1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG PCCN CHO CBCNV MỚI

75 110 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 9,83 MB

Nội dung

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG PCCN CHO CBCNV MỚI Mục đích khóa huấn luyện: Đảm bảo cho tất cả CBCNV mới vào công ty hiểu được quá trình hình thành và phát triển của công ty, nắm bắt được Hệ thống quản lý HSE Công ty để thực hiện công việc một cách An toàn CHƯƠNG I Phần 1: Giới thiệu chung về Công tác ATVSLĐ Phần 2: Công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc.

Trang 1

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN

AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG &PCCN

CHO CBCNV MỚI

Trang 2

CHÀO TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN THAM KHÓA HUẤN LUYỆN VỀ ATVSLĐ & PCCN

Trang 3

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Mục đích khóa huấn luyện

CHƯƠNG I

1 Giới thiệu chung về Công tác ATVSLĐ

2 Công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc.

Trang 4

CÁC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động

AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động

ATVSV An toàn vệ sinh viên

BHLĐ Bảo hộ lao động

BNN Bệnh nghề nghiệp

NSDLĐ Người sử dụng lao động

NLĐ Người lao động

PTBVCN P/tiện bảo vệ cá nhân

PCCC Phòng cháy chữa cháy

PCCN Phòng chống cháy nổ

TNLĐ Tai Nạn lao động

VSLĐ Vệ sinh lao động

BVMT Bảo vệ môi trường

ĐKLĐ Điều kiện lao động

KHKT Khoa học kỹ thuật

KTXH Kinh tế xã hội

BLĐTBXH Bộ lao động Thương binh và xã hội

HSE:An toàn, Sức khoẻ và Môi trường / Health, Safety and Environment

HAZOB: Quan sát các Nguy cơ nguy

hiểm / HAZard OBservation report

JSA: Phân tích an toàn công việc/ Job Safety Analysis

PPE: Phương tiện bảo hộ cá nhân / Personal Protective Equipment

MSDS: Bảng dữ liệu an toàn của vật liệu /

Material Safety Data Sheet

LTI: Thương tật mất thời gian/ Lost Time Injury

RDI: Thương tật hạn chế công việc / Restricted Duty Injury

MTIT: Thương tật điều trị y tế / Medical Treatment Injury

FAI: Sơ cứu thông thường / First Aid Injury

PTW: Giấy phép làm việc / Permit To Work

OHSAS: Occupational Health and Safety Assessment Series

Trang 5

Đảm bảo cho tất cả CBCNV mới vào công ty hiểu được quá trình hình thành và phát triển của công ty, nắm bắt được Hệ thống quản

lý HSE Công ty để thực hiện công việc một cách An toàn

Trang 6

1/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

-An toàn-Vệ sinh lao động (ATVSLĐ): là hoạt động đồng bộ trên các mặt luật

pháp, tổ chức-hành chính, kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm chăm lo cải thiện điều kiện môi trường lao động, phòng ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của con người trong quá trình sản xuất

-Bảo hộ lao động (BHLĐ): là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ

thuật, tổ chức, kinh tế xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động sản xuất

-Bệnh Nghề nghiệp (BNN): là bênh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có

hại của nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp (đến năm 2011 tổng số

là 28 BNN được bảo hiểm chi trả)

Trang 7

- Điều kiện lao động (ĐKLĐ): điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các

yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật đươcu biểu hiện thông qua các công

cụ và là phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chung trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động

- Tai nạn lao động (TNLĐ): là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy

hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử cong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ LĐ, kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ Luật lao động như: Nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rữa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc

- Rủi ro: là sự kết hợp những khả năng xảy ra Nguy cơ nguy hiểm và mức độ

nghiêm trọng của thương tật, tổn thất đối với sức khoẻ con người, hỏng hóc đối với tài sản và tác động có hại đối với môi trường phát sinh từ các nguy cơ tại nơi làm việc

- Gần xảy ra sự cố: là một sự kiện hay tình huống có khả năng gây ra thương

tổn hay hỏng hó

Trang 8

Các yếu tố nguy hiểm trong quá trình lao động sản xuất

Yếu tố vật lý: như vi khí hậu (gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt), bụi, tiếng ồn, rung, ánh sáng …

• Yếu tố hóa học: như bụi độc, hơi khí độc, hóa chất;

• Yếu tố sinh vật học: như rắn rết, côn trùng, vi sinh vật;

•Yếu tố tâm lý : ốm đau, buồn, vui, lo lắng…

• Các yếu tố bất lợi khác: như tổ chức lao động không hợp lý, có nhiều yếu tố gây tình trạng căng thẳng tâm lý tại nơi làm việc, tư thế làm việc thoải mái phù hợp với mỗi người…

3/ YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI XUẤT HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH LĐSX

GÂY TNLĐ, BNN & BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Trang 9

3.1 Tiếng ồn và rung sóc

Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con

người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm… Rung sóc thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do

các động cơ nổ… tạo ra

Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc

quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề

nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung

trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén… Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ…Tiếp xúc với

tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động

Trang 10

140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10

 Pain level

Mức gây nguy hại

 PPE level

Mức dụng cụ nhét tai có

thể bảo vệ được.

85 dBA

Trang 11

3.2 Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)

Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng

năng suất lao động

Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc, ví dụ như

-Phòng đọc sách cần có độ rọi 200 lux

-Xưởng dệt cần có độ rọi 300 lux

-Sửa chữa đồng hồ cần có độ rọi 400 lux

Khi chiếu sáng không cần đảm bảo tiêu chuẩn quy định

(thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động… Về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói

quá)

Trang 13

I/ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là các dụng cụ, phương tiện mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu

tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất do điều kiện thiết bị, công nghệ và cách tổ chức chưa hoàn chỉnh gây ra

Yêu cầu khi sử dụng PPE

- Đối với người sử dụng lao động ?

- Đối với người lao động ?

Trang 14

Trang bị bảo vệ mắt gồm hai loại

-Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn phải, khỏi bị bỏng… -Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các tia năng lượng

Tùy theo điều kiện lao động để lựa chọn thiết bị bảo vệ mắt cho thích hợp, bảo đảm tránh được tác động xấu của điều kiện lao động đối với mắt, đồng thời không làm giảm thị lưc hoặc gây các bệnh về mắt

Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp

Mục đích của loại trang bị này là tránh các loại hơi, khí độc, các loại bụi thâm nhập vào cơ quan hô hấp Loại trang bị này thường là các bình thở, bình tự cứu, mặt nạ, khẩu trang…

Tùy theo điều kiện lao động mà người ta lựa chọn các trang bị cho thích hợp

Trang 15

Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác

Mục đích của loại trang bị này nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác của người lao động.

Loại trang bị này thường gồm

-Nút bịt tai: đặt ngay trong ống lỗ tai, khi chọn loại nút bịt tai thích hợp

tiếng ồn sẽ được ngăn cản khá nhiều

-Bao úp tai; che kín cả phần khoanh tai

Trang bị phương tiện bảo vệ đầu

Tùy theo yêu cầu cần bảo vệ là chống chấn thương cơ học, chống cuốn tóc hoặc các tia năng lượng… mà sử dụng các loại mũ khác nhau

Ngoài yêu cầu bảo vệ được đầu khỏi tác động xấu của điều kiện lao động nói trên, các loại mũ còn phải đạt yêu cầu chung là nhẹ và thông gió tốt trong khoảng không gian giữa mũ và đầu

Trang 16

Trang bị phương tiện bảo vệ chân và tay

Bảo vệ chân thường dùng ủng hoặc giày các loại: chống ẩm ướt, chống

ăn mòn của hóa chất, cách điện, chống trơn trượt,chống rung động…

Bảo vệ tay thường dùng bao tay các loại, yêu cầu bảo vệ tay cũng tương

tự như đối với bảo vệ chân

Quần áo bảo hộ lao động: bảo vệ thân người lao động khỏi tác động của nhiệt, tia năng lượng, hóa chất, kim loại nóng chảy bắn phải và cả trong trường hợp áp suất thấp hoặc cao hơn bình thường

Trang bị phương tiện cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn,

người lao động phải kiểm tra trước khi sử dụng

Trang 17

• Trang bị phương tiện chống ngã cao : dây an toàn

• Phương tiện chống điện giật, điện từ trường : găng tay

cách điện, ủng cách điện

• Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân

• Các loại phương tiện đảm bảo an toàn vệ sinh khác

Ghi chú: Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát PTBVCN cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua

Trang 18

TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trang 19

Thiết bị BHLD khác như (Bao tay, khẩu trang, nút chống ồn/mặt nạ mài cắt, dây an toàn toàn thân…)

sẽ được dùng cho bất

cứ lúc nào và bất cứ nơi nào cần thiết.

Trang 20

BỆNH NGHỀ NGHIỆP - BNN

BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của NN tác động tới người lao động Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính Một số BNN khong chữa khỏi và để lại

di chứng BNN có thể phòng tránh được

Bệnh bụi phổi Silic, Amiăng, phổi bông

Bệnh nhiễm độc chì, Benzen, Thủy ngân, Mawnggan, TNT (Trinitroluen)

Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiêng ồn - Bệnh rung chuyển NN - Bệnh sặm da NN

Bệnh loét da, viêm da - Bệnh lao NN - Bệnh viên gan do vi rút NN

Bệnh leptospira NN - Bệnh nhiễm độc Asen NN - Bệnh nhiễm độc Nicontin NN

Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu NN - Bệnh giảm áp NN

Bệnh viêm phế quản mãn tính NN - Bệnh hen phế quản NN

Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit NN - Bệnh nốt dầu NN

Bệnh viêm loét da, viêm mong NN - Bệnh viêm loét da,viêm móng&quang móng

Bệnh lao nghề nghiệp - Bệnh viêm gan do virus

Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Trang 21

II AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN

Quy định an toàn điện

Cầu dao điện phải để trong hộp có

Trang 23

3 Cung cấp tủ điện đúng qui cách

4 Dây cáp điện và mối nối tốt

5 Chuyên nghiệp / thợ điện phải được huấn luyến để làm việc và bảo trì

Trang 25

AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI MANG VÁC VẬT NẶNG

Xương sống trước và trong khi nâng vật nặng

Trang 26

QUY TẮC CƠ BẢN KHI NÂNG VẬT NẶNG

1 Chân giữ ở vị trí cân bằng, mở rộng bằng vai.

2 Hạ khớp gối

3 Giữ lưng thẳng, càng thẳng càng tốt

4 Gắng giữ vật nặng thật chặt bằng cả lòng bàn tay

5 Giữ vật nặng sát với cơ thể

6 Chỉ xoay bàn chân, không xoay người, tốt nhất tránh

vặn người khi đang nâng

Trang 28

Loại bỏ những thứ

không cần thiết

ra khỏi nơi làm việc

S1

Sàng lọc

Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp,

về thực hành 5S tại nơi

làm việc

CHƯƠNG TRÌNH 5 S

Trang 30

V NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MT

Công ty PTSC cam kết thực hiện không có

ô nhiễm môi trường tại các bộ phận

Bạn phải:

Giữ các cống , rãnh sạch và thông thoáng

không bị tắc nghẽn

Báo cáo các sự cố tràn dầu

Bảo trì các thiết bị tránh rò rỉ và chảy tràn

Bảo trì khu vực làm việc sạch sẽ va ngăn

nắp

Trang 31

Bạn phải:

Quản lý các chất KHÔNG NGUY HẠI

Kim loại vụn đồ sứ thải bỏ

Trang 32

Vệ sinh lao động và quản lý chất thải tại các bộ phận

Chất thải độc hại Chất thải không

độc hại Phế liệu

Các vật, chất có liên

quan đến sơn, dầu mỡ.

Sợi thuỷ tinh cách

vỡ, đồ sứ thải bỏ.

Chất thải từ nhựa, giấy, cao

su, gỗ không lẫn với chất độc hại.

Đầu mẩu kim loại: sắt, nhôm, đồng…có thể tận dụng lại.

Thùng chứa màu

màu xanh Thùng chứa màu vàng

Trang 34

MỤC TIÊU

1 Hiểu biết về Phòng cháy và chữa cháy, Nguyên lý của đám cháy, Nguyên nhân và phân loại đám cháy

2 Nhận dạng về thiết bị chữa cháy và báo cháy

3 Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy

4 Nội qui PCCC

5 Một số hình ảnh về đám cháy

Trang 35

- PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Ngọn lửa không chỉ hoàn toàn mang lại lợi ích cho con người mà

ngược lại nó là kẻ gieo nhiều tai hoạ không lường nếu con người

không kiểm soát được nó Đó là nạn cháy

Một khi nền kinh tế càng phát triển, các tiến bộ khoa học và kỹ

thuật ứng dụng vào sản xuất ngày càng nhiều, thì thiệt hại do mỗi

đám cháy gây ra cũng tăng gấp bội

Phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà

nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh

quốc gia và trật tự an toàn xã hội

Cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng

D

ẫn đến cháy nổ có nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và nguyên

nhân sâu xa Ở đây chúng ta nghiên cứu nguyên nhân trực tiếp do

con người gây ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp

Trang 37

H

eat

Oxygen

Fuel

Điều kiện cần và đủ để khống chế đám

cháy

Trang 38

- NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY

Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa

Do tác dụng của năng lượng điện

Do ma sát va chạm giữa các vật

Do phản ứng hóa học của hóa chất

- PHÂN LOẠI ĐÁM CHÁY:

Loại A : Sự cháy do các vật liệu thông thường, trong đó sự cháy xảy ra kèm theo việc tạo ra than hồng ( Vải, gỗ,giấy…)

Loại B : Sự cháy do cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng

được ( Dầu, cồn, mỡ hay chất béo…)

Loại C : Sự cháy do cháy chất khí GAS, PROPANE, BUTANE

Loại D : Sự cháy do cháy các kim loại MANHÊ, TITAN, ZIRCO

* Trách nhiệm của CBCNV trong công tác PCCN

Trang 39

NHẬN DẠNG BÌNH CHỮA CHÁY

Trang 40

NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Heat Detector

Smoke Detector

Gas Detector

Trang 41

CÁCH SỬ DỤNG BÌNH CỨU HOẢ MFZ

(D ùng để chữa cháy các loại chất lỏng cháy, cháy

GAS, ch áy chất rắn và cháy Điện)

1/ DỐC NGƯỢC BÌNH LÊN XUỐNG KHOẢNG 5-7 LẦN.

2/ GIẬT ĐỨT DÂY CHÌ NIÊM RÚT CHỐT AN TOÀN TAY CẦM

Trang 42

3/ HƯỚNG VÒI PHUN VÀO CHÂN NGỌN LỬA.

4/ BÓP CHẶT TAY CẦM, PHUN HOÁ CHẤT DẬP LỬA

GHI CHÚ: KHI CHỮA CHÁY PHẢI ĐỨNG ĐẦU HƯỚNG

GIÓ

Trang 43

CÁCH SỬ DỤNG BÌNH CỨU HOẢ CHỨA KHÍ CO 2

(Bình chữa cháy CO2 dùng để dập tắt

đám cháy trong phòng kín, buồng hầm,

GHI CHÚ: KHI CHỮA CHÁY PHẢI

ĐỨNG ĐẦU HƯỚNG GIÓ

Trang 44

NỘI QUI

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của mọi người và trật tự an ninh trong cơ quan, nay qui định việc phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều 1: Việc phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi Cán bộ công nhân viên.

Điều 2: Mỗi CBCNV phải tích cực đề phòng không để xảy ra tai nạn cháy

nổ, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện cần thiết khác để chữa cháy kịp thời và có hiệu qu ả

Điều 3: Phải đảm bảo các điều kiện an toàn trong sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, nguồn gây cháy, hoá chất và các chất dễ cháy, nổ độc , phóng xạ, triệt để tuân theo các qui định về phòng cháy và chữa cháy:

Điều 4: Cấm câu mắc, sử dụng điện tuỳ tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra và tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết đặc biệt là các thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt có công suất lớn Chú ý đến đèn, quạt, bếp điện trước lúc ra về Không để hàng hoá, vật tư áp sát vào hông đèn, dây điện phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện

Ngày đăng: 17/04/2020, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w