1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện giồng trôm, tỉnh bến tre theo chuẩn nghề nghiệp

96 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 532,14 KB

Nội dung

Từ đó công tác quản lý, chỉ đạo vàviệc tổ chức thực hiện ĐG giáo viên tiểu học theo CNN từng bước đảm bảo đượcmục tiêu, yêu cầu đề ra, hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN đi v

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THÀNH ĐÔNG

QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE

THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện Các số liệu điều tra, khảo sát thực trạng và các biện pháp đề xuất được ghi trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

Tác giả luận văn

Lê Thành Đông

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy giáo, Cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:

TS Lê văn Chín, người đã luôn quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn và tận tình giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Lãnh đạo Khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 8 năm 2017, các Phòng chuyên môn của Học viện đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi trong quá trìnhtham gia học tập và nghiên cứu.

Các đồng chí Ban lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Giồng Trôm; lãnh đạo và giáo viên các trường tiểu học trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Giồng Trôm đã nhiệt tình trách nhiệm cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của Quý Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn này có giá trị thực tiễn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 02 năm 2019

Tác giả

Lê Thành Đông

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 10

2.1 Một số nét về tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục huyện Giồng Trôm, tỉnhBến Tre 322.2 Thực trạng đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnhBến Tre 402.3 Thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện

Trang 6

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp 67

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp, học sinh tiểu học trong 5 năm học qua .33

Bảng 2.2 Số liệu học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày trong 5 năm học qua 34

Bảng 2.3 Kết quả xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong 5 năm 34

Bảng 2.4 Kết quả thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục trong 5 năm 35

Bảng 2.5 Số lượng, trình độ đào tạo cán bộ quản lý các trường tiểu học trong 5 năm .35

Bảng 2.6 Trình độ lý luận chính trị, quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học trong 5 năm 36

Bảng 2.7 Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học năm học 2018-2019 36

Bảng 2.8 Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học trong 5 năm .37

Bảng 2.9 Trình độ tin học, ngoại ngữ của giáo viên tiểu học trong 5 năm 38

Bảng 2.10 Cơ cấu về độ tuổi giáo viên tiểu học trong 5 năm .38

Bảng 2.11 Điều kiện về cơ sở vật chất các trường tiểu học trong 5 năm 39

Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả thi đua của giáo viên tiểu học trong 5 năm 39

Bảng 2.13 Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ quản lý các trường tiểu học trong 5 năm học .40

Bảng 2.14 Kết quả đánh giá viên chức trong 5 năm học .40

Bảng 2.15 Kết quả đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Phó Hiệu trưởng các trường tiểu học trong 5 năm học .41

Bảng 2.16 Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong 5 năm học .41

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp .44

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát các nội dung ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp .46

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nội dung đánh, tiêu chí và hình đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp .48

Bảng 2.20: Kết quả khảo sát thực trạng về tổ chức thực hiện nội dung, tiêu chí và hình thức đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp .50

Trang 9

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện phương pháp và quy trình

đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp .51Bảng 2.22: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý lực lượng tham gia đánh giá

giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp .53Bảng 2.23: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng kết quả đánh giá giáo viên tiểu

học theo chuẩn nghề nghiệp .54Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 68

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ các chức năng quản lý 14

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục

là Quốc sách hàng đầu Vị thế, vị trí ngườithầy được coi là nhân vật trung tâm của Quốcsách ấy Đặc biệt, nước ta đang hướng đếnnền kinh tế tri thức, muốn phát triển khoahọc công nghệ và làm chủ khoa học côngnghệ cao không có cách nào khác là phảităng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực,đầu tư phát triển con người Để thực hiệnđược mục tiêu nêu trên, nhất thiết phải cónhững chủ trương, chính sách đẩy mạnh sựnghiệp GD&ĐT

Nghị quyết số 29-NQ/TW [01] củaBan Chấp hành Trung ương về đổi mới cănbản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế, Đại hội Đảng lần thứ XII

đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sáchhàng đầu Phát triển GD&ĐT nhằm hướngđến mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quátrình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất người học; phát triển GD&ĐT phải gắnvới nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học,công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạochuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đếnnăm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độtiên tiến trong khu vực [02]

Chiến lược phát triển giáo dục giai

đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa,

10

Trang 11

dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,

trong đó, đổi mới cơ chế QLGD,

phát triển đội ngũ GV và

CBQLGD là khâu then chốt”

[09]

Trong tác phẩm “Sửa đổi

lề lối làm việc” của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, Bác viết “Cán bộ là cái

gốc của mọi công việc” và “Muôn

việc thành công hoặc thất bại đều

do cán bộ tốt hoặc kém”

[22,tr.19,tr.58] Để thực hiện mục

tiêu nêu trên, UBND tỉnh Bến Tre

ban hành kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao chất lượng đội

nghiệp giáo dục và đào tạo, là

nhân tố quyết định sự phát triển

giáo dục và đào tạo Đội ngũ giáo

viên có vai trò rất quan trọng

trong nhà trường, là những người

trực tiếp lao động sư phạm để

mang lại chất lượng giáo dục

trong nhà trường Để đáp ứng tốt

yêu cầu đổi mới giáo dục hiện

nay, đội ngũ giáo viên phải

không ngừng trau dồi phẩm chất

đạo đức, bồi dưỡng về

11

Trang 12

chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp Đánh giágiáo viên tiểu học theo CNN là một trong năm nội dung quan trọng của công tácquản lý nguồn nhân lực của mỗi đơn vị Làm căn cứ để giáo viên tiểu học tự đánhgiá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồidưỡng nâng cao năng lực CMNV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Làm căn cứ đểHiệu trưởng đánh giá phẩm chất, năng lực CMNV của GV; xây dựng và triển khai

kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáodục của nhà trường Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng

và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GV; lựa chọn, sử dụng đội ngũ

GV cốt cán Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV xây dựng, phát triểnchương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực CMNVcủa GV cơ sở giáo dục phổ thông

Thời gian qua, công tác quản lý ĐG giáo viên tiểu học theo CNN ở tỉnh BếnTre nói chung và huyện Giồng Trôm nói riêng cũng được sự quan tâm chỉ đạo sâusát của các cấp QLGD, CBQL, GV nhận thức một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn đốivới công tác ĐG giáo viên tiểu học theo CNN Từ đó công tác quản lý, chỉ đạo vàviệc tổ chức thực hiện ĐG giáo viên tiểu học theo CNN từng bước đảm bảo đượcmục tiêu, yêu cầu đề ra, hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN đi vào nềnnếp, đánh giá đúng thực chất, đúng năng lực của đội ngũ nhà giáo để từ đó bố trí sửdụng đội ngũ nhà giáo một cách hợp lý và hiệu quả Tuy nhiên, trong công tác quản

lý ĐG giáo viên tiểu học theo CNN ở huyện Giồng Trôm thời gian qua vẫn còn bộc

lộ một số hạn chế, bất cập như: Công tác quản lý còn nặng về hành chính; chưa bámsát mục tiêu, yêu cầu ĐG giáo viên tiểu học theo CNN; quản lý nội dung, tiêu chí vàhình thức ĐG chưa đảm bảo theo yêu cầu; thực hiện PP và quy trình ĐG chưa linhhoạt; lực lượng tham gia ĐG thiếu tính tích cực, chủ động; việc quản lý sử dụng kếtquả ĐG chưa được quan tâm đúng mức

Trước những yêu cầu đặt ra nhằm đáp ứng các mục tiêu đổi mới giáo dục, tôi

quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu

học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp” để thực hiện luận

văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản lý đánh giá giáo viên nói chung, đánh giá giáo viên tiểu học theo CNNnói riêng là khâu quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục Quản

lý giáo viên tiểu học là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với

Trang 13

việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở mỗi trường tiểu học Đây là vấn đềluôn được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý giáo dục rất quantâm Chính vì thế, thời gian qua đã có không ít những nhà khoa học, nhà nghiên cứu

và các nhà QLGD lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm mục đích tổng kết thựctiễn và dựa trên cơ cơ các nghiên cứu khoa học để đề xuất một số biện pháp giúpcho công tác quản lý GV được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo mục tiêu yêucầu đề ra Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều vấn đề về quản lý nguồn nhânlực, phát triển nguồn nhân lực, đánh giá giờ dạy giáo viên, đánh giá hoạt động ngoàigiờ của giáo viên, quản lý về thực hiện đổi mới nội dung chương trình, đổi mớiphương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Việcnghiên cứu các vấn đề nêu trên có những nội dung đề cập đến đánh giá giáo viêndưới nhiều góc độ khác nhau chứ chưa đề cập sâu đến quản lý đánh giá giáo viêntiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về “Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương” của

tác giả Đặng Văn Giao, năm 2013 Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất một sốbiện pháp cụ thể, tính khả thi cao để quản lý quy trình ĐG GV mầm non theo CNN.Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV mầm non

Đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị nhân lực của Trường Đại học Lao động - Xã

hội “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tài trường Đại học Y tế cộng đồng” của tác giả Bùi Huy Hiệp, năm 2015: Kết quả luận

văn chỉ đề xuất giải pháp hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chứcgiảng dạy tại Trường Đại học Y tế cộng đồng

Đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học

Quốc gia Hà Nội “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội” của

tác giả Nguyễn Thị Thu Hà; đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung học

cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Điện Biên Đông - tỉnh Điện Biên” của tác

giải Nguyễn Văn Thắng: Cả hai luận văn chỉ tập trung vào việc đề xuất giải phápquản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở trường Trung học cơ sở

Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học Quốc

gia Hà Nội “Quản lý giáo viên Trường Trung học cơ sở Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp” của tác giả Vương Anh Hạnh; Luận

Trang 14

văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

“Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học phổ thông huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên theo chuẩn nghề nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Hòa: Cả hai luận văn

cùng đề cập đến vấn đề quản lý để phát triển đội ngũ GV theo các tiêu chuẩn củaCNN chứ không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý ĐG GV theo CNN

Nguyễn Trí cho rằng “xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học theochuẩn trình độ đào tạo sang xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học theochuẩn nghề nghiệp đang là yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

Đặng Huỳnh Mai cho rằng: “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên theochuẩn nghề nghiệp là cách nhìn mới trong quản lý giáo dục ở nước ta, là xu hướngchung của các nước trên thế giới [21]

Qua các công trình khoa học đã công bố cho thấy các nghiên cứu về đánh giágiáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, quản lýphát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp Đến nay, chưa có công trình khoa họcnào nghiên cứu về “Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện GiồngTrôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp” Ngoài ra quy định về ĐG CNN giáoviên tiểu học đã được Bộ GD&ĐT ban hành CNN GV phổ thông [07] Đề tàinghiên cứu này sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của địaphương trong công tác quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện GiồngTrôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp theo hướng tiếp cận nội dung quản lýnguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩnnghề nghiệp (các khái niệm; mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức thực hiện đánhgiá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến công tácquản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, )

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng quản lý đánh giá giáo viên cáctrường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Trang 15

Đề xuất biện pháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyệnGiồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp, khảo nghiệm tính cần thiết vàkhả thi của các biện pháp.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh BếnTre theo chuẩn nghề nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nội dung nghiên

cứu quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm,tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

4.2.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên 25 trường tiểu học

công lập huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

4.2.3 Giới hạn chủ thể nghiên cứu: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giồng

Trôm, tỉnh Bến Tre

4.2.4 Khách thể nghiên cứu: Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học

theo chuẩn nghề nghiệp

4.2.5 Khách thể khảo sát: Để thực hiện luận văn này, tôi tiến hành khảo sát

trên các khách thể là lãnh đạo, chuyên viên của Phòng GD&ĐT huyệnGiồng Trôm; HT và Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và GVcác trường TH trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Giồng Trôm Tổng số

164 người, cụ thể như sau (lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT: 04người; HT các trường TH: 25 người/25 trường; Phó Hiệu trưởng cáctrường TH: 15 người/15 trường; Tổ trưởng chuyên môn các trường TH:

20 người/10 trường; GV: 100 người/10 trường)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu quản lý đánh giá giáo viên các

trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN cần nghiên cứu vềhoạt động quản lý của lãnh đạo, CBQL về đánh giá giáo viên tiểu học theo CNNcác trường tiểu học công lập để hiểu rõ biện pháp quản lý đánh giá giáo viên tiểuhọc theo CNN

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN

chịu tác động của nhiều yếu tố: khách quan và chủ quan Vì vậy trong luận văn này,quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Trang 16

theo CNN được xem như là kết quả tác động của nhiều yếu tố: trực tiếp, gián tiếp,tác động nhiều, tác động ít,…

Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu về quản lý đánh giá giáo viên các trường

tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN là phải nghiên cứu sự vận động,biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quá trình quản lý đánhgiá giáo viên tiểu học theo CNN Qua đó, ta thấy được sự vận động, phát triển, biếnđổi của quản lý các hoạt động ở thời gian quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của

sự phát triển

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi

5.2.1.1 Mục đích của phương pháp: Nhằm thu thập kết quả nghiên cứu để

phân tích thực trạng quản lý ĐG GV các trường TH huyện GiồngTrôm, tỉnh Bến Tre theo CNN cũng như các yếu tố ảnh hưởng tớiquản lý hoạt động này

5.2.1.2 Nội dung của phương pháp: Đề tài luận văn được xây dựng 06 phiếu

điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu thực trạng quản lý đánh giá

GV các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNNcũng như thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này

(1) Phiếu điều tra số 1: Thu thập thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát.

(2) Phiếu điều tra số 2: Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá giáo

viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

(3) Phiếu điều tra số 3: Thực trạng thực hiện nội dung, tiêu chí và hình thức

đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

(4) Phiếu điều tra số 4: Thực trạng thực hiện phương pháp và quy trình đánh

giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

(5) Phiếu điều tra số 5: Thực trạng về lực lượng tham gia đánh giá giáo viên

tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

(6) Phiếu điều tra số 6: Thực trạng việc sử dụng kết quả đánh giá giáo viên

tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

5.5.1.3 Cách thức thực hiện: Tiến hành phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi trên

tổng số khách thể điều tra là 164 CBQL và GVTH của 25 trường TH huyện GiồngTrôm Mỗi khách thể trả lời độc lập các phiếu điều tra, trước khi trả lời, các kháchthể được hướng dẫn để hiểu mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu

Trang 17

5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

5.2.2.1 Mục đích của phương pháp: Sử dụng để phỏng vấn sâu, tìm hiểu

tường minh, sâu sắc hơn những quan điểm của CBQL, giáo viêntiểu học về thực trạng quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNNcũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này

5.2.2.2 Nội dung sử dụng phương pháp: Đưa ra các câu hỏi để đối tượng

được phỏng vấn trình bày quan điểm cá nhân về mục tiêu, yêu cầu,nội dung, hình thức, PP, quy trình và lực lượng đánh giá giáo viên tiểuhọc theo CNN; việc quản lý sử dụng kết quả đánh giá Qua đó giúpngười nghiên cứu phân tích sâu hơn, chi tiết hơn các ý kiến và quanđiểm của khách thể nghiên cứu nhằm lý giải rõ hơn kết quả nghiêncứu định lượng

5.2.2.3 Cách thức thực hiện: Tiến hành phỏng vấn sâu số lượng 15 người

(lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT: 04 người; HT các trườngTH: 10 người; Phó HT các trường TH: 5 người; tổ trưởng chuyênmôn các trường TH: 5 người; GV: 10 người)

5.2.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

5.2.3.1 Mục đích sử dụng phương pháp: Sử dụng phương pháp thống kê

toán học để xử lý kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác và độ tin cậycao

5.2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện: Dùng các công thức toán học

thống kê để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu vàcác nhận xét, đánh giá khoa học Trong luận văn này, tôi sẽ chủ yếu

sử dụng công thức toán học để tính tổng số, tính tỷ lệ phần trăm,điểm trung bình của các số liệu thu thập về thực trạng đội ngũCBQL, GVTH và các số liệu thu thập của các phiếu khảo sát

5.2.4 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

5.2.4.1 Mục đích sử dụng phương pháp: luận văn sử dụng phương pháp

nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp, phân tích tài liệu và cácvăn bản có liên quan đến công tác quản lý đánh giá giáo viên tiểu họctheo CNN

5.2.4.2 Nội dung sử dụng phương pháp: phương pháp nghiên cứu được sử

dụng nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý đánh giá giáo viêntiểu học theo CNN (quản lý về mục tiêu, nội dung, hình thức,phương pháp, quy trình, lực lượng và sử dụng kết quả đánh giá giáoviên tiểu học theo CNN)

Trang 18

5.2.4.3 Cách thức thực hiện phương pháp: Tìm đọc và tổng hợp các tài liệu,

văn bản liên quan đến quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN

và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này Từ đó phân tích,tổng hợp, khái quát hoá các

Trang 19

vấn đề có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận văn.

5.2.5 Phương pháp quan sát

5.2.5.1 Mục đích sử dụng phương pháp: làm cơ sở đối chiếu với các thông

tin, số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu

5.2.5.2 Nội dung và cách thức thực hiện: Tập trung quan sát toàn bộ quá trình

từ công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng kết đánh giá của PhòngGD&ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học đối với công tác quản lýđánh giá giáo viên theo CNN

5.2.6 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

5.2.6.1 Mục đích sử dụng phương pháp: tham khảo ý kiến của lãnh đạo, các

nhà QLGD và các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác QLGDtiểu học

5.2.6.2 Nội dung và cách thức thực hiện: Xin ý kiến của các đồng chí lãnh

đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, HT, Phó HT, GV có nhiều kinhnghiệm giảng dạy các trường, để có thêm những thông tin một cáchđầy đủ, chính xác, tin cậy đảm bảo tính khách quan cho kết quảnghiên cứu Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất các biệnpháp, nhằm đề ra những biện pháp tối ưu cho công tác quản lý đánhgiá giáo viên tiểu học theo CNN

5.2.7 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5.2.7.1 Mục đích của phương pháp: Lấy ý kiến của các nhà quản lý, GVTH

có kinh nghiệm để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biệnpháp đề xuất

5.2.7.2 Nội dung của phương pháp: Tìm hiểu, nghiên cứu, tổng kết quản lý

đội ngũ GV, đánh giá GV rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lýđánh giá giáo viên tiểu học theo CNN

5.2.7.3 Cách thức thực hiện: Xem xét tất cả các văn bản chỉ đạo, báo cáo về

đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN của Phòng GD&ĐT; hồ sơ tổchức thực hiện đánh giá chuẩn giáo viên của các trường tiểu học;những hạn chế của hoạt động này

Các phương pháp nêu trên được sử dụng với mục đích khảo sát, đánh giáthực trạng quản lý đánh giá GV các trường TH huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tretheo CNN; đồng thời kiểm chứng mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biệnpháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh BếnTre theo CNN mà luận văn đề xuất

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 20

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về công tácquản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học theo CNN Trên cơ sở này sẽ góp

Trang 21

phần hoàn thiện thêm về mặt lý luận trong công tác quản lý đánh giá giáo viên cáctrường tiểu học theo CNN.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá đúng thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học theoCNN (những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân) Từ đó đề xuất các biện pháp thựchiện tốt công tác quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm,tỉnh Bến Tre theo CNN

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cho các nhà quản lý (Sở GD&ĐT, PhòngGD&ĐT, HT các trường TH) tham khảo để vận dung trong công tác quản lý đánhgiá giáo viên các trường tiểu học theo CNN

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của luận văn được trình bày cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩnnghề nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyệnGiồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Chương 3: Biện pháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyệnGiồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.1 Lý luận về quản lý

1.1.1 Quản lý

Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung

C.Mác đã khẳng định:“Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh

từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.

Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh tổnghợp để đạt được mục đích chung Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện mộtdạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạtđộng theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý

Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xãhội Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà

họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lýcũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướngtới những mục tiêu chung Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộngsản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại, trong đó quản lý luôn là một thuộc tínhtất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó.Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao độngtập thể - lao động xã hội của con người Trong quá trình lao động con người buộcphải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể Điều đó đòi hỏi phải có sự tổchức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý

Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồngdựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêuchung đã đề ra

Mặc dù quản lý là một thuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhưng chỉ khi xãhội phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý mới được tách ra thành mộtchức năng riêng của lao động xã hội; dần dần hình thành những tập thể, những tổchức và cơ quan chuyên hoạt động quản lý - hệ thống quản lý (chủ thể quản lý)

Xã hội càng phát triển về trình độ và quy mô sản xuất, về văn hóa, khoa học,

Trang 23

kỹ thuật công nghệ, thì trình độ quản lý, tổ chức, điều hành và công nghệ quản lýcũng càng được nâng lên và phát triển không ngừng.

Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là mộtnhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái haythịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu Sự phát triển xãhội dựa vào nhiều yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lựcquản lý Trong đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu Năng lực quản lý là sự tổchức, điều hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tàinguyên để phát triển xã hội Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buônglỏng hay quản lý tồi thì sẽ mở đường cho sự rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội

Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa quản

lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh) Trong văn bằngThạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA Master of Business Administration)

Ngoài ra trong Tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là Management vừa cónghĩa quản lý, vừa có nghĩa quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa

là quản trị Trong thực tế, thuật ngữ “quản lý” và “quản trị” vẫn được dùng trongnhững hoàn cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về cơ bảnhai từ này đều có bản chất giống nhau Khi dùng theo thói quen, chúng ta coi thuậtngữ “quản lý” gắn liền với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý ở khu vựccông cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mô, còn thuật ngữ “quản trị” được dùng ở phạm

vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp (kinh tế)

Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là haiquá trình tích hợp vào nhau; quá trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạngthái “ổn định”; quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế

“phát triển”

Hoạt động quản lý xuất hiện từ sự phân công lao động trong một tổ chức vàhoạt động đó như là một yêu cầu khách quan khi cần hợp tác các nổ lực của ngườilao động trong tổ chức để đạt được mục tiêu chung Khái niệm quản lý được cácnhà khoa học diễn đạt theo nhiều nghĩa khác nhau Cụ thể như:

Harol Koontz: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác” [23, tr.17].

Theo các tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heiznz Weihrich: “Quản lý

là thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các

Trang 24

nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” [16, tr.29].

Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của một chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [08, tr.01].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khác thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [26,tr.24].

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,

có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [14,tr.07].

“Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức” [18].

Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những hoạch định của chủ thể quả lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối

ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [17,tr.74].

Theo tác giả Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan cho rằng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [11,tr.53].

Từ những quan niệm trên cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cầnthiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức Đó là quá trình tạo nên sứcmạnh gắn liền từ những hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chứcnhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đã định ra Từ nội hàm của một số khái niệmquản lý nêu trên, có thể thấy:

Quản lý luôn luôn gắn liền với người có trách nhiệm quản lý một tổ chức(chủ thể quản lý) với vai trò tác động đến những người bị quản lý (khách thể quảnlý) nhằm đạt tới mục tiêu quản lý

Mục tiêu quản lý là cái đích mà người quản lý cần đạt tới nhờ vào việc huyđộng và điều phối một cách hiệu quả mọi nguồn lực cho các hoạt động của tổ chức

Trang 25

Các tác động của chủ thể quản lý phải liên tục, hợp quy luật, có chủ đích(hướng tới mục tiêu), có sự tổ chức (huy động, phân bổ mọi nguồn lực vật chất vàđiều hành các khách thể quản lý), có sự chỉ đạo (theo dõi, giám sát, động viên,khích thích và uống nắn kịp thời) và có sự kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đểđưa ra các quyết định chính xác nhằm phát huy thành tích, điều chỉnh hoặc xử lýcác sai phạm Nói cách khác, phương thức, nội dung và quy trình tác động của chủthể quản lý như có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, linh hoạt, có hệ thống và phùhợp với quy luật… trong môi trường hoạt động của tổ chức luôn luôn thay đổi.

Như vậy có thể hiểu: Quản lý một tổ chức là sự tác động liên tục, có ý thức,

có chủ đích, có kế hoạch và phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực cho các hoạt động của tổ chức

để đạt tới mục tiêu đã định trong môi trường luôn luôn thay đổi.

Kế hoạch hóa là việc chủ thể quản lý dựa trên những thông tin về cơ hội và

thách thức từ môi trường bên ngoài, thực trạng thuận lợi và khó khăn của tổ chức,các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; để vạch ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực(nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực), phân bổ thời gian, huy động các phương tiện

và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu

Tổ chức là việc chủ thể quản lý thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy, bố trí nhân

lực và xây dựng cơ chế hoạt động, nấ định chức năng, nhiệm vụ cho mỗi đơn vị, cánhân; đồng thời phân bổ nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch

Chỉ đạo là việc chủ thể quản lý hướng dẫn công việc, thực hiện liên kết, liên

hệ, động viên, khích lệ, giám sát và uốn nắn các bộ phận, mọi cá nhân thực hiện kếhoạch theo ý đồ đã xác định trong bước tổ chức

Kiểm tra là việc chủ thể quản lý theo dõi và đánh giá các hoạt động của tổ

Trang 26

chức bằng nhiều phương pháp và hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuyênhoặc định kỳ,…) nhằm so sách kết quả các hoạt động với mục tiêu đã xác định đểnhận biết được các mặt tốt, những sai lệch, hạn chế để có các quyết định quản lýnhằm phát huy, điều chỉnh hoặc xử lý.

Để thực hiện tốt các chức năng nêu trên, chủ thể quản lý phải thu thập kịpthời, đầy đủ và xử lý chính xác các thông tin quản lý (thông tin phục vụ cho việc racác quyết định quản lý) Như vậy thông tin quản lý có quan hệ mật thiết với cácchức năng quản lý

Tóm lại, ở cách tiếp cận nào thì quản lý cũng có 4 chức năng cơ bản: Chứcnăng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo thực hiện và chức năngkiểm tra đánh giá Có thể khái quát mối quan hệ giữa chức năng quản lý và vai tròthông tin trong chu trình quản lý bằng sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ các chức năng quản lý

1.2 Đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.2.1 Khái niệm đánh giá

Theo Từ điển Tiếng Việt, đánh giá được hiểu là nhận định giá trị [12,tr.589].

Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhậnđịnh, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thuđược đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết địnhthích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả côngtác giáo dục

Qua cách hiểu trên, đánh giá trong giáo dục không chỉ ghi nhận thực trạng

mà còn đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng giáo dục theo chiềuhướng mong muốn của xã hội

Trong giáo dục, đánh giá được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau và với

Trang 27

những mục đích khác nhau Cụ thể, đánh giá tiến hành ở cấp độ sau: (i) đánh giá hệthống giáo dục của một quốc gia; (ii) đánh giá một cơ sở giáo dục; (iii) đánh giáhiệu trưởng; (iv) đánh giá giáo viên; (v) đánh giá học sinh.

1.2.2 Giáo viên tiểu học

Đặc điểm nghề dạy học ở tiểu học là “nghề đậm đặc tính sư phạm” Ngườigiáo viên tiểu học vừa dạy các bộ môn, vừa là GV chủ nhiệm, quản lý trực tiếp,toàn diện HS của lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về chương trình giảng dạy,phối hợp với các GV năng khiếu, GV tổng phụ trách Đội để hoàn thành kế hoạchgiáo dục Ngoài ra, người giáo viên tiểu học còn phải luôn luôn học tập, bồi dưỡngnâng cao trình độ để đạt và vượt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT

Như vậy giáo viên tiểu học là GV làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tiểu họctrong trường TH và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục TH [06]

Giáo viên tiểu học có các nhiệm vụ như sau: (i) giảng dạy, giáo dục đảm bảochất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra,đánh giá, xếp loại HS; quản lý HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổchức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quảgiảng dạy và giáo dục; (ii) trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìnphẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước HS, thương yêu, đối xửcông bằng và tôn trọng nhân cách của HS; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đángcủa HS; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; (iii) học tập, rèn luyện để nâng cao sứckhỏe, trình độ chính trị, CMNV, đổi mới phương pháp giảng dạy; (iv) tham giacông tác phổ cập giáo dục TH ở địa phương; (v) thực hiện nghĩa vụ công dân, cácquy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của HT; nhận nhiệm vụ do HTphân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của HT và các cấp QLGD; (vi) phối hợp vớiĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hộiliên quan để tổ chức hoạt động giáo dục [06]

1.2.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống phẩm chất, năng lực màgiáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS trong các cơ

sở giáo dục tiểu học [07]

1.2.4 Đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Đánh giá CNN GVTH là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, nănglực của GV theo quy định của CNN GVTH Mục đích ĐG CNN GVTH [07]:

Làm căn cứ để GVTH tự ĐG phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế

Trang 28

hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực CMNV đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục.

Làm căn cứ để HT ĐG phẩm chất, năng lực CMNV vụ của GV; xây dựng vàtriển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mụctiêu giáo dục của nhà trường

Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiệnchế độ, chính sách phát triển đội ngũ GV; lựa chọn, sử dụng đội ngũ GV cốt cán

Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV xây dựng, phát triển chươngtrình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực CMNV của GV

cơ sở giáo dục phổ thông

1.3 Nội dung đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.3.1 Nội dung đánh giá

CNN GVTH có cấu trúc gồm các tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn bao gồm một sốtiêu chí, mỗi tiêu chí có 3 mức độ phát triển, cụ thể như sau [07]:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo;

Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ;

Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục;

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệthông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí, mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức:mức đạt, mức khá, mức tốt Cụ thể các tiêu chuẩn, tiêu chí như sau [07]:

Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất nhà giáo

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm,

hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo

- Tiêu chí 1 Đạo đức nhà giáo

+ Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

+ Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩmchất đạo đức nhà giáo;

+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm,

hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo

- Tiêu chí 2 Phong cách nhà giáo

+ Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc củagiáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Trang 29

+ Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnhhưởng tốt đến HS;

+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt

và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo

Tiêu chuẩn 2 Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật,nâng cao năng lực CMNV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Tiêu chí 3 Phát triển chuyên môn bản thân

+ Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đàotạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên họctập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;

+ Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiếnthức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựachọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;

+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về pháttriển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Tiêu chí 4 Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng pháttriển phẩm chất, năng lực HS

+ Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;

+ Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp vớiđiều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạyhọc và giáo dục

- Tiêu chí 5 Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướngphát triển phẩm chất, năng lực HS

+ Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triểnphẩm chất, năng lực cho HS;

+ Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phươngpháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;

+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kỹ năng và kinhnghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triểnphẩm chất, năng lực HS

- Tiêu chí 6 Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng

lực HS

Trang 30

+ Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và

sự tiến bộ của HS;

+ Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phươngpháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS;

+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quảviệc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS

- Tiêu chí 7 Tư vấn và hỗ trợ HS

+ Mức đạt: Hiểu các đối tượng HS và nắm vững quy định về công tác tư vấn

và hỗ trợ HS; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS trong hoạt động dạyhọc và giáo dục;

+ Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp vớitừng đối tượng HS trong hoạt động dạy học và giáo dục;

+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quảhoạt động tư vấn và hỗ trợ HS trong hoạt động dạy học và giáo dục

Tiêu chuẩn 3 Xây dựng môi trường giáo dục

Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng,chống bạo lực học đường

- Tiêu chí 8 Xây dựng văn hóa nhà trường

+ Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhàtrường theo quy định;

+ Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóaứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các viphạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm viphụ trách;

+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường

- Tiêu chí 9 Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

+ Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhàtrường, tổ chức HS thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;

+ Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của HS, của bản thân,cha mẹ HS hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phảnánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của HS;

+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huyquyền dân chủ của HS, của bản thân, cha mẹ HS hoặc người giám hộ và đồngnghiệp

Trang 31

- Tiêu chí 10 Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chốngbạo lực học đường

+ Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học antoàn, phòng chống bạo lực học đường;

+ Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chốngbạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp viphạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

+ Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học antoàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiệntrường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4 Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhàtrường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS

- Tiêu chí 11 Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ

của HS và các bên liên quan

+ Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặcngười giám hộ của HS và các bên liên quan;

+ Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặcngười giám hộ của HS và các bên liên quan;

+ Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợpchặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan

- Tiêu chí 12 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt

động dạy học cho HS

+ Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rènluyện của HS ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học vàhoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên có liên quan;tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên có liên quan

Trang 32

chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của HS.

- Tiêu chí 13 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiệngiáo dục đạo đức, lối sống cho HS

+ Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóaứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên liênquan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên liênquan về đạo đức, lối sống của HS;

+ Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộcủa HS và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho HS;

+ Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc ngườigiám hộ của HS và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho HS

Tiêu chuẩn 5 Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ

thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin,khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

- Tiêu chí 14 Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

+ Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoạingữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với GV dạy ngoại ngữ) hoặctiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

+ Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộchằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáodục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với GV dạy ngoại ngữ)hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

+ Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quenthuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai(đối với GV dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu

+ Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động

Trang 33

dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sửdụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;

+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng côngnghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học,giáo dục

1.3.2 Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiêu học

Đánh giá GVTH theo CNN cần đảm bảo thực hiện tốt ba yêu cầu như sau: (i)phải khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ; (ii) phải dựa trên phẩm chất,năng lực và quá trình làm việc của GV trong điều kiện cụ thể của nhà trường; (iii)phải căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại quy định CNN GVTH và có cácminh chứng xác thực, phù hợp

1.3.3 Chu kỳ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiêu học

Chu kỳ đánh giá giáo viên tiểu học được thực hiện như sau: (i) GV tự đánhgiá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học; (ii) Người đứng đầu cơ sở giáodục phổ thông tổ chức đánh giá GV theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học;(iii) Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhàtrường rút ngắn chu kỳ đánh giá GV

Như vậy, vào cuối mỗi năm học Hiệu trưởng phải chỉ đạo tổ chức cho mỗigiáo viên thực hiện công việc tự đánh giá bản than mình dựa theo các tiêu chuẩn,tiêu chí được quy định trong chuẩn nghề nghiệp

Đối với Hiệu trưởng nhà trường sẽ tiến hành tổ chức đánh giá mỗi giáo viên

2 năm học/1 lần Ngoài ra có thể rút ngắn thời gian đánh giá đối với những trườnghợp đặc biệt để phục vụ cho công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cốt cán

1.4 Quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.1 Quản lý mục tiêu đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Quản lý mục tiêu đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN cần phải đảm bảocác yêu cầu như sau: (i) làm căn cứ để GVTH tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xâydựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lựcCMNV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (ii) làm căn cứ để HT ĐG phẩm chất,năng lực CMNV của GV; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triểnnăng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường; (iii) làmcăn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ,chính sách phát triển đội ngũ GV; lựa chọn, sử dụng đội ngũ GV cốt cán; (iv) làmcăn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV, xây dựng, phát triển chương trình và tổ

Trang 34

chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực CMNV của GV cơ sở giáodục phổ thông.

Tất cả bốn yêu cầu nêu trên là mục tiêu mà các QLGD cần phải hết sức quantâm và đề ra các biện pháp thực hiện để đạt được đối với công tác quản lý ĐGGVTH theo CNN Khi thực hiện, nhà quản lý không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua yêucầu nào Tuy nhiên, ở từng cấp quản lý khác nhau, nhà quản lý cần tập trung thựchiện tốt một số yêu cầu như:

Đối với HT trường TH cần phải thực hiện tốt ba yêu cầu: (i) tuyên truyền vậnđộng để GVTH tự ĐG phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rènluyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNMV vụ đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục; (ii) ĐG phẩm chất, năng lực CMNV vụ của GV; xây dựng và triển khai kếhoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáodục của nhà trường; (iii) thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GV; lựachọn, sử dụng đội ngũ GV cốt cán

Đối với cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, các cơ quan QLGDcần phải thực hiện tốt các yêu cầu: (i) tuyên truyền vận động để GVTH tự ĐG phẩmchất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡngnâng cao năng lực CMNV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (ii) thỉ đạo HT ĐGphẩm chất, năng lực CMNV của GV; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡngphát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của địa phương;(iii) nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GV;lựa chọn, sử dụng đội ngũ GV cốt cán; (iv) chỉ đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

GV xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng pháttriển phẩm chất, năng lực CMNV của GV cơ sở giáo dục phổ thông

Để đảm bảo việc ĐG phản ánh được đúng thực chất phẩm chất, năng lực củaGVTH gắn với chức danh nghề nghiệp, thực tiễn công việc và bám sát với các mứcphát triển của tiêu chí thì việc ĐG GV theo CNN cần phải đáp ứng được các yêucầu: (i) ĐG khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ; (ii) ĐG phải dựa trênphẩm chất, năng lực và quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV; (iii) phải căn cứ vàomức của từng tiêu chí đạt được theo quy định CNN GV cơ sở giáo dục phổ thông[06] và có các minh chứng xác thực, phù hợp

1.4.2 Quản lý nội dung đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Chỉ đạo tổ chức thực hiện ĐG GVTH đảm bảo đầy đủ 5 tiêu chuẩn được cụthể bằng 15 tiêu chí theo quy định [07] Nội dung ĐG phải đảm bảo tính khoa học,

Trang 35

chính xác, hệ thống và toàn diện.

Hiệu trưởng phải tổ chức học tập quán triệt cho CBGV nắm vững các tiêuchuẩn, các tiêu chí và yêu cầu cấp độ đạt được của từng tiêu chí theo quy định củaCNN Qua đó giúp cho CBGV nắm vững nội dung ĐG theo CNN để đảm bảo thựchiện một cách đầy đủ, chính xác nội dung ĐG

Không được tự ý bổ sung thêm nội dung ĐG CNN Cần phải thực hiện đúngcác yêu cầu những tiêu chí nào được ĐG bằng định tính, những tiêu chí nào được

ĐG bằng định lượng

Nội dung ĐG phù hợp với chức danh nghề nghiệp, vị trí công tác và nhiệm

vụ được phân công của mỗi GV

1.4.3 Quản lý hình thức đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Tổ chức thực hiện đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN đảm bảo dân chủ,công khai, minh bạch Để thực hiện tốt yêu cầu nêu trên, công tác quản lý cần: (i) tổchức thực hiện hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN một cách linh hoạtvới nhiều hình thức phong phú, đa dạng; (ii) luôn tạo môi trường thân thiện, tíchcực, cầu thị trong thực hiện đánh giá; (iii) giúp cho mỗi GV có thái độ tích cực tựsoi rọi lại bản thân mình để có hướng phát huy những ưu điểm và khắc phục nhữngtồn tại hạn chế của bản thân; đồng thời cũng là điều kiện để đồng nghiệp góp ý, chia

sẻ, tư vấn cho GV nâng cao phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ

1.4.4 Quản lý phương pháp đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Sử dụng linh hoạt phương pháp đánh giá định tính, định lượng, kết hợp địnhlượng và định tính để thực hiện ĐG GVTH theo CNN một cách toàn diện, chính xác

Đánh giá GVTH theo CNN là ĐG cả quá trình học tập và làm việc của mỗi

GV Vì vậy khi ĐG cần hết sức lưu ý và quan tâm đến các PP ĐG quá trình

Mục đích và tác dụng của PP này là: (i) xác định kết quả theo mục tiêu đã đềra: Người quản lý, giáo viên thông qua ĐG có thể biết được mức độ phẩm chất,CMNV và năng lực của GV so với mục tiêu đề ra của đơn vị; (ii) tạo điều kiện choCBQL nắm vững hơn quá trình phấn đấu của GV (iii) tung cấp thông tin phản hồi

có tác dụng giúp cho công tác ĐG tốt hơn; (iv) giúp cho công tác quản lý, sử dụngđội ngũ tốt hơn

Các phương pháp đánh giá quá trình:

Phương pháp làm việc nhóm: phương pháp này giúp cho đồng nghiệp Tổ

chuyên môn có điều kiện góp ý, trao đổi, nhận xét ĐG đồng nghiệp của mình Hơn

ai hết, những người cùng chung tổ chuyên môn với GV mới hiểu rõ khả năng nhận

Trang 36

thức, khả năng chuyên môn, quá trình và kết quả công tác của GV Vì thế trong quản

lý ĐG GV, người quản lý cần khai thác và phát huy hiệu quả của phương pháp làmviệc nhóm của GV Bên cạnh đó, khi thực hiện PP này, cần lưu ý có những biệnpháp khắc phục hạn chế là sự bao che, ngại va chạm nên không dám góp ý cho đồngnghiệp

Phương pháp đặt vấn đề và thảo luận: phương pháp này được xem là cơ hội

để làm tăng thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của GV: Trong quá trình ngườiquản lý đưa ra những vấn đề thực tiễn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của GV,nhiệm vụ chính trị của đơn vị để huy động sự đóng góp trí tuệ của GV Qua đóngười quản lý nhận xét, ĐG được khả năng nhận thức, kiến thức và năng lực, tinthần trách nhiệm của mỗi GV

Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả ĐG kỳ trước: Đây là một vấn đề rất

cần thiết trong quá trình xem xét, nhận xét và ĐG GV Trên thực tế, phẩm chất,CMNV và năng lực của mỗi GV là hoàn toàn khác nhau Sự phấn đấu của mỗi cánhân là khác nhau Vì vậy, khi nhận xét, ĐG rất cần thiết phải sử dụng phương pháp

so sánh, đối chiếu với kết quả ĐG kỳ trước Cần phải xem xét các hạn chế và việckhắc phục những hạn chế đó của mỗi GV

Quan sát các hoạt động nghề nghiệp và kết quả lao động của GV: Thực hiện

PP này để giúp nhà quản lý nhận xét, ĐG một cách toàn diện Cụ thể như (i) muốnnhận xét, ĐG về phẩm chất đạo đức của GV thì nhà quản lý quan sát việc chấp hànhcác quy định về chuẩn đạo đức nhà giáo [05]; việc chấp hành nội quy, quy chế củanhà trường; (ii) muốn nhận xét, ĐG thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên,nhà quản lý cần kiểm tra hồ sơ, giáo án, dự giờ GV, xem xét việc thực hiện chươngtrình dạy học, việc kiểm tra ĐG kết quả rèn luyện và học tập HS của GV, chấtlượng giáo dục các môn học mà GV được phân công phụ trách

1.4.5 Quản lý quy trình đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện hoạt động ĐG theoCNN của HT đối với GV theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học có đảmbảo thực hiện đúng quy trình gồm 3 bước bao gồm:

Bước 1: GV tự ĐG theo CNN

GV tự nhận xét đánh giá về phẩm chất đạo đức, tác phong, trình độ đào tạo,năng lực công tác của mình đối chiếu với các yêu cầu của CNN để thực hiện tựđánh giá mức độ đạt được theo CNN quy định

Yêu cầu đối với GV tự ĐG (có cơ sở minh chứng; toàn diện; chính xác;trung thực; khách quan; phản ánh đúng năng lực cá nhân)

Trang 37

Bước 2: HT tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với

GV được ĐG theo CNN

Lấy ý kiến tổ chuyên môn GV trong tổ chuyên môn dựa trên cơ sở kết quả

tự nhận xét, ĐG của GV và quá trình làm việc chung của Tổ sẽ đóng góp ý kiến.Bước thực hiện này là rất cần thiết và quan trọng Vì hơn ai hết, những người cùngchung tổ chuyên môn với GV mới hiểu rõ khả năng nhận thức, khả năng chuyênmôn, quá trình và kết quả công tác của GV Vì thế trong quản lý ĐG GV, ngườiquản lý phải chỉ đạo thực hiện tốt bước này Khi chỉ đạo thực hiện bước này, HTcần lưu ý có những biện pháp khắc phục hạn chế như là sự bao che, ngại va chạm,thiếu dân chủ nên GV không dám góp ý cho đồng nghiệp

Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác nhận xét, ĐG GV theo CNN, người quản

lý cần tổ chức lấy ý kiến các tập thể, cá nhân có liên hệ công tác của GV (GV bộmôn, cán bộ phụ trách thư viên - thiết bị, GV Tổng phụ trách Đội, PHHS,…) Vìnhững tập thể cá nhân nêu trên cũng thường xuyên làm việc, tiếp xúc với GV trongquá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công

Bước 3: HT thực hiện ĐG và thông báo kết quả đánh giá GV trên cơ sở kếtquả tự ĐG của GV, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của GVthông qua minh chứng xác thực, phù hợp

1.4.6 Quản lý tiêu chí đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Để đảm bảo thực hiện công tác ĐG GVTH theo CNN, HT nhà trường tổchức cho GV thảo luận đưa ra các minh chứng cụ thể cho từng tiêu chí

Minh chứng và tập hợp minh chứng: CNN GV cơ sở giáo dục phổ thông quyđịnh việc ĐG theo chuẩn phải căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được và có các

minh chứng xác thực, phù hợp Theo đó, minh chứng được hiểu là các bằng chứng

(tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) [12, tr.1124] được dẫn ra để xácnhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí

Thời điểm đánh giá theo CNN GV là cuối năm học, do đó, việc tập hợp minhchứng cần được lưu ý thực hiện từ đầu năm học, trong quá trình thực hiện nhiệmtheo phân công của mỗi GV

Sử dụng minh chứng: Minh chứng được sử dụng để xác thực mức độ nănglực đạt được tại thời điểm đánh giá của GV Việc sử dụng minh chứng trong ĐGtheo CNN GVTH cần lưu ý những vấn đề sau:

Phải xem xét đầy đủ và theo thứ tự các yêu cầu của tiêu chí, các mức độ củatiêu chí và minh chứng xác thực cho từng mức độ của tiêu chí

Trang 38

Một minh chứng có thể sử dụng cho nhiều mức độ đạt cho nhiều tiêu chíkhác nhau khi minh chứng đó phù hợp với yêu cầu và mức độ của tiêu chí.

Tổng hợp danh sách minh chứng gắn với các mức đạt được của từng tiêu chí.Theo quy định về mức đạt được của tiêu chí là có ba mức theo cấp độ tăngdần: mức đạt, mức khá và mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mứcthấp hơn liền kề Chính vì vậy, minh chứng cũng phải thể hiện được yêu cầu này vềmức đạt được của tiêu chí, tức là minh chứng phải thể hiện được mức phát triểnthấp hơn liền kề của tiêu chí đó

1.4.7 Các mức độ đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện xếp loại kết quả đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN phải đảmbảo đúng theo quy định như sau:

Đạt CNN GV ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối

thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí (Tiêu chí 3 Phát triển chuyênmôn bản thân; Tiêu chí 4 Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng pháttriển phẩm chất, năng lực HS; Tiêu chí 5 Sử dụng phương pháp dạy học và giáodục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; Tiêu chí 6 Kiểm tra, đánh giátheo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; Tiêu chí 7 Tư vấn và hỗ trợ HS) đạtmức tốt

Đạt CNN GV ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối

thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí (Tiêu chí 3 Phát triểnchuyên môn bản thân; Tiêu chí 4 Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theohướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; Tiêu chí 5 Sử dụng phương pháp dạyhọc và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; Tiêu chí 6 Kiểm tra,đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; Tiêu chí 7 Tư vấn và hỗtrợ HS) đạt mức khá trở lên

Đạt CNN GV ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên.

Chưa đạt CNN GV: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được ĐG

chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó)

1.4.8 Quản lý lực lượng tham gia đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Lực lượng tham gia ĐG GV theo CNN có vị trí, vai trò rất quan trọng đếnchất lượng ĐG Trong ĐG CNN có các đối tượng tham gia ĐG như sau: (i) GV tựĐG; (ii) đồng nghiệp tổ chuyên môn tham gia ĐG GV; (iii) HT là người ĐG kết quảcuối cùng đối với mỗi GV

Trang 39

Vì thế cần thiết phải thực hiện các yêu cầu như sau: (i) nâng cao nhận thức

về mục đích, ý nghĩa của việc ĐG CNN cho các đối tượng tham gia; (ii) lực lượngtham gia ĐG phải nắm chắc nội dung, quy trình ĐG CNN; (iii) trang bị cho lựclượng tham gia ĐG những kỹ thuật, kỹ năng thực hiện ĐG CNN thật tốt

1.4.9 Quản lý sử dụng kết quả đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Kết quả ĐG GVTH theo CNN là cơ sở để GV đưa ra kế hoạch tự học tập bồidưỡng để nâng cao trình CMNV

Căn cứ vào kết quả ĐG GVTH theo CNN đơn vị giúp cho CBQL bố trí sửdụng đội ngũ hợp lý, hiệu quả và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV của đơn vị

Kết quả ĐG GVTH theo CNN giúp cho các đơn vị lựa chọn đội ngũ GV cốtcán góp phần nâng cao chất lượng dạy học của đơn vị và của địa phương

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1 Công tác quản lý chỉ đạo

Để công tác quản lý ĐG GVTH theo CNN đạt dược mục tiêu yêu cầu thì vaitrò chỉ đạo của Phòng GD&ĐT là rất quan trọng Nội dung chỉ đạo cần bám sát quyđịnh của Bộ GD&ĐT về CNN như: (i) tổ chức học tập, quán triệt cho đội ngũ GVhiểu rõ về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và hình thức ĐG GVTH theoCNN; (ii) trách nhiệm của GV, Tổ chuyên môn và HT đối với công tác ĐG GVTHtheo CNN; (iii) tập hợp minh chứng, thời điểm, quy trình thực hiện ĐG CNN; (iv)công tác kiểm tra của Phòng GD&ĐT và quản lý kết quả ĐG GVTH theo CNN của

cơ sở giáo dục

Vì thế, để công tác quản lý, chỉ đạo ĐG GVTH theo CNN các cơ quanQLGD cần tập trung thực hiện một số nội dung như sau: (i) quản lý thật tốt, đúngmục đích, yêu cầu của mục tiêu ĐG GVHT theo CNN; (ii) quản lý tổ chức thựchiện đầy đủ, chính xác nội dung, tiêu chí và hình thức ĐG CNN; (iii) quản lý tốtphương pháp và quy trình ĐG; (iv) quản lý công cụ và lực lượng ĐG; (v) quản lý sửdụng tốt kết quả ĐG để xây dựng đội ngũ GVTH cốt cán và đào tạo, bồi dưỡng pháttriển nguồn nhân lực của đơn vị

1.5.1.2 Công tác tổ chức thực hiện

Xây dựng kế hoạch thực hiện ĐG GVTH theo CNN đảm bảo đúng quy trình,đảm bảo công khai, dân chủ, chính xác; chuẩn bị tốt các điều kiện (bố trí thời gian,

Trang 40

thu thập và tập hợp các minh chứng, lực lượng tham gia ĐG, tài liệu, biểu mẫu, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác ĐG).

Quy trình ĐG có vai trò quan trọng góp phần thực hiện công tác ĐG CNNđảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra Để thực hiện ĐG GVTH theo CNN cần phải thựchiện đầy đủ ba bước như sau: (i) GV tự ĐG theo CNN; (ii) HT tổ chức lấy ý kiếncủa đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với GV được ĐG theo CNN; (iii) HTthực hiện ĐG và thông báo kết quả ĐG GV trên cơ sở kết quả tự ĐG của GV, ýkiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của GV thông qua minhchứng xác thực, phù hợp

Tất cả các bước nêu trên điều phải được thực hiện một cách nghiêm túc, phảiđảm bảo mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của từng bước thực hiện Nếu bản thân GV

tự đánh giá không chính xác thì tập thể chuyên một rất khó nhận xét, ĐG Từ đó HTgặp khó khăn trong thực hiện ĐG GV Ngược lại GV tự ĐG chính xác mà tập thể tổchuyên môn nhận xét ĐG sơ sài, thiếu trách nhiệm, không ghi nhận những kết quảphấn đấu của GV sẽ làm thui chột phong trào, mất đoàn kết mội bộ

1.5.1.3 Năng lực, tinh thần thách nhiệm của những người tham gia vào quátrình đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Chất lượng GV: Nhận thức, tinh thần, thái độ tích cực của GV đóng vai trò

rất lớn đến chất lượng ĐG theo CNN Vì vậy mỗi GV phải: (i) nhận thức một cáchsâu sắc trách nhiệm của người thầy; (ii) học tập nâng cao trình độ CMNV; (iii) phấnđấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; (iv) tự ĐG đúng năng lực của bản thân và tham gianhận xét, ĐG đồng nghiệp với tinh thần xây dựng, tích cực

Cán bộ quản lý: Tinh thần thái độ, trình độ CMNV, năng lực quản lý của đội

ngũ CBQL đóng vai trò không nhỏ đối với công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện

ĐG GVTH theo CNN Vì vậy CBQL phải: (i) nắm vững quan điểm, mục đích, yêucầu của việc ĐG GVTH theo CNN; (ii) tổ chức thực hiện công tác ĐG CNN đúngquy trình theo quy định, ĐG đúng thực chất, đảm bảo tính chính xác, dân chủ, côngbằng, công khai; (iii) sử dụng kết quả ĐG CNN để thực hiện công tác bố trí, sửdụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ GV

1.5.2 Các yếu tố khách quan

1.5.2.1 Quy định về đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệpCác văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; chỉ đạocủa Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Giồng Trôm; mối quan hệ, phốihợp giữa các ban ngành đoàn thể có liên quan; mục tiêu phát triển giáo dục gắn với

Ngày đăng: 01/04/2020, 21:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL - ĐTTWW 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 14/2007/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về đạo đức nhà giáo, Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định về đạo đức nhà giáo
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường tiểu học, Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường tiểu học
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ phông, Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáodục phổ phông
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo - Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triểngiáo dục giai đoạn 2011-2020
10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: đánh giá vàphân loại cán bộ, công chức, viên chức
11. Vũ Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Tâm lý học quản lý. Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Tác giả: Vũ Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan
Nhà XB: Nxb Khoahọc Xã hội
Năm: 2013
14. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở của khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1997
16. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heiznz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đềcốt yếu về quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heiznz Weihrich
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1994
17. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2011
18. Khoa học quản lý (2001), tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý
Tác giả: Khoa học quản lý
Năm: 2001
19. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Chính trị Quốc gia
Tác giả: Luật Giáo dục
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia"
Năm: 2005
20. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷXXI
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
22. Hồ Chí Minh (1974), Sửa đổi lề lối làm việc, Nxb Chính trị Quốc gia, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi lề lối làm việc
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1974
23. Những vấn đề cốt yếu của quản lý (1993), Nxb Khoa học - Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Nhà XB: Nxb Khoa học - Kỹ thuật
Năm: 1993
24. Hà Thế Ngữ (1984), Chức năng quản lý và nội dung công tác quản lý của Hiệu trưởng, Nghiên cứu giáo dục số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chức năng quản lý và nội dung công tác quản lýcủa Hiệu trưởng
Tác giả: Hà Thế Ngữ
Năm: 1984
25. Perter Drucker (1999) trong tác phẩm “Những thách thức quản lý đối với thế kỷ 21” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những thách thức quản lý đối vớithế kỷ 21
26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w