1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO.DOC

37 589 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 315 KB

Nội dung

Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Dệt may là một trong những ngành sản xuất vật chất có truyền thống lâu đời

Từ xa xưa ông cha ta đã biết trồng dâu nuôi tằm để ươm tơ dệt lụa Con người Việt Nam lại thông minh, sáng tạo, với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm dệt may đậm đà bản sắc dân tộc

Là hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, hàng năm ngành dệt may có những đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu

Ngày nay ngành may mặc đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Á có nhân công

rẻ Khối lượng hàng may mặc mà các nước phát triển nhập khẩu từ các nước Châu

Á đang tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây Việt Nam lại nằm trong khu vực có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, đồng thời có nhiều ưu thế về nguồn nhân công, về vị trí địa lý có thể phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc đối với các doanh nghiệp Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là đối với một công ty có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tương đối lớn như Công ty TEXTACO Đó chính là lý do khiến em chọn đề tài này cho bài viết của mình

Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, về nguồn số liệu, về thời gian thực hiện nên có thể có một vài thiếu sót Em mong nhận được sự giúp

đỡ, góp ý của thầy giáo và các cô chú, anh chị công ty TEXTACO đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này

Trang 2

CHƯƠNG I

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH MAY

MẶC TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1 VAI TRÒ CỦA NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM

May mặc là hoạt động gắn liền với đời sống con người trong mọi thời đại Do vậy, có thể nói, may mặc đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm nay Trải qua các thăng trầm lịch sử, kỹ thuật dệt, may của cha ông ta không ngừng hoàn thiện với những sản phẩm giá trị cao có thể sánh ngang với các quốc gia giàu truyền thống khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu và niềm tự hào lịch sử

Ngay từ khi ra đời, ngành may mặc hay nói đúng hơn là sản phẩm của ngành

đã giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội

Bởi trong bốn nhu cầu cơ bản nhất của con người là ăn - mặc - ở - đi lại thì nó đứng ở vị trí thứ hai, như thế cũng đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của ngành Hơn nữa, nhu cầu của đời sống hiện đại không chỉ dừng lại ở đủ mặc, mà còn phải mặc đẹp Chính ở đây, ngành may mặc đã góp phần làm đẹp cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta

Cái “đẹp” mà ngành may mặc đóng góp còn thông qua giá trị kinh tế lớn bổ sung vào ngân sách hàng năm để nâng cao đời sống xã hội về nhiều mặt Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành liên tục tăng và đứng trong nhóm những sản phẩm xuất khẩu có đóng góp ngoại tệ lớn nhất Riêng năm 1998, toàn ngành mang về cho Nhà nước khoảng 1,3 tỷ USD (1)

Trang 3

Với đặc trưng cần nhiều lao động, lại không phải đào tạo công phu, ngành may mặc đã giúp giải quyết đáng kể nhu cầu công ăn việc làm cho xã hội, đặc biệt

là lao động nữ, ổn định đời sống nhân dân, góp phần ngăn chặn các hậu quả do nạn thất nghiệp gây ra Điều này rất phù hợp đối với hoàn cảnh đất nước ta - một đất nước có nguồn lao động dồi dào, cần cù và sáng tạo

Là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, có mặt tại hơn 50 nước trên thế giới, chiếm gần 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong suốt mấy năm gần đây, ngành may mặc không chỉ giữ vị trí nhất định trong quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà đối với chiến lược mở cửa kinh tế, hoà nhập vào khu vực và quốc tế, ngành cũng đi đầu, mở đường cho mối liên kết ngày càng sâu sắc giữa kinh tế Việt Nam và thế giới

2 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI VIỆT NAM

Giữ một vị trí không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước như đã nêu ở trên, ngành may mặc được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng, trở thành một ngành công nghiệp lớn, phát triển sâu rộng trong cả nước và thu được những thành tựu đáng mừng

Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Hiệp định buôn bán hàng may mặc giữa Việt Nam và EU được ký tắt tại Brussels (Vương quốc Bỉ - 1993) đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và thị trường của sản phẩm may mặc

“Made in Vietnam” trên thị trường thế giới Quần áo may sẵn của Việt Nam gồm nhiều chủng loại hàng khác nhau từ sơ mi nam, nữ, jacket, áo khoác nam, nữ đến quần áo trẻ em, đã khẳng định chỗ đứng của mình trên nhiều thị trường khó tính như Pari, London, Amsterdam, Berlin, Tokyo, Và đầu năm nay, chúng ta đã ký Hiệp định dệt may giữa Việt Nam và EU cho giai đoạn 1999 - 2001 với mức tăng

về trị giá khoảng 40% so với Hiệp định cũ đã được điều chỉnh tăng 25% tháng 8/1985 Nếu so với mức hạn ngạch năm đầu Hiệp định 1993 thì hạn ngạch năm

1999 tăng khoảng 80% Nếu xét về trị giá xuất khẩu 1993, Việt Nam mới xuất

Trang 4

khẩu sang EU 245 triệu USD và dự kiến năm 1999 Việt Nam sẽ xuất khẩu sang

EU khoảng 650 triệu USD (bằng 265,3%) (2) Chỉ trong 8 tháng đầu năm kim ngạch dệt may đi EU đạt 480 triệu USD tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái (3); với mặt hàng chính là áo Jacket và áo sơ mi nam đã đạt sản lượng tương đương cả năm 1998, riêng áo Jacket đã xuất 10,5 triệu chiếc, sơ mi nam 6,5 triệu chiếc (4)

BIỂU ĐỒ 1: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC

(Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại)

Đồng thời với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc đi EU, chúng ta còn xuất khẩu đi các thị trường khác như Canada, Nauy, Nhật Bản, Mêhicô, Đài Loan, Hàn Quốc, Nếu năm 1994 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu USD thì năm

1998 đạt 4,15 tỷ USD (tăng hơn 7 lần) Rõ ràng con số này nói lên sự lớn mạnh vượt bậc của ngành may xuất khẩu Việt Nam, nó càng chứng tỏ tính đúng đắn trong việc mạnh dạn xây dựng ngành may xuất khẩu thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt (2) Tạp chí Thương mại số 1 năm 1998

Trang 5

Nam Từ một ngành hàng xuất khẩu không có tên tuổi trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90, thậm chí còn báo hiệu suy sụp vào cuối năm 1992 thì đến năm 1996, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đã đứng thứ hai trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Năm 1999, với 330 cơ sở sản xuất dệt và 600 cơ sở may, sẽ báo hiệu một năm hứa hẹn đối với ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam với dự kiến kim ngạch khoảng 1,5

tỷ USD (5) Tuy nhiên, hết quí I năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc thấp

250 triệu USD, trong khi năm 1998 kim ngạch cả năm đạt 1,3 tỷ USD

Ngoài ra, hệ thống các công ty, xí nghiệp quốc doanh từ Trung ương đến địa phương đều trưởng thành đáng kể Nhiều doanh nghiệp sau 5 năm, doanh số xuất khẩu tăng gấp 3-5 lần so với năm 1992 Năm 1998 đã có trên 400 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và đến giữa năm 1999 có khoảng 500 doanh nghiệp Không những đội ngũ may xuất khẩu tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mà quy mô doanh nghiệp, công nghệ sản xuất, chất lượng, đội ngũ công nhân lành nghề cũng đạt tiêu chuẩn quốc tế

3 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN QUA

Từ năm 1994, sau một thời gian dài chỉ xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, công tác thị trường đã được chú trọng, tăng cường quan hệ buôn bán với gần 50 nước và khu vực Đến nay, chúng ta đã mở rộng được địa bàn kinh doanh, tăng hạn ngạch hàng may mặc vào thị trường EU, Nhật Bản, Đài Loan, giá trị xuất nhập với Liên Xô (cũ) được phục hồi, hướng buôn bán mới với Trung Cận Đông bắt đầu mở ra nhiều triển vọng và trong tương lai không xa Mỹ sẽ là thị trường mới lý tưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc

* Thị trường EU.

Việt Nam là nước thứ 51 tham gia vào thị trường EU Thị trường EU với số dân khoảng 360 triệu người là nơi tiêu thụ khối lượng lớn và đa dạng các loại sản (5) Báo Thương mại số 1 năm 1998

Trang 6

phẩm may mặc Cũng cần phải khẳng định rằng EU là một thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm Không những thế, đây cũng là khu vực có kỹ thuật sản xuất vào loại tiên tiến nhất hiện nay Tuy nhiên, do giá nhân công ở khu vực này ngày càng cao và các nguyên nhân khác khiến cho giá thành sản xuất trong nội

bộ EU lên cao nên các nước thành viên EU tăng cường nhập khẩu dưới hình thức thuê gia công tại nước ngoài để thoả mãn nhu cầu trong nước

Chính vì những đặc điểm đó của thị trường EU mà đã lôi cuốn các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam cố gắng tìm chỗ đứng trong thị trường này

Trước năm 1992, chúng ta đã xuất khẩu một số chủng loại mặt hàng vào EU (khi đó là Cộng đồng Châu Âu - EC) mặc dù mới chỉ là quan hệ mậu dịch song phương và kim ngạch rất nhỏ bé Đến năm 1992, việc ký Hiệp định về hàng may mặc giữa Chính phủ Việt Nam và EU đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế nói chung và của ngành may mặc nói riêng Đặc biệt, Hiệp định dành cho Việt Nam 13 mặt hàng để gia công theo phương thức gia công thuần tuý (Trafic de Perfectionnement Passif - TPP) có nghĩa là nguyên liệu được gửi từ các nước thành viên EU để gia công tại Việt Nam rồi nhập lại sản phẩm vào EU Ngay

từ năm đầu tiên thực hiện Hiệp định, dù gặp phải không ít khó khăn nhưng 93 doanh nghiệp của ta đã xuất khẩu được 55 chủng loại mặt hàng với khối lượng tổng cộng 13.000 tấn Đến năm 1996, 1997, số doanh nghiệp được phân bổ hạn ngạch và số doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu đã tăng lên đến 380 và 260 đơn vị, đưa tổng lượng hạn ngạch đã thực hiện theo Hiệp định lên đến 325 và 395 triệu đơn vị Đến năm 1997 tình hình thực hiện hạn ngạch may mặc với EU đạt 395 triệu USD (6)

Và gần đây, việc ký thêm Hiệp định về hàng may mặc cho năm 1999-2001 giữa Việt Nam và EU đã mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường này Vấn đề còn lại là toàn ngành may mặc Việt Nam có thể huy

Trang 7

động khả năng của mình nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín cao, giữ vững và mở rộng thị phần ở EU.

vì không thể cạnh tranh, do đó phải tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước

Đây cũng là thị trường lớn, khắt khe về chất lượng và cạnh tranh gay gắt Nhưng với lợi thế nguồn lao động rẻ, dồi dào, tay nghề cao nên xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Nhật có xu hướng phát triển không ngừng trong những năm vừa qua Bắt đầu từ năm 1989, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Nhật đã tăng vọt 425% về số lượng và 212% về kim ngạch Nếu như năm 1988, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Nhật đạt 200 nghìn đơn vị hàng may mặc với trị giá 1,44 triệu USD (đứng thứ 22 về số lượng và thứ 29 về kim ngạch), thì đến năm

1996 những con số này đã lên tới 56 triệu đơn vị và trị giá 367 triệu USD (đứng ở

vị trí thứ bẩy cả về số lượng và kim ngạch, với thị phần ngang với các nước lân cận như Inđônêxia, Philippine, Đài Loan, Thailand, ) Và đến năm 1998, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Nhật Bản lên tới 80,71 triệu đơn vị đạt trị giá 500 triệu USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về số lượng trong số các nước xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật, sau Trung Quốc và Hàn Quốc, đứng thứ 5 về kim ngạch sau Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc và Mỹ Thị phần của hàng may mặc Việt Nam chiếm 2,4% về số lượng và 3% về kim ngạch (7) Trong 5 tháng đầu năm

1999, xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Nhật Bản đạt 102,1% về kim ngạch

so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình kinh tế kéo dài do khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản kéo theo đồng yên giảm giá, sức mua của Nhật (7) Nguồn Báo Thị trường số ra ng y 16/8/1998 à

Trang 8

Bản giảm xuống, dự đoán kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản có thể giảm 10% trong năm 1999 Đó là một khó khăn cho quá trình đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản của ngành may mặc Việt Nam.

Thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu

Quy mô tiêu dùng lớn, yêu cầu không cao về chất lượng và quen thuộc - đó là đặc điểm nổi bật rất thuận lợi cho sản phẩm của chúng ta khi xâm nhập vào thị trường này Với số dân 300 triệu người, thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu là thị trường lớn thứ hai trên thế giới hiện nay Trước kia, thị trường này thường chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, khoảng 80%, đặc biệt năm 1987 chiếm trên 90% Đây cũng là một thuận lợi cho các doanh nghiệp của ta khi thâm nhập trở lại không bị bỡ ngỡ như vào các thị trường mới

Nhưng từ sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, việc xuất khẩu hàng may mặc của ta vào thị trường này bị gián đoạn Nhưng bắt đầu từ giờ trở đi, kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này

sẽ dần dần được khôi phục Bởi dù sao, đây cũng là một thị trường tiêu thụ sản phẩm khối lượng lớn, lại không đòi hỏi quá chặt chẽ về chất lượng Trong khi chưa

có điều kiện đầu tư thiết bị hiện đại, chúng ta phải hết sức tranh thủ đặc điểm này

để tăng giá trị xuất khẩu, tích luỹ năng lực, tạo điểm tựa vững chắc cho các giai đoạn sau, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, bảo đảm cho sự tồn tại của chính mình Riêng thị trường Nga tình hình dần ổn định, sức mua ngày càng tăng nhưng hàng của Việt Nam vẫn không cạnh tranh được do giá cả còn cao, sản phẩm còn chưa hấp dẫn, phương thức thanh toán chưa thích ứng

Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ với số dân gần 300 triệu người, chủ yếu sống ở thành thị đang

là một thị trường mới mẻ nhưng không kém phần hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc của ta Mỗi người dân ở đây hàng năm tiêu dùng tới

Trang 9

27 kg hàng dệt may nhập khẩu Thị trường này được xếp vào danh mục thị trường đầy tiềm năng với mức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới 95 tỷ USD mỗi năm, nhập khẩu chiếm khoảng 48% trong đó 60% là từ Châu Á nhưng Việt Nam lại chưa khai thác được (8) Các mặt hàng như T-Shirt, Polo - Shirt, Sweat Shirt 100% bông, áo sơ mi thường phục dạng nỉ kẻ, sóc, quần áo thể thao, áo len, quần vải chéo 100% bông mài cát hoặc hoá chất, hàng jean không yêu cầu chất lượng quá cao mà phải đảm bảo tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng, chú ý khâu an toàn tiêu dùng và phù hợp với môi trường.

Tuy nhiên, tìm được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường này không phải

dễ dàng bởi thông tin về thị trường này còn đang rất thiếu, không chính xác, kịp thời mà doanh nghiệp lại không có điều kiện thường xuyên tiếp cận thị trường thực tế; mặt khác, việc phía Mỹ không cấp tín dụng xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh với Việt Nam đã hạn chế rất lớn đến khả năng trao đổi thương mại giữa hai nước Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với hàng dệt may của ta vẫn là

do chưa có quy chế tối huệ quốc (MFN) nên hàng nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế cao, không cạnh tranh nổi với hàng các nước khác

Nhưng từ khi Mỹ xoá bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (2/1994), cấm vận viện trợ (8/1994), quan hệ kinh tế nói chung giữa ta và Mỹ cũng đã thu được những kết quả ban đầu Vấn đề hiện tại đặt ra cho chúng ta là phải cố gắng hết sức xây dựng được lòng tin, uy tín và không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng yêu cầu của một thị trường khắt khe như thị trường Mỹ

(8) Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số 35 ng y 2/5/1998 à

Trang 10

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU TEXTACO

1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP.

Chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang hạch toán kinh tế độc lập cũng như tất cả các ngành khác, nghành dệt may cũng tự mình vươn dậy với con số đáng kinh ngạc và trở thành sản phẩm trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế năm 2001 của nước ta và hiện nay kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm may mặc sẵn thật đáng khích lệ

Cùng với xu hướng đi lên tự hạch toán kinh tế, xí nghiệp may TEXTACO được tách ra thành xí nghiệp độc lập với chức năng sản xuất kinh doanh hàng may sẵn Trước kia xí nghiệp trực thuộc tổng công ty vải sợi may mặc chức năng nhiệm

vụ chủ yếu là cung cấp sản phẩm may mặc song số lượng mặt hàng ít, đơn giản, chất lượng không đảm bảo nhiều loại hàng chất lượng kém và hiệu quả kinh doanh hầu như không quan tâm mà chủ yếu thực hiện chỉ tiêu từ trên giao xuống, hơn nữa

bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều khâu trung gian không cần thiết

Cùng với cơ chế đổi mới, tổng công ty vải sợi được đổi thành "Công ty vải sợi miền Bắc" trụ sở chính tại số 2 Phan Chu Trinh đồng thời công ty cũng bao gồm nhiều xí nghiệp trực thuộc ở các tỉnh ở Hà Nội TEXTACO là xí nghiệp trực thuộc được thành lập năm 1989 với trụ sở đặt tại số 2A Lạc trung

Với số vốn do cấp trên cấp, sự lao động sáng tạo trong cơ chế thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị trường nên hiện nay xí nghiệp có uy tín với khách hàng trong

và ngoài nước Chức năng nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất mặt hàng gia công để xuất khẩu với mặt hàng là sản phẩm may mặc sẵn chủ yếu là áo jacket, quần âu nam, quần soóc Do đặc điểm là phương thức gia công sản xuất nên các

Trang 11

thủ tục xuất hàng hay nhập nguyên liệu đều thông qua công ty Do vậy thuế cũng như các khoản nghĩa vụ khác xí nghiệp đều phải có trách nhiệm.

Ngoài chức năng chính trên xí nghiệp còn sản xuất mặt hàng may mặc phục

vụ trong nước với các sản phẩm như: Áo sơ mi, quần âu nam, áo jacket, quần trẻ em Đây là chức năng phụ nhưng nó được coi là nhiệm vụ khá thiết thực và là mối quan tâm trong chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tới

2 ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ MAY XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP TEXTACO

3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP.

Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO được tách ra là đơn vị hạch toán kinh doanh với cơ cấu tổ chức khá tinh giản với mô hình trực tuyến chức năng

ĐÓNG GÓI MÁY LÀ HƠI

MÁY MAY

MÁY DẬP KHUY

Trang 12

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA XÍ NGHIỆP

Với bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, vì bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp gọn nhẹ mà lại phát huy ưu điểm của hai kiểu quản lý Chính vì vậy mà ban giám đốc có thể quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất của từng phân xưởng và nhận được các thông tin phản hồi từ phía người lao động không phải qua các khâu trung gian Từ đó giải quyết kịp thời mọi phát sinh đồng thời các công việc liên quan đến việc triển khai kế hoạch sản xuất được bàn bạc, thảo luận và đi đến một giải pháp tốt nhất, thống nhất tránh tình trạng chỉ đạo theo kiểu một thủ trưởng

Qua hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành xí nghiệp may TEXTACO đã không ngừng đổi, cải tiến mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với cơ

P QUẢN ĐỐC KỸ THUẬT

TRƯỞNG CA II TRƯỞNG CA I

GIÁM ĐỐC

P QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT

QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG

TC - HC

Trang 13

sở hạ tầng khá vững chắc, hoàn thiện được thể hiện ở cơ cấu tổ chức lao động Một yếu tố tạo lên sức mạnh tổng hợp trong sản xuất kinh doanh.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC LAO ĐỘNG THEO CHỨC NĂNG

2 - Sản xuất:

- Sản xuất trực tiếp (cắt và may) 794

Lao động nữ chiếm 98%, đặc điểm này không có lợi cho xí nghiệp về mặt đảm bảo ngày công lao động thực tế theo chế độ, thời gian nghỉ đẻ, nghỉ thai sản, con ốm mẹ nghỉ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh Nhưng

bù lại lao động nữ có tổ chức kỷ luật cao và đặc biệt là cần cù, chịu khó Tuổi trung bình của lao động trong xí nghiệp là trẻ khoảng 30 tuổi và có xu hướng ngày

Trang 14

càng trẻ hóa đội ngũ lao động Đặc điểm này có lợi cho xí nghiệp về mặt lao động trẻ.

Với 70% công nhân là ở ngoại tỉnh Họ ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng, và một số tỉnh khác Xí nghiệp đã cố gắng thu xếp ổn định tránh tình trạng công nhân phải làm việc quá căng hoặc có những lúc không có việc làm

Để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân, xí nghiệp đã có nhà ăn để có thể phục vụ bữa ăn cho công nhân làm ca Ngoài ra hàng năm xí nghiệp đã trực tiếp mời các thầy giáo có kinh nghiệm về bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân

Chủ trương của xí nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ rất được chú trọng, ngoài việc tổ chức lớp học do xí nghiệp tổ chức, ban lãnh đạo cũng khuyến khích cán bộ đi học thêm các lớp ngoài giờ hỗ trợ họ cả về thời gian và vật chất bởi vì đây chính là chính sách làm giảm chi phí ẩn trong sản xuất kinh doanh

4 PHÂN TÍCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT.

BẢNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUA CÁC NĂM CỦA XÍ NGHIỆP

Qua bảng trên ta thấy thực trạng kinh doanh ở xí nghiệp là khá khả quan vì cả

3 năm xí nghiệp đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Doanh thu đạt 201,6% so với

kế hoạch, đặc biệt khâu gia công vượt 11,3%

Do uy tín, chất lượng sản phẩm nên xí nghiệp đã có thêm nhiều bạn hàng và những năm gần đây xí nghiệp đã nâng số lượng hàng gia công lên đáng kể Năm

Trang 15

2001 xí nghiệp đạt 246.000 áo jacket và 724.000 quần âu nam Cùng với việc không ngừng mở rộng thị trường và doanh thu không ngừng tăng lên chứng tỏ xí nghiệp đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Nhờ đó mà thời gian chờ việc không đáng kể, năng suất lao động tăng so với 2000 là 10% Tiền lương tăng lên do vậy

đời sống CBCNV ổn định Người lao động gắn bó với xí nghiệp hơn, số CN bỏ việc giảm dần Dự tính năm 2003 doanh thu xí nghiệp tăng 75000 triệu đồng dự tính nộp ngân sách tăng 1,5 lần so với năm 2001

Tuy nhiên sản lượng cung cấp cho nhu cầu trong nước chưa được quan tâm đúng mức Năm 2001 mặc dù xí nghiệp đã cố gắng mở rộng tăng cường sản xuất trong nước song con số 2678 triệu còn quá ít ỏi so với mức nhu cầu nội địa

5 PHÂN TÍCH CHI CHO SẢN XUẤT:

Giá thành sản phẩm là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Ta lấy ví dụ một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp

BẢNG GIÁ THÀNH GIA CÔNG ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 1999

I Giá thành toàn bộ Đồng 537.600.000 421.494.836

Trang 16

GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 2001

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Trang 17

∆z = 5.000 x (-897) + 6.000 x (-786) = -9.201.000+ Chi phí sản xuất chung:

∆z = 5.000 x (-3.792) x 3.639 = 2.874.000Chi phí bán hàng và quản lý xí nghiệp:

∆z = 5.000 x 3.879 + 6.000 x 3.353 = 39.513.000Nhận xét: So với năm 1997, giá thành sản phẩm năm 1998 tăng cao, mức chênh lệch là 204.600.000 Nguyên nhân do tăng chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Chi phí nguyên vật liệu tăng 172.308.000 chiếm 84,2% tỷ trọng trong mức chênh lệch giá thành

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 39.513.000 chiếm 19,3% tỷ trọng trong mức chênh lệch giá

Chi phí sản xuất chung tăng 2.874.000 chiếm 1,4% Trong khi chi phí lương nhân công giảm 9.201.000 chiếm 4,5%

Trang 18

6 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

Đối với công ty TEXTACO, việc củng cố và giữ vững các thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường mới là vấn đề sống còn Đặc biệt là trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Việt Nam như hiện nay

Công ty đã sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, bằng các hình thức và biện pháp khác nhau trên khắp các Châu Lục Riêng thị trường xuất khẩu hàng may mặc hiện đã có tới 10 thị trường và trong tương lai con số đó chắc chắn sẽ còn tăng thêm Xem số liệu trong bảng sau:

BẢNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

CỦA CÔNG TY THEO THỊ TRƯỜNG

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty TEXTACO

Qua những số liệu trên ta có thể thấy thị trường ổn định nhất của công ty là thị trường SNG Thị hiếu tiêu dùng của thị trường này không khó tính như ở thị trường EU Các tiêu chuẩn về mẫu mã, kích thước, chất lượng, màu sắc, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, không bị đòi hỏi khắt khe như ở thị trường EU Mặt khác người dân Nga và các nước SNG vẫn chưa có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cao cấp mà đa phần ưa sử dụng hàng dệt may mang tính chất “bình dân” hơn, giá cả

Trang 19

hợp với túi tiền của họ hơn Đây cũng là một thị trường quen thuộc đối với các cán

bộ kinh doanh của công ty do họ đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường này và

đã xây dựng được những mối quan hệ bạn hàng bền vững, chặt chẽ Do vậy đây là một thị trường cần được ưu tiên của TEXTACO

Thị trường các nước EU như Pháp, Đức, tuy là những thị trường tiêu thụ mới mẻ đối với công ty song đã thể hiện rõ tiềm năng rất lớn mạnh Tuy nhiên để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, công ty cần chú ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thời trang, mốt và chất liệu sử dụng cho sản xuất các mặt hàng may mặc đó Hiện nay, đây là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên, công ty không thể xuất khẩu nhiều hơn mức cho phép do bị hạn chế bởi hạn ngạch xuất khẩu mà Chính phủ hai bên đã ký kết trong Hiệp định buôn bán hàng may mặc giữa Việt Nam và EU năm 1992 Dù sao thì nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho hợp thị hiếu người tiêu dùng vẫn là biện pháp tối ưu để giành hạn ngạch và hợpd dồng xuất khẩu cho công ty Năm 1998, Việt Nam và EU đã ký lại Hiệp định buôn bán hàng may mặc cho giai đoạn 1999-2001

Thị trường Hồng Kông: Đây là thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt

Nam để gia công thêm rồi tái xuất sang các nước khác Do đó, các điều kiện về chất lượng, vệ sinh an toàn, chỉ ở mức trung bình Đây cũng là một thị trường có nhiều tiềm năng mà công ty có thể tập trung khai thác trong thời gian tới

Thị trường Nhật Bản: Nhật là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong các hợp

đồng xuất nhập khẩu tơ sợi, hàng dệt may Tuy nhiên họ chủ yếu là nhập khẩu tơ sợi về để sản xuất và xuất khẩu đi các nước khác chứ sản lượng nhập khẩu hàng may mặc không nhiều Thị trường Nhật Bản là thị trường khó tính luôn đòi hỏi cao

về chất lượng, các dịch vụ sản phẩm, thời hạn giao hàng và giá cả phải chăng

Việc đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thông qua mặt hàng và thị trường xuất khẩu như trên đã giúp ta khẳng định được một hướng đi quan trọng đối với công ty trong thời gian tới, đó là khôi phục và

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w