1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“BÂY GIỜ HỌC THUYẾT NHIỀU, CHỦ NGHĨA NHIỀU, NHƯNG CHỦ NGHĨA CHÂN CHÍNH NHẤT, CHẮC CHẮN NHẤT, CÁCH MẠNG NHẤT LÀ CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN”

19 493 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bây Giờ Học Thuyết Nhiều, Chủ Nghĩa Nhiều, Nhưng Chủ Nghĩa Chân Chính Nhất, Chắc Chắn Nhất, Cách Mạng Nhất Là Chủ Nghĩa Mác Lênin
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Bài Luận
Năm xuất bản 1927
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 53,34 KB

Nội dung

ĐỀ: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH: “BÂY GIỜ HỌC THUYẾT NHIỀU, CHỦ NGHĨA NHIỀU, NHƯNG CHỦ NGHĨA CHÂN CHÍNH NHẤT, CHẮC CHẮN NHẤT, CÁCH MẠNG NHẤT LÀ CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN”Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định rằng muốn cách mạng thành công, phải đi theo và chủ nghĩa Mác Lênin. Đối với người, chủ nghĩa Mác –Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ rời xa xhủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thới kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Chính vì vậy, trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” Phần 1: Phân tích “Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều”1. Khuynh hướng dân chủ tư sản1.1.Hoàn cảnh ra đời của khuynh hướng dân chủ tư sản Cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại. Toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Chúng bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai thác thuộc địa”. Xã hội phong kiến Việt Nam đình trệ từ lâu, nay đã bị phá vỡ, chuyển thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Quá trình chuyển biến này đã tạo ra một giai đoạn giao thời kéo dài trong khoảng vài chục năm đầu thế kỷ XX.Nhà nước “bảo hộ” thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước ta thành một thị trường tiêu thụ hàng hoá và bóc lột nhân công để thu về lợi nhuận cao nhất tư bản Pháp, đồng thời vẫn kìm hãm xã hội Việt Nam trong tình trạng tối tăm của một nước nông nghiệp lạc hậu để dễ bề thống trị.Tuy vậy, cùng với chế độ thuộc địa nửa phong kiến ra đời và thay thế chế độ phong kiến vốn đã tàn lụi, xã hội Việt Nam cũng có những chuyển biến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ do hoàn cảnh lịch sử trong nước mà còn do ảnh hưởng tác động của trào lưu cách mạng trên thế giới.Ở châu Á vào đầu thế kỷ XX, sau khi Minh Trị Thiên Hoàng cải cách duy tân, Nhật Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, thắng lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh với Nga năm 19041905 càng làm cho thanh thế Nhật càng vang dội, và Nhật Bản được xem như là một tấm gương đáng học tập. Còn ở Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tổ chức Cường học hội, chủ trương duy tân. Trong quá trình ấy, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều tân thư, trong đó có một số sách dịch các tác phẩm của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản và được đưa vào nước ta làm ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ. 1.2. Một số đặc điểm của phong trào•Lãnh đạo: Khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu tư sản hóa. Đây là lớp người mang tính quá độ từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản bởi họ là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài. Họ đã mất niềm tin vào chế độ phong kiến, cho phong kiến là sâu mọt, là kẻ đục khoét dân, là thủ phạm cho đất nước suy yếu, mất độc lập. Họ bắt đầu ý thức về ‘dân chủ” “dân quyền”, khái niệm dân và nước gắn liền với nhau.•Mục tiêu đấu tranh: Không chỉ đánh Pháp giải phóng dân tộc mà phải gắn liền với Duy Tân và thay đổi chế độ xã hội.•Lực lượng tham gia: Không chỉ có nông dân mà có đông đảo các tầng lớp khác ( công nhân, tiểu tư sản, địa chủ, phú nông)•Hình thức đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang mà phải kết hợp nhiều biện pháp như đoàn kết dân tộc, tiến hành phong trào cải cách sâu rộng, mà điều cốt yếu là phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân trí, làm cho người dân hiểu được quyền của mình.•Quy mô: Rộng khắp, không chỉ trong nước mà còn lan rộng ra cả các nước khác1.3.Phong trào tiêu biểu đứng đầu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh1.3.1. Phan Bội Châu và Phong trào Đông DuĐông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho Việt Nam. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu. Cuộc vận động cứu nước của phong trào Duy Tân hội đã tạo nên một không khí cách mạng sôi nổi trên phạm vi cả nước.Chủ trương “Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập; “Đánh đuổi giặc Pháp,khôi phục nước Việt Nam, lập nước cộng hòa Dân quốc Việt Nam”Biện pháp: Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật, chuẩn bị cho công tác đánh Pháp cứu nước; bạo động, ám sátNhưng rốt cuộc con đường cứu nước của ông là thất bại. Nguyên nhân do đâu?( chứng minh không chân chính) Thứ nhất, ngay từ đầu ông đã sai lầm về mặt tư tưởng. Việc xác định kháng Pháp bằng cách dựa vào Nhật của ông là điểm sai trọng yếu. Vì bản chất đế quốc mà Nhật sẽ bất chấp tất cả, bất chấp cả thứ tinh thần châu Á mà ông tin Nhật sẽ tôn trọng. Rốt cuộc, cái mà đế quốc Nhật muốn lúc đó là vấn đề bành trướng lãnh thổ hơn là tình bang giao với các nước lân bang. Kết quả là, để có viện phí chi trả trong cuộc chiến Nga Nhật, Nhật đã phải vay từ Pháp và chấp nhận yêu cầu tôn trọng các nước thuộc địa của Pháp mà Pháp đưa ra. Từ đó, họ tiến hành trục xuất các thanh niên trong phong trào Đông Du về nước, không chấp nhận thỉnh cầu giúp đỡ từ phía Phan Bội Châu. Những điều này đã được các chí sĩ đương thời như Lương Khải Siêu, Phan Châu Trinh nhìn thấu, nhưng Phan Bội Châu lại bị ánh hào quang của chiến thắng 1905 của Nhật Bản làm lu mờ. Sai lầm thứ hai trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu đó là việc chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động. Tình cảnh bấy giờ ở nước ta sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào chỗ mê muội, nghèo nàn, dốt nát. Nếu như chỉ độc một con đường bạo động vũ trang mà hy vọng có thể cứu nước là hoàn toàn sai lầm. Bởi chính việc thu phục nhân tâm, công cuộc “khai dân trí”, chấn hưng đất nước mà Phan Châu Trinh từng nói đến mới là điều cần làm trước. Chỉ khi nào tập hợp được một lực lượng to lớn là toàn thể nhân dân, trên dưới đồng lòng thì lúc đó, làm cách mạng bằng con đường bạo động vũ trang mới nên tiến hành. Còn nếu chỉ bạo động xảy ra lẻ tẻ ở một vài nơi, với sự ít ỏi về số lượng sẽ nhanh chóng bị dập tắt. Mà tiêu biểu là sự đàn áp của thực dân Pháp lên những người làm hoạt động ám sát trong hoạt động của Việt Nam Quang Phục Hội. Sai lầm thứ ba của Phan Bội Châu đó là việc chủ trương cứu nước bằng con đường dân chủ tư sản từ đó thiết lập nền cộng hòa. Vì thời điểm đó, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã dần tạo ra sự chuyển biến giai cấp. Đông đảo trong xã hội bấy giờ là giai cấp nông dân và công nhân. Trong khi cuộc cách mạng này lại đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản. Về cơ bản, nó chỉ tiếp tục thay thế sự bóc lột từ giai cấp phong kiến qua giai cấp tư sản. Tinh thần dân chủ là điểm tiến bộ lớn nhất trong con đường này. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu rốt cuộc thất bại là vì những lý do cơ bản trên. Điểm tiến bộ là ông đã nhìn ra sự lạc hậu và bảo thủ của chế độ phong kiến, việc cần thiết phải có một chế độ mới mà ở đó quyền của nhân dân được đảm bảo. Ông cũng để lại cho thế hệ đi sau bài học kinh nghiệm để cứu nước theo một con đường khác phù hợp hơn1.3.2. Con đường cách mạng của Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh(18721926) là người hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền và dân khí. Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải: Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa. Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế. Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa.Chủ trương: Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập; kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khíBiên pháp: Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh; mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí; vận dộng đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan(Phân tích không chân chính)Sự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương, nghĩa là dựa vào chính phủ Bảo hộ và nước Đại Pháp văn minh để tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên phía trước. Nhưng chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương của ông đã thể hiện một sự nhận thức không đúng về chủ nghĩa tư bản đế quốc và nền văn minh tư bản chủ nghĩa. Ông không lý giải được tại sao các nước tư bản tiên tiến gắn với nền dân chủ tự do và văn minh tư bản chủ nghĩa như nước Pháp lại có thể câu kết với những thế lực phong kiến lỗi thời và phản động để nô dịch và áp bức nhân dân thuộc địa. Vì thế chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương chỉ là ảo tưởng và không thể nào đạt được mục đích. Các sĩ phu yêu nước ở Việt nam hồi đầu thế kỷ XX không thể vượt khỏi giới hạn của lịch sử, nghĩa là các ông đang vươn tới ý thưc hệ tư sản và chưa vượt khỏi ranh giới của ý thức hệ. Vì thế các ông không thể giải thích được chủ nghĩa tư bản đế quốc một cách khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và không thể có được một quan điểm cách mạng triệt để của giai cấp vô sản1.3.3.Tổng kết: Nguyên nhân chung:•Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam non yếu về kinh tế, què quặt về chính trị•Khuynh hướng chính trị theo con đường dân chủ tư sản dân tộc Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta•Tổ chức non kém, không đủ sức để chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển•Chỉ hô hào cổ động, không quan tâm đến quần chúng, không chủ động xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trangSự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa từ cơ sở kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Bác Hồ từng nhận xét về đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật đánh Pháp chẳng khác nào đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau, Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì khác nào xin giặc rủ lòng thương?Sự thất bại nói lên: Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản là không thành công, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản2. Khuynh hướng phong kiến 2.1.Hoàn cảnh ra đời của khuynh hướng phong kiến Thời gian: cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Bản chất:Đấu tranh chống ngoại xâm thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến. Hoàn cảnh lịch sử:•Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.•Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị. Mục tiêuĐấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến, giành lại hòa bình cho nhân dân. Lãnh đạoVăn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần Vương hoặc những nông dân yêu nước. Lực lượngĐông đảo: sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,… nhất là nông dân. Hình thức đấu tranh:Khởi nghĩa vũ trang Quy mô: Chủ yếu là Bắc, Trung Kì.2.2. Phong trào tiêu biểu2.2.1.Phong trào Cần Vương (Hương Khê, Bãi Sậy, Ba Đình):Là hệ thống các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, diễn ra từ năm 1885 1896.•Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa Hương Khê (1885 1896) do Cao Thắng, Phan Đình Phùng lãnh đạo; Khởi nghĩa Ba Đình (1886 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo; Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo;....•Cần Vương nghĩa là Phò vua giúp nước. Nội dung chiếu Cần Vương tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, lên án chế độ phong kiến do triều đình Pháp lập lên, tố cáo sự phản bội của một số quan lại, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước. Từ đó khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua đứng đầu là người tài giỏi. => ĐÁNH GIÁ: Phong trào này vẫn mang tư tưởng phong kiến, vì dù mục đích của phong trào là đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại yên bình cho nhân dân, nhưng suy cho cùng, các cuộc khởi nghĩa vẫn nhằm khôi phục lại chế độ phong kiến, ở đó, vua đứng đầu, có toàn quyền quyết định đối với vận mệnh đất nước. 2.2.2. Khởi nghĩa nông dân Yên ThếKhái quát: Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa: + Do nhu cầu tự vệ của nông dân lưu tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính quyền nào.+ Sự yêu nước và chống ngoại bang Pháp của nghĩa quân Yên Thế.Diễn biến: Khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài suốt hơn 30 năm, bước đầu đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân, tuy nhiên, phong trào vẫn thất bại do những khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. => ĐÁNH GIÁ: Cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát, mới chỉ hướng đến mục đích giải quyết các vấn đề ruộng đất cho người nông dân, vẫn chưa có khuynh hướng xóa bỏ chế độ phong kiến.2.3. Nguyên nhân thất bạiCác cuộc khởi nghĩa thời kì này đều thất bại vì đường lối, tư tưởng lãnh đạo, vì chưa hòa hợp được sức mạnh toàn dân tộc, các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, chưa liên kết rộng khắp toàn quốc. Phong trào Cần Vương: Về đường lối, tư tưởng lãnh đạo: •Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp thành một khối thống nhất, chưa có phương hướng hoạt động và đường lối chiến lược rõ ràng. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương diễn ra tự phát, lẻ tẻ, không có sự liên kết. •Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, không phù hợp với thời đại. •Chưa khai thác triệt để sức mạnh toàn dân tộc. Vẫn xảy ra những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo: •Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.• Xung đột tôn giáo: với Công giáo, tàn sát vô cớ khiến các giáo dân phải thông đồng với thực dân Pháp; Nguyên nhân khác: •Chênh lệch lực lượng, vũ khí,... Khởi nghĩa Yên Thế: Về đường lối, tư tưởng lãnh đạo: •Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.•Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư tưởng lãnh đạo: Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).•Phong trào nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của VN những năm cuối thế kỉ XIX đầu XX, đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nguyên nhân khác:•Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.

Trang 1

ĐỀ: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH: “BÂY GIỜ HỌC THUYẾT NHIỀU, CHỦ NGHĨA NHIỀU, NHƯNG CHỦ NGHĨA CHÂN CHÍNH NHẤT, CHẮC CHẮN NHẤT, CÁCH MẠNG NHẤT LÀ CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN”

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định rằng muốn cách mạng thành công, phải đi theo và chủ nghĩa Mác Lênin Đối với người, chủ nghĩa Mác –Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn

đề do thực tiễn đặt ra Người không bao giờ rời xa xhủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thới kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại Chính vì vậy, trong tác phẩm

“Đường Cách mệnh” (1927), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất

là chủ nghĩa Lê-nin”

Phần 1: Phân tích “Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều”

1 Khuynh hướng dân chủ tư sản

1.1.Hoàn cảnh ra đời của khuynh hướng dân chủ tư sản

Cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại Toàn bộ đất nước ta

bị đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp Chúng bắt đầu thực hiện kế hoạch “khai thác thuộc địa” Xã hội phong kiến Việt Nam đình trệ từ lâu, nay đã bị phá vỡ, chuyển thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến Quá trình chuyển biến này đã tạo ra một

giai đoạn giao thời kéo dài trong khoảng vài chục năm đầu thế kỷ XX

Nhà nước “bảo hộ” thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước ta thành một

thị trường tiêu thụ hàng hoá và bóc lột nhân công để thu về lợi nhuận cao nhất tư bản Pháp, đồng thời vẫn kìm hãm xã hội Việt Nam trong tình trạng tối tăm của một nước nông nghiệp lạc hậu để dễ bề thống trị

Tuy vậy, cùng với chế độ thuộc địa nửa phong kiến ra đời và thay thế chế độ phong kiến vốn đã tàn lụi, xã hội Việt Nam cũng có những chuyển biến nhất định Sự thay đổi này không chỉ do hoàn cảnh lịch sử trong nước mà còn do ảnh hưởng tác động của trào

Ở châu Á vào đầu thế kỷ XX, sau khi Minh Trị Thiên Hoàng cải cách duy tân, Nhật Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển về mọi mặt Đặc biệt,

thắng lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh với Nga năm 1904-1905 càng làm cho thanh thế Nhật càng vang dội, và Nhật Bản được xem như là một tấm gương đáng học tập

Trang 2

Còn ở Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tổ chức Cường

học hội, chủ trương duy tân Trong quá trình ấy, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều tân thư, trong đó có một số sách dịch các tác phẩm của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản và được đưa vào nước ta làm ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ

1.2 Một số đặc điểm của phong trào

Lãnh đạo: Khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu tư sản hóa Đây là lớp người mang tính quá độ từ hệ tư tưởng phong

kiến sang hệ tư tưởng tư sản bởi họ là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài Họ đã mất niềm tin vào chế độ phong kiến, cho phong kiến là sâu mọt, là kẻ đục khoét dân, là thủ phạm cho đất nước suy yếu, mất độc lập Họ bắt đầu ý thức về ‘dân chủ” “dân quyền”, khái niệm dân và nước gắn liền với nhau

Mục tiêu đấu tranh: Không chỉ đánh Pháp giải phóng dân tộc mà phải gắn liền với Duy Tân và thay đổi chế độ xã hội.

Lực lượng tham gia: Không chỉ có nông dân mà có đông đảo các tầng lớp khác ( công nhân, tiểu tư sản, địa chủ, phú nông)

Hình thức đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang mà phải kết hợp nhiều biện pháp như đoàn kết dân tộc, tiến hành phong trào cải cách sâu rộng, mà

điều cốt yếu là phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân trí, làm cho người dân hiểu được quyền của mình

Quy mô: Rộng khắp, không chỉ trong nước mà còn lan rộng ra cả các nước khác

1.3.Phong trào tiêu biểu đứng đầu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

1.3.1 Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho Việt Nam Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu Cuộc vận động cứu nước của phong trào Duy Tân hội đã tạo nên một không khí cách mạng sôi nổi trên phạm vi cả nước

Chủ trương “Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập; “Đánh đuổi giặc Pháp,khôi phục nước Việt Nam, lập nước cộng hòa Dân quốc Việt Nam”

Biện pháp: Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật, chuẩn bị cho công tác đánh Pháp cứu nước; bạo động, ám sát

Trang 3

Nhưng rốt cuộc con đường cứu nước của ông là thất bại Nguyên nhân do đâu?(

chứng minh không chân chính)

Thứ nhất, ngay từ đầu ông đã sai lầm về mặt tư tưởng Việc xác định kháng Pháp

bằng cách dựa vào Nhật của ông là điểm sai trọng yếu Vì bản chất đế quốc mà Nhật sẽ bất chấp tất cả, bất chấp cả thứ tinh thần châu Á mà ông tin Nhật sẽ tôn trọng Rốt cuộc, cái mà đế quốc Nhật muốn lúc đó là vấn đề bành trướng lãnh thổ hơn là tình bang giao với các nước lân bang Kết quả là, để có viện phí chi trả trong cuộc chiến Nga Nhật, Nhật

đã phải vay từ Pháp và chấp nhận yêu cầu tôn trọng các nước thuộc địa của Pháp mà Pháp đưa ra Từ đó, họ tiến hành trục xuất các thanh niên trong phong trào Đông Du về nước, không chấp nhận thỉnh cầu giúp đỡ từ phía Phan Bội Châu Những điều này đã được các chí sĩ đương thời như Lương Khải Siêu, Phan Châu Trinh nhìn thấu, nhưng Phan Bội Châu lại bị ánh hào quang của chiến thắng 1905 của Nhật Bản làm lu mờ

Sai lầm thứ hai trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu đó là việc chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động Tình cảnh bấy giờ ở nước ta sau cuộc khai

thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào chỗ mê muội, nghèo nàn, dốt nát Nếu như chỉ độc một con đường bạo động vũ trang mà hy vọng có thể cứu nước là hoàn toàn sai lầm Bởi chính việc thu phục nhân tâm, công cuộc “khai dân trí”, chấn hưng đất nước mà Phan Châu Trinh từng nói đến mới là điều cần làm trước Chỉ khi nào tập hợp được một lực lượng to lớn là toàn thể nhân dân, trên dưới đồng lòng thì lúc đó, làm cách mạng bằng con đường bạo động vũ trang mới nên tiến hành Còn nếu chỉ bạo động xảy ra lẻ tẻ ở một vài nơi, với sự ít ỏi về số lượng sẽ nhanh chóng bị dập tắt Mà tiêu biểu là sự đàn áp của thực dân Pháp lên những người làm hoạt động ám sát trong hoạt động của Việt Nam Quang Phục Hội

Sai lầm thứ ba của Phan Bội Châu đó là việc chủ trương cứu nước bằng con đường dân chủ tư sản từ đó thiết lập nền cộng hòa Vì thời điểm đó, cuộc khai thác

thuộc địa của thực dân pháp đã dần tạo ra sự chuyển biến giai cấp Đông đảo trong xã hội bấy giờ là giai cấp nông dân và công nhân Trong khi cuộc cách mạng này lại đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản Về cơ bản, nó chỉ tiếp tục thay thế sự bóc lột từ giai cấp phong kiến qua giai cấp tư sản Tinh thần dân chủ là điểm tiến bộ lớn nhất trong con đường này

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu rốt cuộc thất bại là vì những lý do cơ

bản trên Điểm tiến bộ là ông đã nhìn ra sự lạc hậu và bảo thủ của chế độ phong kiến,

việc cần thiết phải có một chế độ mới mà ở đó quyền của nhân dân được đảm bảo Ông cũng để lại cho thế hệ đi sau bài học kinh nghiệm để cứu nước theo một con đường khác phù hợp hơn

1.3.2 Con đường cách mạng của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh(1872-1926) là người hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền và dân khí Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải: Khai dân trí: bỏ lối học

Trang 4

tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa

Chủ trương: Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập; kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí

Biên pháp: Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh; mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí; vận dộng đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan

(Phân tích không chân chính)

Sự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà Ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương, nghĩa là dựa vào chính phủ Bảo hộ và nước Đại Pháp văn minh để tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên phía trước Nhưng chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương của ông đã thể hiện một sự

nhận thức không đúng về chủ nghĩa tư bản đế quốc và nền văn minh tư bản chủ nghĩa Ông không lý giải được tại sao các nước tư bản tiên tiến gắn với nền dân chủ tự

do và văn minh tư bản chủ nghĩa như nước Pháp lại có thể câu kết với những thế lực phong kiến lỗi thời và phản động để nô dịch và áp bức nhân dân thuộc địa Vì thế chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương chỉ là ảo tưởng và không thể nào đạt được mục đích

Các sĩ phu yêu nước ở Việt nam hồi đầu thế kỷ XX không thể vượt khỏi giới hạn của lịch sử, nghĩa là các ông đang vươn tới ý thưc hệ tư sản và chưa vượt khỏi ranh giới

của ý thức hệ Vì thế các ông không thể giải thích được chủ nghĩa tư bản đế quốc một cách khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và không thể có được một quan điểm cách mạng triệt để của giai cấp vô sản

1.3.3.Tổng kết:

Nguyên nhân chung:

 Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam non yếu về kinh tế, què quặt về chính trị

 Khuynh hướng chính trị theo con đường dân chủ tư sản dân tộc Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta

Trang 5

 Tổ chức non kém, không đủ sức để chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển

 Chỉ hô hào cổ động, không quan tâm đến quần chúng, không chủ động xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang

Sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa từ cơ sở kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Bác Hồ từng nhận xét về đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật đánh Pháp chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì khác nào

"xin giặc rủ lòng thương"?

Sự thất bại nói lên: Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản

là không thành công, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản!

2 Khuynh hướng phong kiến

2.1.Hoàn cảnh ra đời của khuynh hướng phong kiến

Thời gian: cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

- Bản chất:

Đấu tranh chống ngoại xâm - thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến

- Hoàn cảnh lịch sử:

 Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp

 Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị

- Mục tiêu

Đấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến, giành lại hòa bình cho nhân dân

- Lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần Vương hoặc những nông dân yêu nước

- Lực lượng

Đông đảo: sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,… nhất là nông dân

- Hình thức đấu tranh:

Khởi nghĩa vũ trang

- Quy mô:

Chủ yếu là Bắc, Trung Kì

2.2 Phong trào tiêu biểu

Trang 6

2.2.1.Phong trào Cần Vương (Hương Khê, Bãi Sậy, Ba Đình):

Là hệ thống các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi,

 Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896) do Cao Thắng, Phan Đình Phùng lãnh đạo; Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo; Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo;

 Cần Vương nghĩa là Phò vua giúp nước Nội dung chiếu Cần Vương tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, lên án chế độ phong kiến do triều đình Pháp lập lên, tố cáo sự phản bội của một số quan lại, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước Từ

đó khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua đứng đầu là người tài giỏi

=> ĐÁNH GIÁ: Phong trào này vẫn mang tư tưởng phong kiến, vì dù mục đích của

phong trào là đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại yên bình cho nhân dân, nhưng suy cho cùng, các cuộc khởi nghĩa vẫn nhằm khôi phục lại chế độ phong kiến, ở đó, vua đứng đầu, có toàn quyền quyết định đối với vận mệnh đất nước

Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa:

+ Do nhu cầu tự vệ của nông dân lưu tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này

như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính quyền nào

+ Sự yêu nước và chống ngoại bang Pháp của nghĩa quân Yên Thế.

Khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài suốt hơn 30 năm, bước đầu đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân, tuy nhiên, phong trào vẫn thất bại do những khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

Trang 7

=> ĐÁNH GIÁ: Cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát, mới chỉ hướng đến mục đích

giải quyết các vấn đề ruộng đất cho người nông dân, vẫn chưa có khuynh hướng xóa bỏ chế độ phong kiến

Các cuộc khởi nghĩa thời kì này đều thất bại vì đường lối, tư tưởng lãnh đạo, vì chưa hòa hợp được sức mạnh toàn dân tộc, các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, chưa liên kết rộng khắp toàn quốc

Phong trào Cần Vương:

- Về đường lối, tư tưởng lãnh đạo:

Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và

tập hợp thành một khối thống nhất, chưa có phương hướng hoạt động và đường lối chiến lược rõ ràng Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương diễn ra tự phát, lẻ tẻ, không có sự liên kết

Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, không phù hợp với thời đại

Chưa khai thác triệt để sức mạnh toàn dân tộc Vẫn xảy ra những mâu thuẫn sắc

tộc, tôn giáo:

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu

số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả

Xung đột tôn giáo: với Công giáo, tàn sát vô cớ khiến các giáo dân phải thông

đồng với thực dân Pháp;

- Nguyên nhân khác:

 Chênh lệch lực lượng, vũ khí,

Khởi nghĩa Yên Thế:

- Về đường lối, tư tưởng lãnh đạo:

 Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó

 Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư tưởng lãnh đạo: Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến)

 Phong trào nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của VN những năm cuối thế kỉ XIX - đầu XX, đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường

- Nguyên nhân khác:

 Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng

Trang 8

Là phong trào mang tính tự phát, nhiều lúc còn bị động, thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó

2.4.Đánh giá chung

Các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, với khuynh hướng phong kiến, đều rơi vào những bế tắc và thất bại Điều này chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng lãnh đạo phong kiến, nó không còn phù hợp với tình hình đất nước nữa Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải tìm được 1 hướng đi mới, đúng đắn hơn, cải cách hơn để giúp dân tộc thoát khỏi ách nô lệ

Trang 9

Phần 2: Chủ nghĩa Mác Lênin là chân chính nhất

Chủ nghĩa Mac-Lênin là chân chính nhất vì Chủ nghĩa Mác-Lênin giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

I- Khái lược chủ nghĩa Mác-Lênin.

- C.Mac, Angghen và sự phát triển của Lênin, được hình thành và phát triển trên cơ

sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại, là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiên cách mạng

- Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt

- Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình

II- Cơ sở lý luận

1 Chủ nghĩa Mac

- Giải phóng con người tiến tới xã hội chủ nghĩa:

+ ”Bản thảo kinh tế- chính trị 1844” của C.Mac chỉ rõ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lao động của con người bị tha hóa Người công nhân bị chế độ tư hữu bóc lột nặng

nề , bị coi rẻ Đó là nỗi đau của con người trong xã hội có giai cấp

→ Mục tiêu: Giải phóng giai cấp, giải phóng con người bằng việc xóa bỏ giai cấp,

xóa bỏ chế độ tư hữu

- Trong tác phẩm “Chống Duyring chỉ rõ :” Phương thức sản xuất tư bản tạo ra một lực lượng buộc phải hoàn thành cuộc cách mạng ấy, nếu không thì sẽ bị diệt vong” và “ Thực hiện sự nghiệp giải phóng ấy, đó là sứ mệnh của giai cấp vô sản hiện đại”

→ Phải hiện ra sứ mệnh của giai cấp công nhân

- Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”-1848 của C.Mac và Anghen:

+ Xem con người là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp giải phóng

+ Chỉ rõ lực lượng, điều kiện và phương thức đấu tranh nhằm giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc thoát khỏi mọi áp bức bóc lột và nô dịch đưa con người đến cuộc sống ấm no hạnh phúc, phát triển toàn diện

+ Đảng Cộng sản là bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản và nhân dân lao động để hoàn thành sứ mệnh lịch sử thủ tiêu TBCN, xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến tới cộng sản chủ nghĩa

- Cách mạng dân tộc là bộ phận cách mạng vô sản:

Trang 10

+ Giải quyết các vấn đề dân tộc phải gắn liền với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc

2 Chủ nghĩa Lenin: CNXH thành hiện thực

- Là học thuyết chính trị do Lenin phát triển từ chủ nghĩa Mac, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920 Học thuyết chính trị này được Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa chủ nghĩa đế quốc và cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, chủ trương giải phóng dân tộc bị áp bức

- “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” - Lenin : Làm biến chuyển về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lenin, từ người yêu nước thành người cộng sản

+ Phân biệt thật rõ nét những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi”;

+ Khẳng định quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc không phân biệt màu da, Người yêu cầu các đảng cộng sản cần phải “tố cáo những việc vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa”

+ Các đảng cộng sản ở chính quốc và cả thuộc địa “cần phải thi hành một chính sách thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất của tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa

+ Làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng

+ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản

- Nhiều cuộc khởi nghĩa chống giai cấp tư sản như ở Anh 1836-1848, Đức 1848… đều thất bại do chưa có đường lối đấu tranh khoa học chưa có tổ chức lãnh đạo

→ Cách mạng giải phóng dân tộc phải do 1 chính đảng lãnh đạo, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

- Cách mạng tháng 10 Nga:

+ Đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ

+ Xây dựng 1 xã hội hoàn toàn mới, không còn tình trạng người bóc lột người + Mở ra thời kì mới

→ Mô hình xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời

➤ Là ngọn đèn soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam

Ngày đăng: 10/04/2020, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w