PHÒNG GD&ĐT THUẬN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ------------------------------------------ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------------------- Thuận châu, ngày 11 tháng 9 năm 2010 KẾHOẠCH THỰC HIỆN ĐỔIMỚIPHƯƠNGPHÁPDẠYHỌC I. MỤC TIÊU Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và đã sang giai đoạn mới, trong đó, tri thức và thông tin trở thành yếu tố hàng đầu, trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Trong bối cảnh đó, đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Như vậy, nguồn nhân lực phải được đào tạo ra sao để đáp ứng sự phát triển của thời đại, sự đổimới của đất nước? Vấn đề đặt ra cho giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đổimới chiến lược đào tạo con người, tạo ra năng lực nội sinh cho mỗi cá nhân, đáp ứng nguồn nhân lực năng động, sáng tạo cho xã hội. Muốn vậy, phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai việc thực hiện đổimớiphương pháp dạy học tại đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục THCS, đổi mới hoạt động dạy học của trường, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước trong giai đoạn mới ở thế kỷ 21. - Tạo bước chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổimớiphươngphápdạyhọc theo chủ trương: “Nói không với phươngpháp đọc chép”, nhưng cũng nói không với “nhìn chép”. Tạo phong trào thi đua sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy, không làm theo kiểu phong trào. - Đổimới một cách thiết thực phươngphápdạy của thầy, phươngpháphọc của trò, tạo nền tảng để có sự tiến bộ đích thực về chất lượng của trường. Đổimới phải lấy hiệu quả làm định hướng và phải bắt đầu từ khát vọng hoàn thiện tay nghề của giáo viên .Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạyhọc hiện có, tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện thiết bị phục vụ cho giảng dạyhọc tập tốt hơn, - Mỗi một giáo viên phải chủ động đổimớiphươngpháp giảng dạy của mình từ việc soạn bài đến việc giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình. - Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng. - Tổ trưởng, giáo viên ra đề kiểm tra theo hướng đổimới (nộp đề về cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn), trao đổi với đồng nghiệp. - Tăng cường sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạyhọc đã có, tìm tòi, tự làm những đồ dùng chua có để phục vụ tiết dạy · Chỉ tiêu: - 100% giáo viên phải đổimớiphươngphápdạy học, đổimới kiểm tra đánh giá - 100% các tổ chuyên môn tổ chức hội thảo về đổimới PPDH và đổimới về KTĐG; các tổ KHTN đều phải có báo cáo cấp trường ở cuối học kỳ I; Riêng đối với các môn KHXH phải có báo cáo kinh nghiệm bài học rút ra sau một năm thực hiện. II. ĐỐI TƯỢNG - Các cán bộ quản lý và giáo viên của trường. III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 1. Mặt mạnh. -100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ quản lý và giáo viên đã thành thạo. - Bước đầu hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị dạyhọc trong nhà trường, hệ thống máy tính và máy chiếu Projicter đã đực trang bị khá đầy đủ - Xây dựng được những điểm sáng về thực hiện đổimớiphươngphápdạyhọc trong đội ngũ giáo viên thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm từ các năm học trước. 2. Mặt yếu. Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, thiếu kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học hiện đại, thiếu kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại. - Trường chưa xây dựng đủ các phòng học bộ môn phục vụ cho việc thực hiện đổimớiphương pháp dạy học. 3. Thuận lợi. - Giáo dục THCS trong điều kiện đổimới giáo dục phổ thông được Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân quan tâm nhiều hơn trước. Nguồn tài chính công dành cho hoạt động dạy học đã được tự chủ. - Đa số gia đình học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của các em, đồng thuận và ủng hộ nhà trường về các chủ trương, biện pháp hỗ trợ hoạt động dạy học. - Những thành công bước đầu trong công tác xã hội hoá giáo dục đã tăng cường mạnh mẽ các nguồn lực phục vụ hoạt động dạy học. - Cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên được tạo nhiều điều kiện để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. - Ngày càng có nhiều khả năng vận dụng và tiếp cận internet cùng các phương tiện dạyhọc hiện đại. 2. Khó khăn - Khâu kiểm tra, đánh giá học sinh và đánh giá giáo viên chưa hoàn toàn phù hợp yêu cầu thực hiện đổimớiphương pháp dạy học, chưa thật sự là một động lực của việc thực hiện đổimớiphương pháp dạy học. - Quỹ thời gian dành cho việc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn của GV còn quá ít, còn bị ảnh hưởng nhiều bởi đời sống, đồng lương, công tác phong trào khác,… - Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng chuyên môn và đổimớiphương pháp dạy học còn rất eo hẹp. - Hiệu trưởng chưa được chủ động hoàn toàn trong việc tuyển dụng nhân sự, chưa được chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng nguồn ngân sách công phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, vẫn lệ thuộc nhiều vào cơ chế “xin – cho”. - Việc hiệu trưởng huy động kinh phí ngoài ngân sách nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc còn gặp nhiều rào cản về thủ tục pháp lý dù được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. IV. CÁC CĂN CỨ LẬP KẾHOẠCH Căn cứ chỉ thị số 3399/2010/CT - BGD ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo về chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm 2010 - 2011. Căn cứ quyết định số 1625/QĐ - UBND về việc kếhoạch thời gian năm học 2010 - 2011của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên của UBND Tỉnh Sơn La. Căn cứ công văn số 478/HD - SGD& ĐT tỉnh sơn là hướng dẫn về công tác lập kếhoạch năm học. Căn cứ chỉ thị số 14/CT - UBND ngày 16/8/2010 của UBND huyện thuận châu về Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Căn cứ nghị quyết của chi bộ trường THCS Chu Văn An ngày 22/8/2010. trường THCS Chu Văn An đề ra kếhoạch về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2010 - 2011. Căn cứ công văn số 138/KH-GD&ĐT ngày 26 tháng 8 năm 2010 về hướng dẫn thực hiện kếhoạch nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của Phòng GD&ĐT Thuận Châu. V. KẾHOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỤ THỂ. * Nội dung. 1/ Công tác tư tưởng: Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở về việc đổimới PP dạyhọc và kiểm tra, đánh giá đến tổ chuyên môn, giáo viên, yêu cầu thực hiện đúng tinh thần nội dung chỉ đạo. Nói không với đọc chép và nhìn chép. 2/ Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kếhoạch cụ thể về việc đổimới PPDH. - Xây dựng nội dung kếhoạch - Tổ chức dạy dư giờ, thao giảng, hội giảng vòng tổ, góp ý, đánh giá - Ra đề theo hướng đổimới trao đổi đề học hỏi, và tổ chức kiểm tra tập trung một tiết các môn KHTN. Chấm, trả bài, phân tích kết quả các bài kiểm tra để có sự điều chỉnh, rút ra bài học kịp thời. Tiếp cận với các thông tin từ trang Website của Phòng giáo dục cũng như của trường. - Hội thảo, trao đổi rút kinh nghiệm - Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc soạn giảng 3/ Tổ chức Hội Giảng vòng trường lần thứ 4 với chủ đề: Đổimới PPDH và KTĐG, ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức thao giảng mẫu về đổimới PPDH, mỗi tổ chọn cử từ 1 đến 2 giáo viên. 4/ Tổ chức Hội thảo đổimới PPDH và KTĐG cấp trường. 5/ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chât, mua sắm trang thiết bị: máy chiếu, màn hình, laptop, bổ sung các trang thiết bi ở các phòng chức năng còn thiếu v.v.v… * Biện pháp: - Chỉ đạo các tổ xây dựng kếhoạch cụ thể về việc dổimới PPDH và KTĐG. - Tổ chức hội thảo cấp tổ, cấp trường - Dự giờ các tiết tao giảng, dự giờ đột xuất các giáo viên - Khuyến khích giáo viên, học sinh vào trang Website của Bộ GD& ĐT để tham khảo tài liệu, câu hỏi, bài tập, đề thi…. *Thời gian cụ thể. Thời gian Công việc Ghi chú Tháng 8+9/2009 - Triển khai việc tập huấn đổimớiphương pháp dạy học trong buổi họp Hội đồng sư phạm của trường. - Xây dựng lực lượng giáo viên nòng cốt thực hiện mẫu (các GVG, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn). - Tổ chức thảo luận việc thực hiện đổimớiphương pháp dạy học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn. - Giới thiệu việc thực hiện đổi mớiphươngphápdạyhọc với CMHS trong buổi họp CMHS để tạo sự đồng thuận trong lực lượng CMHS. Tháng 10/2009 - Dự giờ các mô hình mẫu do các giáo viên mạng lưới chuyên môn của quận thực hiện, rút kinh nghiệm. - Các GVBM thực hiện các chuyên đề về đổimớiphương pháp dạy học, thao giảng minh họa chuyên đề. - Các giáo viên nòng cốt tham gia Hội giảng Đổimớiphương pháp dạy học. - Tổng kết Hội giảng Đổimớiphương pháp dạy học; đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổimới Tháng 11/2009 phươngphápdạy học. - Tiếp tục tập huấn kỹ năng thực hiện đổimớiphương pháp dạy học. Tháng 12/2009 - Tiếp tục tập huấn kỹ năng thực hiện đổimớiphương pháp dạy học. Tháng 1/2010 - Sơ kết việc thực hiện đổi mớiphươngphápdạyhọc với CMHS trong buổi họp sơ kết HK1 để tạo sự đồng thuận trong lực lượng CMHS. - Sơ kết việc thực hiện đổi mớiphươngphápdạyhọc trong HK1. Tháng 2+3/2010 - Các GVBM tham gia thao giảng (với yêu cầu thiết kế bài dạy có sử dụng phương tiện hiện đại) Tháng 4/2010 - Tổ chức thảo luận rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện đổi mớiphươngphápdạyhọc tại đơn vị trong năm học 2010-2011. Tháng 5/2010 - Các GV dự thảo kế hoạch thực hiện đổi mớiphươngphápdạyhọc trong năm học 2011-2012. VI. KIẾN NGHỊ 1. Kinh phí Lãnh đạo các cấp tăng cường kinh phí phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 2. Tài liệu Giáo viên được hỗ trợ đầy đủ tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Cơ sở vật chất Tăng cường sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc sử dụng nguồn ngân sách công và huy động kinh phí ngoài ngân sách nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc nhằm phục vụ đổi mới phương pháp dạyhọc TM. NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Phẩm . đổi mới phương pháp dạy học với CMHS trong buổi họp sơ kết HK1 để tạo sự đồng thuận trong lực lượng CMHS. - Sơ kết việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy. hiện đổi mới phương pháp dạy học tại đơn vị trong năm học 2010-2011. Tháng 5/2010 - Các GV dự thảo kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học