Phòng GD-ĐT Quy Nhơn Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Thực Hành Tổ Bộ Môn Sinh Học 1) Lý do thực hiện chuyên đề: Môn Sinh học là một trong các môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi phải thực hành thí nghiệm .Đổi mới phương pháp dạy học Sinh học là sử dụng có hiệu quả các TBDH, đưa học sinh vào vò trí chủ thể của hoạt động nhận thức: học sinh phải làm thực hành nhiều hơn suy nghỉ nhiều hơn thảo luận nhiều hơn. HS được làm thí nghiệm nhiều thì năng lực thực hành và tư duy logich của các em không ngừng được phát triển . Và đồng thời quanhững tiết thực hành kỹ năng thực hành của cả GV và HS đều thành thạo . Do vậy , việc tổ chức chuyên đề:Phương pháp giảng dạy tiết thực hành là một yêu cầu cấp thiết trong thời đại hiện nay . 2)Vai trò của thực hành thí nghiệm trong dạy học kiến thức giải phẩu sinh lí, sinh thái của bộ môn Sinh học : Trong việc dạy các kiến thức giải phẩu sinh lí, sinh thái, thực hành thí nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng. Thí nghiệm cho phép đi sâu nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình sinh lí trong nhứng điều kiện nhân tạo được khống chế. Thực hành thí nghiệm được tiến hành trên các đối tượng thí nghiệm (thường là các động vật như ếch, cóc, chuột, thỏ …) hoặc ngay trên chính cơ thể HS để tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra cơ chế, rút ra các quy luật hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong mối quan hệ với các cấu trúc của chúng. 3)Sử dụng phương pháp giảng dạy thực hành thí nghiệm trong dạy học kiến thức :giải phẩu ,sinh lí, sinh thái của bộ môn Sinh học: Sử dụng thực hành thí nghiệm như thế nào để đạt được hiệu quả cao về mặt nhận thức là một vấn đề đáng được lưu ý về mặt phương pháp. - Thực hành thí nghiệm có thể được sử dụng làm điểm xuất phát cho quá trình nhận thức, là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương pháp trực quan do GV biểu diễn (thí nghiệm biểu diễn) hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do HS trực tiếp tiến hành (thí nghiệm học tập của học sinh). Ở đây, dưới sự tổ chức và chỉ đạo của GV, HS phải độc lập quan sát các bước của thí nghiệm (do GV biểu diễn hoặc do tự tay HS tiến hành), tích cực tư duy, chủ động giành lấy kiến thức. Do đó, thí nghiệm có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đến mức tối đa, đồng thời phát triển năng lực quan sát, rèn luyện một số kó năng thực hành. Thực hành thí nghiệm trong trường hợp này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu, được gọi là thực Phòng GD-ĐT Quy Nhơn Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Thực Hành Tổ Bộ Môn Sinh Học hành thí nghiệm biểu diễn có tính chất nghiên cứu (do GV tiến hành) hoặc thí nghiệm thực hành nghiên cứu (do HS tiến hành). Trong thực hành ,thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp tìm tòi nghiên cứu, HS phải tập trung chú ý quan sát, tích cực tư duy (so sánh, đối chiếu các kết quả trong quá trình thí nghiệm) để tự mình rút ra những nhận xét, đi tới các kết luận cần thiết dưới sự hướng dẫn của GV. - Thực hành sẽ bò hạn chế kết quả rất nhiều nếu chỉ được sử dụng để minh hoạ, để cụ thể hoá những điều GV trình bày hoặc để khẳng đònh tính đúng đắn của các kết luận đã được GV thông báo hoặc được in sẵn trong SGK, HS chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ lời giảng của GV hoặc từ SGK. Lời và chữ là nguồn kiến thức chứ không phải là thực hành thí nghiệm, thực hành ở đây không đóng vai trò quyết đònh trong quá trình nhận thức của HS, nên thường là bò bỏ qua (“dạy chay”) hoặc là một cách hình thức, do đo không gây được hứng thú cho HS trong học tập bộ môn . - Trong dạy học các kiến thức sinh lý, thực hành thí nghiệm còn được sử dụng như một biện pháp để xác đònh nhiệm vụ nhận thức, vì nhu cầu và hứng thú chỉ nảy sinh khi các em hiểu được ý nghóa, ý thức được rõ ràng vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu học tập, từ đó các em sẽ tập trung chú ý vào vấn đề học tập, nghiên cứu. Chẳng hạn, khi chuẩn bò cho việc nghiên cứu các chức năng của rễ tuỷ (rễ trước và rễ sau), Gv có thể xác đònh nhiệm vụ nhận thức bằng tiến hành biểu diễn thí nghiệm. Tìm và cắt đôi dây thân kinh toạ (là một dây thần kinh tuỷ) và lần lượt kích thích các đầu dây thần kinh (đầu a và đầu b). Qua quan sát hiện tượng phản ứng của ếch (khi kích thích đầu a, chi đó co, có nghóa là xung truyền theo hướng li tâm, những khi kích thích đầu b thì chi đó không co, nhưng làm chi bên đối diện co, có khi co cả các chi trên, nghóa là dây thần kinh toạ không chỉ truyền xung động li tâm mà truyền cả xung động hướng tâm). HS sẽ rút ra nhận xét là dây thần kinh tuỷ dẫn truyền hai chiều: hưỡng tâm (dẫn truyền cảm giác) và li tâm (dẫn truyền vận động). Nó là dây pha. GV đặt vấn đề: “Vậy để hiểu rõ tính chất “pha”, hãy tìm hiểu cấu trúc của dây thần kinh tuỷ và chức năng của các thành phần cấu trúc đó”. Từ đó, GV đi vào giới thiệu cấu trúc “bằng phương pháp giảng giải minh hoạ” và tìm hiểu chức năng của các rễ tuỷ (bằng phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu) do đó sẽ hiểu rõ chức năng của dây thần kinh tuỷ: do sự nhập lại của các sợi dây thần kinh hướng tâm và li tâm và nối với tuỷ sống qua các rễ sau (rễ cảm giác) và rễ trước (rễ vận động). - Ở mức độ cao, thực hành thí nghiệm có thể sử dụng như một biện pháp để tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú nhận thức cho HS. Phòng GD-ĐT Quy Nhơn Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Thực Hành Tổ Bộ Môn Sinh Học Thí dụ: Tạo tình huống có vấn đề bằng thí nghiệm về “tính bền vững của xương” khi dạy về thành phần hóa học của xương. Cho HS quan sát chiếc xương đùi ếch (nhỏ bé) và “thử dự đoán với trọng tải là bao nhiêu sẽ làm gãy chiếc xương đó khi đạt ở vò trí nằm ngang?” GV lần lượt đặt vào đóa cân các quả cân ban đầu lớn, sau đó cho thêm các quả cân nhỏ dần. Vừa đặt vừa thông bào khối lượng mà xương đang gánh chòu. HS sẽ rất ngạc nhiên, không ngờ một chiếc xương nhỏ bé như vậy mà có thể chòu đựng được một khối lượng tới 3-4kg vẫn chưa bò gãy? Một câu hỏi nảy sinh “Như vậy, sức chòu đựng lớn của xương do đâu mà có?”. HS dự đoán: “Phải chăng do cấu trúc đặc biệt của xương, thành phần hoá học của xương hay do sự phối hợp của cả hai?” Thực hành thí nghiệm không chỉ sử dụng trong lúc dạy các kiến thức mới mà còn được dùng cả trong khâu củng cố, hoàn thiện và kiểm tra các kiến thức giải phẩu sinh lí. Trong trường hợp này không lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã sử dụng lúc dạy bài mới mà là một biến dạng của thí nghiệm đó (thí nghiệm gốc). Sử dụng hình thức thí nghiệm tương đương (thí nghiệm ảo). Ví dụ: Củng cố kiểm tra vai trò tác dụng của enzim trong dòch tiêu hoá, có thể tiến hành thí nghiệm sau: GV đưa ra thí nghiệm và thông báo: “An đang tiến hành thí nghiệm về vai trò enzim trong dòch tiêu hoá thì gió làm bay các mảnh giấy đã đánh dấu trong 4 ống nghiệm đã được đặt trong cốc nước ấm. Một bạn đã giúp An thử nhỏ iốt vào 4 ống nghiệm thì thấy 1 ống không màu (I), còn 3 ống kia có màu xanh. An tiếp tục dùng giấy quỳ để thử thì thấy 1 ống làm đỏ giấy quỳ tím (II); ngược lại một ống lại chuyển giấy quỳ màu đỏ sang màu tím nhạt (III); ống còn lại (IV) không làm chuyển màu giấy quỳ. Tới đây, cả An và bạn An đang loay hoay chưa biết trong mỗi ống chứa gì để bão cáo với thầy giáo. Em có thể làm gì để giúp cho hai bạn đó không? Ngoài ra, còn có thể hướng dẫn HS tiến hành nhiều thực nghiệm ngay trên cơ thể của các em. Chẳng hạn: - Nghiên cứu sự thay đổi của nhòp tim mạch, nhòp hô hấp trong một phút sau khi lao động hay chạy tại chỗ hoặc làm động tác đứng lên ngồi xuống 10 lần, so với trước lúc tiến hành các hoạt động trên và giải thích. - Tìm hiểu khả năng nhòn thở (tính bằng giây) trước và sau khi thở hít sâu khoảng 10 lần. Giải thích sự khác nhau về số liệu thu được. - Thực hành thí nghiệm phản xạ co đồng tử với ánh đèn. - Thực hành thí nghiệm nhìn hình nổi bằng 2 mắt. - Thực hành thí nghiệm về ảnh hưởng của nhòp co và trọng tải đối với công của cơ. GV cần cố gắng khai thác những thí nghiệm loại này. Phòng GD-ĐT Quy Nhơn Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Thực Hành Tổ Bộ Môn Sinh Học Bên cạnh đó qua tiết thực hành thí nghiệm , GV chúng ta còn rèn cho HS kỹ năng quan sát, nhằm mục đích tìm tòi phát hiện kiến thức về các đặc điểm hình thái cấu tạo của đối tượng thí nghiệm thực hành , kỹ năng thí nghiệm của các em được nâng cao , đồng thời kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng sử dụng các thao tác tư duy (phân tích , so sánh , suy luận , khái quát hoá hệ thống hoá …)cũng được hoàn thiện hơn .Không những thế qua tiết thực hành thí nghiệm , ý thức trách nhiệm trong công việc ,tính nghiêm túc và tinh thần tập thể của các em cũng được nâng cao . Chính vì vậy việc sử dụng phương pháp giảng dạy tiết thực hành có hiệu quả hiện nay là nhu cầu cấp thiết không thể bỏ qua ,vì chúng ta đã biết theo nguyên lý giáo dục của Đảng ta “Học đi đôi với hành , lao động gắn liền với thực tiễn sản xuất”…. Do đó việc tổ chức dạy học cho HS trong tiết thực hành chủ yếu dạy học trong nhóm nhỏ (học tập hợp tác) .Hình thức này tạo điều kiện cho nhiều HS trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập ,có điều kiện được bộc lộ những suy nghó lập luận ,lí giải một vấn đề trong thảo luận,tranh luận để tìm ra chân lí .Đây là dòp HS được tập dượt sử dụng ngôn ngữ khoa học trong lúc giao tiếp ,là dòp để nâng cao năng lực tự đánh giá khi đối chiếu ý kiến của mình trong lúc lắng nghe ý kiến phát biểu của bạn ,kết luận của thầy ,từ đó tự điều chỉnh ,để chính xác hoá những hiểu biết của bản thân giúp HS phát triển .Như vậy trong sự phát triển của cá nhân có sự hổ trợ của các thành viên trong nhóm .Phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với phương tiện trực quan nhất là đối với việc nghiên cứu về giải phẩu và sinh lí cần tiến hành quan sát và thí nghiệm .Do đó ,mô hình tranh vẽ ,mẫu vật thật ,mẫu ngâm ,tiêu bản hiển vi …và các thiết bò thí nghiệm là các phương tiện không thể thiếu .Hơn nữa với ,với đònh hướng tăng cường phương pháp thực hành đòi hỏi không chỉ cung cấp cho GV để tiến hành các thí nghiệm biểu diễn mà phải cung cấp đủ đến từng nhóm HS . Điều đáng lưu ý là cần tận dụng triệt để những hình vẽ màu và các sơ đồ trong SGK ,cho phép HS trong khi quan sát ,phân tích hình vẽ sẽ dễ dàng tiếp nhận các tri thức cần lónh hội. 4)Để đảm bảo tốt công tác thí nghiệm thực hành ,trước khi bắt đầu công tác thực hành cần làm tốt các việc sau đây : *Nghiên cứu kỹ tài liệu thực hành theo sự hướng dẫn của GV .Chuẩn bò kế hoạch tiến hành những thí nghiệm quan trọng nhất lưu ý đến các dung cụ ,thiết bò cần cho buổi thực hành . *Nghiên cứu kỹ chương trình Sinh học và SGK ,cần biết rõ mỗi bài thực hành sắp tiến hành thuộc vào chương trình lớp nào ,chương nào và bài nào trong SGK Sinh học phổ thông .Nhờ đó sơ bộ hiểu được mục đích yêu cầu của bài thực hành .Dựa vào SGK và tài liệu hương dẫn thực hành thí nghiệm có thể chọn ra phương án thích hợp nhất tuỳ Phòng GD-ĐT Quy Nhơn Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Thực Hành Tổ Bộ Môn Sinh Học theo điều kiện cụ thể của mỗi trường để thực hiện các thí nghiệm thực hành đã quy đònh *Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn giảng dạy Sinh học các lớp ở trường phổ thông cơ sở về những phần tương ứng với nội dung thực hành . Trong quá trình thực hành GV yêu cầu các nhóm viết bản tường trình ,mô tả lại những gì đã quan sát được ,GV phải đònh hướng HS quan sát và trả lời những câu hỏi cụ thể ,rõ ràng (hay những kiến thức mới HS đã phát hiện được quá trình thực hành ) trong bản tường trình và dẫn dắt HS đi đến kết luận .GV nên cho các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau . Trên đây là phương pháp giảng dạy tiết thực hành ,thí nghiệm của tổ bộ môn Sinh học . Trong quá trình trình bày phương pháp trên ,chắc hẵn còn nhiều thiếu sót ,mong các thành viên thuộc bộ môn Sinh học của Phòng giáo dục đóng góp ý kiến bổ sung để buổi chuyênđề của chúng ta đạt kết quả mỹ mản hơn . . quanhững tiết thực hành kỹ năng thực hành của cả GV và HS đều thành thạo . Do vậy , việc tổ chức chuyên đề: Phương pháp giảng dạy tiết thực hành là một yêu cầu. Phương Pháp Giảng Dạy Tiết Thực Hành Tổ Bộ Môn Sinh Học 1) Lý do thực hiện chuyên đề: Môn Sinh học là một trong các môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi phải