1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích các trường hợp và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo BLDS 2015.

15 253 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 239 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUMột trong những chế tài đó là hủy hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, chế tài hủy hợp đồng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, cụ thể là trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại hiện hành. Tuy nhiên hai Bộ luật này được quy định chưa được không thống nhất và chưa được rõ ràng. Thực trạng đó của pháp luật là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc áp dụng chế tài này trong thực tiễn giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Việc tìm hiểu một cách có hệ thống các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định trong Dân sự, Thương mại và thực tiễn vận dụng luật là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Trong khoa học Pháp lý Việt Nam trong thời gian qua vấn đề này đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên vì tầm quan trọng của vấn đề và trong bối cảnh Bộ luật Dân sự mới được sửa đổi (Bộ luật Dân sự 2015) việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết. Chính vì những lý do trên em đã chọn đề 3 trong bộ đề của tổ bộ môn đưa ra để làm bài tập lớp học kì lần này.NỘI DUNGI. Phân tích các trường hợp và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo BLDS 2015.1. Khái niệm hủy hợp đồng:Từ lâu hợp đồng được biết đến như một giao dịch không thể thiếu của mỗi thành viên trong xã hội. Trong đó các bên tham gia giao kết hợp đồng để trao đổi, mua bán là một hoạt động mang tính chất thường xuyên và phổ biến. Ngày nay, nền kinh tế, xã hội càng văn minh thì vấn đề giao kết hợp đồng càng được coi trọng hơn. Điều quan trọng ở đây chúng ta cần hiểu rõ hợp đồng Dân sự là một giao dịch Dân sự, trong đó các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự cho nhau. Theo phương diện khách quan hợp đồng Dân sự là một loại quan hệ xã hội được Quy phạm Pháp luật Dân sự điều chỉnh và thể hiện dưới một hình thức nhất định. Dưới góc độ pháp luật thực định, khái niệm Hợp đồng Dân sự tại Việt Nam được quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 quy định khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng Dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự”. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật Dân sự theo nghĩa rộng bao gồm cả những quan hệ về đầu tư, lao động, kinh doanh thương mại, bảo hiểm…. Theo đó, nếu trong khái niệm về hợp đồng từ “Dân sự” được đặt đằng sau hai từ “hợp đồng” và sau hai từ nghĩa vụ thì điều này dẫn đến thực tiễn thi hành pháp luật có cách hiểu rằng những quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ liên quan đến Hợp đồng Dân sự. Như vậy, sẽ làm hạn chế phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự (BLDS) đối với tất cả các loại hợp đồng, bao gồm cả Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng Lao động, Hợp đồng Kinh doanh hay Hợp đồng Thương mại. Trong BLDS 2015 các nhà làm luật đã có những chỉnh sửa liên quan đến khái niệm “hợp đồng” để khắc phục bất cập trên. Cụ thể, Điều 385 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự”. So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã bỏ cụm từ “Dân sự” sau hai từ “hợp đồng”.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI



BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ

Môn: LUẬT DÂN SỰ 2

ĐỀ BÀI SỐ 4:

“Phân tích các trường hợp và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo BLDS 2015 Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung

đã được giải quyết.”

HỌ VÀ TÊN : PHAN VĂN QUANG

MÃ SỐ SINH VIÊN: 421025 NHÓM : 3

LỚP : 4210- N05- TL2

Trang 2

HÀ NỘI – 2018

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Phân tích các trường hợp và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo BLDS 2015 1

1 Khái niệm hủy hợp đồng: 1

2 Chế tài về hủy bỏ hợp đồng: 2

3 Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng: 4

4 Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng: 6

II Bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề hủy bỏ hợp đồng và nêu quan điểm cá nhân về nội dung đã được giải quyết 8

1 Bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề hủy bỏ hợp đồng: 8

2 Quan điểm cá nhân về nội dung đã được giải quyết 10

KẾT LUẬN 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Một trong những chế tài đó là hủy hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, chế tài hủy hợp đồng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, cụ thể là

trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại hiện hành Tuy nhiên hai Bộ luật này được quy định chưa được không thống nhất và chưa được rõ ràng Thực trạng đó của pháp luật là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc áp dụng chế tài này trong thực tiễn giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, phức tạp Việc tìm hiểu một cách có hệ thống các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định trong Dân sự, Thương mại và thực tiễn vận dụng luật là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn Trong khoa học Pháp lý Việt Nam trong thời gian qua vấn

đề này đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên vì tầm quan trọng của vấn đề và trong bối cảnh Bộ luật Dân sự mới được sửa đổi (Bộ luật Dân sự 2015) việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết Chính vì những lý do trên em đã chọn

đề 3 trong bộ đề của tổ bộ môn đưa ra để làm bài tập lớp học kì lần này

NỘI DUNG

I Phân tích các trường hợp và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo BLDS

2015.

1 Khái niệm hủy hợp đồng:

Từ lâu hợp đồng được biết đến như một giao dịch không thể thiếu của mỗi thành viên trong xã hội Trong đó các bên tham gia giao kết hợp đồng để trao đổi, mua bán là một hoạt động mang tính chất thường xuyên và phổ biến Ngày nay, nền kinh tế, xã hội càng văn minh thì vấn đề giao kết hợp đồng càng được coi trọng hơn Điều quan trọng ở đây chúng ta cần hiểu rõ hợp đồng Dân sự là một giao dịch Dân sự, trong đó các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự cho nhau Theo phương diện khách quan hợp đồng Dân sự là một loại quan hệ xã hội được Quy phạm Pháp luật Dân sự

Trang 4

điều chỉnh và thể hiện dưới một hình thức nhất định Dưới góc độ pháp luật thực định, khái niệm Hợp đồng Dân sự tại Việt Nam được quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 quy định khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng Dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự”

Tuy nhiên, quan hệ pháp luật Dân sự theo nghĩa rộng bao gồm cả những quan

hệ về đầu tư, lao động, kinh doanh thương mại, bảo hiểm… Theo đó, nếu trong khái niệm về hợp đồng từ “Dân sự” được đặt đằng sau hai từ “hợp đồng” và sau hai

từ nghĩa vụ thì điều này dẫn đến thực tiễn thi hành pháp luật có cách hiểu rằng những quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ liên quan đến Hợp đồng Dân sự Như vậy, sẽ làm hạn chế phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự (BLDS) đối với tất

cả các loại hợp đồng, bao gồm cả Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng Lao động, Hợp đồng Kinh doanh hay Hợp đồng Thương mại Trong BLDS 2015 các nhà làm luật

đã có những chỉnh sửa liên quan đến khái niệm “hợp đồng” để khắc phục bất cập trên Cụ thể, Điều 385 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự” So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã bỏ cụm từ “Dân sự” sau hai từ “hợp đồng”

2 Chế tài về hủy bỏ hợp đồng:

Chế tài hủy hợp đồng không những được quy định trong Luật Thương mại 2005

mà còn được quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 Ngoài trường hợp hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại như Bộ luật Dân sự 2015 đã đề cập,

bổ sung trường hợp một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại, đó là: Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng Trong trường hợp này vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng và trường hợp khác do luật quy định theo Điểm c Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự

2015

Trang 5

Theo Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng Đối với trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn

đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên Theo Điều 425 Bộ luật Dân sự

2015 huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015 huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản

bị mất, bị hư hỏng phát sinh trong trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ

bỏ hợp đồng Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định sau:

- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm Dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm Dân

sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 425 Bộ luật Dân sự 2005, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng

là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định đối với

Trang 6

Khoản 3, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết Có thể nhận thấy rằng, quy định về chế tài hủy hợp đồng trong Bộ luật Dân sự

2005 có sự không thống nhất, sự không thống nhất này thể hiện ở căn cứ hủy hợp đồng

3 Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng:

Theo quy định của Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trước trong hợp

đồng là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng

Trường hợp này, các bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được hủy

bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm Chẳng hạn như: “Bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên mua không thanh toán” “bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng” Nếu xảy ra các trường hợp mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền hủy bỏ hợp đồng

- Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Vi phạm cơ bản chính là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng Mục đích của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong muốn

có được từ việc giao kết hợp đồng Chẳng hạn như, đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng thường là bán được hàng hóa và nhận thanh toán Đối với bên mua thì thường mục đích giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, quy cách mẫu mã như thỏa thuận

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm là được thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ

cơ bản thì đều là điều kiện hủy bỏ hợp đồng Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

Trang 7

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của của bên kia.

Theo nguyên tắc, mỗi khi hợp đồng được kí kết không vi phạm những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật quy định thì có giá trị pháp lý ràng buộc các bên, khi hợp đồng có hiệu lực thì buộc các bên phải có nghĩa vụ thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng Theo nguyên tắc các bên phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng một cách thiện chí, trung thực đúng nội dung cam kết, thoả thuận Tuy nhiên trong thực tế, trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, một trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm hợp đồng sẽ làm cho lợi ích của các bên không còn ngang bằng, phá vỡ trật tự của lưu thông Dân sự Để hạn chế sự vi phạm và để thiết lập lại trật tự trên, pháp luật của các nước đều thiết kế những biện pháp pháp lý - chế tài và cho phép bên bị vi phạm hợp đồng áp dụng chúng khi có

sự vi phạm hợp đồng của bên kia Một trong những biện pháp đó là chế tài hủy hợp đồng

Hợp đồng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật thông qua các điều kiện cụ thể

mà các bên phải tuân thủ khi giao kết hợp đồng Như vậy, bản thân Hợp đồng không phải là Luật pháp, nhưng Hợp đồng được thành lập hợp pháp thì sẽ phát sinh hiệu lực và có giá trị ràng buộc đối với các bên giao kết hợp đồng Thực hiện đúng

và đầy đủ hợp đồng là yêu cầu bắt buộc đối với các bên giao kết Việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết sẽ mang lại những thiệt hại nhất định cho phía còn lại Trong trường hợp như vậy, Pháp luật của tất cả các nước cũng như các văn bản pháp lý Quốc tế quy định những biện pháp chế tài đối với bên vi phạm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại - bên bị vi phạm

Bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm hợp đồng chế tài trong Dân sự gồm: Hủy hợp đồng là sau khi hợp đồng đã có hiệu lực nhưng một trong các bên vi phạm hợp đồng là điều kiện để hợp đồng chấm dứt hiệu lực do luật định Theo nguyên tắc

Trang 8

chung, hủy hợp đồng là một trong những chế tài bởi lẽ nó là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể áp dụng nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật

4 Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng:

Từ các quy định của pháp luật, từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng, về nguyên tắc pháp luật thừa nhận quyền được hủy bỏ hợp đồng của một bên khi có sự

vi phạm hợp đồng của bên kia nói cụ thể hơn khi ký kết hợp đồng hai bên đã cam kết với nhau thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng theo điều khoản đã thoả thuận nếu bên kia vi phạm cam kết trong hợp đồng thì bên còn lại có quyền huỷ hợp đồng sau khi đã thông báo báo cho đối tác biết

- Về điều kiện áp dụng: Hủy bỏ hợp đồng sẽ được áp dụng khi một bên vi phạm

hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, tức là không cần phải có sự vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật

- Về hậu quả pháp lý: Hủy bỏ hợp đồng làm hợp đồng không có hiệu lực từ thời

điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền Như vậy, nội dung nào của hợp đồng

đã được thực hiện trước thời điểm tuyên hủy bỏ thì vẫn có hiệu lực

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng làm hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán Như vậy, khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng Dân sự thì coi như chưa có hợp đồng

Theo Bộ luật Dân sự 2015, khi hợp đồng không được thực hiện, bên không được thực hiện có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu điều đó đã được thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Trong thực tế rất nhiều hợp đồng không có điều khoản cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi bên kia có vi phạm Cách điều chỉnh trên của

Bộ luật Dân sự hiện hành về vấn đề hủy bỏ hợp đồng do không được thực hiện biểu

Trang 9

lộ những bất cập Trong phần chuyên biệt về một số hợp đồng thông dụng, Bộ luật Dân sự hiện hành có quy định những trường hợp được phép hủy bỏ hợp đồng do không được thực hiện Song, những quy phạm này không đầy đủ, một số vi phạm

có thể dẫn đến hủy hợp đồng không được quy định Chúng ta không thể cho phép hủy bỏ hợp đồng vì đối với những vi phạm hợp đồng này, việc hủy bỏ không có quy định của pháp luật

Theo quy định Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ có những quy định cho phép hủy

bỏ đối với những hợp đồng Dân sự thông dụng Vậy, đối với hợp đồng Dân sự không thông dụng, chúng ta cũng không có quy phạm cụ thể cho phép hủy bỏ hợp đồng khi bị vi phạm, và do đó chúng ta không thể hủy những hợp đồng này vì, theo quy định tại Điều 425 Bộ luật Dân sự nêu trên, một bên chỉ được hủy bỏ hợp đồng

do bị vi phạm khi việc đó được “pháp luật có quy định” Chính vì vậy, tại Điều 423

Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ cụm từ này đây là điểm mới tiến bộ hơn Việc sửa đổi Điều luật này là cần thiết, bởi vì chúng ta thấy cách điều chỉnh như trên của Bộ luật Dân sự 2005 tạo ra “lỗ hổng hay điểm trống pháp lý” đối với một số trường hợp vi phạm hợp đồng, chúng ta không có quy định cho phép bên bị vi phạm quyền hủy

bỏ hợp đồng Một ví dụ để thấy được sự bất cập này của Bộ luật Dân sự hiện hành:

- Ngày 05/12/2012 chị Lê Thị T làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất

và tài sản trên đất là nhà ở cấp 4 toạ lạc tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho anh Cao Văn S với giá là 400.000.000 đồng Trong thời gian cùng ngày chị T lại làm giấy uỷ quyền giao nhà và đất trên cho anh S Căn cứ vào giấy ủy quyền và theo lời khai của bà Lê Thị V (người làm chứng) và bà T thì

bà T bán nhà và đất nói trên với điều kiện là bà T ở lại nhà cho đến chết (bản thân

bà T không có con) và ông S phải chăm sóc bà T Nhưng ông S không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết sau 01 năm vợ chồng ông S đã tự bán lại căn nhà trên cho vợ chồng ông D Trước sự vi phạm trên, bà T yêu cầu được hủy hợp đồng Hợp đồng

có tranh chấp trên là hợp đồng mua bán nhà và đất với điều kiện là người bán ở lại nhà đến chết và người mua phải nuôi người bán.

Trang 10

Người bán muốn hủy hợp đồng vì người mua đã không đảm bảo cho người bán ở lại nhà đến chết Việc vi phạm trên là nghiêm trọng và chúng ta nên cho phép người bán hủy hợp đồng Nhưng, trên cơ sở Điều khoản nào của Bộ luật Dân sự chúng ta cho phép hủy hợp đồng? Phần điều chỉnh hợp đồng thông dụng không có quy phạm cụ thể nào quy định rằng, đối với hợp đồng mua bán nhà và đất trên, bên bán có quyền hủy hợp đồng bán nhà và đất khi người mua không thực hiện nghĩa

vụ cho người bán ở lại nhà đến chết Ví dụ trên cho thấy cách điều chỉnh của Bộ luật Dân sự hiện hành về việc hủy hợp đồng khi thực hiện có nhiều bất cập đặt ra cho các nhà làm luật đã sửa đổi sang Bộ luật Dân sự 2015 để áp dụng pháp luật cho phù hợp hơn

II Bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề hủy bỏ hợp đồng và nêu quan điểm

cá nhân về nội dung đã được giải quyết.

1 Bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề hủy bỏ hợp đồng:

- Bản án số: 440/2018/DS-ST, ngày: 28/9/2018, vấn đề cần giải quyết là “Hủy bỏ

hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ”.

- Nội dung bản án:

Theo đơn khởi kiện ngày 15/5/2018 của nguyên đơn là ông Phạm Văn L, bà Lê Kim A và quá trình giải quyết vụ án, phía nguyên đơn trình bày: Ngày 05/12/2012 ông Phạm Văn L và bà Lê Kim A có ký hợp đồng mua bán căn hộ số 143/HĐMBCH/2012 với Công ty GĐ để mua căn hộ A11-13, Block A, tầng 12, lầu

11, chung cư 12 tầng số 26 Nguyễn Thượng Hiền, phường 01, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Giá chuyển nhượng là 1.334.142.485 đồng Hình thức trả góp theo tiến độ dự án Ông L và bà A đã thanh toán cho công ty số tiền 1.267.435.361 đồng Số tiền còn lại là 5% giá trị của hợp đồng sẽ được thanh toán đồng thời khi công ty giao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho ông L bà A Ông bà đã nhận nhà và sinh sống tại căn hộ nêu trên cho đến nay Ngày 19/6/2014, ông L và bà A lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đối với căn hộ nêu trên cho

bà Phạm Lâm Thị Minh L Giá chuyển nhượng là 1.349.142.485 đồng Kèm theo

Ngày đăng: 16/04/2020, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w