Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan thuế v
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bảnthân qua quá trình học tập, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ vàhướng dẫn nhiệt tình từ phía nhà trường, các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên củaCTCP Xây lắp điện 1
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban Giám Hiệu nhà trườngĐại học Thương Mại nói chung và Khoa Tài chính - Ngân hàng nói riêng đã tạođiều kiện để em được làm khóa luận tốt nghiệp Đặc biệt, em vô cùng cảm ơn côgiáo ThS Lê Thanh Huyền, cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em và đưa ra nhữnglời khuyên bổ ích để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhânviên tại CTCP xây lắp điện 1 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốtthời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế,nên bài khóa luận không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đánh giá vàgóp ý của quý thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Vân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm về báo cáo tài chính và vai trò của báo cáo tài chính 5
1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 6
1.1.3 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 6
1.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.3.2 Phân tích các hệ số tài chính cơ bản 9
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1 (PCC1) 19
2.1 Khái quát về CTCP xây lắp điện 1 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công ty 20
2.1.3 Mô hình tổ chức công ty 21
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 22
2.3 Phân tích thực trạng tài chính tại CTCP xây lắp điện 1 24
Trang 32.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 24
2.3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 28
2.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 31
2.3.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 33
2.4 Đánh giá chung về phân tích thực trạng tình hình tài chính tại CTCP xây lắp điện 1 36
2.4.1 Kết quả đạt được 36
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 37
2.4.3 Nguyên nhân 38
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP XÂY LẮP ĐIỆN 1 40
3.1 Định hướng phát triển 40
3.1.1 Các mục tiêu chính 40
3.1.2 Những vấn đề chính 40
3.2 Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện I 40
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích tài chính 40
3.2.2 Nâng cao chất lượng sử dụng thông tin trong phân tích tài chính 44
3.2.3 Hoàn thiện các phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính 45
3.2.4 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 45
3.2.5 Đầu tư đổi mới công nghệ 46
3.3 Một số kiến nghị với Công ty cổ phần Xây lắp điện I 47
3.3.1 Kiến nghị về phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty 47
3.3.2 Kiến nghị về phương hướng nâng cao hiệu quả phân tích tài chính cho công ty 47
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán CTCP xây lắp điện 1 giai đoạn 2014 – 2016 24Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014-2016 28Bảng 2.3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2014 – 2016 31Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của CTCP xây lắp điện 1 giaiđoạn 2014 - 2016 33
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của CTCP xây lắp điện 1 21
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5STT Từ viết tắt Diễn giải
1 PCC1 Công ty cổ phần xây lắp điện 1
Trang 6TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thểtác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực củachúng Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu –biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chínhcủa mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp,… Mỗi đối tượng này quantâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau Song,nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời,khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa Bởi vậy, phân tích tình hình tài chínhnhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và nhữngngười sử dụng khác để họ có thể ra quyết định để đầu tư, tín dụng và các quyết địnhtương tự Bên cạnh đó, phân tích tài chính cũng nhằm cung cấp những thông tinquan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư đánh giá số lượng, thời gian
và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi; vì dòng tiền của nhàđầu tư liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp Hơn nữa, phân tích tài chính còncung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quảcủa các quá trình, các tình huống làm biến đổi nguồn vốn và các khoản nợ củadoanh nghiệp Đồng thời, cho biết nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nguồn lực này
và tác động của những nghiệp vụ kinh tế giúp cho chủ doanh nghiệp dự báo chínhxác quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
Công ty cổ phần xây lắp điện 1 là công ty chuyên sản xuất điện và cũng cấpcác thiết bị điện cho quốc gia Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã xâydựng bộ máy quản lý từ tổng công ty đến các công ty con Tuy nhiên, hiện tại công
ty mới chỉ có phòng kế toán – tài chính, trong đó tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ
kế toán, chưa có bộ phận riêng phân tích tình hình tài chính để cho thấy rõ nhất tìnhhình hoạt động của công ty, thông tin truyền tải đến lãnh đạo cũng như nhà đầu tưchưa tường minh Chính vì vậy trong quá trình thực tập của mình, cùng với các kiến
thức được đào tạo em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1)” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu chung
Bài khóa luận nhằm hệ thống hóa lý thuyết về phân tích tài chính trong doanhnghiệp, đưa ra thông tin chính xác nhất cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhữngngười liên quan khác
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây lắp điện 1
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Thông tin, số liệu của Công ty cổ phần Xây lắp điện 1
Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2014- 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các vănbản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lí luận khác nhau bằng cách phân tíchchúng thành từng bộ phận khác nhau để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng Tổng hợp làliên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống líthuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn
đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếptri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lí thuyết làm sự hiểu biết về đốitượng đầy đủ hơn
Trang 8Phương pháp mô hình hóa
Là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đốitượng, tái hiện lại đối tượng theo cơ cấu, chức năng của đối tượng
Phương pháp giả thuyết
Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng, sau đó đichứng minh quy luật đó là đúng
Phương pháp lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trìnhphát triển của đối tượng, từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng
4.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm
rõ bản chất và quy luật của đối tượng
Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống đểthu thập thông tin đối tượng Có hai loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp vàquan sát gián tiếp
Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để pháthiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quátrình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúngtheo mục tiêu dự kiến của mình
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trongquá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học
Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận địnhbản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu
Trang 95 Kết cấu khóa luận
Ngoài tổng quan về đề tài và kết luận, bài khóa luận được chia thành 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện 1
- Chương 3: Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tàichính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện 1
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về báo cáo tài chính và vai trò của báo cáo tài chính
- Khái niệm về báo cáo tài chính
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả; cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời
và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh
nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…) (Giáo trình kế toán tài chính, Trường Đại học Thương Mại)
- Vai trò của báo cáo tài chính
Cung cấp thông tin của một doanh nghiệp về:
Tài sản: Thông tin tài sản của một doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cânđối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính nằm trong bảng báo cáo tài chính củadoanh nghiệp Thông tin tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, hàng tồnkho, tài sản cố định,…
Nợ phải trả: Tương tự như tài sản, thông tin nợ phải trả của doanh nghiệp thểhiện trên bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính nằm trong bản báocáo tài chính của doanh nghiệp Thông tin nợ phải trả bao gồm nợ phải trả ngườibán, nợ phải trả người lao động, nhà nước, các khoản phải trả khác,…
Vốn chủ sở hữu: Tương tự như nợ phải trả, thông tin vốn chủ sở hữu của mộtdoanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tàichính của doanh nghiệp Thông tin vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp của chủ sởhữu (điều này dựa trên giấy phép kinh doamh), lợi nhuận chưa phân phối, các quỹtrích lập,…
Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ: Thông tin này được thể hiện trên báocáo kết quả hoạt động kinh doanh nằm trong bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Các luồng tiền: Báo cáo tài chính cho biết sự dịch chuyển các luồng tiềntrong doanh nghiệp thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ nằm trong bảng báocáo tài chính
Trang 111.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương phápphân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúpcho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính củadoanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũngnhư rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra quyết định tài
chính phù hợp với lợi ích của họ (Nguồn: Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Đại học Thương Mại)
1.1.3 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu thôngtin của các chủ thể khác nhau, bao gồm các chủ thể chủ yếu sau:
Nhà quản trị doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp
sẽ giúp cho họ có thể nắm bắt cụ thể thực trạng tài chính để kiểm soát các mặt hoạtđộng của doanh nghiệp Các kết quả phân tích tài chính vừa là cơ sở để thực hiệncác dự báo tài chính, vừa là căn cứ để các nhà quản trị tài chính có thể đề ra quyếtđịnh tài chính thích hợp như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn, quyết địnhquản lý tài sản,…
Chủ sở hữu và nhà đầu tư: Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp giúpcho họ đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết địnhtiếp tục duy trì đầu tư, tăng cường đầu tư hay rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp
Tổ chức tài chính tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính,…): Các kết quả phântích tài chính giúp họ có thể đánh giá chính xác hơn tình hình và khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp để quyết định cho vay và thu hồi nợ
Người lao động của doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính sẽ giúpcho họ nhận biết được thực trạng tốt xấu và tương lai của doanh nghiệp, từ đó cóthể đưa ra quyết định tiếp tục gắn bó hay rút khỏi doanh nghiệp để tìm kiếm những
cơ hội việc làm và thu nhập mới tốt hơn
Cơ quan nhà nước (cơ quan thuế, tài chính,…): Các thông tin từ phân tích tàichính doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan này có thể kiểm soát và giám sát tốthơn việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp
Trang 121.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp
Thông thường, bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm bốn báo cáo cơ bản:bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyểntiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Là một báo cáo mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp trên hai khíacạnh là tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể Nói cáchkhác, đây là báo cáo trình bày những thứ mà doanh nghiệp đang nắm giữ thể hiện ởphần tài sản và những thứ mà doanh nghiệp nợ thể hiện ở phần nguồn vốn tại mộtthời điểm nhất định Bản cân đối kế toán được ví như bức ảnh chụp nhanh tình hìnhtài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, nó cho biết quy mô và cơ cấugiá trị của các loại tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, cũng như quy mô và cơcấu các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã huy động để tài trợ cho tài sản
Kết cấu nội dung bảng cân đối kế toán gồm hai phần là tài sản và nguồn vốn,được trình bày theo nguyên tắc cân đối: tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn Các sốliệu phản ánh trên báo cáo được tổng hợp tại một thời điểm nhất định, thường làthời điểm cuối niên độ kế toán Hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hànhlập bảng cân đối kế toán theo biểu mẫu hướng dẫn của nhà nước (Mẫu B01-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là một báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh cung cấp số liệu về từng chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh được lập ra tại một thời điểm cụ thể, song các
số liệu của nó được tổng hợp trong cả một khoảng thời gian cụ thể thường là mộtniên độ kế toán Ở nước ta, các doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo này theo biểumẫu hướng dẫn của nhà nước (Mẫu B02-DN ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC)
Kết cấu và nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh trình bày kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạtđộng gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác Nội dung cơ bản của của báo
Trang 13cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợinhuận của doanh nghiệp Các kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt độngđược xác định theo công thức chung :
Doanh thu (thu nhập) – Chi phí = Lợi nhuận
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Là một báo cáo tài chính mô tả dòng vận động tiền tệ của doanh nghiệp trongmột khoảng thời gian nhất định
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem là sự phản ánh dòng tiền vận động đằngsau các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết dòng tiền vào,dòng tiền ra và chênh lệch giữa chúng Ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp lập báocáo này theo biểu mẫu hướng dẫn của nhà nước (Mẫu B03-DN ban hành theo quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC)
Kết cấu và nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệđược cấu trúc gồm các chỉ tiêu phản ánh các dòng tiền vào và dòng tiền ra theo từngloại hình hoạt động; bao gồm: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạtđộng đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính Từ các số liệu trong báo cáo lưuchuyển tiền tệ, người ta có thể đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, khả năng dòngtiền từ các loại hình hoạt động và dự báo trạng thái dòng tiền trong tương lai củadoanh nghiệp
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Là một bản báo cáo bổ sung mô tả và giải thích các đặc điểm, tình hình và kếtquả tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định Hiện nay, cácdoanh nghiệp tiến hành lập báo cáo theo biểu mẫu hướng dẫn của nhà nước (MẫuB09-DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC)
1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Để xem xét tình hình và xu hướng biến động của quy mô và cơ cấu tài sản,nguồn vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường căn
cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đểtính toán các tỷ trọng của từng khoản mục, so sánh các khoản mục và tỷ trọng của
Trang 14chúng theo các mốc thời gian khác nhau để có thể đưa ra được nhận định về tìnhhình tài chính doanh nghiệp Thông thường, các nhà phân tích xem xét biến độngbằng cách so sánh các khoản mục, các chỉ tiêu tài chính giữa cuối kỳ so với đầu kỳhoặc của năm nay so với năm trước để thấy được mức độ tăng, giảm của tài sản,công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu cũng như mức độ và xu hướng thay đổi của tỷ trọngcác khoản mục này Khi so sánh chỉ tiêu về kết quả kinh doanh giữa các kỳ sẽ đánhgiá được mức độ biến động của các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.2 Phân tích các hệ số tài chính cơ bản
1.3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng chuyển đổi một bộphận tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn Được tính toán dựa trêncông thức sau:
Ý nghĩa: Cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồngtài sản ngắn hạn
Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có vốn lưu động ròng dương,tức là doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSNH, do đótình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, an toàn và ổn định Nếu hệ số thấp,kéo dài có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị phụ thuộc tài chính, ảnh hưởngkhông tốt đến hoạt động kinh doanh Như vậy, hệ số này càng lớn thì khả năngthanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt, đây cũng là nhân tố làm tăngtính tự chủ trong hoạt động tài chính
Tuy nhiên, nếu hệ số thanh toán ngắn hạn quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạtđộng vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSNH hay nói cách khác việc quản
lý TSNH không hiệu quả (quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải thu chồng chất hayhàng tồn kho ứ đọng) Ví dụ như một doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn khothì sẽ có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tàisản khó chuyển đổi thành tiền, đặc biệt là hàng tồn kho tồn đọng, kém phẩm chất
Trang 15Vì thế trong nhiều trường hợp, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn không phản ánhchính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tóm lại, tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, hệ
số này cao với các ngành nghề có TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản vàngược lại
Khả năng thanh toán nhanh:
Như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mấtthời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền Nhằm phản ánh trungthực hơn khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nên
hệ số khả năng thanh toán nhanh ra đời, bằng cách loại trừ hàng tồn kho ra khỏitổng TSNH
Nếu doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽkhông đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn Hệ
số này thấp, kéo dài cho thấy dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản
sẽ xảy ra Hệ này càng cao chứng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanhnghiệp càng tốt
Một điểm cần chú ý là hệ số này cao quá và kéo dài cũng không tốt, có thể dodoanh nghiệp ứ đọng tài sản, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm Ngoài ra, nếu hệ
số này nhỏ hơn hẳn so với hệ số thanh toán ngắn hạn thì điều đó có nghĩa là tài sảnngắn hạn của doanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho Và doanhnghiệp cần có những biện pháp để điều chỉnh cơ cấu TSNH hợp lý hơn
Khả năng thanh toán chung:
Hệ số khả năng thanh toán chung là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện naydoanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả
Hệ số này dần tới 0 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ
sở hữu bị mất hầu như toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanhnghiệp phải thanh toán
Trang 161.3.2.2 Phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp
Vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền và các khoản tương đương tiền
Ý nghĩa: Cho biết các khoản phải thu phải quay khoảng bao nhiêu vòng trongmột kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kì đó Đây là một chỉ tiêuphản ánh chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với khách hàng.Thật vậy, quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trảchậm và tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanhđồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn (ít phải cấp tín dụngcho khách hàng và nếu cấp tín dụng thì chất lượng tín dụng cao) Nhưng nếu sốvòng quay quá lớn có thể khiến doanh nghiệp sụt giảm doanh số bán hàng do sứchấp dẫn trên thị trường giảm so với các đối thủ cung cấp thời gian tín dụng thươngmại dài hơn Cũng là không tốt khi vòng quay quá nhỏ vì điều đó chứng tỏ doanhnghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh, buộcphải huy động vốn từ bên ngoài
Kỳ thu tiền bình quân :
Để biết số ngày bình quân mà doanh nghiệp cần để thu hồi được nợ sau khibán được hàng, ta sử dụng công thức sau:
Kỳ thu tiền bình quân cho biết một khoảng thời gian trung bình mà doanh nghiệpthu hồi được công nợ kể từ ngày bán chịu hàng hóa dịch vụ nói cách khác, đây làkhoảng thời gian trung bình từ khi bán chịu cho đến khi thu được tiền bán hàng
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào chínhsách bán chịu và việc tổ chức thanh toán thu hồi công nợ của doanh nghiệp, thôngthường khi vòng quay các khoản phải thu tăng lên hoặc kỳ thu tiền bình quân giảmxuống qua các kỳ sẽ biển hiện xu hướng rút ngắn thời gian bán chịu và trình độquản lý thu hồi công nợ được cải thiện của doanh nghiệp
Trang 17Vòng quay hàng tồn kho
Công thức xác định:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho biết khả năng quay vòng hay luân chuyển của hàng tồn kho của doanh nghiệp Hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểmkinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và các yếu tố khác
1.3.2.3 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp, người tathường sử dụng các chỉ số sau:
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn (Tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tỷ trọng vốn
lưu động)
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn (tỷ trọng tài sản dài hạn, tỷ trọng vốn
cố định)
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn dài hạn cho biết mức độ và xu hướng đầu
tư của doanh nghiệp vào hai loại tài sản ngắn hạn và dài hạn Tỷ suất này phụ thuộcvào ngành kinh doanh, trình độ quản lý và một số yêu cầu khác
Để đánh giá được cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta thường sửdụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
Hệ số nợ:
Hệ số nợ cho biết nợ phỉ trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn,hay trong một trong đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồngđược tài trợ bằng nợ phải trả Hệ số nợ cho biết khả năng, xu hướng khi thác vốn tàitrợ cho tài sản, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Trang 18Hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số vốn chủ sở hữu cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trămtrong tổng nguồn vốn, hay trong 100 đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì cóbao nhiêu đồng được tài trợ từ vốn chủ sở hữu Hệ số này phản ánh mức độ tự chủtài chính của doanh nghiệp
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết nợ phải trả bằng bao nhiêu lần hay baonhiêu phần trăm so với vốn chủ sở hữu Hệ số này phản ánh mức độ tự chủ tài chínhcủa doanh nghiệp
Khi phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp,ngoài việc so sánh kết quả giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến độngcủa hệ số, người ta còn so sánh với hệ số bình quân của ngành cũng như so sánh vớicác doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trong ngành để thấy rõ được vị thế của doanhnghiệp, khả năng khai thác vốn và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
1.3.2.4 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tiêu thức để đánh giá hiệu quả kinhdoanh cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Và là căn cứ thôngtin quan trọng để đưa ra các quyết định đầu tư nhằm mở rộng thị phần giúp chodoanh nghiệp phát triển bền vững
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra lợinhuận cho doanh nghiệp, được tính toán bằng công thức sau:
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tàisản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp doanh nghiệp đầu tư theochiều rộng như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu
Trang 19thụ… Nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu tài sản để tìm
ra điểm bất hợp lý, tránh gây lãng phí cũng như để cải thiện chỉ tiêu này trongtương lai
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên VCSH là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời củaVCSH nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệpnói chung Thông qua chỉ tiêu này để đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả sửdụng vốn, hiệu quả SXKD của doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời trên VCSH đượcxác định theo công thức:
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồngVCSH thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năngđầu tư của chủ doanh nghiệp Đây là nhân tố giúp doanh nghiệp tăng quy môVCSH, có được thêm nguồn tài trợ dồi dào phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)
Khả năng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp là chiến lược dài hạn, nó quyếtđịnh việc tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh Song mục tiêu cuốicùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế Do vậy đểtăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độtăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững Mặt khác chỉ tiêu nàycũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp nhằm tăng sự cạnh trạnhtrên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau:
Ý nghĩa: Trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thuthuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuếcho Nhà nước
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kiểm soát chi phí càng tốt, đó là nhân
tố giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu Chỉ tiêu này thấp chothấy doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận
Trang 201.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
- Các nhân tố bên trong
● Chất lượng thông tin nội bộ trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp việc thu thập được nguồn thông tinđầy đủ, kịp thời và chính xác là vô cùng quan trọng Nguồn thông tin nội bộ doanhnghiệp gồm thông tin tài chính và phi tài chính Thông tin phi tài chính có thể thuthập từ các bộ phận như hành chính nhân sự, sản xuất, kinh doanh và tiếp thị… Cònthông tin tài chính chủ yếu thu thập từ bộ phận kế toán và tài vụ Bằng việc thuthập, sàng lọc, xử lý tất cả các thông tin từ hai nguồn này, nhà phân tích mới có thểđưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác nhất,toàn diện nhất và khách quan nhất
Có thể nói thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phântích tài chính vì một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kếtquả mà phân tích tài chính mang lại sẽ không có ý nghĩa với bất kỳ đối tượng quantâm nào
● Trình độ của cán bộ thực hiện việc phân tích tài chính doanh nghiệp.
Kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp có chính xác hay không phụthuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích Bởi vì việc có đượcnhững thông tin chính xác, phù hợp là quan trọng nhưng việc xử lý những thông tin
đó như thế nào để có kết quả phân tích đạt chất lượng lại phụ thuộc vào trình độ củacán bộ phân tích Từ các thông tin thu thập được cán bộ phân tích tiến hành tínhtoán các chỉ tiêu, lập các bảng biểu và nhiệm vụ của người phân tích là gắn kết tạolập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện hoàn cảnh
cụ thể của doanh nghiệp để giải thích tình hình tài chính của doanh nghiệp Xácđịnh điểm mạnh yếu và nguyên nhân của nó Tầm quan trọng và tính phức tạp củaviệc phân tích tài chính đòi hỏi người cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môncao và tầm nhìn bao quát
● Nhận thức về phân tích tài chính của chủ doanh nghiệp
Nhận thức về phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò khá quan trọngảnh hưởng tới hiệu quả phân tích tài chính Khái niệm về phân tích tài chính ở nước
ta chưa thực sự phổ biến nên nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết vai
Trang 21trò và tầm quan trọng của phân tích tài chính trong quản lý doanh nghiệp Do đó,trong các doanh nghiệp phân tích tài chính vẫn chưa trở thành hoạt động thườngxuyên, chưa được chú trọng đầu tư, hoàn thiện Vì thế, hiệu quả phân tích tài chínhtrong các doanh nghiệp thường không cao, việc phân tích tài chính chỉ mangtính chất hình thức, không áp dụng được nhiều vào thực tiễn quản lý tài chínhdoanh nghiệp.
Các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến phân tích tài chính một phần là domuốn tiết kiệm các chi phí, tuy nhiên họ lại không thấy được những lợi ích to lớn
mà phân tích tài chính mang lại Chỉ khi nào những người chủ doanh nghiệp thực sựcoi phân tích tài chính là một hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp và có sự đầu tưthích đáng thì hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp mới có thể được nâng cao
- Các nhân tố bên ngoài
● Môi trường kinh tế
Một vài yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như: Lãi suất ngânhàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, biến động của tỷ giá hốiđoái, lạm phát…
Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiếtkiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp
Sự biến động của tỷ giá sẽ làm thay đổi những điều kiện kinh doanh, tạo ra những
cơ hội hoặc thách thức khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, mức độ lạm phát cũng ảnh hưởng đến tốc độđầu tư vào nền kinh tế Ví dụ như khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiếtkiệm, tạo ra những rủi ro lớn cho các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp, đồng thờisức mua của xã hội cũng giảm khiến cho nền kinh tế bị đình trệ
● Môi trường chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt độngcủa doanh nghiệp Sự ổn định về chính trị sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đối với cáchoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn về quyền sở hữu các tài sản của nhà đầu
tư Về pháp luật, bên cạnh những quy định, ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phảituân thủ, cũng có một số chương trình của Chính phủ như biểu thuế hàng ngoạinhập cạnh tranh hay chính sách miễn giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp
Trang 22Chính sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra nhữngthuận lợi hoặc khó khăn khác nhau cho từng doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi cácdoanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinhdoanh, từ đó điều chỉnh các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quátrình vận hành, duy trì và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
Nhà cung cấp hàng hóa, vật tư, thiết bị
Các doanh nghiệp cung cấp vật tư, thiết bị có quyền lực thương lượng lớn (sốlượng nhà cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung cấpnào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt) có thể gây khó khăn cho doanh nghiệpbằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm dịch vụ đi kèm
Tổ chức, cá nhân cung cấp vốn
Doanh nghiệp thường huy động vốn qua các nguồn tài trợ như vay ngắn hạnhoặc dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu Lãi suất, điều kiện tín dụng, các quy định vềtài sản bảo đảm là những rào cản tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp Vậy nêndoanh nghiệp cần có lịch sử tín dụng sạch để dễ dàng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các
tổ chức tín dụng cũng như có tình hình tài chính lành mạnh để thu hút các cổ đông,trái chủ mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp
+ Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, khả năng tạo doanh thu, tốc
độ quay vốn nhanh hay chậm của doanh nghiệp
Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm bằngcách ép giá xuống thấp hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hậu mãihơn Vì vậy doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện quyền lực thương lượngcủa mình trước khách hàng Đồng thời lưu trữ các thông tin về khách hàng hiện tại
và tiềm năng làm cơ sở định hướng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kếhoạch liên quan trực tiếp đến marketing
Trang 23Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh mới ra nhập ngành cũng có thể là yếu tố làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp Và sức ép từ các sản phẩm thay thế sẽ làm hạnchế tiềm năng sinh lợi của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế Vì vậy, cácdoanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, có tínhkhác biệt.
Trang 24CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1 (PCC1)
2.1 Khái quát về CTCP xây lắp điện 1
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây lắp điện 1 (PCC1)
Trụ sở: Tòa nhà CT2, số 583, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Vốn điều lệ: 752.629.140.000 đồng
Ngày thành lập: 2/3/1963 với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0100100745
Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của CTCP xây lắp điện 1
Công ty Cổ phần Xây lắp điện I – PCC1 tiền thân là Xí nghiệp xây lắp đườngdây và trạm trực thuộc Bộ Điện và Than được thành lập ngày 02 tháng 03 năm
1963 Khi mới thành lập Công ty là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực xâylắp đường dây và trạm nguồn điện trên toàn quốc Theo hoạch định chiến lược pháttriển ngành năng lượng Quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Công
ty đã lần lượt mang tên Công ty xây lắp đường dây và trạm, Công ty xây lắp đườngdây và trạm 1, Công ty xây lắp điện I và theo quyết định số 1263/QĐ-TCCB ngày
05 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, Công ty xây lắp điện I đượcphê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành Công ty cổ phần xây lắp điện I,
có đăng ký kinh doanh số: 0103008561 do sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nộicấp ngày 20 tháng 07 năm 2005, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 26 tháng 09 năm
2007, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 15 tháng 04 năm 2010 với Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh mới số: 0100100745
Trang 25Với gần 50 năm hình thành và phát triển, các thế hệ nối tiếp của Công ty đãlàm nên những dấu ấn đậm nét trên toàn bộ hệ thống mạng lưới vận hành và truyềntải phân phối năng lượng điện Quốc gia bằng những dự án, công trình đường dây vàtrạm quy mô lớn, chất lượng cao, mang nguồn năng lượng điện đến khắp mọi miềnBắc, Trung, Nam của đất nước; từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, biêngiới hải đảo và cả trên vùng núi, đồng bằng của nước bạn Lào anh em…
Với những đóng góp của Công ty và chiến lược phát triển năng lượng điện củaQuốc gia trong những năm qua, Công ty đã được Nhà nước phong tặng nhiều phầnthưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba, được lọt vào top
500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008, danh hiệu TOP 500 Thương hiệu Việt
2010, Đơn vị xuất sắc phong trào Thi đua yêu nước năm 2009 của Chính phủ cùngnhiều phần thưởng khác của Bộ, ngành và UBND các tỉnh thành phố
Với chiều dài lịch sử và bề dày truyền thống gần 50 năm, với năng lực và kinhnghiệm cơ bản nêu trên, với phương châm của lãnh đạo Công ty luôn luôn cải tiến:
“Chất lượng – Tiến độ – Giá thành – Thẩm mỹ công nghiệp” Công ty cổ phần Xâylắp điện I – tên viết tắt tiếng Anh “PCC1” đã đang và sẽ là thương hiệu số 1 tronglĩnh vực xây lắp đường dây và trạm nguồn điện trên toàn quốc
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công ty
Trang 262.1.3 Mô hình tổ chức công ty
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của CTCP xây lắp điện 1
(Nguồn: pcc1.vn)
-Phòng Quản trị tổng hợp: Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo các công tác tổ chức
cán bộ, quản lý khoa học, kế hoạch tổng hợp, …
-Phòng Tổ chức nhân sự: Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về việc xây
dựng và tổ chức quy chế trong công ty Thực hiện công tác quản lý, chỉ dẫn, kiểm
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trịBan Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng Tài chính – Kế toánPhòng kinh tế kế hoạchPhòng nghiên cứu phát triển
Phòng Kỹ thuật công nghệPhòng vật tư - XNKBan QLDA bất động sảnBan QLDA Năng lượngKhối quản lý
Trang 27tra đối với tập thể người lao động theo đúng chế độ, chính sách đã đề ra; đồng thờithực hiện việc thanh tra, bảo vệ để tối ưu hóa nguồn nhân lực.
-Phòng tài chính – kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, từ đó để xác
định được hiệu quả của kỳ kinh doanh, và tình hình tài chính của công ty Từ đó, cónhững biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở kỳ kinh doanh tiếp theo
-Phòng kinh tế - kế hoạch: Tham mưu cho ban lãnh đạo xây dựng chiến lược
phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty Bộ phận lập kế hoạch sẽ thuthập thông tin cần thiết để lập kế hoạch về tiến độ thi công, điều động vật tư, thiết bịcho công trình xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công đó,…
-Phòng nghiên cứu phát triển: Nhiệm vụ chính là nghiên cứu để đem lại hiệu
quả cho các công trình, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác, chiến lược phát triển củacông ty
-Phòng kỹ thuật – công nghệ: Phòng thực hiện các nhiệm vụ chính sau: quản
lý khoa học công nghệ, quản lý an toàn lao động, quản lý thiết bị - máy móc thicông, quản lý chất lượng công trình
-Phòng vật tư – XNK: Cung cấp thông tin, giá cả thị trường của các loại
nguyên vật liệu; mua sắm vật tư, máy móc phục vụ các công trình; bảo quản nguyênvật liệu; xây dựng kế hoạch mua sắm; cung cấp giá cả thị trường các vật tư,…
-Ban QLDA bất động sản: Tổ chức nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu
quả; tham mưu cho Ban lãnh đạo quyết định phương án đầu tư dự án bất động sản;khảo sát, đánh giá các dự án tiềm năng
-Ban QLDA năng lượng: Tổ chức nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả
với những dự án đầu tư, thiết kế công trình lưới truyền điện, …; khảo sát các dự ántiềm năng, từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo quyết định phương án đầu tư tốt nhất
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Bao gồm thu thập dữ liệu sơ cấp và thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong bài khóa luận chủ yếu là thu thập dữ liệu thứ cấp sử dụng báo cáo tàichính các năm 2014, 2015 và 2016 của CTCP xây lắp điện 1; bao gồm: bảng cânđối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ củacông ty và các tài liệu giáo trình liên quan đến phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp
Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích
Trang 28báo cáo tài chính Phương pháp so sánh được dùng để phân tích xu hướng phát triển
và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế, để tiến hành so sánh được cần giảiquyết các vấn đề sau:
+ Các tiêu chuẩn để so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳgốc để so sánh)
+ Điều kiện để so sánh
Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau.Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính toán.Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường, cùng quy mô hoạt động với điềukiện kinh doanh tương tự nhau
+ Các phương pháp so sánh thường được sử dụng:
So sánh tương đối: Phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độphổ biến của các chỉ tiêu kinh tế
So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ cácchỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ tiêuhoặc nhóm chỉ tiêu
Phương pháp phân tích theo chỉ số
Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính làphương pháp chỉ số Đây là phương pháp trong đó các chỉ số được dùng để phântích là các chỉ số đơn, được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác Đây làphương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổsung và hoàn thiện Bởi lẽ:
Nguồn thông tin kế toán – tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy