CHUYÊN ĐỀ 13: CACBOHIĐRAT A. CÁC KIẾN THỨC CHỦ YẾU 1. Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. 2. Cấu trúc phân tử dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ. 3. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 4. Tính chất hóa học của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ. Phản ứng đặc trưng của dạng mạch vòng. 5. Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học. 6. Giải được bài tập tính theo hiệu suất, độ rượu, bài tập khác có nội dung liên quan. Chú ý: bài tập tính theo hiệu suất, cần phân biệt hiệu suất của từng phản ứng với hiệu suất toàn bộ quá trình phản ứng. B. MỘT SỐ VÍ DỤ MẪU Câu 1: Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất, lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 15%. Khối lượng ancol etylic thu được là: A. 3,91 kg B. 3,19 kg C. 0,69 kg D. 4,34 kg Hướng dẫn: Khối lượng glucozơ nguyên chất là: 10. 100 90 = 9 (kg) Phương trình phản ứng: C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 180 kg 92 kg 9 kg x kg Do ancol bị hao hụt 15% tức là hiệu suất đạt 85% nên khối lượng ancol etylic thu được là: 100 85 180 92.9 × = 3,91 (kg) . Chọn A Câu 2 : Biết rằng hiệu suất của toàn bộ quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic có khối lượng riêng 0,789 gam/ml. Từ 10 kg gạo nếp chứa 80% tinh bột, khi lên men sẽ thu được thể tích dung dịch ancol etylic 40 0 là: A. 1,842 lit B. 11,516 lit C. 15, 116 lít D. 17,994 lit Hướng dẫn: Khối lượng tinh bột nguyên chất là: 10. 100 80 = 8 (kg) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O → enzim n C 6 H 12 O 6 C 6 H 12 O 6 → 0 enzim,30-35 C 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 Ta có sơ đồ : (C 6 H 10 O 5 ) n → n C 6 H 12 O 6 → 2n C 2 H 5 OH 162 kg (C 6 H 10 O 5 ) n 92 kg C 2 H 5 OH 8 kg x kg Do hiệu suất của toàn bộ quá trình lên men đạt 80%, khối lượng ancol etylic nguyên chất là : 100 80 162 892 × × (kg) Thể tích dung dịch ancol 40 0 là : 100 80 162 892 × × 40 100 789,0 1 ×× =11,516 (lit) Chọn B Câu 3 : Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca (OH) 2 lấy dư thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 55 B. 65 C. 8 D. 75 Hướng dẫn : Số mol CO 2 =số mol CaCO 3 = 75 :100= 0,75(mol) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O → enzim n C 6 H 12 O 6 C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O 1 Ta có sơ đồ : (C 6 H 10 O 5 ) n → n C 6 H 12 O 6 → 2n CO 2 → 2n CaCO 3 0,375 mol 0,75 mol Giá trị m là: 0,375 81 100 162 ×× = 75 gam. Chọn D C. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG C©u 1. Hợp chất nào dưới đây là monosaccarit: (1) CH 2 OH-(CHOH) 4 -CH 2 OH (2)CH 2 OH-(CHOH) 4 CH=O (3) CH 2 OH-CO-(CHOH) 3 -CH 2 OH (4) CH 2 OH-(CHOH) 4 -COOH A. 1, 3 B. 2, 3 C. 1, 4 D. 1, 3, 4 C©u 2. Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được: A. Tơ axetat B. Tơ capron C. Nilon – 6,6 D. Tơ enang C©u 3. Cho các chất (X) glucozơ, (Y) saccarozơ, (Z) tinh bột, (T) glixerol, (U) xenlulozơ, (V) fructozơ . Những chất bị thuỷ phân là: A. X, Z, U B. X, T, Y, U C. Y, T, V D. Y, Z, U C©u 4. Nhận xét nào sau đây không đúng: A. Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là : C n (H 2 O) m B. Gluxit cung cấp năng lượng cho cơ thể người C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thuỷ phân được D. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thuỷ phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit C©u 5. Phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm? A. Lên men glucozơ. B. Thủy phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm. C. Cho etilen tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, nóng. D. Cho hỗn hợp etilen và hơi nước qua tháp chứa H 3 PO 4 . C©u 6. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây? A. H 2 /Ni, nhiệt độ. B. Cu(OH) 2 . C. Phức bạc aminiac trong môi trường kiềm (AgNO 3 /dung dịch NH 3 ). D. Dung dịch brom. C©u 7. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng? A. Phản ứng với Cu (OH) 2 . B. Phản ứng với [Ag(NH 3 ) 2 ]OH. C. Phản ứng với H 2 /Ni, nhiệt độ. D. Phản ứng với CH 3 OH/HCl. C©u 8. Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau: A. Đều được lấy từ củ cải đường. B. Đều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt” C. Đều bị oxi hoá bởi phức bạc amoniac [Ag(NH 3 ) 2 ]OH. D. Đều hoà tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. C©u 9. Saccarozơ có thể tác dụng với hoá chất nào sau đây : (1) Cu(OH) 2 (2) AgNO 3 /NH 3 (3) H 2 /Ni, t 0 (4) CH 3 COOH/H 2 SO 4 đặc, nóng A. 1, 2 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 1, 4 C©u 10. Một gluxit (X) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ : X → 2 Cu(OH) /NaOH dd xanh lam → o t kết tủa đỏ gạch. X không thể là: A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ C©u 11. Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ : A. Fructozơ B. Mantozơ C. Saccarozơ D. Amilozơ C©u 12. Cho các chất : (X) glucozơ, (Y) xenlulozơ, (Z) saccarozơ, (T) fructozơ, (V) mantozơ. Các chất tham gia phản ứng tráng bạc là : 2 A. X, T, V B. Y, Z, T C. Z, V D. X, T C©u 13. Chất nào sau đây có thể chuyển thành dạng mạch vòng? A. CH 2 (OCH 3 )[CHOCH 3 ] 4 CHO B. CH 2 OH[CHOCH 3 ] 4 CHO C. CH 2 (OCH 3 )CHOH[CHOCH 3 ] 3 CHO D. CH 2 OH[CHOCH 3 ] 3 CHOH CHO Hướng dẫn: ở nguyên tử cacbon số 5 còn nhóm –OH, nguyên tử cacbon số 1 có nhóm cacbonyl nên dạng mạch hở có thể chuyển hoá thành dạng mạch vòng. C©u 14. Xenlulozơ → (A) → (B) → axit axetic → (C) → CH 4 . Các chất (A), (B), (C) lần lượt trong sơ đồ là: A. glucozơ, ancol etylic, natriaxetat B. mantozơ, glucozơ, ancol etylic C. glucozơ, etanal, natriaxetat D. glucozơ, ancol etylic, etylaxetat C©u 15. Cho các chất: (X) vinyl axetat, (Y) saccarozơ, (Z) tinh bột, (T) metyl propionat, (V) etyl fomat. Các chất khi thuỷ phân trong môi trường axit sinh ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc là: A. Y, Z B. X, Y, Z, T, V C. X, Y, Z, V D. X, V C©u 16. Phản ứng nào sau đây được dùng để chứng minh cấu tạo phân tử của glucozơ ? A. Phản ứng tráng bạc B. Phản ứng cới Cu (OH) 2 tạo phức C. Phản ứng với CH 3 COOH/H 2 SO 4 D. Cả ba phản ứng trên. C©u 17. Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta đã sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây? A. Anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . B. Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . C. Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . D. Dung dịch saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . C©u 18. Trong số các chất: Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ, Tinh bột, Xenlulozơ. Các chất có phản ứng thuỷ phân là : A. Saccarozơ, Mantozơ, Tinh bột, Xenlulozơ B. Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ. C. Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ, Tinh bột, Xenlulozơ. D. Tinh bột, Xenlulozơ. C©u 19. Trong số các chất: Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ, Tinh bột, Xenlulozơ. Các chất có phản ứng tráng bạc là : A. Saccarozơ, Mantozơ, Tinh bột, Xenlulozơ B. Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ. C. Glucozơ, Fructozơ, Mantozơ. D. Tinh bột, Xenlulozơ. C©u 20. Cho chuỗi biến đổi sau: Khí CO 2 → )1( Tinh bột → )2( Glucozơ → )3( Rượu (ancol) etylic Hãy chọn câu đúng: A. (1) là phản ứng quang hợp, (2) là phản ứng lên men, (3) là phản ứng thuỷ phân. B. (1) là phản ứng quang hợp, (2) là phản ứng thuỷ phân, (3) là phản ứng lên men. C. (1) là phản ứng thuỷ phân, (2) là phản ứng quang hợp, (3) là phản ứng lên men. D. (1) là phản ứng lên men, (2) là phản ứng quang hợp, (3) là phản ứng thuỷ phân. C©u 21. Cho 3 dung dịch: Glucozơ, fomon, glixerol. Để phân biệt các dung dịch trên chỉ cần dùng hoá chất là: A. Quỳ tím và Na B. dd Na 2 CO 3 C. dd AgNO 3 / NH 3 D. Cu(OH) 2 C©u 22. Cho các phản ứng sau: 3 HOCH 2 -(CHOH) 4 -CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH → 0 t HOCH 2 -(CHOH) 4 -COONH 4 +2Ag+ 3NH 3 +H 2 O (1) HOCH 2 -(CHOH) 4 -CHO + 2 Cu(OH) 2 + NaOH → 0 t HOCH 2 -(CHOH) 4 -COONa + Cu 2 O + 3H 2 O (2) HOCH 2 -(CHOH) 4 -CHO + H 2 0 Ni,t → HOCH 2 -(CHOH) 4 -CH 2 OH (3) HOCH 2 -(CHOH) 4 -CHO → men 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 (4) Hai phản ứng nào sau đây để phát hiện glucozơ trong nước tiểu người bị bệnh đái tháo đường: A. 1, 3 B. 1, 4 C. 2, 3 D. 1, 2 C©u 23. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm §: tinh bột, saccarozơ, glucozơ, người ta dùng một thuốc thử nào dưới đây ? A. Dung dịch iot B. Dung dịch HCl C. Cu(OH) 2 /OH - D. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 C©u 24. Trong số các chất: Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ. Số lượng các chất được gọi là đường khử là : A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất B. 4 chất C©u 25. Dãy các chất có liên kết α -1,4- glicozit là: A. Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ. B. Saccarozơ, Mantozơ, amilozơ, amilopectin C. Xenlulozơ, Mantozơ, amilozơ, amilopectin D. Mantozơ, amilozơ, amilopectin C©u 26. Đun nóng dd chứa 27 gam glucozơ với AgNO 3 /NH 3 , giả sử H = 75%. Khối lượng (gam) bạc thu được là: A. 24,3 B. 32,4 C. 43,2 D. 21,6 C©u 27. Cho lên men 2 m 3 nước rỉ đường glucozơ, sau đó chưng cất thu được 120 lít cồn 90 0 . Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,789g/ml và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%, khối lượng glucozơ có trong 2 m 3 nước rỉ đường nói trên là: A. 208,399 kg B. 133,375 C. 166,719 kg D. 185,24 kg C©u 28. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol (rượu) etylic. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là: A. 65,25 B. 56,25 C. 36 D. 45 C©u 29. Cho 2, 25 kg glucozơ chứa 20% tạp chất trơ lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt mất 10%. Khối lượng (kg) ancol thu được là: A. 0,92 B. 1,242 C. 0,828 D. 1,022 C©u 30. Khí CO 2 chiếm tỷ lệ 0,03% thể tích không khí. Để cung cấp CO 2 cho phản ứng quang hợp tạo ra 81, 0 gam tinh bột (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) thì thể tích không khí (đktc) cần dùng là: A. 230 000 lít B. 224 000 lít C. 240 000 lít D. 672 0 lít C©u 31. Trong các công thức sau đây, công thức nào là của xenlulozơ: A. [C 6 H 5 O 2 (OH) 5 ] n B. [C 6 H 5 O 2 (OH) 3 ] n C. [C 6 H 7 O 2 (OH) 2 ] n D. [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n C©u 32. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.000 đvC. Vậy số gốc glucozơ có trong loại xenlulozơ nêu trên là : A. 25.000 B. 30.000 C. 28.000 D. 35.000 C©u 33. Từ xenlulozơ sản xuất được xenlulozơ trinitrat, quá trình sản xuất bị hao hụt 12%. Từ 1, 62 tấn xenlulozơ sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat. Giá trị của m là: A. 2,975 B. 3,613 C. 2,546 D. 2,6136 4 C©u 34. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO 3 . Tính thể tích (lít) dd HNO 3 99,67% có khối lượng riêng 1,52 g/ml cần để sản xuất 74, 25 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% A. 80,06 B. 52,67 C. 42,66 D. 34,65 C©u 35. Thuỷ phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của mỗi quá trình thuỷ phân và lên men đều đạt 80% thì giá trị m là: A. 949,2 gam B. 485,99 gam C. 607,5 gam. D. 759,375gam C©u 36. Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là : A. 2515,5 kg. B. 5051 kg. C. 5031 kg D. 2465 kg C©u 37. Đốt cháy hòan toàn 0,171 g một cacbohiđrat X thu được 0,264 g CO 2 và 0,099 g H 2 O. Biết X có phân tử khối là 342 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên của X là: A. Glucozơ B. Mantozơ C. Saccarozơ D. Fructozơ C©u 38. Từ 20 kg gạo nếp chứa 81% tinh bột, khi lên men thu được bao nhiêu lít ancol 96 0 . Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 81% và ancol etylic có khối lượng riêng D =0,789 g/ml. A. 14,995 lit B. 9,838 lit C. 12,146 lit D. 6,125 lit C©u 39. Thuỷ phân hoàn toàn 68, 4 gam saccroz ơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Khối lượng Ag sinh ra là : A. 43,2 gam B. 86,4 gam C. 21,6 gam D. 64,8 gam C©u 40. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 KJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành. 6CO 2 + 6H 2 O → C 6 H 12 O 6 + 6O 2 ∆ H= 2813 kJ Trong một phút, mỗi cm 2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với 1 ngày nắng (từ 6h đến 17 h), diện tích lá xanh là 1 m 2 thì lượng gluczơ tổng hợp được là: A. 248 292 gam B. 88,26 gam C. 21557 gam D. 882,6 gam D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN 1B 2A 3D 4D 5B 6D 7D 8D 9D 10C 11A 12A 13C 14A 15C 16D 17B 18A 19C 20B 21D 22D 23C 24C 25D 26A 27A 28B 29C 30B 31D 32B 33D 34D 35A 36C 37B 38B 39B 40B C©u 1. B. 2, 3 C©u 2. A. Tơ axetat C©u 3. D. Y, Z, U C©u 4. D. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thuỷ phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit C©u 5. B. Thủy phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm. C©u 6. D. Dung dịch brom. C©u 7. D. Phản ứng với CH 3 OH/HCl. C©u 8. D. Đều hoà tan Cu (OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. C©u 9. D. 1, 4 C©u 10. C. Saccarozơ C©u 11. A. Fructozơ C©u 12. A. X, T, V C©u 13. C. CH 2 (OCH 3 )CHOH[CHOCH 3 ] 3 CHO Hướng dẫn: ở nguyên tử cacbon số 5 còn nhóm –OH, nguyên tử cacbon số 1 có nhóm cacbonyl nên dạng mạch hở có thể chuyển hoá thành dạng mạch vòng. Chọn C. 5 C©u 14. A. glucozơ, ancol etylic, natriaxetat C©u 15. C. X, Y, Z, V. C©u 16. D. Cả ba phản ứng trên. C©u 17. B. Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . C©u 18. A. Saccarozơ, Mantozơ, Tinh bột, Xenlulozơ C©u 19. C. Glucozơ, Fructozơ, Mantozơ. C©u 20. B. (1) là phản ứng quang hợp, (2) là phản ứng thuỷ phân, (3) là phản ứng lên men. C©u 21. D. Cu(OH) 2 C©u 22. D. 1, 2 C©u 23. C. Cu(OH) 2 /OH - C©u 24. C. 3 chất C©u 25. D. Mantozơ, amilozơ, amilopectin C©u 26. A. 24,3 Hướng dẫn: HOCH 2 -(CHOH) 4 -CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH → 0 t HOCH 2 -(CHOH) 4 -COONH 4 +2Ag+ 3NH 3 +H 2 O m Ag = )(3,2475,01082 180 27 gam =××× . Chọn A C©u 27. A. 208,399 kg Hướng dẫn: Thể tích ancol etylic nguyên chấtT: 108 100 90120 = × (lit) Khối lượng ancol etylic nguyên chất : 108 . 0,789=85,212 (kg) C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 180 kg 92 kg x kg 85,212 kg Do hiệu suất quá trình lên men đạt 80% nên khối lượng glucozơ là: )(399,208 80 100 92 212,85180 kg =× × . Chọn A C©u 28. B. 56,25 Hướng dẫn: C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O Số mol CO 2 =số mol CaCO 3 = số mol C 2 H 5 OH = 50 :100= 0,5(mol) Khối lượng C 6 H 12 O 6 = ×× 180 2 5,0 80 100 = 56,25 (gam). Chọn B C©u 29. C. 0,828 Hướng dẫn: Khối lượng glucozơ nguyên chất : 2,25 × 0,8=1,8 (kg) C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 180 kg 92 kg 1,8 kg x kg Do hiệu suất đạt 90% nên khối lượng ancol là : 100 90 180 8,1.92 × = 0,828 kg. Chọn C C©u 30. B. 224 000 lít Hướng dẫn: 6nCO 2 + 5n H 2 O ¸nh s¸ng, clorophin → (C 6 H 10 O 5 ) n + 6nO 2 . 264 gam 162 gam x gam 81,0 gam Thể tích không khí là : 4,22 03,0 100 44162 81264 ×× × × = 224.000 (lit). Chọn B C©u 31. D. [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n 6 C©u 32. B. 30.000 Hướng dẫn: 4 860 000 : 162 = 30 000 (mắt xích). Chọn B C©u 33. D. 2,6136 Hướng dẫn:[C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n +3nHNO 3 → 0 42 ,tdSOH [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n + 3nH 2 O 162 tấn 297 tấn 1, 62 tấn x tấn Do hiệu suất đạt 88% nên khối lượng xenlulozơ trinitrat là : 100 88 162 29762,1 × × = 2,6136 (tấn). Chọn D C©u 34. D. 34,65 Hướng dẫn: [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n +3nHNO 3 → 0 42 ,tdSOH [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n +3nH 2 O 189 kg 297 kg x kg 74,25 kg Do hiệu suất đạt 90% nên khối lượngdung dịch HNO 3 99,67% là: 67,99 100 90 100 297 25,74189 ×× × =52,67 (kg) ⇒ V dd = 52,67 :1,52 = 34,65 (lit). Chọn D C©u 35. A. 949,2 gam Hướng dẫn: Số mol CO 2 =số mol CaCO 3 = 750 :100= 7,5(mol) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O → + Ht , 0 n C 6 H 12 O 6 C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O Ta có sơ đồ : (C 6 H 10 O 5 ) n → n C 6 H 12 O 6 → 2n CO 2 → 2n CaCO 3 3,75 mol 7,5 mol Giá trị m là: 3,75 80 100 80 100 162 ××× = 949, 2 gam. Chọn A C©u 36. C. 5031 kg Hướng dẫn: (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O → + Ht , 0 n C 6 H 12 O 6 C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 Ta có sơ đồ : (C 6 H 10 O 5 ) n → n C 6 H 12 O 6 → 2n C 2 H 5 OH 162 tấn 92 tấn x tấn 1 tấn Khối lượng mùn cưa cần dùng là : 70 100 50 100 92 1.162 ×× =5, 031 tấn = 5031 kg. Chọn C C©u 37. B. Mantozơ Hướng dẫn: Đặt công thức phân tử của X là C x H y O z . Số mol X trong phản ứng đốt cháy là: 0,171 : 342 =5.10 -4 (mol) n CO2 = 0,264:44=6.10 -3 (mol); n H2O = 0,099: 18= 5,5.10 -3 (mol) C x H y O z + (x+ 24 zy − ) O 2 → x CO 2 + 2 y H 2 O 1 mol x mol y/2 mol 5.10 -4 mol 6.10 -3 mol 5,5.10 -3 mol x = 6.10 -3 : 5.10 -4 =12;y = 2. 5,5.10 -3 : 5.10 -4 =22 12.12 + 1.22 + 16z = 342 . Vậy Z =11. Công thức phân tử là C 12 H 22 O 11 . Vì X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, tên của X là: mantozơ. Chọn B. C©u 38. B. 9,838 lit Hướng dẫn: khối lượng tinh bột nguyên chất: 20. 0,81 =16,2 (kg) (C 6 H 10 O 5 ) n + n H 2 O → + Ht , 0 n C 6 H 12 O 6 7 C 6 H 12 O 6 → − Cenzim 0 3530, 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 Ta có sơ đồ : (C 6 H 10 O 5 ) n → n C 6 H 12 O 6 → 2n C 2 H 5 OH 162 kg 92kg 16,2 kg 9,2 kg Do hiệu suất quá trình lên men đạt 81% nên thể tích ancol 96 0 thu được là: 789,0 1 96 100 100 81 2,9 ××× =9,838 (lit) . Chọn B C©u 39. B. 86,4 gam Hướng dẫn C 12 H 22 O 11 + H 2 O → + Ht , 0 C 6 H 12 O 6 + C 6 H 12 O 6 Trong môi trường kiềm thì glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc. HOCH 2 -(CHOH) 4 -CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH → 0 t HOCH 2 -(CHOH) 4 -COONH 4 +2Ag+ 3NH 3 +H 2 O Số mol saccrozơ = 1/4 số mol Ag = 68,4 : 342 = 0,2 (mol). Số mol Ag là 0,2.4=0,8 (mol). m Ag = 0,8.108 = 86, 4 gam. Chọn B C©u 40. B. 88,26 gam Hướng dẫn - Thời gian từ 6 giờ đến 17 giờ đổi ra phút: (17-6).60 =660 (phút) - Tổng năng lượng 1m 2 lá xanh nhận được dùng để tổng hợp glucozơ là: )(1379400 100 10 09,210000660 j =××× = 1379, 4 kj - Khối lượng glucozơ tạo thành: 180 2813 4,1379 × = 88,26 (gam) . Chọn B 8 . nhau: A. Đều được lấy từ củ cải đường. B. Đều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt” C. Đều bị oxi hoá bởi phức bạc amoniac [Ag(NH 3 ) 2 ]OH. D. Đều hoà. CHUYÊN ĐỀ 13: CACBOHIĐRAT A. CÁC KIẾN THỨC CHỦ YẾU 1. Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.