1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HS GIỎI

2 620 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 51,5 KB

Nội dung

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Cần phối hợp từ nhiều phía Thứ Hai, 20 Tháng tư 2009, 08:04 GMT+7 Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Công tác bồi dưỡng thường gặp những khó khăn như: về thời gian, người thầy phải đảm bảo số tiết nghĩa vụ và trò phải học đủ tất cả các môn theo chương trình qui định. Do đó, thầy và trò đều cần có thời gian cho hoạt động này. Thực trạng Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội dung bồi dưỡng, vì không phải là trường chuyên nên không có chương trình dành cho lớp chuyên, thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu; học sinh, một số không yên tâm khi được chọn theo một số lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt đối với các môn xã hội như văn, sử, địa, HSG không thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký HĐGD, công đoàn… đó là một thực tế do ban giám hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính; đối tượng học sinh tất nhiên phải “đạt yêu cầu” mới được chọn để bồi dưỡng. Cho nên việc chọn lựa cần đúng đối tượng. Đó là công việc phát hiện rồi chọn lọc và phân loại. Phân loại học sinh Học sinh năng khiếu, số học sinh này thường không nhiều và chỉ do giáo viên trực tiếp dạy phát hiện được. Ví dụ ở bộ môn toán, lý các học sinh này đôi khi có những cách giải lạ, độc đáo hoặc thỉnh thoảng đặt ra những vấn đề giáo viên không ngờ trước được; học sinh say mê bộ môn, các học sinh này có thể chưa thật giỏi nhưng vì say mê, yêu thích bộ môn nên dễ trở thành học sinh giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng; học sinh cần cù chăm chỉ, đối với một số bộ môn cần nhiều đến trí nhớ (sử, địa, ngoại ngữ…) học sinh nhờ cần cù chăm chỉ học tập mà trở nên giỏi cũng không ít, nhất là khi được giáo viên giỏi bồi dưỡng. Phát hiện và chọn HSG Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở sau: căn cứ vào các thành tích đã đạt ở các năm học trước; căn cứ vào đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp; căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG trong toàn trường (được tổ chức đúng qui định và nghiêm túc); và một khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục trong ba năm. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc, giáo viên có thể bổ sung một số học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu cầu trong quá trình bồi dưỡng. Về đội ngũ giáo viên, có thể nói đây là một đội ngũ có yếu tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng HSG. Điều này dễ nhận thấy ở các bộ môn TDTT và võ thuật. Ở đâu có huấn luyện viên giỏi, võ sư giỏi, ở đó thường có những đệ tử giỏi. Ngành GD-ĐT cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều này được chứng minh tại một số trường ở TP.HCM trong những năm vừa qua. Do đó, lãnh đạo nhà trường bằng mọi cách phải thuyết phục cho được giáo viên giỏi của trường tham gia công tác bồi dưỡng HSG. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cùng các vận động viên - học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đoạt thành tích cao tại HKPĐ Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng cần được bố trí như sau: một giáo viên chính dạy bồi dưỡng theo suốt ba năm để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Giáo viên này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với trường. Một giáo viên phụ trách chuyên môn ra đề theo từng khối để giúp học sinh chuyên sâu và nâng cao trình độ. Không nên bố trí nhiều giáo viên dạy một bộ môn trong cùng một khối vì sẽ có ít thời gian để gắn bó theo sát và nắm vững trình độ học sinh. Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: chi bộ, ban giám hiệu, công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ: bớt tiết nghĩa vụ, bớt công tác kiêm nghiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ học bổng hàng năm cho học sinh; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích như đi tham quan nghỉ mát, ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức…; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nghiên cứu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, mua tài liệu, photo bài học, bài tập…; phải xem đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài. Thời gian bồi dưỡng Để chương trình bồi dưỡng HSG có hiệu quả, vấn đề thời gian bồi dưỡng cũng góp phần không nhỏ. Kế hoạch bồi dưỡng phải rải đều trong năm, không nên dạy dồn ở tháng cuối khi thi. Nên tổ chức bình quân bồi dưỡng 9 tháng/năm với số tiết như sau: 3 tiết/tuần x 4 tuần x 8 tháng = 96 tiết; 6 tiết/tuần x 4 tuần x 1 tháng cuối = 24 tiết. Như vậy tổng số tiết là 120 tiết. Trần Văn Khánh (Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) Về đầu trang Gởi cho bạn bè Gởi phản hồi In trang . Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Cần phối hợp từ nhiều phía Thứ Hai, 20 Tháng tư 2009, 08:04 GMT+7 Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là công việc. lâu dài. Thời gian bồi dưỡng Để chương trình bồi dưỡng HSG có hiệu quả, vấn đề thời gian bồi dưỡng cũng góp phần không nhỏ. Kế hoạch bồi dưỡng phải rải đều

Ngày đăng: 26/09/2013, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w