CHUYỂNĐỘNGTHẲNGBIẾNĐỔI ĐỀU- TỜ 2 Bài 1:Một vật chuyểnđộngthẳngbiếnđổiđều với phương trình chuyểnđộng là: x = 30 - 10t + 0,25t 2 với x tính bằng mét và thời gian tính bằng giây. Hỏi lúc t = 30s vật có vận tốc là bao nhiêu ? Biết rằng trong quá trình chuyểnđộng vật không đổi chiều chuyển động. Tính quãng đường vật đi được cho đến lúc đó. Bài 2: Giải lại bài toán 1, biết rằng trong quá trình chuyểnđộng vật có đổi chiều chuyển động. Lúc t = 30s, vật đã đi được quãng đường là bao nhiêu ? Bài 3: Một xe bắt đầu chuyểnđộngthẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s 2 đúng lúc một xe thứ hai chuyểnđộngthẳngđều với vận tốc 36km/h vượt qua nó. Hỏi khi xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai thì nó đã đi được quãng đường và có vận tốc bao nhiêu ? Bài 4: Một xe bắt đầu chuyểnđộngthẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên và đi hết kilômét thứ nhất vận tốc của nó tăng lên được 10m/s. Tính xem sau khi đi hết kilômét thứ hai vận tốc của nó tăng thêm được một lượng là bao nhiêu ? Bài 5: Một xe bắt đầu chuyểnđộngthẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Trong 1km đầu tiên có gia tốc a 1 và cuối đoạn đường này nó có vận tốc 36km/h. Trong 1km kế tiếp xe có gia tốc là a 2 và trong 1km này vận tốc tăng thêm được 5m/s. So sánh a 1 và a 2 . Bài 6: Một ô tô bắt đầu khởi hành từ A chuyểnđộngthẳng nhanh dần đều về B với gia tốc 0,5m/s 2 . Cùng lúc đó một xe thứ hai đi qua B cách A 125m với vận tốc 18km/h, chuyểnđộngthẳng nhanh dần đều về phía A với gia tốc 30cm/s 2 . Tìm: 1. Vị trí hai xe gặp nhau và vận tốc của mỗi xe lúc đó. 2. Quãng đường mà mỗi xe đi được kể từ lúc ô tô khởi hành từ A. 3. Khoảng cách giữa hai xe sau khi xe A khởi hành được 15 phút? Bài 7: Một thang máy chuyểnđộng như sau: * Giai đoạn 1: Chuyểnđộngthẳng nhanh dần đều, không vận tốc đầu, với gia tốc 1m/s 2 trong thời gian 4s. * Giai đoạn 2: Trong 8s sau đó, nó chuyểnđộngđều với vận tốc đạt được sau 4s đầu. * Giai đoạn 3: 2s sau cùng, nó chuyểnđộng chậm dần đều cũng với gia tốc 1m/s 2 và dừng lại. Tính quãng đường mà nó đã đi được và vẽ đồ thị vận tốc của chuyểnđộng này. Bài 8: Sau 20s, một ô tô giảm vận tốc từ 72km/h đến 36km/h, sau đó nó chuyểnđộngđều trong thời gian 0,5ph, cuối cùng nó chuyểnđộng chậm dần đều và đi thêm được 40m thì dừng lại. 1. Tính gia tốc trên mỗi giai đoạn. 2. Lập công thức tính vận tốc ở mỗi giai đoạn. 3. Vẽ đồ thị vận tốc diễn tả cả quá trình chuyểnđộng của ô tô. 4. Tính vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường đó. Bài 9: Một vật chuyểnđộng trên đoạn thẳng AB = 300m. Vật bắt đầu chuyểnđộng không vận tốc đầu tại A và chuyểnđộng nhanh dần đều với gia tốc 2m/s 2 , tiếp theo chuyểnđộng chậm dần đều với gia tốc 1m/s 2 và dừng lại tại B. 1. Tính thời gian đi hết đoạn AB. 2. Xác định vị trí của C trên AB mà tại đó vật bắt đầu chuyểnđộng chậm dần đều. Bài 10: Một vật chuyểnđộngthẳngbiếnđổiđều với phương trình chuyểnđộngthẳng là: x = 20t + 4t 2 Với x tính bằng cm và tính bằng s. 1. Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t 1 = 2s đến t 2 = 5s và vận tốc trung bình trong khoảng thời gian này. 2. Tính vận tốc của vật lúc t 1 = 2s. Bài 11: Một vật chuyểnđộngthẳngbiếnđổi đều, khởi hành lúc t = 0 tại điểm A có tọa độ x A = -5m đi theo chiều dương với vận tốc 4m/s. Khi đến gốc tọa độ O, vận tốc vật là 6m/s. Tính: 1. Gia tốc của chuyển động. 2. Thời điểm và vận tốc của vật lúc qua điểm B có tọa độ 16m. Bài 12: Hai vật chuyểnđộngthẳngbiếnđổiđều trên đường thẳng AB và ngược chiều nhau. Khi vật một qua A nó có vận tốc 6m/s và sau 6s kể từ lúc qua A nó cách A 90m. Lúc vật một qua A thì vật hai qua B với vận tốc 9m/s, chuyểnđộng chậm dần đều với gia tốc 3m/s 2 . Viết phương trình chuyểnđộng của hai vật và tính thời điểm chúng gặp nhau. Giải bài toán trong hai trường hợp: 1. AB = 30m 2. AB = 150m Biết trong quá trình chuyển động, hai vật không đổi chiều chuyển động. Bài 13: Một vật chuyểnđộngthẳngbiếnđổiđều có: Khi t 1 = 2s thì x 1 = 5cm và v 1 = 4cm/s Khi t 2 = 5s thì v 2 = 16cm/s 1. Viết phương trình chuyểnđộng của vật. 2. Xác định thời điểm mà vật đổi chiều chuyểnđộng và vị trí của vật lúc này. Bài 14: Lúc t = 0, một thang máy khởi hành từ mặt đất không vận tốc đầu để đi lên theo đường thẳng đứng tới đỉnh một tháp cao 250m. Lúc đầu thang có chuyểnđộng nhanh dần đều và đạt được vận tốc 20m/s sau khi đi được 50m. Kế đó thang máy chuyểnđộngđều trong quãng đường 100m và cuối cùng thang máy chuyểnđộng chậm dần đều và dừng lại ở đỉnh tháp. Viết phương trình chuyểnđộng của thang máy trong ba giai đoạn. Biết gia tốc của thang máy có độ lớn không đổi. Bài 15: Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa (1) đi qua trước mặt người ấy trong t giây. Hỏi toa thứ n đi qua trước mặt người ấy trong bao lâu ? PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 16 : Trong chuyển độngthẳngbiếnđổi đều, véc tơ gia tốc tức thời có đặc điểm A. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi B. Hướng không đổi, độ lớn thay đổi C. Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi D.Hướng không đổi, độ lớn không đổi Câu 17 : Chuyểnđộng của một xe máy được mô tả bởi đồ thị Chuyểnđộng của xe máy là chuyểnđộng A. Đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s B. Chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, nhanh dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s C. Đều trong khoảng thời gian từ 20 đến 60s, chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s D. Nhanh dần đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s Câu 18 : Chọn câu sai. Chất điểm chuyểnđộng theo một chiều với gia tốc a = 4m/s 2 có nghĩa là A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4m/s B. Lúc vận tốc bằng 2m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6m/s C. Lúc vận tốc bằng 2/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8m/s D. Lúc vận tốc bằng 4m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12m/s Câu 19: Chọn câu sai. Khi một chất điểm chuyển độngthẳngbiếnđổiđều thì nó A. Có gia tốc không đổi B. Có gia tốc trung bình không đổi C. Chỉ có thể chuyểnđộng nhanh dần hoặc chậm dần D. Có thể lúc đầu chuyểnđộng chậm dần sau đó chuyểnđộng nhanh dần Câu 20: Vận tốc vũ trụ cấp I( 7,9km/s) là vận tốc nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái đất. Sau khi phóng 160s con tàu đạt được vận tốc trên, gia tốc của tàu là A. 49,375km/s 2 B. 2,9625km/min 2 C. 2962,5m/min 2 D. 49,375m/s 2 Câu 21 : Một chất điểm chuyểnđộng trên trục 0x với gia tốc không đổi a = 4m/s 2 và vận tốc ban đầu v 0 = - 10m/s. A. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyểnđộng chậm dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s. B. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyểnđộng nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = - 10m/s. C. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyểnđộng nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s. D. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp vẫn đứng yên. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 0m/s. Câu 22 : Phương trình chuyển độngthẳngbiếnđổiđều A. x = x 0 + v 0 t 2 + at 3 /2 B. x = x 0 + v 0 t + a 2 t/2 C. x = x 0 + v 0 t + at/2 D. x = x 0 + v 0 t + at 2 /2 Câu 23 : Đồ thị vận tốc của một chất điểm chuyểnđộng dọc theo trục 0x được biểu diễn trên hình vẽ. Gia tốc của chất điểm trong những khoảng thời gian 0 đến 5s; 5s đến 15s; >15s lần lượt là A. -6m/s 2 ; - 1,2m/s 2 ; 6m/s 2 B. 0m/s 2 ; 1,2m/s 2 ; 0m/s 2 C. 0m/s 2 ; - 1,2m/s 2 ; 0m/s 2 D. - 6m/s 2 ; 1,2m/s 2 ; 6m/s 2 Câu 24 : Chọn câu sai. Chất điểm chuyểnđộng nhanh dần đều khi: A. a > 0 và v 0 > 0 B. a > 0 và v 0 = 0 C. a < 0 và v 0 > 0 D. a > 0 và v 0 = 0 Câu 25: Một chất điểm chuyểnđộng dọc theo trục 0x theo phương trình x = 2t + 3t 2 trong đó x tính bằng m, t tính bằng s. Gia tốc; toạ độ và vận tốc của chất điểm lúc 3s là A. a = 1,5m/s 2 ; x = 33m; v = 6,5m/s B. a = 1,5m/s; x = 33m; v = 6,5m/s C. a = 3,0m/s 2 ; x = 33m; v = 11m/s D. a = 3,0m/s; x = 33m; v = 11m/s Câu 26 : Vận tốc của một chất điểm chuyểnđộng dọc theo trục 0x cho bởi hệ thức v = 15 – 8t(m/s). Gia tốc và vận tốc của chất điểm lúc t = 2s là A. a = 8m/s 2 ; v = - 1m/s. B. a = 8m/s 2 ; v = 1m/s. C. a = - 8m/s 2 ; v = - 1m/s. D. a = - 8m/s 2 ; v = 1m/s. Câu 27 : Một ôtô đang chuyểnđộng với vận tốc không đổi 30m/s. Đến chân một con dốc, đột nhiên máy ngừng hoạt động và ôtô theo đà đi lên dốc. Nó luôn có một gia tốc ngược chiều với vận tốc ban đầu và bằng 2m/s 2 trong suốt quá trình lên và xuống dốc. Chọn trục toạ độ cùng hướng chuyển động, gốc toạ độ và gốc thời gian lúc xe ở vị trí chân dốc. Phương trình chuyển động; thời gian xe lên dốc; vận tốc của ôtô sau 20s lần lượt là A x = 30 – 2t; t = 15s; v = -10m/s. B.x = 30t + t 2 ; t = 15s; v = 70m/s. C. x = 30t – t 2 ; t = 15s; v = -10m/s. D. x = - 30t + t 2 ; t = 15s; v = -10m/s. v(m/s) 6 0 5 10 15 t(s) -6 v(m/s) 20 0 20 60 70 t(s) Câu 28 : Công thức liên hệ vận tốc và gia tốc trong chuyển độngthẳngbiếnđổiđều A. v = v 0 + at 2 B. v = v 0 + at C. v = v 0 – at D. v = - v 0 + at Câu 29 : Trong công thức liên hệ giữ vận và gia tốc trong chuyển độngthẳngbiếnđổiđều được xác định A. Chuyểnđộng nhanh dần đều a và v cùng dấu. Chuyểnđộng chậm dần đều a và v trái dấu B. Chuyểnđộng nhanh dần đều a và v trái dấu. Chuyểnđộng chậm dần đều a và v trái dấu C. Chuyểnđộng nhanh dần đều a và v trái dấu. Chuyểnđộng chậm dần đều a và v cùng dấu D. Chuyểnđộng nhanh dần đều a và v cùng dấu. Chuyểnđộng chậm dần đều a và v cùng dấu . 14: Lúc t = 0, một thang máy khởi hành từ mặt đất không vận tốc đầu để đi lên theo đường thẳng đứng tới đỉnh một tháp cao 250m. Lúc đầu thang có chuyển động. được vận tốc 20m/s sau khi đi được 50m. Kế đó thang máy chuyển động đều trong quãng đường 100m và cuối cùng thang máy chuyển động chậm dần đều và dừng lại