1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lehuongvt GA dia tiet 1

62 204 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phần một THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG . Bài 1 DÂN SỐ Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS cần nắm. - Dân số và tháp tuổi. - Dân số là nguồn lao động của một địa phương. - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số. - Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng: - Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số. - Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi. 3. Thái độ: - Ý thức về vai trò của chính sách dân số. II. Thiết bị dạy học - Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7. III. Hoạt động trên lớp 1. Ổn định : Kiểm diện. 2. Kiểm tra: Sơ bộ kiến thức lớp 6. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Bài giảng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản. HĐ1:Cả lớp. B1: - Giới thiệu thuật ngữ dân số và một vài số liệu nói về dân số nước ta. - Vậy trong các cuộc điều tra dân số, người ta cần tìm hiểu những điều gì ? - Giáo viên giới thiệu sơ lược hình 1.1 sách giáo khoa và đặt câu hỏi: - Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ? 1. Dân số, nguồn lao động: a. Dân số Tổng số dân sinh sống trên 1 lãnh thổ nhất định được tính ở 1 thời điểm cụ thể. b. Độ tuổi lao động Lứa tuổi có khả năng lao động do nhà nước qui định, được thống kê tính ra nguồn lao động. 1 - So sánh số người trong độ tuổi lao động ? - Nhận xét hình dạng 2 tháp tuổi ? - Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số ? (Giáo viên giới thiệu 3 dạng tháp tuổi cơ bản) B2: GV chuẩn KT. HĐ2: Cá nhân B1: - Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. - Quan sát hình 1.3 và 1.4, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào ? Ý nghĩa của khoảng cách rộng, hẹp ? - Quan sát hình 1.2, cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng: - Tăng nhanh vào năm nào ? - Tăng vọt từ năm nào ? - Giải thích nguyên nhân ? * Quan sát 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4, cho biết: - Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở 2 nhóm nước ? - So sánh sự gia tăng dân số ? Các nước phát triển Các nước đang phát triển 1950 198 0 200 0 1950 198 0 2000 Tỉ lệ sinh ( ‰ ) >20 <20 17 40 >30 25 Tỉ lệ tử ( ‰ ) 10 <10 12 25 12 <10 Kết luận tỉ lệ gia tăng tự - Ngày càng giảm. - Thấp nhiều so với các nước đang phát triển. - Không giảm, vẫn ở mức cao. - Cao nhiều so với các nước phát triển. c. Tháp tuổi Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương. 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX: - K/niệm gia tăng DS: QT phát triển dân số trong 1 thời gian nhất định. - Gồm: Gia tăng tự nhiên Gia tăng cơ giới - Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế. 3. Bùng nổ dân số: - Sự gia tăng dân số không đều trên thế giới. - Dân số ở các nước phát triển giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. 2 nhiên * trong 2 thế kỉ XIX, XX sự gia tăng dân số thế giới có đặc điểm gì nổi bật ? * Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra ở các nước đang phát triển ? * Việt Nam thuộc nhóm nước nào, có ở trong tình trạng bùng nổ dân số không ? Nước ta có những chính sách gì ? * Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc phục bùng nổ dân số ? - Kiểm soát sinh đẻ. - Phát triển giáo dục. - Tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá. - Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội tích cực để khắc phục bùng nổ dân số. IV:Đánh giá: - Đọc kluận sgk. - Làm BT sau: 1. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp trong các câu sau: a. Điều tra dân số cho biết . của một địa phương, một nước. b.Tháp tuổi cho biết . của dân số qua . của địa phương. c .Trong hai thế kỉ gần đây, dân số thế giới . đó là nhờ . 2. Bùng nổ dân số xảy ra khi: a. Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị. b.Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng. c.Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2,1%. V . HĐ nối tiếp. a. Học bài, làm bài tập số 2 trang 6 sách giáo khoa. b. Làm bài tập 1, 2, 3 trang 1 - Tập bản đồ Địa lí 7. c. Chuẩn bị bài 2: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới”: - Tìm hiểu sự phân bố dân cư nước ta ? Tại sao ? - Tranh ảnh của các chủng tộc trên thế giới ? Các chủng tộc khác nhau như thế nào ? - Mật độ dân số là gì ? Cách tính ? 3 Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới. - Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của các chủng tộc chính trên thế giới. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư. - Nhận biết ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế. 3. Thái độ: - Ý thức về sự đoàn kết giữa các chủng tộc. II. Phương tiện day học - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7 III. Hoạt động trên lớp 1. Ổn định : Kiểm diện. 2. Kiểm tra bài cũ: - Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Hậu quả và cách giải quyết ? -Dân số nước ta tăng nhanh chủ yếu là do: + Tăng tự nhiên. + Tăng cơ giới. +Cả 2 đều sai. a. - Tg ≥ 2,1% (2 điểm). - Kinh tế, xã hội, môi trường (3 điểm). - Kế hoạch hoá gia đình, giáo dục . (3 điểm). b. a (2 điểm). 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản HĐ1: Cá nhân * Giới thiệu 2 thuật ngữ: Dân số và dân cư. 1. Sự phân bố dân cư: 4 * Học sinh đọc thuật ngữ: Mật độ dân số. Áp dụng tính mật độ dân số ở bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa. Từ đó, khái quát công thức tính mật độ dân số. * Quan sát bản đồ hình 2.1, cho biết: - Một chấm đỏ thể hiện bao nhiêu người ? - Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa thớt nói lên điều gì ? - Số liệu mật độ dân số cho biết điều gì ? * Trên lược đồ 2.1, kể tên khu vực đông dân của thế giới ? Phân bố tập trung ở đâu ? Nguyên nhân của sự phân bố nói trên ? HĐ2: Nhóm * Dựa vào đâu để phân chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc ? * Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận: - Đặc điểm về hình thái ? - Địa bàn sinh sống chủ yếu ? * Học sinh báo cáo, giáo viên chuẩn xác. - Dân cư phân bố không đều. - Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước. - Dân cư tập trung ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị. 2. Các chủng tộc: Chủng tộc Đặc điểm hình thái cơ thể Địa bàn sinh sống Môn-gô- lô-it (Da vàng) - Da vàng: nhạt (Mông Cổ, Mãn Châu), thẫm (Hoa, Việt, Lào), nâu (Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a). - Tóc đen, mượt, dài. Mắt đen, mũi to. - Chủ yếu ở châu Á (trừ Trung Đông). - Châu Mĩ, Đại Dương ; Trung Âu. Nê-grô-it (Da đen) - Da nâu đậm, đen. Tóc đen, ngắn và xoăn. - Mắt đen, to. Mũi thấp, rộng. Môi dày. - Châu Phi. - Nam Ấn Độ. Ơ-rô-pê-ô- it (Da trắng) - Da trắng hồng, tóc màu nâu hoặc vàng gợn sóng. - Mắt xanh hoặc nâu. - Mũi dài, nhọn và hẹp. - Môi mỏng. - Châu Âu, Trung và Nam Á. - Trung Đông. IV.Đánh giá: - Đọc KL sgk. . - Làm BT 2 trang 9. - VN thuộc c/tộc nào? V. HĐ nối tiếp: - Học bài theo câu hỏi sgk 5 - Đọc trước bài 3. Bài 3. QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Nắm được các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư. - Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. 2. Kĩ năng: - Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh chụp, tranh và thực tế. - Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới. 3. Thái độ: - Tình yêu quê hương, đất nước. - Ý thức đúng đắn về chính sách dân cư. II. Thiết bị dạy học - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, ảnh các đô thị Việt Nam. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7. III. Hoạt động trên lớp 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 2. Kiểm tra bài cũ: a. Xác định trên bản đồ dân cư thế giới các khu vực dân cư sống tập trung ? b. Dựa vào cơ sở nào để phân chia dân cư thành các chủng tộc ? b.1. Màu mắt. b.2 Hình thái bên ngoài cơ thể. b.3 Cấu tạo bên trong cơ thể. b.4 Tất cả đều đúng. a. - Đồng bằng, ven biển, đô thị (6 điểm). b. - b.1,b.2. ( 4 điểm). 3. Bài mới: 6 Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản. HĐ1: Cá nhân + nhóm Giới thiệu thuật ngữ: Dân cư và quần cư. - Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi ? - Quan sát ảnh 3.1 và 3.2, cho biết sự khác nhau của 2 kiểu quần cư đô thị và nông thôn ? - Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo nội dung: - Cách tổ chức sinh sống ? - Mật độ, lối sống ? - Hoạt động kinh tế ? * Các nhóm trình bày, giáo viên chuẩn xác và kết luận. 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị: Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Cách tổ chức sinh sống Nhà cửa xen đồng ruộng, tập hợp thành làng, xóm. Nhà cửa xây thành phố, phường. Mật độ Dân cư thưa Dân cư tập trung đông Lối sống Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, làng xóm, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền. Công đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật, quy định về nếp sống văn minh, trật tự, bình đẳng. Hoạt động kinh tế Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - dịch vụ HĐ2: Cả lớp - Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào và ở đâu ? Nguyên nhân xuất hiện ? - Đô thị phát triển nhất khi nào ? - Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị ? (Sự phát triển của thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp). -Xem hình 3.3, cho biết: - Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới ? - Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất ? Kể 2. Đô thị hoá, siêu đô thị: - Số người sống trong các đô thị chiếm 50% dân số thế giới. - Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỉ XIX – lúc công nghiệp phát triển. 7 tên ? - Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào ? * Sự tăng nhanh, tự phát của số dân trong các đô thị gây ra hậu quả gì ? - Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các nước đang phát triển châu Á và Nam Mỹ. IV. Đánh giá: - Đọc KL sgk. - Làm các BT sau: 1. Mật độ dân số giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị: a.Cao với quần cư nông thôn, thấp với quần cư đô thị. b.Thấp với quần cư nông thôn, cao với quần cư đô thị. c.Tất cả đều sai. 2. Trên thế giới, tỉ lệ người sống ở đô thị và ở nông thôn ngày càng tăng: A .Tăng ở đô thị, giảm ở nông thôn. b. Giảm ở đô thị, tăng ở nông thôn. c. Tăng ở cả đô thị và nông thôn. d. Giảm ở cả đô thị và nông thôn. 3. Siêu đô thị có số dân cao nhất thế giới hiện nay: a.Tô-ki-ô. b. Niu I-oóc. c. Bắc Kinh. d. Luân Đôn. * Đáp án: 1 ( b ), 2 ( a ), 3 ( a ). V. HĐ nối tiếp: - Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập trang 12 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 4: “Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”: + Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi. + Quan sát hình dạng tháp tuổi Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và năm 1999, hãy cho biết có sự thay đổi gì đối với dân số Thành phố Hồ Chí Minh sau 10 năm ? + Quan sát lược đồ hình 4.1, cho biết huyện Tiền Hải nằm về phía nào của tỉnh Thái Bình, mật độ dân số bao nhiêu ? + Qua hình 4.4, các siêu đô thị ở châu Á phần lớn nằm ở vị trí nào ? Thuộc các nước nào ? 8 Bài 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới. - Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á. 2. Kĩ năng: - Củng cố và nâng cao thêm kĩ năng nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư, các đô thị trên lược đồ dân số. - Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số. Sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi, nhận dạng tháp tuổi. - Vận dụng để tìm hiểu thực tế dân số châu Á. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt chính sách dân cư và chính sách dân số. II. Thiết bị dạy học - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên và phân bố dân cư châu Á, tháp tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7 III. Hoạt động trên lớp 1. Ổn định : Kiểm diện. 2. Kiểm tra bài cũ: 2.1. Quan sát bản đồ phân bố các siêu đô thị thế giới năm 2002, châu lục có nhiều siêu đô thị nhất: a. Châu Âu. b. Châu Phi. c. Châu Á. d. Châu Mĩ. 2.2. Tháp tuổi cho ta biết những vấn đề gì của dân số ? 2.1. - c (2 điểm). 2.2. - Kết cấu theo độ tuổi . (4 điểm). - Kết cấu theo giới tính . (4 điểm). 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản HĐ1: Cá nhân + Nhóm B1: - Hướng dẫn học sinh bảng chú giải. 1. Bài tập 1: - Thị xã Thái Bình có mật độ dân 9 - Tìm trên lược đồ hình 4.1 nơi có mật độ dân số cao nhất, nơi có mật độ dân số thấp nhất ? B2: GV chuẩn KT. HĐ2: Nhóm B1: Chia 2 nhóm thảo luận: - Hãy so sánh tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động ở tháp tuổi năm 1989 và 1999. Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ ? - Trong nhóm tuổi lao động năm 1989 thì lớp tuổi nào đông nhất ? Đó là những lớp tuổi nào ? Nhóm nào tăng tỉ lệ ? B2: Học sinh các nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác. HĐ3: Cá nhân. B1: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 4.4, cho biết: - Dân cư châu Á chủ yếu phân bố ở đâu ? Đó là khu vực như thế nào ? - Các đô thị lớn thường phân bố ở đâu ? B2: GV chuẩn KT. số cao nhất. - Thấp nhất là huyện Tiền Hải. 2. Bài tập 2: - Sau 10 năm, dân số Thành phố Hồ Chí Minh đã già đi. 3. Bài tập 3: - Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á tập trung đông dân. - Các đô thị lớn nằm ở ven biển, các sông lớn. IV. Đánh giá : 4.1. Quan sát 2 tháp tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và 1999, số trẻ em từ 0 – 15 tuổi diễn biến theo chiều nào ? a.Tăng lên. b. Giảm xuống. c.Bằng nhau. 4.2. Quan sát hình 4.4, cho biết số đô thị có 8 triệu dân của Ấn Độ là: a.3 đô thị. b.4 đô thị. c.2 đô thị. d.Tất cả đều sai. * Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( a ). V. HĐ nối tiếp. 1.Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 3 - Tập bản đồ Địa lí 7. 2.Chuẩn bị bài 5: “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm”: - Ôn tập lại các đới khí hậu chính trên trái đất về ranh giới, khí hậu ? - Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào ? Khí hậu 2 miền Bắc và Nam khác nhau như thế nào ? Có đặc điểm gì về mùa đông và mùa hạ ? 10 [...]... (12 0B) Kết luận Nhiệt độ Biên độ Thời kì nhiệt nhiệt độ tăng 25 – - Thời kì 0 28 C I: Tháng 0 3C 3-4 - Thời kì II: Tháng 10 -11 22 – - Thời kì 0 34 C I: 4-5 0 12 C - Thời kì II: 8-9 Lượng mưa Nhiệt độ Số tháng Số tháng Lượng trung có mưa không mưa trung bình mưa bình - 9 tháng - 3 tháng 250C Tập - Tháng 9 41 mm trung từ 1, 2, 12 tháng 510 - 7 tháng - 5 tháng 220C Từ - Tháng 647 mm tháng 5-9 1, 2, 3, 11 ,... trong sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7 III HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện 2 Kiểm tra bài cũ: Không 3 Bài mới: * GTB * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh H 1: Cả lớp 11 Kiến thức cơ bản I Đới nóng: B1:HS đọc thuật ngữ (18 7 sgk) * Qua lược đồ 5 .1, cho biết: - Xác định ranh giới các môi trường địa lí ? - Tại sao đới nóng còn có tên gọi là “Nội... Hoạt động trên lớp 1 Ổn định : Kiểm diện 2 Kiểm tra: 3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản H 1: Cả lớp 1 Khí hậu: B1: Qua hình 5 .1, xác định vị trí môi trường 18 nhiệt đới gió mùa ? - Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “gió mùa”: là loại gió thổi theo mùa trên những vùng rộng lớn của các lục địa Á, Phi, Ôxtrâylia, chủ yếu trong mùa hè và mùa đông * Quan sát hình 7 .1 và 7.2 sách giáo... trường, đời sống người dân…) 2 (a+b) V Hoạt động nối tiếp - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 35 sách giáo khoa - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 8 - Tập bản đồ Địa lí 7 - Chuẩn bị bài 11 : “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng” Bài 11 : DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG Ngày soạn: Ngày giảng: I Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: - Làm cho học sinh nắm được nguyên nhân của di dân và đô thị hoá đới nóng... KT * Dựa vào hình 5 .1, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ? Môi trường nào chiếm diện tích nhỏ nhất ? (Chú ý: Môi trường hoang mạc có ở cả đới nóng và đới ôn hoà nên học riêng) HĐ2: Cá nhân B1: Xác định giới hạn, vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên hình 5 .1 ? Quốc gia nào nằm trọn trong môi trường xích đạo ẩm ? (Xingapo) * Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xingapo, cho nhận xét và... nhiệt đới: 17 a/Xavan, rừng thưa, vùng cỏ thưa d/Không có câu trả lời đúng b/Vùng cỏ thưa, xavan, rừng thưa c/Rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc * Đáp án: 1 ( d ), 2 ( c+d ), 3 ( c ) V HĐ nối tiếp - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 22 sách giáo khoa - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 6 - Tập bản đồ Địa lí 7 Bài 7 MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA Ngày soạn: Ngày giảng: I Mục tiêu nbài học : 1 Kiến... quanh năm ? * Đáp án: 1 Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa (Việt Nam) và hoang mạc 2 Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa ; có rừng rậm xanh quanh năm 3 Rừng cây rậm, cây cỏ và dây leo bốn phía, khao khát được nhìn thấy trời xanh không khí ngột ngạt oi bức V HĐ nối tiếp: a Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 18 và 19 sách giáo khoa b Làm bài tập 1, 2 trang 5 - Tập... vĩ tuyến 50 – CTB và CTN * Giới thiệu và xác định vị trí của 2 địa điểm Malacan (90B), Giamêna (12 0B) trên hình 5 .1 Nhấn mạnh: cùng trong môi trường nhiệt đới, 2 địa điểm chênh nhau 3 vĩ độ Bắc * Quan sát hình 6 .1 và 6.2 cho nhận xét về sự phân bố nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm trên ? 15 b Khí hậu Nhóm 1: - Nhận xét sự phân bố nhiệt độ của 2 biểu đồ ? - Kết luận về sự thay đổi nhiệt độ ? Nhóm 2:... trên lớp 1 Ổn định : Kiểm diện 2 Kiểm tra: 1 Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh ở đới nóng ? 1 (6 điểm) - Tài nguyên - Môi trường - Kinh tế chậm phát triển 2 (4 điểm - kết hợp chỉ bản đồ) - b 2 Ở đới nóng, dân cư tập trung đông đúc nhất ở: a Đông Bắc Á và Đông Á b Đông Nam Á và Nam Á c Tây Nam Á và Nam Á d Tây Bắc Á và Bắc Á 3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh H 1: Cá nhân B1: Giáo viên... hoá ở đới nóng diễn ra như thế nào ? (mục 2 sách giáo khoa) * Qua hình 3.3, đọc tên các siêu đô thị hơn 8 triệu dân ở đới nóng ? * Giáo viên đưa số liệu tỉ lệ dân đô thị: Châu lục 19 50 20 01 Á 15 % 37% Phi 15 % 33% Nam Mĩ 41% 79% - Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép dân số, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội 2 Đô thị hoá: - Trong những năm gần đây, . Thời kì II: Tháng 10 -11 25 0 C - 9 tháng. - Tập trung từ tháng 5- 10 - 3 tháng - Tháng 1, 2, 12 9 41 mm Giamêna (12 0 B) 22 – 34 0 C 12 0 C - Thời kì I:. triển 19 50 19 8 0 200 0 19 50 19 8 0 2000 Tỉ lệ sinh ( ‰ ) >20 <20 17 40 >30 25 Tỉ lệ tử ( ‰ ) 10 < ;10 12 25 12 < ;10 Kết luận tỉ lệ gia tăng tự

Ngày đăng: 27/09/2013, 04:10

Xem thêm: lehuongvt GA dia tiet 1

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Qua kết quả bảng trờn, hóy đưa ra nhận xột về đặc điểm khớ hậu nhiệt đới? - lehuongvt GA dia tiet 1
ua kết quả bảng trờn, hóy đưa ra nhận xột về đặc điểm khớ hậu nhiệt đới? (Trang 16)
* Từ bảng trờn, em cú nhận xột gỡ về số lượng sản phẩm, cỏch khai thỏc sử dụng mụi trường tự nhiờn trong sản xuất nụng nghiệp ? - lehuongvt GA dia tiet 1
b ảng trờn, em cú nhận xột gỡ về số lượng sản phẩm, cỏch khai thỏc sử dụng mụi trường tự nhiờn trong sản xuất nụng nghiệp ? (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w