KHÁI QUÁT LỊCHSỬĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH. 05/03/2008 Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và trong suốt chiều dài của lịchsử dân tộc ta đã xuất hiện những “người trẻ tuổi làm nên lịch sử”: Một cậu bé làng Phù Đổng nhỏ tuổi chí lớn đã cưỡi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân bảo vệ tổ quốc; một Trần Quốc Toản với câu chuyện “bóp nát quả cam” quyết đòi đi đánh giặc lập công, dựng cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”; một Nguyễn Trung Trực với câu nói thể hiện khí phách tuyệt vời “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Việt Nam thì mới hết cảnh người Nam đánh Tây” . Có thể nói, trong bất kỳ giai đoạn nào của lịchsử dân tộc, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh của những người trẻ tuổi giàu lòng yêu nước, nghị lực phi thường. Chính quá khứ vẻ vang đó đã đặt cơ sở niềm tin cho thế hệ trẻ Việt Nam ở thời kỳ sau. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, trong cuộc vận động cách mạng sôi nổi ở cả 3 miền đã xuất hiện một thế hệ các nhà cách mạng trẻ tuổi và các tổ chức của thanhniên như: “Thanh niên Cao Vọng” (1926) do Nguyễn An Ninh phụ trách, “Đảng Thanh niên” của Trần Huy Liệu và một số thanhniên tri thức đã ra đời ở Nam Bộ . Các tổ chức trên ban đầu đã thu hút được đông đảo giới trẻ tham gia nhưng cuối cùng các tổ chức đó đều đi vào bế tắc hoặc tự giải thể hoặc tan rã. Trước hoàn cảnh này, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cần vận động thanh niên, thức tỉnh họ tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, đến giữa năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanhniên (Việt Nam thanhniên cách mạng đồng chí hội), xuất bản báo “Thanh niên”, mở trường để đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện thanhniên yêu nước ở Quảng Châu. Từ năm 1926 – 1929, số hội viên tham gia Hội VNCMTN đã lên tới 1.700 người và góp một phần phát triển phong trào đấu tranh của thanhniên lên một bước mới. Đến cuối năm 1929 và đầu năm 1930, phong trào cách mạng ở trong nước đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và hội nghị hợp nhất thành lập Đảng vào tháng 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã diễn ra tại Hương Cảng. Trong Hội nghị này, Người và các đại biểu đã đặc biệt quan tâm đến công tác vận động thanh niên. Đại hội thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng . Trong Điều lệ Đảng đã ghi một nội dung rất quan trọng: “Người dưới 21 tuổi phải vào TNCS Đoàn”. Tại Hội nghị TW Đảng họp lần thứ nhất tháng 10/1930 đã thảo luận, thông qua một văn kiện có ý nghĩa lịchsử lớn lao, mở ra thời kỳ mới trong quá trình xây dựng tổ chức Đoàn. Đó là “Án nghị quyết về cộng sản TN vận động”, văn kiện đã chỉ rõ nhiệm vụ cần kíp của tất cả các Đảng viên Cộng sản: “ Phải làm cho hết thảy đảng viên hiểu rằng công việc TN cộng sản Đoàn là một việc cần kíp, quan trọng như việc của Đảng vậy”. “Án Nghị quyết” đã cho thấy 2 tác dụng cơ bản của nó: một là, sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở Đoàn trên phạm vi cả nước; hai là, phát huy vai trò của Đoàn viên, thanhniên trong cao trào cách mạng mới của quần chúng lao động. Vào đầu năm 1931, thực hiện “Án Nghị quyết” nhiều cơ sở Đoàn đã được xây dựng. tuy nhiên hệ thống tổ chức Đoàn vẫn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Chính vì vậy, tại Hội nghị lần 2 của BCHTW Đảng (tháng 3/1931) đã kiểm điểm việc thực hiện “Án Nghị quyết”. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 2 đã vạch rõ: “lập tức các Đảng bộ địa phương phải mau tổ chức ra Đoàn, đốc xuất chi bộ tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của Đoàn và phải chỉ đạo cho các chi bộ mới thành lập của Đoàn bắt đầu khẩu hiệu của thanhniên mà hiệu triệu quần chúng .”. Trên tinh thần của hội nghị trung ương lẩn thứ 2, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1500 đoàn viên. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trong cả nước đã lên khoảng 2500 đồng chí và vào thời điểm này, Quốc tế thanhniên Cộng sản Đông Dương đã được BCH quốc tế thanhniên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế Thanhniên Cộng sản. Trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, Đoàn TNCS Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên và được rèn luyện qua lò lửa đấu tranh quyết liệt của phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh do Đảng ta lãnh đạo. Từ tháng 3/1931 Đoàn ta mang tên Đoàn TNCS Đông Dương. 7/1936 Hội nghị TW Đảng họp đã nêu rõ nhiệm vụ cần tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, đòi quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống. Đoàn ta được đổi tên thành: Đoàn TN Dân chủ Đông Dương. Trong thời kỳ này Đoàn ta đã ra hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng phát hành rộng rãi ở cả ba miền đất nước. Bên cạnh việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các hội Đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao và đặc biệt hơn là lập các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Phong trào thanhniên và tổ chức Đoàn thời kỳ 1936 – 1939 đã có nhiều điều kiện để phát triển sâu rộng. Tuy nhiên, sang tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. thực dân Pháp ở Đông Dương thi hành chính sách khủng bố, đàn áp dã man đối với quần chúng nhân dân, thanhniên ta. Đoàn TN buộc phải quay trở lại hoạt động bí mật. Tháng 11/1939, Hội nghị lần thứ 6 của TW Đảng đã nêu cụ thể nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam thời kỳ này: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương. Trong bối cảnh đó Đoàn TN Dân chủ Đông Dương mang tên mới là: Đoàn TN phản đế Đông Dương. Những đoàn viên thanhniên Dân chủ trải qua thử thách mới được chọn lựa trở thànhđoàn viên thanhniên Phản đế. Đoàn ta trong giai đoạn này đã xây dựng cơ sở trong các nhà máy, trường học ở nông thôn. Tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ đôi tròng. Nhưng chúng ta không chịu khuất phục, nhiều cuộc khởi nghĩa, binh biến diễn ra đã thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Đoàn TN phản đế đã kêu gọi, vận động thanhniên tham gia đi đầu trong cuộc đấu tranh, khởi nghĩa vũ trang từng phần. Cuối tháng 11 năm 1941, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước và cùng BCHTW Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TW Đảng đã đưa ra chủ trương: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Trong điều kiện đó Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam ra đời. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1945, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn và cả hi sinh xương máu, cùng dân tộc thực hiện thành công cách mạng tháng Tám – 1945, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, đem lại độc lập, tự do, dân chủ cho nhân dân, dân tộc ta. Tháng 2/1950 Đại hội đại biểu Đoàn lần thứ nhất đã diễn ra ở Thái Nguyên. Sau đó Đoàn đã vận động được nhiều đoàn viên thanhniên Việt Nam tham gia vào chặng đường hơn 9 năm kháng chiến chống Pháp, góp phần xứng đáng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, bắt tay xây dựng miền Bắc XHCN và chi viện cho miền Nam. Tháng 9/1954, căn cứ điều kiện hoàn cảnh mới, Bộ Chính trị TW Đảng họp đưa ra chủ trương đổi tên Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thànhĐoàn TN Lao động Việt Nam và xây dựng tổ chức Đoànthành một tổ chức có ý nghĩa sâu sắc: là lực lượng dự trữ và là cánh tay của Đảng. Điều này đã đem đến sự phấn khởi, hồ hởi trong ĐVTN, thấy gắn bó gần gũi hơn với Đảng và nâng cao quyết tâm, phấn đấu dưới ngọn cờ của Đảng. Được Bộ Chính trị TW Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của BTV TW ĐoànThanhniên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần 3 họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 đã thảo luận và biểu quyết lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 bàn về công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Người sáng lập, rèn luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể dân tộc Việt Nam từ người già đến trẻ nhỏ, mọi tầng lớp trong xã hội đều đau đớn, xót xa trước sự mất mát của Người – Vị cha già kính yêu của dân tộc. Thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, BCHTW Đảng nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày Đảng ta ra đời đã ra nghị quyết cho Đoàn TN, Đội Thiếu niên và Đội Nhi đồng được mang tên Bác. Tổ chức Đoàn, Đội được mang tên Bác là một vinh dự lớn lao. Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh từ đây càng phải chứng tỏ mình là đội tiên phong chiến đấu của thanh niên, luôn tâm niệm và làm theo lí tưởng cách mạng cao cả mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Tháng 4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịchsử toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Từ 14 – 20/12/1976, Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đảng Lao Động Việt Nam (2/1951) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, ĐVTN cả nước, ĐH Đảng toàn quỗc lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TN Lao động Hồ Chí Minh thànhĐoàn TNCS Hồ Chí Minh. Từ ngày thành lập đến nay, Đoàn đã 07 lần đổi tên, 09 lần Đại hội. Và cũng hơn 30 năm qua, kể từ ngày Đoàn ta mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức Đoàn và thế hệ trẻ trên cả nước đã luôn đem nhiệt tình, trí tuệ, sức trẻ để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung mà Đảng, toàn thể nhân dân hướng tới: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. . tổ chức của thanh niên như: Thanh niên Cao Vọng” (1926) do Nguyễn An Ninh phụ trách, “Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu và một số thanh niên tri thức. cách mạng thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội), xuất bản báo Thanh niên , mở trường để đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện thanh niên yêu