

32 Công ty tài chính vi mô được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần

33 Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký kết quyết định thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

34 NHTM được vay vốn tại NHNN dưới mọi hình thức

35 Ngân hàng chính sách được thành lập vì mục đích lợi nhuận

36 NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tại Việt Nam

37 Vốn pháp định của quỹ tín dụng nhân dân là 0,1 tỷ đồng

38 Nhà nước có quyền tiến hành kinh doanh ngân hàng

39 NHNN Việt Nam có quyền tiến hành kinh doanh ngân hàng

Trang 4

40 NHNN Việt Nam thực hiện thị trường mở để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

41 NHNN Việt Nam tái cấp vốn cho NHTM bằng cách cho vay, chiết khấu, bảo lãnh

42 Công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi dưới 12 tháng

C BÀI TẬP (4điểm)

Bài 1 NHTMCP A có chi nhánh tại tỉnh B Chi nhánh này đã ký kết hợp đồng tín dụng

số 123/HĐTD với CTCP C Một trong những nội dung của hợp đồng tín dụng số

123/HĐTD là ngân hàng có thể giảm lãi suất tiền vay cho Công ty C nếu công ty trả được

nợ và gốc trước hạn trong hợp đồng 03 tháng

1 Thỏa thuận lãi suất trong hợp đồng tín dụng số 123/HĐTD giữa Chi nhánh NH A với CTCP C có hợp pháp không? Tại sao?

2 Giả sử trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty C thường xuyên không trả gốc

và lãi đúng hạn nên chi nhánh NH A đã thu hồi vốn trước hạn Bình luận về việc

thu hồi vốn trước hạn của chi nhánh NHTMCP A

3 Giả sử trong quá trình theo dõi việc sử dụng vốn vay của CTCP, chi nhánh ngân

hàng phát hiện Công ty C lâm vào tình trạng phá sản nên đã quyết định nộp đơn

yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty C Theo quy định pháp luật hiện hành,

Chi nhánh NHTMCP A có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty C không? Tại sao?

Bài 2 Bà A là chủ sở hữu 100.000 trái phiếu Chính phủ và đang cần tiến hành để thanh

toán các khoản đến hạn, bà dự đinh đem số trái phiếu này làm tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng

1 Hãy tư vấn bà A lựa chọn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phù hợp

2 Giả sử đến hạn thanh toán nợ theo hợp đồng, bà A không thanh toán được nên ngân hàng đã đem bán trái phiếu này để thu hồi nợ nhưng bà A phản đối với

lý do thời hạn của trái phiếu chưa hết

Bình luận việc bán trái phiếu để thu hồi vốn của ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành

3 Giả sử ngân hang và bà A không thống nhất được phương thức xử lý tài sản bảo đảm nên ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân để thu hồi nợ

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này, biết rằng bà A có hộ khẩu

thường trú tại số 89 đường Nguyễn Tất Thành, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; ngân hàng có trụ sở tại số 100 đường Nguyễn Huệ, Tp Huế tỉnh, Thừa Thiên Huế

Bài 3 CTCP A có nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty đã đến

chi nhánh NHTMCP B đề nghị vay vốn, tài sản đảm bảo cho khoản vay trên là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là khu nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty

Trang 5

Theo thỏa thuẩn trong hợp đồng, tiền lãi sẽ được trả hàng tháng, nợ gốc sẽ trả thành

04 đợt, trong quá trình sử dụng vốn vay, công ty A nhiều lần không thanh toán nợ gốc nên ngân hàng B đã chuyển khoản nợ chưa trả thành nợ quá hạn và tính lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng công ty A cho rằng, việc tính lãi suất quá hạn theo thỏa thuận là trái quy định của pháp luật Hai bên không thống nhất được phương án giải quyết nên ngân hàng B đã khởi kiện công ty A ra tòa án nhân dân yêu cầu công ty A thanh toán nợ và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Trường hợp công ty A không thanh toán được nợ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

1 Xác định các điều kiện để công ty A được vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành

2 Thỏa thuận lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn của các bên có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích tại sao?

3 Cho biết biện pháp xử lý tài sản bảo đảm hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và công ty A Biết rằng, trong trường hợp hợp đồng thế chấp các bên không có thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm

Bài 4 NHTMCP A hiện đang thiếu hụt nguồn vốn và phương tiện thanh toán Để giải

quyết nguồn vốn thiếu hụt này, ngân hàng đưa ra chương trình khuyến mại đặc biệt nhằm

thu hút nguồn tiền gửi của dân cư Hãy:

1 Tư vấn cho ngân hàng A những cách thức để giải quyết thiếu hụt nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành

2 Giả sử rằng, sau khi ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán nhưng không mang lại kết quả dẫn đến ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả nên Hội đồng quản trị ngân hàng đã quyết định nộp đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản đối với ngân hàng Bình luận về cách giải quyết của Hội đồng

quản trị ngân hàng A và đưa ra biện pháp giải quyết tình trạng theo quy định pháp luật hiện hành

Bài 5 Anh A là viên chức Đại học Luật tới ngân hàng B vay 200 triệu để xây nhà Anh A

không có tài sản bảo đảm để làm tài sản bảo đảm

Ngân hàng B có thể cho A vay và sử dụng biện pháp tín chấp được không?

Bài 6 Bà B tới NHTMCP C đề nghị vay 1 tỷ A sử dụng QSD đất làm TSBĐ NH C tiến

hành thẩm định TSBĐ của B được 1 tỷ

1 Ngân hàng C sẽ cho bà B vay bao nhiêu trong trường hợp trên?

Trang 6

2 Giả sử bà B sử dụng 5 giấy chứng nhận QSD đất giả tới 5 ngân hàng làm tài sản bảo đảm với khoản tiền 5 tỷ Xác nhận trách nhiệm của bà B trong trường hợp trên?

Bài 7 CTCP A sử dụng QSH nhà, QSD đất làm tài sản bảo đảm để vay vốn tại NHCP B

trong Hợp đồng tín dụng 124 Sau đó 2 bên thỏa thuận vay trong Hợp đồng tín dụng 678 Việc một tài sản bảo đảm tham gia 2 hoặc nhiều HĐTD được không? Tại sao?

Bài 8 Công ty TNHH M tới NH C đề nghị vay 4 tỷ, Tài sản bảo đảm là quyền sở hữu

nhà và quyền sử dụng đất theo thẩm định là 6 tỷ Hợp đồng được ký kết xác định ngày trả

nợ là 05/05/2018 Trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp thiếu vốn nên đề nghị ngân hàng cho vay thêm 2 tỷ, NH đồng ý và ký kết HĐTD với ngày trả 05/05/2019

1 Đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ HĐ 1, DN không thực hiện được HĐ 2 có chấm dứt không? Tại sao?

2 Xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?

Bài 9 ABC thành lập công ty TNHH 2thành viên D Công ty D tới NHTMCP E đề nghị

bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng NH E đồng ý bảo lãnh với điều kiện công ty D phải có TSBĐ Việc yêu cầu của NH là đún hay sai? Tại sao?

Bài 10 Công ty TNHH 1TV A tới NH B đề nghị vay 3 tỷ Theo đó, tài sản công ty có

được là 400 tấn cà phê

1 Theo anh/chị biện pháp bảo đảm trong trường hợp trên là biện pháp nào? Vì sao?

2 Giả sử trong quá trình thẩm định tài sản bảo đảm, nhân viên của ngân hàng B không xem xét kỹ lưỡng dẫn tới không đúng số lượng về tài sản bảo đảm Xác định trách nhiệm của các bên

D VBPL MANG VÀO PHÒNG THI

1) Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

2) Luật các tổ chức tín dụng 2010 (Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung 2017) 3) Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm

4) Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

5) Thông tư 04/2013/TT-NHNN

6) Thông tư 21/2016/TT-NHNN

Trang 7

7) Thông tư 33/2016/VBHN-NHNN

8) Thông tư 07/2015/TT-NHNN

9) Thông tư 13/2017/TT-NHNN

10) Thông tư 39/2016/TT-NHNN

11) Thông tư 43/2016/TT-NHNN

12) Nghị định 96/2014 xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng 13) Một số VBPL khác (nếu có)

……….Chúc các em có một kỳ thi đạt kết quả ………

Lưu ý: Tất cả nội dung trên mang tính định hướng các em lưu ý học và xem toàn bộ

những gì đã được học và xem các dạng bài tập trong quá trình đã được học trên lớp Mọi nội dung hướng dẫn trên dựa theo đúng đề cương chi tiết học phần, các em tham

khảo và không được phát tán hoặc sao chép dưới bất kỳ hình thức vì ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI mà là cách định hướng để các em tham khảo

Người hướng dẫn: Trần Văn Từ - K40G

Ngày đăng: 23/04/2020, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w