1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới ( 1986 nay ).

72 333 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 799,42 KB

Nội dung

Trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới ( 1986 nay ).Nội dung : 1.1. Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế11.2. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế4a. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản5b. Ngành công nghiệp và xây dựng6c. Ngành dịch vụ71.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào81.3.1. Đầu tư và tích lũy vốn81.3.2. Yếu tố lao động101.3.3. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế131.4. Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra141.4.1 Tiêu dùng cuối cùng141.4.2 Chi tiêu chính phủ161.4.3 Xuất khẩu ròng171.5 Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới191.5.1 Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế191.5.1.1 Cơ cấu nhóm ngành kinh tế191.5.1.2 Cơ cấu thành phần kinh tế231.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế251.5.2.1 Năng suất lao động của nền kinh tế251.5.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế271.5.1.3 Tỷ lệ chi phí trung gian291.5.3 Đánh giá sức cạnh tranh của nền kinh tế311.5.3.1 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước311.5.3.2 Năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước331.5.3.3 Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung361.5.4 Đánh giá về giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động391.5.5 Đánh giá về xóa đói giảm nghèo421.5.6 Đánh giá về nâng cao phúc lợi xã hội441.5.6.1 Về giáo dục – đào tạo441.5.6.2 Những tiến bộ về y tế và chăm sóc sức khỏe491.5.6.3 Chỉ số đánh giá mức phát triển con người511.5.7 Thực trạng tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội531.5.8 Thực trạng tăng trưởng kinh tế và môi trường59

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN : KINH TẾ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI : Trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới ( 1986 - nay ).

Hà Nội – 11/2019

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế 1

1.2 Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế 4

a Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5

b Ngành công nghiệp và xây dựng 6

c Ngành dịch vụ 7

1.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào 8

1.3.1 Đầu tư và tích lũy vốn 8

1.3.2 Yếu tố lao động 10

1.3.3 Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế 13

1.4 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra 14

1.4.1 Tiêu dùng cuối cùng 14

1.4.2 Chi tiêu chính phủ 16

1.4.3 Xuất khẩu ròng 17

1.5 Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới 19

1.5.1 Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19

1.5.1.1 Cơ cấu nhóm ngành kinh tế 19

1.5.1.2 Cơ cấu thành phần kinh tế 23

1.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế 25

1.5.2.1 Năng suất lao động của nền kinh tế 25

1.5.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế 27

1.5.1.3 Tỷ lệ chi phí trung gian 29

Trang 3

1.5.3 Đánh giá sức cạnh tranh của nền kinh tế 31

1.5.3.1 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước 31

1.5.3.2 Năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước 33

1.5.3.3 Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung 36

1.5.4 Đánh giá về giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động 39

1.5.5 Đánh giá về xóa đói giảm nghèo 42

1.5.6 Đánh giá về nâng cao phúc lợi xã hội 44

1.5.6.1 Về giáo dục – đào tạo 44

1.5.6.2 Những tiến bộ về y tế và chăm sóc sức khỏe 49

1.5.6.3 Chỉ số đánh giá mức phát triển con người 51

1.5.7 Thực trạng tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội 53

1.5.8 Thực trạng tăng trưởng kinh tế và môi trường 59

Trang 4

Trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới ( 1986 - nay ).

1.1 Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam những năm đầu giải phỏng tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển Nền kinh tế không có tích luỹ từ nội bộ vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% nhu cầu sử dụng.

Thời kỳ này siêu lạm phát hoành hành Suốt trong thời kỳ 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và dao động ở mức 19- 92% Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% Đời sống nhân dân hết sức khó khăn thiếu thốn.

Sau quyết định cải cách và mở cửa từ năm 1986, Nhà nước Việt Nam chínhthức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986: chuyển đổi từ cơchế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và

đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế Kinh tế dần phục hồi và có những bước phát triển nhất định

Nếu như giai đoạn 1976-1980, bình quân một năm tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%, thu nhập quốc dân tăng 0,4% thì sau đổi mới, GDP Việt Nam luôn tăng trưởng vượt bậc với 7-8%/năm.

Giai đoạn 1986-1990, GDP tăng trưởng trung bình 3,9%/năm Giai đoạn

1991-1995 GDP bình quân của cả nước tăng 8,2%/năm Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP đạt 7% Bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm Giai đoạn từ 2001-2010 GDP tăng bình quân 7,26%/năm Giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 6%/năm

Tính chung cho cả giai đoạn GDP tăng bình quân gần 7%, trong đó có tới 20 năm liên tục GDP tăng bình quân 7,43% Đến năm 2016, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 217 tỷ USD.

 10 năm đầu (1986 - 1995) là giai đoạn chuẩn bị và đổi mới một cách từ từtheo phương thức "vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm" Đưa đất nước rakhỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,tạo tiền đề chogiai đoạn phát triển mới Giai đoạn 1986 – 1991: đây được xem là giai đoạnphục hồi của nền kinh tế với mức tăng trưởng trung bình 4,7%/năm Năm

1992 – 1995 giai đoạn tăng trưởng nhanh với mức tăng trưởng bình quân8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%

Trang 5

Theo Tổng cục Thống kê

Kế hoạch 5 năm 1986-1990 đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơchế quản lý mới, thực hiện quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giải phóngsức sản xuất

Trong 5 năm 1991-1995, nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng tươngđối cao liên tục và tương đối toàn diện,làm tiền đề chuẩn bị cho công cuộc côngnghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

 10 năm tiếp theo (1996 - 2005) là giai đoạn đổi mới theo chiều sâu và tươngđối toàn diện

Khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực (1997) và suy thoái kinh tế Mỹ(năm 2001) đã tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế của nước ta, mặc

dù lúc đó độ mở của nền kinh tế Việt Nam chưa rộng

Theo Tổng cục

Trang 6

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 1992-1997 đạt 8,77%/năm Thời kỳ1998- 2001 chỉ tăng 6,05%/năm

Việt Nam đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực ĐôngNam á và hồi phục lại trong giai đoạn 2001-2005 với mức bình quân 7,65%

 Giai đoạn 2006 – nay :

Tăng trưởng kinh tế đã vượt mục tiêu đề ra (8%) Đây là năm thứ 25 tăngtrưởng kinh tế Việt Nam đạt liên tục Vượt qua mức kỷ luật 23 năm Hànquốc đã đạt được

Theo Tổng cục Thống kê

Từ năm 2008- 2010, nền kinh tế bắt đầu một chu kỳ suy giảm tăng trưởng dochịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu Tốc độ tăng trưởng năm 2008giảm còn 6,31% so với 8,46% năm 2007, năm 2009 chỉ đạt 5,32% Năm 2010, nềnkinh tế đã từng bước vượt qua khó khan và có sự phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao hơn mức của năm 2008, đạt 6,78%

Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầucủa nền kinh tế cùng song hành phát triển Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua Chất lượng tăng trưởng

và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăngmạnh Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần An sinh xã hộiđược quan tâm thực hiện

Trang 7

1.2 Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP của các nhóm ngành

kinh tế Việt Nam, 1991-2010

Đơn vị: %

Năm Nông, lâm nghiệp và thủy

sản

Công nghiệp và xây dựng

Trang 8

a Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng liên tục trong cảgiai đoạn 1991 – 2008, với tốc độ bình quân 4%/ năm Giá trị sản xuất của cảngành luôn tăng trưởng vượt mức đặt ra trong kế hoạch 5 năm 1991-1995 và 1996-

2000 Trong thời kỳ 2001-2008, mặc dù nông nghiệp gặp khó khăn do hạn hán, sâubệnh, bão lụt,…nhưng nhờ thủy sản tăng khá ( trung bình 14,1%/năm ) nên tínhchung tăng trưởng của nhóm ngành vẫn đạt bình quân 4,0%/ năm Năm 2009, sảnxuất của ngành gặp khó khăn nên tốc độ tăng trưởng của ngành có sụt giảm, chỉcon 1,82% Năm 2010, cả ba bộ phận của nhóm ngành này đã tăng trưởng 2,8% sovới năm 2009

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là các ngành kinh tế quan trọng của

Việt Nam với sản lượng từ năm 2005 đến năm 2015 đều chiếm trên 1/6 tổng sảnphẩm quốc gia

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Theo công bố tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê,năm 2018, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam tăng 7,08%, là mứctăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế,khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăngtrưởng chung của nền kinh tế Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của khu vựcnông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2012-2018 Đây là kết quả khẳng định xu thế

Trang 9

chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả, đặc biệt tronglĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

b Ngành công nghiệp và xây dựng

Mục tiêu đề ra về công nghiệp-xây dựng cho thời kỳ 2011-2015 đều ở mứckhá cao so với kết quả thực hiện của thời kỳ 2006-2010, hoặc chủ yếu dựa vào kếtquả của năm xuất phát (năm 2010) với nhiều kết quả cao so với một số năm trước

Năm 2010, GDP công nghiệp-xây dựng tăng 7,17%, cao nhất so với 2 nămtrước Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp-xây dựng đạt 41,64%, cũng là mứccao nhất từ trước tới 2010 Tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngànhcông nghiệp-xây dựng và nhóm ngành dịch vụ (không có mục tiêu riêng, nên tácgiả tính bằng cách trừ đi mục tiêu cho nông, lâm nghiệp-thủy sản) năm 2010 đạt50,5%, cao nhất so với các năm trước

Công nghiệp-xây dựng thời gian qua (2011 đến nay) đã đạt được một số kếtquả nhất định Rõ nhất là tăng trưởng GDP do nhóm ngành công nghiệp-xây dựngvẫn giữ được tốc độ cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế (năm 2011tăng 6,68% so với tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,75% so với tăng 5,25%, 6 tháng

2013 tăng 5,18% so với 4,9%, dự báo cả năm tăng 5,5% so với 5,4%, bình quântrong 3 năm tăng 6% so với tăng 5,4%)

Trong ngành công nghiệp, tốc độ tăng của từng ngành công nghiệp có sựkhác nhau Tăng trưởng của công nghiệp khai khoáng thấp nhất, chứng tỏ đó là kếtquả của chủ trương tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và phù hợp với chủtrương chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộngsang chiều sâu

Công nghiệp chế biến - ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngànhcông nghiệp, ngành đặc trưng nhất khi đạt được tỷ trọng lớn đến một mức nhấtđịnh mới được gọi là nước công nghiệp - đã tăng cao hơn tốc độ chung của toànngành (năm 2011 tăng 9,51% so với 8,16%, 6 tháng 2013 tăng 5,83% so với5,19%)

Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi đốt và điều hòakhông khí tăng khá cao (bình quân 3 năm tăng 10,2 Ngành cung cấp nước, hoạtđộng quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng khá (bình quân 3 năm tăng 8,97%).Ngành xây dựng, ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho đất nước,

đã chuyển từ giảm (0,64% năm 2011) lên tăng (tăng 3,25% trong năm 2012 vàtăng 5,09% trong 6 tháng đầu năm 2013)

Trang 10

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất vàlắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị máy tính, đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởngcủa toàn ngành.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chếtạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2018 vớimức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều

so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm vào mức tăngtrưởng chung Kết quả tăng trưởng cho thấy nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộcvào khai thác khoáng sản và tài nguyên khi năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp côngnghiệp khai khoáng tăng trưởng âm (giảm 3,11%), làm giảm 0,23 điểm phần trămmức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

c Ngành dịch vụ

Ở Việt Nam, phát triển khu vực dịch vụ và xuất nhập khẩu về dịch vụ thờigian qua đã đạt được một số kết quả tích cực Tăng trưởng của khu vực dịch vụ từnăm 2005 đến nay liên tục cao hơn mức tăng trưởng GDP Trong thời kỳ 1991-

1995, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( tăng trưởng bình quân8,6%/năm) nhưng giảm sút dần trong 5 năm 1996-2000 (5,7%/năm ), tuy nhiên lạităng trưởng từ 2001 đến nay Trong 2 năm 2005-2006, GDP nhóm ngành dịch vụtăng trên mức 8% cao nhất tính từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á, lầnđầu sau năm 1996 đã đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Ảnhhưởng của suy thoái kinh tế nên tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ có sự giảmnhẹ, năm 2008 còn 7,37% và năm 2009 chỉ đạt 6,63%

Trang 11

Theo Tổng cục Thống kê

Tăng trưởng dịch vụ còn cao hơn ngành công nghiệp- xây dựng Bên cạnh

đó, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ liên tục tăng lên: Năm 1990

là 15,8%, năm 1995 là 17,4%, năm 2000 là 21,8%, năm 2005 là 26,3%, năm 2010

là 29,6%, năm 2011 là 30,3%, năm 2012 là 31,4%

Điểm đáng chú ý là xuất khẩu dịch vụ tăng liên tục, chỉ bị ngắt quãng vàonăm 2009 do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới Trong giai đoạn2005- 2012, xuất khẩu dịch vụ đã tăng 2,2 lần, bình quân tăng trưởng 11,8%/năm.Tốc độ này tương đối cao trong điều kiện Việt Nam mới hội nhập về lĩnh vực dịch

vụ

Trong đó, xuất khẩu dịch vụ du lịch tăng với tốc độ cao nhất, năm 2012 đạt18%, gần gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của khu vực dịch vụ Tỷtrọng xuất khẩu dịch vụ du lịch trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2012tăng lên 70,2% so với mức 63,3% của năm 2011 Kết quả này là do lượng kháchquốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục mới và chi tiêu bình quân của khách du lịch tăngkhá

Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7,03%, cao hơn mức tăng các năm giaiđoạn 2012-2016, trong đó các ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớnvào tăng trưởng GDP như bán buôn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảohiểm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi đều đạt mức tăng trưởng khá.Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá, sức mua tiêudùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nayđạt 4.416,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2017

1.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào

1.3.1 Đầu tư và tích lũy vốn

Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, sự đóng góp của vốn sảnxuất vào tăng trưởng thường chiếm tỷ trọng cao nhất

Từ năm 1998 – 2003 nền kinh tế có mức tăng trưởng bình quân năm là 6,3%thì đóng góp của yếu tố vốn vật chất so với GDP là 57,5%, từ 2004 đến nay đều đãvượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt41%, ước năm 2007 đạt 40,4%, kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%)

Trang 12

Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của TrungQuốc Tuy nhiên, đóng góp từ vốn có giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%),song yếu tố vốn vẫn chiếm chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Xuhướng phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố vốn đầu tư, nhìn chung, trong giai đoạn

1993 - 2006, nguồn vốn ODA vào Việt Nam liên tục tăng, đạt mức cam kết trungbình mỗi năm trên 2,4 tỷ USD và mức giải ngân trung bình mỗi năm trên 1,14 tỷUSD (trong khi đó vốn FDI thực hiện trung bình mỗi năm khoảng 2 tỷ USD), trongkhi đó, vốn tự có thấp, chủ yếu phải đi vay từ nước ngoài, vay trong dân cư,… sẽkhiến cho tăng trưởng thiếu tính bền vững, ổn định, dễ bị tác động từ các yếu tốbên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trường vốn

Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ Đầu tư/GDP đã và đang tăng Lượng vốn đầu tưliên tục tăng trong những năm qua, năm 2000 vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế

là 151,2 nghìn tỷ đồng (bằng 34,2% GDP); năm 2005 tăng lên 324 nghìn tỷ đồng(bằng 38,7% GDP) Chính phủ dự báo tỷ lệ này sẽ đạt 40% trong giai đoạn Kếhoạch PTKTXH Đây là mức cao nhất tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dươngsau Trung Quốc Tốc độ tăng về vốn đầu tư thực hiện cao hơn tốc độ tăng GDP,tăng 22,3% (giai đoạn1991 – 1995); 12,2% (1996 – 2000) và 13% (2001 – 2005).Trong khi tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam cũng cao, phải tăng hiệu quả vốn để duy trìtăng trưởng cao

Trang 13

Tuy nhiên, mặc dù có những tiến bộ nhỏ gần đây (Biểu đồ 1), song hiệu quảđầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và liêntục tăng, cụ thể từ 2,7 (năm 1991) tăng dần lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngộtnăm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảmnhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng, 4,9 (năm 2003) và lêncao nhất vào năm 2005 (6,93) Có thể nói trong những năm đầu của công cuộc đổimới, nhờ đổi mới cơ chế, nền kinh tế đã huy động được tài sản cố định và khai tháchiệu quả các công suất đã đầu tư trước đây, do vậy kết quả đầu tư tương đối cóhiệu quả, hệ số ICOR thấp Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, cùng với chínhsách kích cầu, đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn tăng nhanh, hệ số ICOR đãtăng nhanh Hệ số ICOR tăng nhanh là một vấn đề đáng báo động đối với tình hìnhchất lượng đầu tư ở nước ta Các nhà kinh tế cho rằng, hệ số ICOR của nước tahiện nay đã vượt qua ngưỡng an toàn Trong khi chỉ số ICOR của các nước trongkhu vực Đông Nam Á như Xingapo, Malaixia, Thái Lan… chỉ dao động trongkhoảng 2,5 đến 3,5; trong giai đoạn 1991 - 1995 ICOR bình quân của Hàn Quốc là5,27, nhưng đến năm 1999 chỉ còn có 2,5 Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới,nếu so sánh với các nước ở giai đoạn tương đồng thì chỉ số ICOR của Việt Nam sovới Trung Quốc cao hơn khoảng 1,5 lần, với Thái Lan là 1,35 lần

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thể hiện qua chỉ số ICOR đang dần được cảithiện, từ mức 6,42 năm 2016 giảm xuống còn 6,11 năm 2017 và ước tính năm

2018 là 5,97, bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơnmức 6,25 của giai đoạn 2011-2015

Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu đầu tư đề ra, sự cần thiết phải có những nỗ lựclớn để tăng cường cơ chế tài chính giúp tạo ra các nguồn lực trong nước, cải thiệnqui trình ra quyết định đầu tư và tăng minh bạch để quản lý và ưu tiên sử dụng cácnguồn lực hạn hẹp

1.3.2 Yếu tố lao động

Tỷ trọng của yếu tố lao động đóng góp vào GDP của Việt Nam trong giaiđoạn 1993 – 1997 là 15,9% ; giai đoạn 1998 – 2002 là 20%, và từ năm 2003 đếnnay là khoảng 19,1% Qua đó có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiệncòn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng nàyđược xét trên hai mặt Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và

tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao

Trang 14

Ngoài ra, chất lượng lao động của nước ta còn rất yếu kém, xếp vào loại thấp(3,79 điểm/thang 10 điểm) Tỷ lệ lao động trẻ cao so với nhiều nước trong khu vực

là một lợi thế của lao động Việt Nam Bên cạnh những ưu thế về thể chất, lao độngtrẻ thường là đội ngũ có học thức, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, tiếp thunhanh kỹ thuật và công nghệ mới Mặt khác, trình độ học vấn của lao động ViệtNam tương đối cao Tỷ lệ người biết chữ trong trong số lực lượng lao động xã hội

là 94,3% (năm 2002), tỷ lệ người không biết chữ chỉ có 3,75% Hạn chế cơ bản củanguồn nhân lực Việt Nam là số người được đào tạo nghề và kỹ năng chuyên mônquá ít, năm 2002 mới chiếm có 19,62% Sự khác nhau về trình độ văn hóa, về đàotạo nghề và kỹ năng chuyên môn cũng biểu hiện khá rõ giữa lao động ở khu vựcnông thôn và khu vực thành thị, cũng như giữa lao động nữ và lao động nam Mộthạn chế nữa của lao động Việt Nam là ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong côngnghiệp rất yếu thể hiện ở lối sống vô tổ chức, vô kỷ luật, làm việc tùy tiện, thiếu sựhợp tác giữa các thành viên với nhau v.v của nền kinh tế tiểu nông, tồn tại hàngngàn đời nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ lao động Việt Nam hiện tại

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủyếu vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản (56,8%), còn nhóm ngành dịch

vụ chiếm tỷ trọng thấp (25,3%) và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng còn chiếm

tỷ trọng thấp hơn nữa (17,9%), các tỷ lệ này gần như ngược với các tỷ lệ tươngứng của các nước trong khu vực Trong khi đó, năng suất lao động của nhómngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chỉ đạt rất thấp (450 USD, riêng ngành nông,lâm nghiệp đạt chưa được 400 USD), thấp xa so với năng suất lao động của nhómngành dịch vụ (1.860 USD) và còn thấp hơn nữa so với năng suất lao động củanhóm ngành công nghiệp - xây dựng (2.853 USD) Tính theo tỷ lệ năng suất laođộng trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm bằng 12,3% năng suất laođộng của ngành công nghiệp và bằng 18% năng suất lao động ở khu vực dịch vụ Như đã phân tích ở trên, các nguyên nhân liên quan đến cơ cấu lao động vàchất lượng lao động đã dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp Năngsuất lao động của nước ta hiện đang kém từ 2 đến 15 lần so với các nước trong khuvực ASEAN Năm 2004, năng suất lao động của Việt Nam mới đạt 1.260 USD;trong cả thời kỳ 2002 - 2005 đạt 1.243,4 USD, thấp xa so với nhiều nước trong khuvực (Trung Quốc: 2.152,3 USD, Thái Lan 4.514,1 USD, Malaixia 11.276,2 USD,Hàn Quốc 29.057,6 USD, Brunây 34.697,5 USD, Xingapo 48.563,9 USD, NhậtBản 73.014,4 USD…) Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngànhnông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay

cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người

Trang 15

và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159 nghìn đồng/người Nếu quy raUSD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạtkhoảng 1,6 nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6nghìn USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, củanhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD Các con số trên còn thấp xa so vớinăng suất lao động chung của thế giới (khoảng trên 14,6 nghìn USD), còn thấp hơn

cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6,5 nghìn USD/người) Với năngsuất còn thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi Hơn nữa, năngsuất lao động của nước ta tăng rất chậm, chỉ khoảng 4 - 5%/năm Như vậy, rõ ràngđóng góp năng suất của lao động trong thời gian vừa qua, chẳng những không tănglên nhiều, so với các nước khu vực chúng ta lại càng bị cách xa thêm nữa Ngoài

ra, năng suất lao động xã hội thấp còn là do trình độ công nghệ của nước ta cònthấp, hiệu quả quản lý kém, dẫn đến lãng phí các nguồn lực lao động, không pháthuy được tiềm năng Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới,

về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm

về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động Các nhà kinh tế thếgiới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

Theo ADB, tỷ lệ lao động có kỹ năng ở Việt Nam chỉ ở mức 27% so vớimức trung bình chung khu vực là 50% Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội, nhưng

để tận dụng được nó, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa năng lực cạnh tranh, để đảmbảo nâng cao hiệu quả và tăng trưởng theo chiều sâu Xếp hạng năng lực cạnhtranh của nước ta rất thấp và liên tục tụt bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnhtranh toàn cầu của WEF

Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng

của Việt Nam

81/117

Nguồn: WEF – Global Competitiveness Report.

Trang 16

Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theohướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động caotrong khu vực ASEAN NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ướctính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD), tăng 355 USD so vớinăm 2017 Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 6,0% so vớinăm 2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

1.3.3 Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, ở nước ta, tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn và lao động còn chiếmchủ yếu, vai trò của TFP có tăng, nhưng còn rất thấp, chỉ bằng hai phần ba tỷ trọngđóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay nếu so với ngay cácnước đang phát triển ở châu Á

Từ 1993 đến nay, đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng tăng còn dèdặt và chiếm tỷ trọng không lớn (từ 14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của laođộng tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng giảm dần giaiđoạn sau đó; đóng góp từ vốn có giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuynhiên yếu tố vốn vẫn chiếm chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

So sánh với các nước trong khu vực, tỷ trọng TFP trong tăng trưởng của nước

ta thấp hơn rất nhiều Giai đoạn 1980 – 1990 ở Hàn Quốc con số này đã lên tới31,5%, giai đoạn 1990 – 1999 chỉ số này có sự suy giảm do tác động của cuộckhủng hoảng tài chính châu Á, tuy nhiên trung bình cho giai đoạn 1980 – 2000,TFP vẫn chiếm 39,96% tăng trưởng của Hàn Quốc Ở Ấn Độ là 40,78% Điểmphần trăm tăng trưởng của TFP của Trung Quốc chiếm từ 0,194% lên đến 4,09 %trong tăng trưởng GDP 9,71 % giai đoạn 1979 -1998 Tính chung 1960 – 2000,điểm phần trăm trung bình của TFP là 4,4 %, chiếm 46,8 % đóng góp vào tăngtrưởng GDP của Trung Quốc Giá trị TFP của Trung Quốc là khá cao so với cácnước trong khu vực và có thể so sánh với các nước công nghiệp phát triển Qua các

chỉ số này phản ánh tính chất của tăng trưởng nước ta còn nghiêng về chiều rộng

hơn là chiều sâu Yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có lợi

thế so sánh (như giá rẻ, dồi dào…) thì chỉ đóng vai trò thấp hơn nhiều so với yếu tốvốn trong tăng trưởng

Nguyên nhân của tình trạng này ở nước ta có thể được xem xét dựa trên cácyếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp đó là hiệu quả đầu tư còn thấp, chất

Trang 17

lượng lao động được thể hiện qua năng suất lao động còn yếu kém và tiến bộ khoahọc công nghệ mới bước đầu chậm chững phát triển

Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sảnxuất ở nước ta trong những năm qua mặc dù đã có những tiến triển khả quan, tácđộng đến tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới,

có giá trị kinh tế cao, song vẫn chưa tạo nên bước đột phá trong tỷ lệ đóng góp củatiến bộ khoa học công nghệ vào tăng trưởng Theo tiêu chí đầu tư cho nghiên cứu

và triển khai (R&D) bình quân trên cán bộ nghiên cứu, Việt Nam thấp hơn TháiLan 4 lần, Trung Quốc 7 lần, 8 lần so với Malaixia và 26 lần so với Xingapo Đánglưu ý là đầu tư R&D của khu vực ngoài Nhà nước đang còn quá thấp, mới đạtkhoảng 19% trong khi mức độ này ở Trung Quốc là 45%, Malaixia 60% và NhậtBản đạt trên 72% Cuộc điều tra trên 7.850 doanh nghiệp công nghiệp của Tổngcục Thống kê trong năm 2005 cũng cho thấy, chỉ có 3,86% trong số 293 doanhnghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, tỷ lệ này sút giảmgần 2 lần so với kỳ điều tra của năm 2002 (chiếm 6,14%) Mặc dù chế biến làngành được khuyến khích mạnh mẽ, nhưng chỉ có 38 doanh nghiệp sản xuất thựcphẩm và đồ uống (chiếm 3,4% số doanh nghiệp) đầu tư vào khoa học công nghệ.Trình độ công nghệ trong nền kinh tế nước ta còn thấp, lạc hậu 3 - 4 thế hệ so vớinhững nước công nghiệp phát triển, đứng thứ 92 trong số 117 nước được điều tra(WEF 2005 - 2006) Công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu nhiều thế hệ so vớikhu vực Chuyển giao công nghệ chưa có những tiến bộ cần thiết, đặc biệt trình độcông nghệ thông tin còn rất thấp Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao mới đạt20,6%, thấp xa so với các nước ASEAN; rất ít doanh nghiệp quan tâm đến thôngtin về khoa học và công nghệ, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt được trình độtiên tiến (phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năngsuất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 45,2%, bìnhquân giai đoạn 2016-2018 đạt 43,9%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6%của giai đoạn 2011-2015 Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện/GDP năm 2018đạt 33,5%, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 33-34%

1.4 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra

1.4.1 Tiêu dùng cuối cùng

Theo nghị định 94/2006/NĐ-CP và nghị định 03/2006/NĐ-CP về việc điềuchỉnh mức lương tối thiểu thì thu nhập của người dân cũng được nâng cao Thu

Trang 18

nhập bình quân 1 tháng của 1 người lao động trong khu vực nhà nước đạt 2064,2nghìn đồng; trong đó lao động do TW quản lý 2522,6 nghìn đồng; và lao động dođịa phương quản lý 176,0 nghìn đồng Tuy nhiên mức thu nhập giữa các ngành,các loại hình doanh nghiệp, các địa phương không đồng đều Tỷ lệ hộ nghèo của cảnước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007 và vượt kế hoạch

đề ra 10%

Đi cùng với việc tăng lương, thì vấn đề giá cả trong năm 2007 cũng là mộtđiều đáng bàn Mặc dù nền kinh tế luôn phải chấp nhận 1 sự đánh đổi giữa lạmphát và tăng trưởng kinh tế (ít nhất là trong ngắn hạn) thì chỉ số giá tiêu dùng năm

2007 là 1 điều đáng lo ngại

Theo số liệu của tổng cục thống kê :

So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 13.63% trong đónhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 18.92%; nhà ở và vật liệu xây dựngtăng 17.12&; các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng từ 1.69 đến 7.27% Giátiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8.3% trong đó nhóm hàng

ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16% ; nhà ở vật liệu xây dựng tăng 11.01%; cácnhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 3,18 đến 6,15%

Với tốc độ tăng nhanh của mức giá thì mức tăng thu nhập không đủ bù vớimức tăng lên của giá và sự tăng nhanh của tiêu dùng cũng không đủ cải thiện đượcphần nào mức sống của dân cư Theo Tổng cục thống kê, tiêu dùng cuối cùngthông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh, thể hiện bằng tỷ lệ giữa tổng mứcbán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng so với tổng tiêu dùng cuối cùng nếu năm

2000 mới đạt 68,5% thì đến 2007 đã đạt 86,9% Tuy nhiên chênh lệch tổng mứcbán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người giữa cácvùng, các tỉnh còn khá lớn Trong khi bình quân đầu người/ năm của cả nước là6,9triệu đồng thì vùng Đông Nam Bộ đạt trên 14,6 triệu dồng, còn tất cả các vùngcòn lại đạt thấp hơn, trong đó thấp nhất là Tây Bắc (2,3 triệu đồng), tiếp đến làBắc Trung Bộ (3,4 triệu đồng)… vùng thấp nhất chỉ bằng 1/3 mức trung bình quânchung của cả nước và chỉ bằng 15,9% vùng cao nhất

Do vậy,mức giá tăng nhanh dường như là một thứ thuế lạm phát làm giảmmức sống của đại bộ phận dân cư, đặc biệt là những người hưởng lương cố định và

có thu nhập thấp

Về chi tiêu, tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành bình quân 1người 1 tháng năm 2018 đạt 2,55 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2016, bình quân

Trang 19

giai đoạn 2016-2018 tăng 8,6%/năm, trong đó chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng

ở khu vực nông thôn đạt 2,1 triệu đồng, tăng 19,3%; khu vực thành thị đạt 3,5 triệuđồng, tăng 14,3% Cơ cấu chi tiêu theo chi đời sống và chi khác không có sự thayđổi đáng kể so với những năm trước Tỷ trọng chi tiêu cho đời sống trong chi tiêubình quân đầu người một tháng năm 2018 chiếm 93%, chi tiêu khác chiếm 7%(Hai tỷ trọng tương ứng của năm 2014 là 93,4% và 6,6%, 2016 là 93,5% và 6,5%)

1.4.2 Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh

tế Việc cân đối chi tiêu, cơ cấu ngân sách nhà nước phù hợp là 1 chính sách tàikhoá hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Và ngược lại, một chính sách tàikhoá không hợp lý là yếu tố tác xấu tới tăng trưởng kinh tế

Theo Tổng cục thống kê:

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2007 ước tính tăng 16,4% so với năm

2006 , trong đó các các khoản thu nội địa bằng 107%, thu từ hoạt động xuấtnhập khẩu bằng 108,1%; thu viện trợ bằng 156,7% riêng thu từ dàu thô ướctính chỉ bằng 102,1% so với dự toám năm trước do sản lượng khai thác dầu thôgiảm

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với năm

2006 và bằng 106,5 dự toán cả năm; trong đó chi đầu tư tăng19,2% và bằng103,2%; chi thường xuyên tăng15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ và ngân sáchnhà nước ước tính bằng 14,8% tổng số chi và bằng mức bội chi dự toán năm đãđược quốc hội thông qua đầu năm; trong đó 76,1% được bù đắp bằng nguồn vốnvay trong nước và 23,9% nguồn vay từ nước ngoài

Tuy nhiên có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát thông quaviệc đầu tư công, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhànước Tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP hàng năm vẫn cao, chiếm trên dưới5% Việc xử lý số thu vượt dự toán cần dành cho việc trả nợ, dành chi việc

Trang 20

giảm bội chi ngân sách, tăng số dự phòng, quỹ dự trữ quốc gia; trong khi số chithường xuyên vượt dự toán cao hơn tạo sức ép lạm phát tác động tiêu cực tớităng trưởng kinh tế.

Như vậy việc không cân đối chi tiêu ngân sách hợp lý, bội chi ngân sáchnhà nước trong năm 2007 tạo sức ép lạm phát, điêù này gây tác động xấu tới tăngtrưởng kinh tế.Chính Phủ cần có chính sách chi tiêu hợp lý, thắt chặt tài khoá đểkìm hãm tốc độ leo thang của giá cả để ổn định và tăng trưởng kinh tế

1.4.3 Xuất khẩu ròng

Mô hình phát triển hướng ngoại thành công của các nước Đông á trong

những thập kỷ qua là minh chứng hùng hồn cho vai trò của xuất khẩu như là mộtđộng lực của tăng trưởng kinh tế ở khu vực này

Nếu quan sát bằng mắt thường từ đồ thị ở dưới, miêu tả biến động của tăngtrưởng xuất khẩu và GDP trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 cho tới nay,sẽ thấyquan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và GDP tại Việt Nam nhiều khi không tỷ lệthuận, có những giai đoạn xuất khẩu và GDP biến động theo hướng ngược nhau,hoặc với những giai đoạn mà xuất khẩu tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ nhưng tăngtrưởng GDP không có đột biến gì nhiều, hoặc ngược lại Tuy nhiên, tăng trưởngxuất khẩu luôn cao hơn hai lần so với tăng trưởng GDP

Tuy nền kinh tế đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hết sức ấn tượng 7.62%/năm, tức cao gấp 2.41 lần nhịp độ tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là nhập khẩu phảităng bình quân tới 19.22%/năm và cao gấp 2.52 lần nhịp độ tăng trưởng kinh tế

Vì thế, muốn đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì phải đẩy mạnh xuất nhập

khẩu một cách hợp lý

Nền kinh tế Việt Nam từ kể từ khi mở cửa đến nay đã hội nhập gần nhưhoàn toàn vào dòng chảy kinh tế toàn cầu Độ mở của nền kinh tế (được đo bằngphần trăm của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP) ngày càng lớn, từ năm

2001 đến 2007 tương ứng là 97.9%, 103.4%, 114.7%, 129.4%, 131.8%, 138.9%,

và 153.8% (theo Tổng cục thống kê) Tỷ trọng của xuất nhập khẩu trên GDP tăng

từ 97.9% năm 2001 đến con số ấn tượng 153.8% năm 2007 tức bình quân tăng9.32%/năm trong giai đoạn 2002-2007

Trang 21

Tuy nhiên, bức tranh về kết quả hoạt động xuất nhập khẩu có phần bị mờ đibởi sự lấn át của nhập khẩu so với xuất khẩu.

Vào thời điểm năm 2006, đầu vào nhập khẩu đã lớn gấp 1.127 lần đầu raxuất khẩu(nhập siêu 12.7%)

Năm 2007 tình hình trở nên xấu hơn trên cán cân thương mại,nhập siêutăng 159% so với năm 2006 và chiếm 1/3 tổng nhập siêu trong 7 năm(2002-2007)với tỷ trọng nhập siêu chiếm 25.2% so với xuất khẩu năm 2007

Chỉ mới hai tháng đầu năm 2008 mà nhập siêu đã lên đến 1072 triệu USD(trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu 102 triệu USD), nếu không có giải pháphữu hiệu nhập siêu cả năm có thể lên đến 6.5 tỷ USD, vượt xa mức 4.8 tỷ USDnăm trước Với đà này , cả năm nay, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 50 tỷ USDkhông những vượt mục tiêu tăng 17.4% do quốc hội đề ra, mà còn vượt chỉ tiêuphấn đấu trên 20% của bộ Thương mại đề ra

Nguyên nhân của tình trạng trên là do USD mất giá so với tiền đồng Việtnam, trực tiếp làm cho doanh nghiệp xuất khẩu bị thiệt hại do giảm lợi nhuận hoặcrơi vào tình trạng thua lỗ Chưa kể giá nguyên vật liệu thu mua trong nước để làmhàng xuất khẩu cũng tăng cao và gần như hình thành một mặt bằng giá mới khiếnđầu vào tăng cao.Trong khi đó đồng USD mất giá còn khiến cho hàng nhập khẩu

có giá bán cạnh tranh, khuyến khích hoạt động nhập khẩu Mặt khác, sau khi gianhập WTO, xuất khẩu tăng cao do hàng rào phi thuế quan và thuế quan vào cácnước thành viên WTO được giỡ bỏ hoặc cắt giảm Tuy nhiên thuế suất thuế nhậpkhẩu cũng được cắt giảm nên nhập khẩu vào nước ta tăng cao hơn xuất khẩu, làmcho nhập siêu lớn và có xu hướng gia tăng

Vấn đề trọng yếu của Việt Nam không phải tăng trưởng về lượng của xuấtkhẩu mà thay vao đó phải đặt mục tiêu xuất khẩu cái gì, như thế nào, cũng nhưxuất khẩu vào thị trường nào sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 243,7 tỷ USD, tăng13,3% so với năm 2017 (vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng 7%-8% và Nghịquyết 01 của Chính phủ là tăng 8%-10%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt69,7 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2017, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩucủa cả nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 174 tỷ USD,tăng 12,3%, chiếm 71,4% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2017) Năm 2018,khu vực kinh tế trong nước chuyển biến tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kimngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng trong tổng

Trang 22

kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với năm 20171 Trong năm 2018 có 29 mặt hàngđạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩucủa cả nước, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 58,2%

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2018 ước tính đạt 237,2 tỷ USD,tăng 11,2% so với năm trước, trong đó có 37 mặt hàng ước tính kim ngạch nhậpkhẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch, trong đó có 4 mặt hàng trên

10 tỷ USD, chiếm 44,2%

Ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thiết lậpmức kỷ lục mới với 480,9 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 6,5 tỷUSD, là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn rất nhiều mứcxuất siêu 1,9 tỷ USD của năm 2017, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra là tỷ lệ nhậpsiêu dưới 3%

1.5 Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới

1.5.1 Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.5.1.1 Cơ cấu nhóm ngành kinh tế

a Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Trong suốt quá trình đổi mới, cơ cấu công-nông-dịch vụ cả nước chuyển đổiđúng qui luật nhưng chưa lành mạnh Nông nghiệp luôn làm tròn vai trò nền tảngcho công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng khi lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp lại,công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn, thì các lĩnh vực này vẫn chưatrở thành đầu tầu kéo nông nghiệp đi lên Trước đổi mới, tăng trưởng nông nghiệprất thấp Trong suốt thời kỳ đổi mới (1986-2003), nông nghiệp (cả nông, lâm, ngưnghiệp) Việt Nam liên tục tăng trưởng giá trị sản lượng với tốc độ bình quân5,55%/năm và tăng GDP là 3,63%/năm

Trong nông-lâm-thủy sản, chuyển dịch cơ cấu diễn ra rõ rệt nhưng không

đồng đều Trong 3 ngành, ngành thuỷ sản với chu kỳ kinh tế ngắn, tổ chức sản xuấtkhép kín, thị trường phát triển thuận lợi, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Gần 20năm qua, tỷ trọng GDP thuỷ sản tăng từ 5,6% năm 1986 lên trên 18% năm 2003.Sản xuất nông nghiệp có chu kỳ kinh tế dài hơn, địa bàn và tổ chức sản xuất phứctạp hơn nên tăng trưởng đều nhưng chậm hơn thuỷ sản

Lâm nghiệp có chu kỳ kinh tế rất dài, địa bàn sản xuất trải rộng, thị truờngkém phát triển nên tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua rất thấp Ngoài ra, rừngcòn có những chức năng rất quan trọng về môi trường và xã hội, không thể tính

Trang 23

toán đơn thuần về mặt tăng trưởng kinh tế Do tốc độ tăng trưởng không đều giữa 3ngành nông lâm và thuỷ sản, tỷ trọng GDP ngành thuỷ sản tăng dần, nông nghiệpgiảm tỷ trọng từ 81% năm 1986 xuống 77% năm 2003, trong khi lâm nghiệp giảm

nhanh từ 13,5% năm 1986 xuống còn 5% năm 2003

vụ sản xuất và đời sống và chưa trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho cư dânnông thôn

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong

7 năm qua, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệttrong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Cơ cấu cây trồng được chuyểndịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giốnglúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGap cho giá trị kinh tếcao Mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm nay giảm nhưng năng suấttăng cao nên sản lượng lúa cả năm 2018 ước tính đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,2 triệu

Trang 24

tấn so với năm 2017 Nuôi trồng thủy sản tăng khá, sản lượng thủy sản nuôi trồngước tính cả năm đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,9%.

b Ngành công nghiệp và xây dựng

Tỷ trọng ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân tăng từ19,8% năm 1991 lên 21,9% năm 1995 và 36,6% năm 2000, năm 2005 ước đạt42% Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khẳng định vai trò chủ đạocủa công nghiệp trong nền kinh tế Bên cạnh đó công nghiệp còn góp phần giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động và còn thúc đẩy các ngành khác pháttriển như công nghiệp nông thôn, y tế giáo dục, các lĩnh vực dịch vụ… Tạo ra môitrường thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào tăngtrưởng chung của toàn nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóachất tinh thần của nhân dân Từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý Đồng thờichuyển dịch cơ cấu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Tạo ra tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế Ngành công nghiệp khai thác: công nghiệp khai thác đã phát triển mạnh,đặc biệt là ngành khai thác dầu khí, đây là ngành có vai trò quan trọng đóng gópcho sự khởi động của quá trình công nghiệp hoá đất nước Trong những năm tớinguồn tài nguyên này đang gia tăng, đặc biệt là khá lợi thế này sẽ tạo điều kiện choviệc phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu chế biết phát triển theo, tạo nguồnnguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu

Công nghiệp chế biến: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chếtác đã chiếm trên 80% trong giá trị sản xuất công nghiệp; đã từng bước đổi mớicông nghiệp trong một số ngành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng mạnh

về xuất khẩu Đã có xu hướng hình thành những ngành công nghiệp có công nghệcao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo định hướng đi từ những ngànhcông nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ thấp đến các ngành công nghiệpthu hút nhiều lao động với công nghệ tiên tiến và công nghệ cao, đó là các ngànhcông nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, ngành cơ khí chế tạo phát triển theohướng nội địa hoá

Các ngành công nghiệp nhân công, thu hút nhiều lao động như ngành condệt, may, da giầy chiếm khoảng 32% trong giá trị sản xuất công nghiệp, đã đónggóp giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp USD nếu tính cả ngành da

Trang 25

giầy, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 6,9 tỷ USD, đứng đầu trong các hàng xuấtkhẩu Đây là những ngành công nghiệp mà ta đang có lợi thế về nguồn nhân côngnhiều với mức lương thấp và đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp của nướcngoài.

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đang đi đúng hướng, phù hợp với Đề

án Tái cơ cấu ngành công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cụ thể

là, tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng và tỷ trọng ngành khai khoánggiảm Tỷ trọng GDP của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần theocác năm (16,2% năm 2016; 17,4% năm 2017 và ước 18,3% năm 2018), trong khi

tỷ trọng của nhóm ngành khai khoáng giảm từ 8,8% bình quân giai đoạn

2011-2015 xuống 7,6% năm 2016, 6,6% năm 2017 và 6% cho năm 2018

c Ngành dịch vụ

Hoạt động dịch vụ nhờ chính sách đổi mới tự do hoá thương mại và pháttriển các thành phần kinh tế đã khởi sắc rõ rệt với mức tăng trung bình 6,66%.Theo xu hướng chung, khi nền kinh tế phát triển cao, thu nhập bình quân đầungười tăng từ 100 USD lên 25.000 USD thì tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực dịch vụcòn tăng cao: từ 25-30% đến 60-70%

Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá, sứcmua tiêu dùng tăng cao Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng ước tính đạt 4.416,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm trước Xéttheo ngành kinh doanh, bán lẻ hàng hóa đạt 3.329 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,4%tổng mức và tăng 12,2% so với năm 2017; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 534,2 nghìn

tỷ đồng, chiếm 12,1% và tăng 9,3%; dịch vụ và du lịch đạt 553,4 nghìn tỷ đồng,chiếm 12,5% và tăng 10,6% Đến thời điểm 31/12/2018, cả nước có 8.475 chợ,giảm 1,2% so với năm 2017; có 1.009 siêu thị, tăng 5,3%; 210 trung tâm thươngmại, tăng 11,1%

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 480,9 tỷ USD, tăng 12,3%

so với cùng kỳ năm trước, mức xuất siêu đạt 6,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trướcđến nay Độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, năm 2018 tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,31%, điều này chứng tỏ ViệtNam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thịtrường thế giới, vượt mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra Năm 2018, kimngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 243,7 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2017, trong

Trang 26

đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 69,7 tỷ USD, tăng 15,8%; khu vực có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 174 tỷ USD, tăng 12,3%

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong năm 2018: Điện thoại

và linh kiện đạt 49,2 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2017; hàng dệt, may đạt 30,5

tỷ USD, tăng 16,7%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 29,6 tỷ USD, tăng12,5%; giày, dép đạt 16,2 tỷ USD, tăng 10,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,9 tỷ USD,tăng 15,6%; hàng thủy sản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 5,2%

Năm 2018, xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 13% so vớinăm 2017, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 10,1 tỷ USD, chiếm 68,2% tổngkim ngạch và tăng 13,4% Nhập khẩu dịch vụ năm 2018 ước tính đạt 18,6 tỷ USD,tăng 8,8% so với năm trước, trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải đạt 8,8 tỷ USD,chiếm 47,4% tổng kim ngạch và tăng 7,1% Nhập siêu dịch vụ năm 2018 khoảng3,8 tỷ USD, giảm 5,1% so với năm 2017

1.5.1.2 Cơ cấu thành phần kinh tế

a Kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản nhà nước:

Chúng ta đã xác định ngày càng rõ hơn nội dung vai trò chủ đạo của kinh tếnhà nước Thể hiện ở việc tạo môi trường, tạo điều kịên thúc đẩy và là lực lượngvật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế; không nhấtthiết phải có tỷ trọng lớn trong mọi ngành, lĩnh vực kinh tế

Để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Đảng đã quan tâm lãnhđạo đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghệp nhà nước Luật doanh nghiệpnhà nước năm 2003 tạo khung khổ pháp lý có tác dụng giải phóng lực lượng sảnxuất, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước Cơchế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướngxoá bỏ bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệmcủa doanh nghiệp trong kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của nhà nướcvào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đã tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổimới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước Qua sắp xếp,đổi mới và cổ phần hoá, số doanh nghiệp nhà nước giảm đi (năm 1900 là 12.084đến tháng 6 năm 2005 còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước), ngoài ra còn

có 670 công ty cổ phần do nhà nước chi phối trên 51% vốn Điều lệ Nhưng, nhờđổi mới vậy mà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn Năm 2005đóng góp 39% GDP, 50% tổng ngân sách nhà nước

Trang 27

Các công ty liên doanh mọc lên ngày càng nhiều, hoạt động hiệu quả và đã

có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước

và 33.804 tập đoàn sản xuất nông nghiệp giải thể (bằng 93% tổng số tập đoàn), cótỉnh không còn hợp tác xã và tập đoàn sản xuất Có trên 42.000 hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp, vận tải, xây dựng, dịch vụ tín dụng cũ không còn hoạt động

Số lượng hợp tác xã tuy giảm nhiều so với trước (mặc dù hàng năm đã xuấthiện nhiều hợp tác xã mới), nhưng nhờ đổi mới cơ chế quản lý trong hợp tác xã,nên đã bảo đảm được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tốt hơn, chấtlượng và hiệu quả hoạt động khá hơn,mang lại hiệu quả cao hơn trước Năm 2005,kinh tế tập thể đóng góp 8% GDP

c Kinh tế tư bản tư nhân:

Từ khi có luật doanh nghiệp năm 2000, kinh tế tư bản tư nhân đã phát huyngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân Năm 2005 cả nước

có gần 108.300 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lênkhoảng 150.000 tăng gần gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991 – 1999); Tổng sốvốn đăng ký đạt hơn 302.250 tỷ đồng (tương đương 18 tỷ USD, cao hơn số vốnđầu tư nước ngoài đăng ký trong cùng thời kỳ)

Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư bản tư nhân là tạoviệc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội Năm 2004, số lao độnglàm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp tư nhân đã gần bằng tổng số lao độngtrong các doanh nghiệp nhà nước, giải quyết khoảng 1,6 đến 2 triệu việc làm.Riêng số doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài nhànước) đã thu hút 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25 – 26% lựclượng lao động cả nước

Trang 28

d Kinh tế cá thể, tiểu chủ:

Kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển nhanh chóng trong nông, lâm, ngưnghiệp và thương mại, dịch vụ Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phinông nghịêp đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội (khoảng hơn 6triệu người) Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 37,7% GDP của cảnước

e Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Thành phần kinh tế này cũng có bước phát triển quan trọng.Từ 1991 –

2000 giá trị sản xuất tăng bình quân 22% một năm Trong 5 năm (1996 – 2000)vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỷ USD, chiếm 23%tổng số vốn đầu tư toàn xã hội; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu vàđóng góp trên 10% GDP chung của cả nước

Tính đến tháng 6 – 2004, có 4.575 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đượccấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 43 tỷ USD Năm

2005 khu vực này đóng góp 15,5% GDP (năm 2000 đóng góp 12,7% GDP), trên7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạchxuất khẩu (không kể dầu khí), đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu húthơn nửa triệu lao động Hoạt động kinh doanh trong 10 tháng đầu năm 2005, doanhthu đạt 18,9 tỷ USD tăng 35,4% so với cùng kỳ

1.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế

1.5.2.1 Năng suất lao động của nền kinh tế

“Năng suất lao động của Việt Nam dù đã được cải thiện trong thời gian qua,song vẫn ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và thấp so với nhu cầuphát triển Do đó, tăng năng suất là vấn đề rất quan trọng đối với phát triển trunghạn của Việt Nam để đạt mục tiêu nước có thu nhập trung bình cao vào năm2035” Đây là một trong những khuyến nghị chính được các chuyên gia trong vàngoài nước đưa ra với Chính phủ Việt Nam tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam 2017 Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhậptrong khu vực một cách toàn diện, tạo ra một khu vực sản xuất, thương mại và đầu

tư, thị trường chung của các Quốc gia thành viên

Trang 29

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi cấu trúc mang tính chất nềntảng từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới năm 1986 Việt Nam đã đạt được thànhcông về tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng (tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,2%bình quân giai đoạn 1990-2013), gia nhập hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trungbình vào năm 2010 (thu nhập bình quân đầu người tăng từ khoảng 100 đo là Mỹnăm 1990 lên 1.960 đô la Mỹ năm 2013) và đóng góp làm giảm nghèo nhanhchóng (tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống 6% năm 2014) Điều kỳ diệu

về kinh tế này có được trước tiên là nhờ tăng năng suất lao động đáng kể – thể hiệnqua GDP bình quân tính theo đầu người tăng gấp đôi trong giai đoạn 1990-2000 vànhờ vào hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng lên và việc dịch chuyển việc làmchuyển từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp sang các công việc phi nông nghiệp

có năng suất cao hơn

Năng suất đề cập đến hiệu quả mà con người hoặc các doanh nghiệpchuyển đổi nguồn lực sản xuất – ví dụ như lao động và vốn – thành đầu ra hànghóa và dịch vụ Cải thiện năng suất lao động cho phép một số lượng nhất định sảnlượng được sản xuất bởi ít nguồn lực hơn hoặc đầu ra nhiều và tốt hơn được sảnxuất bởi nguồn giống ban đầu

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2014 năng suất lao động của toànnền kinh tế ước đạt 74,3 triệu đồng, trong đó khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủysản đạt 29 triệu đồng, khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt 133 triệu đồng và khuvực Dịch vụ đạt trên 100 triệu đồng Nhìn chung, từ 2005 đến nay năng suất laođộng của các ngành đều cải thiện, với tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3,5% một năm.Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng đều với tốc độ khoảng gần 3%/ năm;Khu vực Dịch vụ cũng có sự gia tăng năng suất một cách ổn định với mức tăngbình quân 2 – 3 % một năm Khu vực Công nghiệp và Xây dựng sau tăng năngsuất lao động đột biến vào năm 2007 đã bị suy giảm mạnh trong giai đoạn 2008 –

2010 Từ 2011 đến nay, năng suất lao động của khu vực này đã có sự phục hồiđáng kể

Năm 2013, năng suất lao động của Việt Nam, tính theo sức mua tươngđương của đồng đô la Mỹ tại thời điểm 2005 ($PPP, 2005) là 5.440 USD, cao hơncủa Myanma (2.828), Campuchia (3.989) và Lào (5.396 USD); thấp hơn của cácnước còn lại trong khối ASEAN: Indonesia (9.848 USD), Philipine (10.026), TháiLan (14.754), Malaysia (35.751), và Singapore (98.072 USD)

Về tốc độ, thời kỳ 2006-2012, tốc độ tăng năng suất lao động của ViệtNam đạt 3,6%, cao hơn mức trung bình chung của ASEAN (2,84%), Việt Nam

Trang 30

thuộc nhóm nước có tốc tăng năng suất lao động ở mức trung bình (thấp hơn củaTrung Quốc (8,48%), Ấn Độ (5,99%), nhưng cao hơn Malaysia (1,4%), Thái Lan(2,2%).

1.5.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế

Trong những năm gần đây,vốn được xem là nhân tố đóng góp nhiều nhấtvào tăng trưởng kinh tế VN Nói một cách khác, những thành tựu tăng trưởng kinh

tế của đất nước phần nhiều xuất phát từ khả năng huy động các nguồn vốn trong vàngoài nước

a Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Trước thời kỳ đổi mới nguồn thu của ngân sách nhà nước ta từ thuế, phí, lệphí và toàn bộ số thu khác trong nước cộng lại, thường không đảm bảo đủ chithường xuyên chứ chưa nói gì tới chi đầu tư phát triển

Kể từ khi đổi mới nền kinh tế, cải cách hệ thống thu ngân sách nhà nướcdẫn đến những thay đổi tích cực:ngân sách hằng năm đều tăng với tốc độ cao hơntốc độ tăng trưởng kinh tế với nguồn thu luôn được đảm bảo dù thu nhập từ thuếnhập khẩu giảm theo tiến trình hội nhập quốc tế, tốc độ năm 2004 tăng 17,5%;

2005 tăng 38%

b Vốn đầu tư của khu vực tư nhân

Bên cạnh sự đầu tư từ ngân sách nhà nước thỡ vốn đầu tư của khu vực tưnhân cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế Việc banhành luật doanh nghiệp mới đầy đủ và hoàn thiện hơn cho khu vực kinh tế tư nhânvào tháng 6/1999 có hiệu lực 1/1/2000 đó tạo ra bước đột phá trong công cuộc cảicách kinh tế Việt Nam

Đặc biệt vào cuối năm 2005, Quốc hội đó thụng qua nhiều đạo luật quantrọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư,kinh doanh,trong đó có luật đầutư(chung) và luật đoanh nghiệp (thống nhất) triển vọng tương đối lạc quan về sựphát triển kinh tế của Việt Nam cùng với thực hiện các cam kết song phương và đaphương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo nêm sức hút mạnh mẽcho đầu tư của khu vực tư nhân

Trang 31

c Vốn đầu tư thông qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước pháttriển vượt bậc về số lượng,quy mô ,thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm thanh toán vàdẫn vốn trong nền kinh tế,đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới kinh tế, góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2001-2005,vốn đầu tư thông qua kênh trung gian tài chính(hệ thống ngân hàng) vào nền kinh tế chiếm trung bình từ 20-22% tổng vốn đầu tưtoàn xó hội Bình quân tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2001-2005 đạt khácao,từ 20-25% hàng năm

d Vốn nước ngoài

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước ta, ngoàinhiều mục tiêu khác, thì việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài là mộttrong những mục tiêu quan trọng

+ Vốn đầu tư trực tiếp-FDI

Ngay từ khi chỉ mới nghe tin Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO đã có dấuhiệu khởi sắc, năm 2006 đó đạt kỷ lục cả về lượng vốn đăng ký(10,2 tỉ USD),cả vềlượng vốn thực hiện(4,1 tỉ USD).Với chỉ 2 tháng đầu năm 2007, đă có nhiều dự ánlớn được đề xuất như dự án xây dựng khách sạn, trung tâm hội nghị, vănphòng ,căn hộ cao cấp tại Hà Nội của tập đoàn Gamuda(Malaysia) với số vốn 1 tỉUSD; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 2.640 MW và 2 cảng trungchuyển container quóc tế Vân Phong (Khánh Hũa) CỦA Tập đoàn Foxcon (Đàiloan) ; một số nhà đầu tư Hàn Quốc đề nghị đâu tư 500 triệu USD xây dựng trườngđua ngựa…

Tăng tốc vốn đăng ký là quan trọng , nhưng tăng tốc vốn thực hiện cũn quantrọng hơn, đây mới là lượng vốn thực tế đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh Sảnxuất kinh doanh của khu vưc FDI trong 2 tháng đầu năm 2007 đó đạt được nhiềukết quả tích cực Chưa kể dầu khí ,khu vực này đạt doanh thu khoảng gần 4 ti USD, tăng 25% so vơi cùng kỳ ; xuất khẩu đạt trên 2,7 tỉ USD ,tăng 41,1%;giá trị sảnxuất công nghiệp tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của toàn ngành cụngnghiệp(25,5% so với 17,5%)…

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức-ODA

Trang 32

Cuối năm 2006 , các nhà tài trợ đó cam kết cho Việt Nam đạt cao nhất tưtrước đến nay (4,45 ti USD).Cơ sở hạ tầng là lĩnh vực thu hút viện trợ ODA lớnnhất Những thành tích sử dụng viện trợ cho xóa đói giảm nghèo và phát triển bềnvững trong những năm qua là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang sử dụng có hiệuquả ODA Các dự án phát riển nộng thôn và cơ sở hạ tầng hàng năm đó giỳp cảithiện đời sống địa phương và nâng cao tiềm lực sản xuất của địa phương,góp phầnthúc đẩy sự phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Vốn đầu tư gián tiếp

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nươc ngoài những năm trước kia khôngđáng kể , tử nửa cuối năm 2006 đó chảy vào Việt Nam khá mạnh ( đến 3 tỉ USD)góp phần làm cho thị trường chứng khoán “phi mó” Đầu năm nay, lượng vốnthuộc nguồn vốn này cũng tăng mạng hơn, ước tính đến nay đó lờn đến trên 4 tỉUSD , chiếm gần 1/3 tổng giá trị vốn hóa thị trường (khoảng 14 tỉ USD,bằng 23%GDP).Tới đây, khi có nhiều công ty đại gia được cổ phần hóa và niêm yết lên sàn,

số vốn này sẽ tiếp tục chảy vào

Bên cạnh những nguồn vốn nêu trên, cũng có 1 nguồn góp phần quantrọng đó là nguồn kiều hối Nhiều hội thảo doanh nhân Việt Kiều, các buổi họpmặt của các hội người Việt Nam ở nước ngoài đó góp phần của Việt Kiều với quêhương đất nước Cộng đồng người Việt có cống hiến cho đất nước đang được dànhnhiều ưu đói và được khuyến khích mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.Đó là địnhhướng nhất quán và đang được triển khai thực hiện từ trung ương đến địa phương

1.5.1.3 Tỷ lệ chi phí trung gian

Chi phí trung gian (IC) bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất vàdịch vụ cho sản xuất

Tổng giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của các ngành sản xuất và dịch

vụ được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ 1 nước trongkhoảng thời gian nhất định.( Thường là 1 năm )

Bảng tỷ lệ IC/GO một số ngành giai đoạn 2006 -2009

Trang 33

Thủy sản 0.739 0.741 0.744 0.747

Nguồn: Niên giám thống kê

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy :

- Tỷ lệ IC/GO liên tục tăng qua các năm ở hầu hết các ngành trong nền kinhtế.Trong đó ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác có mức độ giatăng khá nhanh (gần 1%/năm)

- Tỷ lệ IC/GO của ngành công nghiệp chế biến là cao nhất Điều này phản ánhđúng thực tế ngành công nghiệp chế biến sử dụng đầu vào chủ yếu là nguyên vậtliệu trong nông nghiệp,nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn chi phí trong chi phí sảnxuất Trong khi đó ngành công nghiệp khai thác lại có tỉ lệ IC/GO thấpnhất(thường dưới 50%),trong tất cả các ngành thì công nghiệp khai thác có tỉ lệ giatăng giá trị trên tổng giá trị sản xuất (GO)là lớn nhất.Tuy nhiên một vấn đề thực tếhiện nay đó là chi phí trung gian trong hoạt động khai thác ngày càng cao

- Trong sản xuất nông nghiệp tình trạng gia tăng chi phi trung gian cũng xảy ramột cách tương tự Tỉ lệ IC/GO liên tục tăng qua các năm.Việt Nam hiện nay nôngnghiệp vẫn đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng của nền kinh tế Việc quản lý hoạtđộng sản xuất nông nghiệp được nhà nước đặc biệt quan tâm,áp dụng khoa học kỹthuật vào quá trình sản xuất từng bước cơ giới hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên có thể thấy chi phí trung gian cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đangngày càng gia tăng,đó là thực trạng không mong muốn Điều này có thể giải thíchbởi một số nguyên nhân cơ bản trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc gia tănghàng loạt giá cả các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất,điều kiện sản xuấtngày càng khó khăn,thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên

Tốc độ tăng trưởng của GO > Tốc độ Tốc độ tăng trưởng của GO < Tốc độ

Trang 34

tăng trưởng của IC tăng trưởng của IC

Tốc độ tăng trưởng của GO < Tốc độ

tăng trưởng của VA

Tốc độ tăng trưởng của GO > Tốc độtăng trưởng của VA

1.5.3.1 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Nền kinh tế cũng không thể tăng trưởng bền vững nếu từng doanh

nghiệp (DN) gặp hạn chế trong khả năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng (GTGT) Khả năng cạnh tranh của DN có thể được nhìn nhận theo các hoạt động

bổ trợ (kết cấu hạ tầng “mềm” của DN, chất lượng và quản trị lao động, trình độcông nghệ) và các hoạt động cơ bản (hậu cần bên trong và bên ngoài DN, sản xuất,marketing, phân phối ) Đã có nhiều điều tra, đánh giá về khả năng cạnh tranh của

DN Việt Nam Nhận định chung là khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam còn yếu

cả trong các hoạt động bổ trợ và cả trong các hoạt động cơ bản, đặc biệt là các hoạtđộng liên quan đến mối liên kết hiệu quả về mặt chi phí

Khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam vẫn được nhìn nhận là tương đốithấp ngay cả với mức bảo hộ còn tương đối cao Trong bối cảnh Việt Nam hộinhập sâu rộng hơn một khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vàcác hiệp định thương mại tự do (FTAs), DN có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế nhờquy mô kinh tế (như: tiếp cận, mở rộng thị trường), song sẽ phải đối mặt với cạnhtranh gay gắt do bảo hộ giảm mạnh, nhiều thị trường phải mở cửa cho các công tynước ngoài

Sức mạnh độc quyền/chi phối thị trường của nhiều DN trong nước (vốnnếu có) cũng khó được duy trì lâu Hơn nữa, theo quy định của WTO và nhiều camkết khu vực, các biện pháp can thiệp truyền thống của Nhà nước nhằm ưu ái một sốngành/DN hoặc tạo lợi thế cho DN trong nước so với các công ty nước ngoài cũng

sẽ bị hạn chế đáng kể Như vậy, việc nâng cao GTGT và khả năng cạnh tranh của

DN phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân DN

Lợi thế so sánh tĩnh của các DN Việt Nam hiện chủ yếu là từ nguồnnhân công dồi dào với mức lương tương đối thấp Tuy nhiên, tập trung khai thácquá mức lợi thế chi phí lao động thấp sẽ là một trở ngại với DN trong việc dần phát

Trang 35

triển các sản phẩm có GTGT cao hơn Việc duy trì đội ngũ nhân công rẻ mà thiếuchính sách đào tạo và đãi ngộ hợp lý sẽ cản trở động lực tăng năng suất lao động

và khả năng tận dụng kinh nghiệm của người lao động tích lũy được trong quátrình làm việc Trong khi đó, tăng năng suất lao động dường như là hợp lý nhấttrước tình trạng các DN còn thiếu vốn và có trình độ công nghệ thấp

Các lý thuyết truyền thống vẫn thường xem xét khả năng cạnh tranh của

DN qua lợi thế so sánh về chi phí, hay khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm

Việc phân tích các chỉ số chi phí theo giá trên thực tế và giá thật sẽ chỉ ra những

sai lệch chính sách can thiệp hiện hành của Nhà nước và mức độ “trợ giúp” quachính sách đối với việc duy trì sự tồn tại của DN Như vậy, DN có thể hiểu mìnhđang có lợi thế hay bất lợi thế, là người “thắng cuộc” hay “thua cuộc”, do năng lựcbản thân, hay do chính sách can thiệp làm méo mó giá cả (đầu vào sản xuất, vốn,đất đai, lao động, tỷ giá) của Nhà nước

Tuy nhiên, nhìn nhận theo chi phí (thấp) mới chỉ là sự khởi đầu tạo khảnăng cạnh tranh Sự phát triển kinh doanh năng động là việc chuyển từ lợi thế sosánh về chi phí đến khả năng cạnh tranh về chất Đó chính là các kỹ năng tổ chức,quản lý của nhà kinh doanh trong toàn bộ các hoạt động cơ bản của chu trình sản

xuất kinh doanh: từ tiền sản xuất (chẳng hạn như xác định và thiết kế sản phẩm, mua công nghệ và đầu vào, quản lý nguyên vật liệu và dự trữ), đến bản thân quá

trình sản xuất (sử dụng lao động, nâng cao kỹ năng lao động và bảo đảm tiêu

chuẩn chất lượng) và sau sản xuất (bao gói, nhãn, giao nhận kịp thời có chất lượng,

liên kết thương mại qua liên doanh, bạn đồng hành chiến lược, hợp đồng,marketing, dịch vụ sau bán hàng, và tiếp cận thị trường nước ngoài) Hơn nữa, khảnăng cạnh tranh là một khái niệm động Hiện nay phương pháp phân tích theo lợithế so sánh tĩnh cũng đã được bổ sung bằng cách tiếp cận đối với khả năng cạnhtranh động tính đầy đủ hơn đến sự thay đổi môi trường đầu tư kinh doanh, các đốithủ cạnh tranh, và sự khác biệt về sản phẩm cùng loại

BẢNG SO SÁNH HAI CÁCH TIẾP CẬN PHÂN TÍCH TÍNH CẠNH TRANH

Phân tích trong các giới hạn đã

định

Các giới hạn được xác định để khắc phục

Trang 36

Mốc so sánh = giá quốc tế tham

khảo

Mốc so sánh = Các đối thủ cạnh tranhtrong và ngoài nước

Các hàng hóa tiêu chuẩn Các sản phẩm được phân biệt lẫn nhau

Mục tiêu = Chi phí trên 1 đơn vị

sản phẩm thấp

Chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm thấp = điểmxuất phát

Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), ở cấp độ toàn bộnền kinh tế, khả năng cạnh tranh của Việt Nam được đánh giá tương đối thấp, xếphạng thứ: 49/53 năm 1997, 53/59 năm 2000, 81/117 năm 2005, 59/139 năm 2010,65/142 năm 2011, và 75/144 năm 2012 Nhìn tổng thể, ở khu vực Đông Nam Á,khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể Indonesia,Malaysia, Singapore, và Thái Lan

Trong trường hợp chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối (producer-driven

chain), các tập đoàn đa quốc gia có sức mạnh thị trường ở những ngành đòi hỏinhiều vốn và công nghệ Do đó, họ kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất dựa trênmột loạt những liên kết xuôi và liên kết ngược Cũng như nhiều nước đang pháttriển khác, Việt Nam thường sử dụng các biện pháp thuế quan, ưu đãi để đẩy mạnhquá trình nội địa hóa Tuy nhiên, các biện pháp này trên thực tế không mang lại kếtquả như ý muốn trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ

Trong chuỗi giá trị do người mua chi phối (buyer-driven chain), chẳng hạn

các ngành sử dụng nhiều lao động, các tập đoàn bán lẻ quốc tế và công ty thươngmại thường thiết lập một loạt mạng lưới sản xuất, đặc biệt là ở các nước có nhân

công rẻ Ở đây, Việt Nam phải đối mặt với hai vấn đề: Thứ nhất, do có nhiều nước

cùng có giá nhân công rẻ, mạng sản xuất quốc tế do người mua chi phối ngày càngtrở nên cạnh tranh hơn, và do đó liên tục gây áp lực làm giảm tiền công

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp khó khăn đối với việc tăng xuất khẩu cóhàm lượng GTGT cao, do chưa chú ý đúng mức đến vai trò của dịch vụ trongchuỗi giá trị Năng lực thiết kế, tổ chức phân phối của DN Việt Nam còn hạn chế.Bên cạnh đó, chi phí cao và hiệu quả còn thấp của các dịch vụ như viễn thông, vậntải, bến bãi kho tàng… đã hạ thấp khả năng cạnh tranh của DN ở Việt Nam so vớinhiều nước khác trong khu vực

Ngày đăng: 16/04/2020, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w