1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.pdf

37 509 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 537,61 KB

Nội dung

Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á Cũng như các mặt hàng lương thực khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung trong nước để đảm bảo an ninh lương thực Do vậy, khối lượng gạo trao đổi chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới Trong thương mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương đương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng hóa

Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng Trong 10 năm (1991 – 2001), bình quân diện tích tăng 1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượng tăng 5%/năm Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 726 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô)

Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn là một lựa chọn hướng về xuất khẩu Dư cung gạo không phải bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường xuất khẩu mà chủ yếu từ chính sách an ninh lương thực Do vậy trong sản xuất lúa gạo từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chủ yếu chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến các giống gạo ngon có giá trị xuất khẩu cao (những giống gạo thường cho năng suất thấp)

Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo có hiệu qủa tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết

Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới” để bảo vệ luận văn ngày ra trường

Kết cấu luận văn: ngoài mở đầu và kết luận , chia thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở khoa học của việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo

Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới

Trang 2

Điều này chỉ rõ vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới và trong đời sống kinh tế quốc tế

2 Vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế nước Việt Nam

Trang 3

Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa nhất thế giới Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân

Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương thực Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực

Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân

Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trí của lúa gạo Việt Nam: lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lương thực cho cả nước và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân Từ đó, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, như: chính sách đầu tư vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ Lúa gạo đã được đưa vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia (như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu) Nhờ đó, từ năm 1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Cũng do thực hiện thực hiện chương trình lương thực, Việt Nam đã biến từ nước nhập lương thực hàng năm khoảng 1 triệu tấn thành nước xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm

II NHU CẦU GẠO CỦA THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 1 Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới

Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước đang phát triển hoặc kém phát triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo ở các nước đó còn thiếu

Nhìn chung, khối lượng tiêu dùng gạo đã ở mức bão hoà ở các nước phát triển Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), mức tiêu thụ gạo toàn cầu từ năm 1998 – 2002 chỉ tăng 5,5%, từ 387,145 triệu tấn năm 1998/1999 lên 408,764 triệu tấn năm 2002/2003, trong đó khu vực Bắc Mỹ cũng tăng 1,1%, châu Mỹ La Tinh tăng 8,9%, EU tăng 5,3%, Các nước

Trang 4

thuộc Liên Xô cũ tăng 15,2%, Trung Đông tăng 15,7%, Bắc Phi tăng 18,7%, các nước Châu Phi tăng 27,1%, Nam Á tăng 5,9%, các nước Châu Á khác tăng 3,4%, Châu Úc giảm 14,7%và các nước thuộc Đông Âu giảm 2,2%

Theo đánh giá chung, mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người trên thế giới là 58% kg/người/năm Tại các nước Viễn Đông, châu Á hiện nay ổn định ở mức 95 kg/người/năm, Trung Quốc là 94kg/người/năm, Ấn Độ là 76kg/người/năm, cận Đông và Châu Á là 20kg/người/năm, Châu Phi là 17kg/người/năm, Mỹ La Tinh là 26kg/người/năm, Mỹ là 19,7kg/người/năm, Thái Lan là 106kg/người/năm

Gạo chủ yếu được tiêu dùng ở châu Á, chiếm khoảng gần 90% lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó Nam Á chiếm khoảng 29% Tỷ trọng tiêu thụ gạo ở các khu vực khác tương đối thấp : châu Mỹ chiếm khoảng 5%, châu Phi 4,3%, SNG (Liên Xô cũ) và Đông Âu 0,4%, Trung Đông 1,7% và EU Là 0,6%

Bảng 1: Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước (quy gạo xay theo niên vụ)

Nguồn : FAS, USDA, tháng 5 năm 2003

2 Tình hình xuất – nhập khẩu gạo trên thế giới

2.1.Tình hình nhập khẩu gạo

Trang 5

Theo dự báo của USDA(Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), lượng gạo nhập khẩu toàn cầu năm 2003 sẽ đạt mức 26,8 triệu tấn, giảm 5% so với 28,1 triệu tấn năm 2002 do nhu cầu nhập khẩu từ nhiều nước nhập khẩu chính do sản lượng nội địa tăng và chính phủ các nước khuyến khích sản xuất trong nước bắng nhiều biện pháp như trợ cấp, trợ giá, giảm giá vật tư nông nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật…

Cũng theo dự báo trên, niên vụ 2002/2003, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu ước tính khoảng 26,334 triệu tấn Nhu cầu nhập khẩu gạo chủ yếu là ở các nước Châu Phi, Trung Đông và Châu Á, trong đó nhập khẩu gạo ở các nước Châu Phi và Trung Đông chiếm đến 42% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu Trong khi đó, Châu Á sản xuất đến trên 90% lượng gạo trên thế giới nhưng chỉ nhập khẩu khoảng 34% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu Trong năm 2003, sản lượng gạo nhập khẩu của Iran, Banglades, EU, Arapsaudi, Trung Quốc, Nga sẽ tăng, các nước Indonesia, Irắc, Senegal và Brazil giảm

Theo thống kê của USDA, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Indonesia với mức nhập khẩu là 3,5 triệu tấn niên vụ 2002/2003, thứ hai là Nigeria nhập khẩu 1,5 triệu tấn tiếp đến là Philipin là 1,2 triệu tấn, Irắc 1,1 triệu tấn, Iran 1 triệu tấn và Trung Quốc 1 triệu tấn

Trung Quốc dự tính sẽ nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo trong năm 2003, tăng 7,5 ngàn tấn so với năm 2002 Phần lớn gạo nhập khẩu của Trung Quốc là loại gạo thơm của Thái Lan để tiêu dùng cho người có thu nhập cao của thành phố Theo cam kết với WTO, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo Thuế nhập khẩu trong hạn ngạch tương đối thấp, 1% đối với hàng thô, không quá 10% đối với gạo xay xát, thuế ngoài hạn ngạch là 80%, sau đó giảm xuống 40% vào năm 2004

Theo USDA, Trung Đông nhập khẩu khoảng 4,71 triệu tấn gạo tăng 11% so với năm 2002 Khu vực này hàng năm nhập khẩu khoảng 2/3 lượng gạo tiêu dùng của mình do khu vực này rất khó mở rộng sản xuất Đây là thị trường lớn nhất thế giới về các loại gạo chất lượng cao như gạo phơi một phần, gạo hạt dài cao cấp, basmati Các nước Iran, Irắc, ArapSaudi là những nước nhập khẩu lớn nhất, còn các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordani nhập khẩu ít hơn chủ yếu là loại gạo Japonica

Dự báo nhập khẩu gạo của khu vực Cận Sahara và Nam Phi là 6,2 triệu tấn trong năm 2003 giảm 3% so với năm 2002 và giảm 4% so với mức kỷ lục năm 2001 là 6,4 triệu tấn

Nhập khẩu của Châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2,75 triệu tấn năm 2003, giảm chút ít so với năm 2002 Tình hình nhập khẩu của khu vực này

Trang 6

phụ thuộc rất nhiều vào hiện tượng thời tiết, đó là El Nino, năm 1998 lượng gạo nhập khẩu của khu vực đạt mức kỷ lục là 3,65 triệu tấn

Trang 7

Bảng 2: Nhập khẩu gạo thế giới theo nước (quy gạo xay)

Nguồn: FAS, USDA, tháng 5 năm 2003

2.2 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới

Sản lượng thóc năm 2002 giảm sẽ làm giảm cung xuất khẩu của Ấn Độ và Úc trong năm 2003 Do đó, sức ép cạnh tranh giảm đi từ Ấn Độ sẽ khuyến khích xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam tăng lên Xuất khẩu cũng có triển vọng tăng lên từ Ai Cập, Pakixtan và Mỹ, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc duy trì ở mức 2,25 triệu tấn năm 2003

Trang 8

Bảng 3: xuất khẩu gạo của thế giới (quy gạo xay)

Nguồn: FAS, USDA, tháng 5 năm 2003

Theo USDA, xuất khẩu gạo toàn đạt 24,9 triệu tấn năm 1999, 22,8 triệu tấn năm 2000, 24,4 triệu tấn năm 2001, 27,9 triệu tấn năm 2002 và ước đạt 26,3 triệu tấn năm 2003

2.3 Diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới

Trên thị trường thế giới, giá gạo đã liên tục sụt giảm từ năm 1998 và luôn duy trì ở mức thấp trong những năm gần đây Theo số liệu của FAO, diễn biến giá xuất khẩu của một số loại gạo chính trong giai đoạn 1998 – tháng 3/2003, như sau:

Theo số liệu về chỉ số giá của FAO, giá xuất khẩu của hầu hết các loại gạo đều giảm trên 25% so với mức giá trung bình của các năm 1998 – 2000, trong đó gạo Japonica có chỉ số giá giảm lớn nhất, 34% trong giai đoạn 2000 – 3/2003

Mặc dù đã có dấu hiệu cho thấy giá gạo trên thị trường bắt đầu phục hồi, nhưng triển vọng giá gạo trong thời gian tới vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó xác định như diễn biến chính trị ở Trung Đông, nhu cầu và chính sách nhập khẩu của các nước Châu Phi… Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu trong năm 2003 có xu hướng giảm đi từ nhiều nước nhập khẩu chính như Indonesia, Philippin, Iran… sẽ là những yếu tố làm cản trở giá gạo tăng trở lại trong thời gian tới

Trang 9

3 Dự báo triển vọng thị trường gạo tới năm 2010

3.1 Triển vọng tiêu thụ

Theo dự báo của USDA, tổng mức tiêu thụ gạo của thế giới đến năm 2010 là 439.324 ngàn tấn Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo bình quân từ nay đến năm 2010 là 0,9%/năm, trong đó số lượng gạo dùng làm thực phẩm là 399.023 ngàn tấn, sử dụng làm thực phẩm với mức độ tăng bình quân là 1%/năm

Dự báo tiêu thụ gạo theo nhóm nước: tổng mức tiêu thụ của các nước đang phát triển sẽ tăng khoảng 1%/năm và tại các nước phát triển chỉ tăng 0,5%/năm Dự báo tiêu thụ gạo theo mục đích sử dụng: tiêu dùng gạo như thực phẩm tại các nước đang phát triển sẽ tăng bình quân 1,1%/năm còn tại các nước phát triển là 0,3%/năm

Nếu xét về cơ cấu tiêu thụ theo đầu người thì Myanmar có mức tiêu thụ theo đầu người cao nhất đạt 183,8kg/người/năm vào năm 2010, tiếp đến là Campuchia với 166kg/người/năm, thứ 3 là Indonesia là 158kg/người/năm

3.2 Triển vọng buôn bán gạo trên thị trường thế giới

Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), buôn bán gạo toàn cầu dự báo sẽ tăng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2003 – 2012 Tới năm 2012, buôn bán gạo dự báo sẽ đạt trên 33 triệu tấn, tăng 25% so với mức kỷ lục đạt trong năm 1998

*Nhập khẩu:

Gạo hạt dài (Indica) sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng giao dịch gạo toàn cầu Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu là các nước Châu Á, Trung Đông, Cận Sahara Châu Phi và Mỹ La Tinh, trong đó phải kể đến Indonesia, Iran, Irắc, Philippin và Arập-xê-út sẽ vẫn là những nước nhập khẩu gạo hạt dài chủ yếu

*Xuất khẩu:

Thái Lan và Việt Nam, hai nước đứng đầu về xuất khẩu gạo hạt dài, dự báo sẽ chiếm khoảng 44% trong tổng lượng gạo xuất khẩu toàn câù Năng suất tăng trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người trên thị trường nội địa có xu hướng giảm đi sẽ tạo điều kiện tăng nguồn cung xuất khẩu của hai nước này

Ấn Độ vẫn duy trì là nước xuất khẩu gạo lớn từ giữa thập niên 90 mặc dù gạo xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là gạo hạt dài chất lượng thấp, gao cao cấp basmati chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo của nước này

Xuất khẩu gạo của Trung Quốc – nước đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gạo – chỉ tăng nhẹ trong những năm tới do Trung Quốc chuyển từ sản

Trang 10

xuất gạo cấp thấp sang các loại gạo có chất lượng cao nhưng năng suất thấp để đáp ứng nhu cầu tăng lên về loại gạo này từ thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu

Mặc dù nguồn thu từ xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thu ngoại tệ của Pakixtan, nhưng những khó khăn về nguồn nước tưới cũng như cơ sở hạ tầng ngăn cản Paxkitan tăng sản xuất và xuất khẩu gạo, làm lượng xuất khẩu của nước này, sau khi tăng nhẹ, lại giảm xuống mức 2,4 triệu tấn, tương đương với mức xuất khẩu năm 2000

III SỰ CẦN THIẾT PHẢI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

1 Lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo

1.1 Điều kiện đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, trong đó đất giành để trồng lúa khoảng 4,3 triệu ha, chiếm trên 13% diện tích đất cả nước, bình quân đất theo đầu người của nước ta tuy thấp nhưng quỹ đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng nông nghiệp Theo khảo sát của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đất có khả năng nông nghiệp nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa là 8,5 triệu ha

Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cả hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa

1.2 Khí hậu

Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mưa Khí hậu của nước ta có điều kiện lý tưởng đối với cây lúa do có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trên Nghiên cứu các yếu tố về đIều kiện sinh tháI cho thấy rõ thêm, không phải vô cớ mà cây lúa là cây bản địa của Việt Nam với lịch sử nhiều ngàn năm cua nghề trồng lúa Đặc biệt ở 2 vựa lúa chính (Đồng bằng Nam Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ), có chế độ thâm canh và luân canh tối ưu để khai thác triệt để những lợi thế đó

1.3 Nước tưới tiêu

TàI nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghề trồng lúa ở Việt Nam Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn không chỉ cung cấp cho lúa nguồn nươc trời quý giá mà còn đồng thời bồi bổ cho lúa nguồn phân đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước và đạm nhân tạo không thể so sánh Cùng với nước mưa trời, dòng chảy mặt còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 tỉ m≥ nước Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi nước ta, với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm đã đạt

Trang 11

được thành qủa bước đầu đáng mừng Có thể nói, nước, nguồn tài sản thiên nhiên vốn quý giá, cộng thêm sự chú trọng phát thuỷ lợi hơn nữa của Nhà nước trong thời gian qua, là yếu tố rất cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo tăng mạnh trong những năm gần đây

1.4 Nhân lực

Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế lớn về số lượng nhân lực mà còn có ưu thế lớn về chất lượng, về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa Lịch sử sản xuất lúa của Việt Nam đã trải qua hơn 6000 năm kể từ thưở cộng đồng nguyên thuỷ người Việt cho đến khi ra đời nhà nước Văn Lang và cho tới nay, đã được các thế hệ đúc rút và để lại nhiều tri thức, kinh nghiệm quí báu Kho tàng kinh nghiệm đó thực sự là một lợi thế đặc biệt, nó cho phép khai thác triệt để những lợi thế thông thường của các tàI sản thiên nhiên như tàI sản đất, tài sản nước, tàI sản khí hậu

1.5 Địa lý và cảng khẩu

Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế bấy lâu thường được vận chuyển bằng đường biển So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, vận tải biển quốc tế thường đảm bảo tiện lợi, thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn Do vậy, riêng phương thức này đã chiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, Châu Âu, Châu Mỹ… Từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hảI quốc tế thường chỉ hết 3 giờ hành trình với 40 hải lý Từ cảng Sài Gòn, nếu xuất khẩu gạo đi Singapore thường hết 2 ngày hành trình, Nhật: 6 ngày,Indonesia: 3 ngày, Hàn Quốc: 5 ngày, Hồng Kông : 1 ngày, Pháp: 25 ngày, Hà Lan: 34 ngày, Anh: 35 ngày, Mỹ (Los Angelss): 25 ngày

Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu gạo

2 Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Bên cạnh những lợi thế về tiềm năng trong sản xuất và phát triển sản xuất lúa gạo để xuất khẩu, thì sự cần thiết phải xuất khẩu gạo đối với Việt Nam có thể qui tụ vào những lẽ cơ bản sau đây:

2.1 Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước

Mục tiêu chủ yếu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung là đòi hỏi cấp bách nhằm tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho công nghiệp hóa Trước tình hình đó, lúa gạo đã đột phá vươn lên để giữ vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta Trong suốt 13 năm qua (1991 – 2003),

Trang 12

riêng kim ngạch xuất khẩu gạo đã đạt trên 8 tỷ USD… Con số đó đã nói rõ sự cần thiết của việc xuất khẩu gạo đối với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước

Ngoài ra hướng đã đặt ra là 3 chương trình kinh tế – chương trình lương thực thực phẩm, chương trình xuất khẩu, chương trình hàng tiêu dùng được đề ra từ Đại hội 6 phải có sự kết hợp chặt chẽ nhằm hướng công nghiệp hóa, nông nghiệp phát triển, đời sống người dân nâng cao trước hết là về ăn Đây là chiến lược nhằm phát triển và hoàn thiện con người Xã hội chủ nghĩa

2.2 Cải thiện đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân

Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc chiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế – xã hội của đất nước

Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằng sản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực Trong khi đó, đời sống ở nông thôn và thành thị có sự chênh lệch đáng kể Đời sống của người nông dân còn thấp, xét cả về mức thu nhập bình quân đầu người, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng v v… Với tình trạng đó thì việc phát triển sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo để nâng cao thu nhập cho nông dân góp phần xây dựng nông thôn ngày một giàu mạnh là điều thật sự cần thiết

2.3 Phát huy lợi thế trong nước

Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế về đất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu Một chiến lược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác triệt để nhất các lợi thế Chính những lợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa tăng đều đặn trong những năm qua Qua những điều cơ bản đã nêu ở trên, chúng ta thấy rõ sự cần thiết phải xuất khẩu gạo cũng như tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu gạo là tất lẽ dĩ ngẫu

2.4 Khắc phục các hậu qủa của thời gian chiến tranh để lại

Nước ta phải đối mặt với cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Suốt 30 năm có chiến tranh, đất nước bị chia cắt và chiếm đóng, Đảng và Chính phủ ta không có đIều kiện lãnh đạo toàn bộ hoạt động kinh tế của cả nước thống nhất Điều kiện khí hậu thiên nhiên thuận lợi và đất đai màu mỡ ở nhiều vùng chưa khai phá đặt ra nhiệm vụ biến ĐBSCL và nhiều vùng khác của đất nước thành vùng phát triển nông nghiệp để thực hiện 3 chương trình kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Đây là chiến lược quan trọng “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” của những năm 70 - đầu 90, lấy nông nghiệp là cơ sở ban đầu tạo vốn cho công nghiệp hóa

Trang 13

Bảng 4: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Năm Diện tích lúa cả

1000 ha % tăng Tạ/ha % tăng 1000 tấn % tăng

1992 6.475,3 102,7 33,3 107,1 21.590,4 110,0 1993 6.559,4 101,3 34,8 104,4 22.836,5 105,8 1994 6.598,6 100,6 35,7 102,4 23.528,2 103,0 1995 6.765,6 102,5 36,9 103,4 24.963,7 106,1 1996 7.003,8 103,5 37,7 102,1 26.396,6 105,7 1997 7.099,7 101,4 38,8 102,8 27.523,9 104,3 1998 7.362,7 103,7 39,6 102,1 29.145,5 105,9 1999 7.648,1 103,9 41,0 103,6 31.393,8 107,7 2000 7.665,4 100,2 42,4 103,3 32.529,4 103,6 2001 7.484,2 97,6 42,7 100,6 31.970,0 98,3 2002 7.485,0 100,0 45,5 106,6 34.000,0 106,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2002, sản lượng lúa của Việt Nam đã đạt 34 triệu tấn, tăng 15,2 triệu tấn (80% so với năm 1989, đạt tốc độ tăng 6,43%/năm) Trong khi đo, tốc độ tăng dân số của Việt Nam cùng thời kỳ chỉ là 1,9%/năm, nên sản lượn

Trang 14

lương thực bình quân đầu người tăng từ 324,4kg/người năm 1990 lên 372kg/người năm 1995 và 435kg/người năm 2002, nhưng mức sản lượng bình quân cao nhất đạt được vào năm 2000 là 455kg/người

2 Thị trường lúa, gạo Việt Nam

2.1 Sản xuất và cung ứng lúa, gạo

Tham gia vào sản xuất lúa ở Việt Nam có tới 70% số hộ cả nước, hay 84% số hộ ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất phân bố rộng, qui mô nhỏ và yêu cầu đảm bảo tiêu dùng lương thực trong các hộ gia đình, nên tỷ lệ số hộ có bán lúa chỉ chiếm khoảng 60% Nếu xét theo vùng sản xuất, thì ĐBSCL có tỷ lệ số hộ bán lúa chiếm khoảng 76% (cao nhất trong cả nước)

2.2 Tiêu dùng và mua lúa, gạo

Chỉ có khoảng 98% số hộ gia đình ở khu vực thành thị và3/4 số hộ gia đình ở khu vực nông thôn phải mua gạo trên thị trường Trong khu vực nông thôn, thì ĐBSCL có tỷ lệ số hộ mua gạo cao nhất, chiếm khoảng 89% Nếu xét theo nhóm thu nhập, thì trong nhóm hộ giàu, tỷ lệ số hộ mua gạo trên thị trường cao hơn so với nhóm thu nhập thấp Bình quân lượng gạo mua trong một năm của một hộ gia đình là trên 300kg, bình quân cao nhất là ở vùng ĐBSCL (350kg/hộ/năm) và thấp nhất là ở vùng ĐBSH (100kg/hộ/năm)

II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM1 Tình hình xuất khẩu

Từ năm 1989 đến nay, 14 năm liên tục, Việt Nam được xem là một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới với số lượng và chất lượng ngày càng tăng Trong giai đoạn (1992 – 1997), xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng bình quân 12,94%/năm về lượng và 15,80%/năm về trị giá Mặc dù trong giai đoạn gần đây (1997 – 2002), xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có dấu hiệu tăng chậm lại Điều này có nguyên nhân từ sự suy giảm giá chung trên thị trường thế giới Tuy nhiên, năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, với giá trị xuất khẩu đạt 1,025 tỷ USD, so với năm 1989, lượng tăng gấp 3,2 lần và giá xuất khẩu bình quân tăng 1,11 lần và giá trị tăng gấp 3,53 lần Năm 2000, xuất khẩu 3,5 triệu tấn, do khó khăn về thị trường và giá cả giảm, năm 2001 xuất 3,7 triệu tấn và năm 2002 xuất 3,2 triệu tấn Năm 2003 có thể đạt gần 4 triệu tấn mặc dù gặp một số khó khăn thiên tai hạn hán Dự trữ lương thực quốc gia thực hiện đầy đủ làm cho an toàn lương thực được bảo đảm

Trang 15

Bảng 5: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 1991 – 2003 Sản lượng gạo Kim nghạch

xuất khẩu

Gía bình quân 1 tấn Năm

(1000 kg) (Triệu USD) (USD)

Nguồn : Niên giám Thống kê Việt Nam

Tính chung 14 năm, nước ta đã cung cấp cho thị trường gạo thế giới gần 40 triệu tấn, bình quân 2,70 triệu tấn/năm và tổng giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 8 tỷ USD, bình quân 572 triệu USD/năm Năm 2003, mặc dù thị trường Irắc có biến động, nhưng các thị trường mới đã mở ra như Iran, Libăng, Xi-ri, Châu Phi, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ở mức cao Kế hoạch xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo năm 2003 đã hoàn toàn có thể đạt hoặc vượt tới gần 4 triệu tấn

Bên cạnh sự tăng trưởng về khối lượng gạo, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao Chất lượng gạo ngon và chất lượng chế biến (phân theo tỷ lệ tấm) đạt chỉ tiêu đề ra Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo chất lượng trung bình, với tỷ lệ tấm cao trên 25% chiếm đến 80 – 90%, nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực xay sát, đánh bóng chưa được quan tâm đúng mức Trang thiết bị mới, công nghệ mới đi đôi với tạo giống lúa đã tạo đIều kiện xuất khẩu gạo 5% tấm tăng lên rõ rệt nên khả năng cạnh tranh, tăng giá bán trung bình lên đang kể

Trang 16

Bảng 6: Tỷ lệ một số loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam Loại Thị phần%

25% tấm 37,90 5% tấm 26,56 15% tấm 15,50 10% tấm 13,11 Tấm 5,30 Nếp và gạo thơm 1,46

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng được tăng dần cùng với xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung – cầu của thị trường lúa gạo thế giới Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 năm 1995 – 1998 là 269 USD/tấn, tăng 61 USD/tấn so với giá bình quân 6 năm trước đó (1989 – 1994) Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam với giá gạo Thái Lan đã giảm dần: từ 40 – 55 USD/tấn những năm 1989 – 1994 xuống 20 – 25 USD/tấn những năm 1995 – 2000 Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thế giới

2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang trên 20 nước, bước sang năm 1993 – 1994 tăng lên trên 50 nước, và hiện nay đã xuất khẩu đến trên 80 nước và có mặt ở cả 5 châu lục Trong đó, thị trường nhập khẩu chính của gạo Việt Nam là các nước Châu Á với 29 nước, Châu Âu 29 nước, Châu Mỹ 17 nước, Châu Phi 16 nước va Châu Đại Dương 3 nước Trong đó, Châu Á và Châu Phi là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Giai đoạn 1991 – 2000 hai thị trường ày chiếm tỷ lệ tương ứng là 58,8% va 18,8% Các thị trường nhập khẩu với lượng lớn và ổn định la Philippine, Inđônêsia, Malaysia, Irắc Các nước Singapore, Thuỵ Sỹ, Hà Lan và Mỹ nhập khẩu gạo của ta chủ yếu là để tái xuất

3 Một số nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam

Indonesia: Trong 5 năm trở lại đây, Inđônêsia đã nhập khẩu gạo của

Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Myanma và Đài Loan Chính phủ Indonesia chủ yếu nhập khẩu gạo 25% tấm Năm 1999 nhập 1804 ngàn tấn (40%) và 2001 chỉ còn 350 ngàn tấn (14%), năm 2002 là 744,0 ngàn tấn

Trang 17

Philippine: Hàng năm, gạo Việt Nam chiếm 40 – 60% tổng lượng gạo

nhập khẩu của nước này.Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang Philippine 370 ngàn tấn (trên thực tế là 530 ngàn tấn vì một số công ty nước ngoài nhập khẩu gạo của Việt Nam rồi xuất sang đây)

Malaysia: Nhập khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc,

Myanma, Mỹ, Ấn Độ, với giá trị 36,52 triệu USD

Singapore: Năm 1999, đã nhập khẩu 112 ngàn tấn gạo của Việt Nam,

năm 2000 là 221 ngàn tấn, 260 ngàn tấn trong năm 2001 và 97,36 ngàn tấn năm 2002

Irac: Hàng năm, Irắc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam loại gạo 5%

tấm – khoảng 500 ngàn tấn, đây là thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam tương đối ổn định và có giá trị cao song cũng gặp nhiều khó khăn nhất là tình hình chính trị không ổn định (năm 2002, Irắc nhập của Việt Nam 876,37 ngàn tấn gạo, với trị giá 276,17 triệu USD)

Ngoài các nước kể trên gạo Việt Nam còn xuất khẩu sang các nước khác ở Châu Âu, kể cả xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch biên giới

Do gạo có tiềm năng nên tháng 10/2003 Chính phủ Việt Nam đã giúp nhân dân Irắc khắc phục khó khăn do Mỹ gây chiến và chiếm đóng 5000 tấn gạo Từ nước nhận viện trợ trước đây, Việt Nam lần đầu tiên thành nước giúp, hỗ trợ nước khác trong hoạn nạn theo chương trình của Liên Hợp Quốc

4 Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới

Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội nhu cầu thị trường tăng lên (trong khi các nước có tiềm năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu gạo như Myanma, Pakistan và Camphuchia còn đang chậm hơn trong nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và tìm cách mở rộng thị trường), đồng thời, tăng cường có hiệu qủa áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất đi đôi với cải thiện cơ chế chính sách và phương thức xúc tiến thương mại, đuổi kịp Thái Lan, Trung Quốc và Ấn độ trong cạnh tranh xuất khẩu vào các thị trường mới mở, Việt Nam sẽ có thể mở rộng xuất khẩu trên cả hai thị trường gạo phẩm cấp cao và chất lượng gạo trung bình

Với xu thế phat triển của đất nước, tương quan với tình hình thị trường và các nước cạnh tranh xuất khẩu có thể nhận định chung: Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng và nằm trong 4 nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới trong vòng 10 năm tới Dự báo, trong bối cảnh cạnh tranh bám đuổi mạnh mẽ giữa các nước, tăng thêm thị phần xuất khẩu trong thời gian tới là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam Một số

Trang 18

nhà kinh tế cho rằng, tiếp tục giữ được thị phần như hiện nay ở các khu vực thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam là khả năng diễn ra cao nhất, theo đó, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt 4,61 triệu tấn/năm trong thời kỳ 2001 – 2005 và 5,42 triệu tấn/năm trong thời kỳ 2006 – 2010 Thị trường quan trọng của gạo Việt Nam vẫn là Châu Phi, hàng năm có thể xuất vào 1,9 – 2,7 triệu tấn gạo, Châu Á là 1,3 – 1,5 triệu tấn, tiếp theo là khu vực Mỹ La Tinh và Caribê có thể xuất vào mỗi năm 0,5 – 0,9 triệu tấn

Bảng 7: Dự báo thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010

Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 284

III NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM

1.Chất lượng gạo xuất khẩu

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cảI thiện tương đối ấn tượng trong hơn một thập kỷ qua Tốc độ tăng xuất khẩu gạo 5% tấm đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung và hiện đã chiếm 26,56% tổng lượng gạo xuất khẩu Đây là kết qủa của quá trình đầu tư cảI tiến công nghệ trong khâu chế biến và những vấn đề có liên quan Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng gạo xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp nên ảnh hưởng lớn đến giá bán và thị trường trong xuất khẩu

2.Yếu tố mùa vụ trong xuất khẩu gạo của Việt Nam

Do tính mùa vụ của sản xuất lúa, nên xuất khẩu gạo cũng mang đậm tính mùa vụ Thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 là khoảng thời gian xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam (cùng với thời đIểm thu hoạch Đông Xuân và Hè Thu) Đồng thời, khoảng thời gian tháng 1, tháng 2 là thời điểm xuất khẩu gạo thấp nhất của Việt Nam

3 Giá cả (giá trong nước và giá xuât khẩu)

Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao động bằng 1/3, tỷ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% - 80% chi phí của Thái Lan Do vậy chi phí sản xuất

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w